Câu hỏi tự luận Địa lí 12 cánh diều Bài 16: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông
Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 16: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 12 cánh diều.
Xem: => Giáo án địa lí 12 cánh diều
BÀI 16: GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
(15 CÂU)
1. NHẬN BIẾT (4 CÂU)
Câu 1: Kể tên các loại hình giao thông vận tải ở nước ta?
Trả lời:
Nước ta có đầy đủ các loại hình giao thông vận tải: đường ô tô, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không và đường ống.
Câu 2: Em hãy cho biết vai trò của ngành dịch vụ nước ta?
Trả lời:
Câu 3: Nhân tố thị trường và khoa học, công nghệ tác động đến phát triển ngành dịch vụ nước ta như như thế nào?
Trả lời:
Câu 4: Mạng lưới đường sắt nước ta bao gồm?
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)
Câu 1: Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến các ngành dịch vụ ở nước ta?
Trả lời:
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ.
- Trình độ phát triển kinh tế: Nền kinh tế ngày càng phát triển, cơ cấu các ngành sản xuất đa dạng đã thúc đẩy dịch vụ phát triển cả về quy mô, cơ cấu và chất lượng theo hướng hiện đại.
- Đặc điểm dân số: Nước ta có dân số đông, mức thu nhập của người dân ngày càng tăng, sức mua, nhu cầu và thị hiếu tăng lên, thúc đẩy các hoạt động dịch vụ phát triển. Sự phân bố dân cư tác động đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ.
Khoa học - công nghệ: Những thành tựu của công nghệ hiện đại, công nghệ số, kinh tế số, công nghệ thông tin.... đã làm thay đổi phương thức sản xuất, cung ứng nhiều loại hình dịch vụ, xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ mới.
- Chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã thúc đẩy phân công lao động xã hội và tác động đến phát triển các ngành dịch vụ ở nước ta. Chính sách tập trung ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, các dịch vụ du lịch, thương mại, viễn thông, vận tải, logistics, ngân hàng, dịch vụ y tế, giáo dục và đào tạo,... đã ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ.
– Thị trường: Sự mở rộng của thị trường trong nước và quốc tế đã tạo điều kiện cho phát triển nhiều loại hình dịch vụ, động lực thúc đẩy thương mại và dịch vụ quốc tế,
thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển dịch vụ. - Vị trí địa lí: Nước ta nằm trên tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế, tuyển đường bộ xuyên Á, tạo thuận lợi cho phát triển giao thông vận tải, du lịch và
nhiều ngành dịch vụ khác.
- Ngoài ra, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, lịch sử, văn hoá cũng có ảnh
hưởng đến phát triển và phân bố các ngành giao thông vận tải, thương mại, du lịch....
- Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực phục vụ ngành dịch vụ còn hạn chế, thị trường không ổn định; việc ứng dụng công nghệ, nền tảng số còn chậm;... gây khỏ khăn cho việc phát triển ngành dịch vụ ở nước ta.
Câu 2: Phân tích tình hình phát triển và phân bố của đường bộ ở nước ta?
Trả lời:
- Mạng lưới đường bộ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, kết nối các trung tâm hành chính, kinh tế, cảng biển, sân bay, cửa khẩu, các đầu mối giao thông.... và đã phủ kín khắp cả nước. Do lãnh thổ nước ta kéo dài theo vĩ độ và hẹp ngang nên đã hình thành hai tuyến trục chính là bắc – nam và đông – tây.
- Các trục đường bộ xuyên quốc gia theo hướng bắc ắc – nam gồm có: quốc lộ 1 ở phía đông – tuyến đường xương sống của hệ thống đường bộ nước ta; đường Hồ Chí Minh – tuyến đường huyết mạch có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở dải đất phía tây đất nước; các tuyến cao tốc Bắc - Nam được đầu tư xây dựng và đã được đưa vào khai thác ở một số tuyến (như cao tốc Hà Nội – Hải Phòng - Quảng Ninh, Hà Nội – Lào Cai, Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây....). - -
- Các trục ngang theo hướng đông – tây tập trung chủ yếu từ Thanh Hoá đến Bình Thuận, kết nối các tỉnh ven biển với vùng núi phía tây, với Tây Nguyên và Lào (các quốc lộ 7, 8, 9, 19, 24, 25, 26,...). Ngoài ra còn có các trục hướng tâm từ Hà Nội đi các tỉnh thành phố phía bắc và từ Thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long; các trục vành đai và vành đai đô thị (ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh).
- Các đầu mối giao thông đường bộ quan trọng ở nước ta là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Trong giai đoạn 2010 – 2021, vận tải đường bộ phát triển nhanh cả về vận chuyển và luân chuyển hành khách cũng như hàng hoá.
- Ngành vận tải đường bộ được ưu tiên đầu tư, hiện đại cả về kết cấu hạ tầng và phương tiện vận tải; đảm bảo an toàn, kết nối hiệu quả với các loại hình giao thông khác; đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ hiện đại, tiết kiệm năng lượng, hạn chế ô nhiễm môi trường.
Câu 3: Phân tích tình hình phát triển và phân bố của đường sắt ở nước ta?
Trả lời:
Câu 4: Phân tích tình hình phát triển và phân bố của đường thủy nội địa ở nước ta?
Trả lời:
Câu 5: Trình bày tình hình phát triển đường hàng không ở nước ta?
Trả lời:
Câu 6: Em hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố đường biển ở nước ta?
Trả lời:
Câu 7: Trình bày tình hình phát triển và phân bố đường hàng không ở nước ta?
Trả lời:
Câu 8: Trình bày đặc điểm ngành bưu chính ở nước ta?
Trả lời:
Câu 9: Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành viễn thông ở nước ta?
Trả lời:
3. VẬN DỤNG (1 CÂU)
Câu 1: Tại sao nói điều kiện tự nhiên có tác động mạnh mẽ tới giao thông vận tải nước ta?
Trả lời:
Nước ta có đủ các loại hình giao thông vận tải: đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không, đường ống. Mỗi loại đường chịu sự tác động của một số điều kiện tự nhiên khác nhau:
- Địa hình:
+ Đồi núi nước ta chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ và bị chia cắt dữ dội nên giao thông đường bộ và đường sắt phải chi phí nhiều trong khắc phục độ dốc và xây dựng nhiều cầu cống, các công trình phòng chống thiên tai ( trượt đất, núi lở,...). Đặc biệt , giao thông đường sắt khó phát triển ở các miền núi vốn có độ dốc lớn.
+ Hướng núi và các thung lũng sông hướng tây bắc – đông nam thuận lợi cho phát triển giao thông theo hướng tây bắc – đông nam hoặc tây – đông từ đồng bằng ven biển đi sâu vào vùng núi phía tây hoặc tây bắc.
+ Ven biển từ bắc vào nam là các đồng bằng thuận lợi cho phát triển giao thông đường bộ từ bắc vào nam. Tuy nhiên , do ở miền Trung các dãy núi đâm ngang ra biển nên phải chi phí lớn để xây dựng hầm đường bộ và khắc phụ độ dốc địa hình trong giao thông đường ô tô và đường sắt.
- Khí hậu:
+ Nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi cho hoạt động giao thông trong suốt năm.
+ Tuy nhiên , do sự phân mùa gây nên khó khăn cho giao thông đường sông cả về mùa khô và mùa mưa bão.
+ Hằng năm có nhiều cơn bão trên Biển Đông đổ bộ vào đất liền gây gián đoạn cho giao thông đường biển, đường sông và đường hàng không.
- Sông ngòi:
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc thuận lợi cho phát triển giao thông đường sông.
+ Tuy nhiên, do diện tích đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ nên giao thông đường sông chỉ phát triển trên từng đoạn ngắn ở hạ lưu các sông.
+ Sông ngòi dày đặc (ở dọc ven biển miền Trung cứ khoảng 10 km gặp một cửa sông) nên chi phí xây dựng cầu cống cho giao thông đường bộ và đường sắt rất tốn kém.
- Biển:
+ Nước ta có đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh, cửa sông, nhất là các vịnh biển sâu thuận lợi cho xây dựng các cảng biển, nhất là các cảng nước sâu.
+ Vùng biển nước ta rộng, tiếp giáp với vùng biển của nhiều nước trên Biển Đông, thuận lợi cho mở các tuyến đường biển trong nước và đi đến các nước trong khu vực và thế giới.
4. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)
Câu 1: Tại sao nói Việt Nam có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành giao thông vận tải. Phân tích vai trò của cảng biển đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước?
Trả lời:
- Thuận lợi về tự nhiên đối với phát triển giao thông vận tải biển nước ta:
+ Vùng biển nước ta rộng, giáp với vùng biển của nhiều nước; vị trí nước ta nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông. Điều kiện này tạo ra nhiều thuận lợi để phát triển giao thông đường biển, hội nhập với khu vực và thế giới.
+ Đường bờ biển dài, nhiều vũng biển kín, cửa sông thuận lợi cho xây dựng các cảng biển; trong đó có các cảng nước sâu có năng lực vận chuyển lớn.
+ Vùng biển ấm quanh năm làm cho giao thông vận tải biển hoạt động được quanh năm.
- Vai trò của cảng biển đối với sự phát triển kinh tế -xã hội của đất nước:
+ Đóng vai trò quan trọng trong vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu, thúc đẩy sự phát triển của ngành ngoại thương; góp phần quan trọng vào việc đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu của nước ta.
+ Tạo động lực phát triển kinh tế đất nước, phát triển các khu kinh tế biển.
+ Góp phần khai thác có hiệu quả các lợi thế của đất nước về biển.
--------------------------------------
---------------------Còn tiếp----------------------
=> Giáo án Địa lí 12 Cánh diều bài 16: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông