Tự luận Địa lí 12 cánh diều Bài 5: Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường

Bộ câu hỏi và bài tập tự luận Địa lí 12 cánh diều cho Bài 5: Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Tài liệu có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn về môn Địa lí 12. Tài liệu có file word tải về.

Xem: => Giáo án địa lí 12 cánh diều

BÀI 5: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

(12 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (3 CÂU)

Câu 1: Trình bày thực trạng và nguyên nhân suy giảm tài nguyên sinh vật?

Trả lời:

Sự suy giảm tài nguyên sinh vật ở nước ta thể hiện rõ qua sự suy giảm về diện tích và chất lượng rừng tự nhiên, đa dạng sinh học.

- Về diện tích và chất lượng rừng tự nhiên: Năm 1943, rừng tự nhiên chiếm 100% tổng diện tích rừng của nước ta, trong đó có khoảng 70% là rừng giàu. Đến 2021, tổng diện tích rừng có xu hướng tăng lên nhờ mở rộng trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng tự nhiên, nhưng chất lượng rừng chưa phục hồi lại so với trước đây. Rừng tự nhiên phần lớn là các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển và khu bảo tồn thiên nhiên. Phần lớn diện tích rừng trồng và rừng tái sinh tự nhiên là rừng nghèo, mới phục hồi nên chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái.

- Về đa dạng sinh học: Nước ta có mức độ đa dạng sinh học cao, thể hiện ở số lượng loài, nguồn gen quý hiếm và các kiểu hệ sinh thái nhưng đang bị suy giảm do tác động chủ yếu của con người. Số lượng cá thể của nhiều loài và số lượng loài sinh vật bị giảm sút rõ rệt, số loài bị đe doạ tăng lên, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng (năm 2021 có hơn 800 loài). Các nguồn gen quý hiếm bị mất dần và rất khó có thể phục hồi.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến suy giảm tài nguyên sinh vật ở nước ta, trong đó các nguyên nhân chủ yếu là:

- Khai thác quá mức tài nguyên sinh vật, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ là nguyên nhân làm suy giảm mạnh tài nguyên sinh vật, đặc biệt là tài nguyên rừng.

- Chuyển đổi phương thức sử dụng đất do nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, làm cho các hệ sinh thái rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên bị thu hẹp diện tích hoặc chuyển sang các hệ sinh thái thứ sinh khác.

- Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, cháy rừng, hậu quả của chiến tranh,... đã làm giảm diện tích, chất lượng rừng, biến đổi các hệ sinh thái tự nhiên và suy giảm tính đa dạng sinh học,...

- Ngoài ra, còn các nguyên nhân gián tiếp làm suy giảm tài nguyên sinh vật như: sự

gia tăng dân số, tình trạng di dân, sự phát triển của các ngành kinh tế kéo theo nhu cầu

và quy mô khai thác tài nguyên sinh vật ngày càng lớn,...; các hạn chế và sự thiếu

đồng bộ trong công tác quản lí việc khai thác, bảo vệ và sử dụng tài nguyên sinh vật,...

Câu 2: Nêu sự suy giảm tài nguyên đất ở nước ta?

Trả lời:

Câu 3: Trình bày giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên?

Trả lời:

2. THÔNG HIỂU (3 CÂU)

Câu 1: Trình bày hiện trạng và nguyên nhân gây ô nhiễm không khí?

Trả lời:

Ô nhiễm không khí là sự biến đổi tính chất vật lí, hoá học, sinh học của thành phần không khí, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người và sinh vật. Ở nước ta, tình trạng ô nhiễm không khí chủ yếu diễn ra tại các thành phố lớn, đông dân như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,...; các khu vực đô thị có hoạt động công nghiệp phát triển và dọc các tuyến đường có mật độ phương tiện giao thông lớn. Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí chủ yếu ở nước ta là:

- Hoạt động giao thông vận tải là một trong các nguồn gây ô nhiễm chủ yếu đối với không khí ở nước ta, đặc biệt là ở các đô thị và các tuyến đường giao thông lớn.

- Sản xuất công nghiệp là nguồn gây ô nhiễm không khí đáng kể ở nước ta. Các hoạt động gây ô nhiễm chủ yếu là quá trình khai thác và cung ứng nguyên vật liệu, khí thải từ quá trình đốt nhiên liệu, hoá chất bay hơi,...

- Các nguyên nhân khác như: hoạt động xây dựng (nhất là ở các đô thị lớn, các khu dân cư); hoạt động nông nghiệp (chăn nuôi, đốt rơm rạ, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật,...); hoạt động làng nghề;...

Câu 2: Phân tích hiện trạng và nguyên nhân gây ô nhiễm nước?

Trả lời:

Câu 3: Em hãy nêu các giải pháp bảo vệ môi trường?

Trả lời:

3. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Em hãy phân biệt thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Trình bày một số giải pháp chủ yếu thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong nông nghiệp ở nước ta.

Trả lời:

a) Phân biệt thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu:

- Thích ứng ( Climate Adaptation ):

+ Định nghĩa : Thích ứng là các biện pháp và hành động nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái, con người và kinh tế xã hội.

+ Mục tiêu : Tăng khả năng chịu đựng của các hệ thống sinh thái và cộng đồng trước những biến đổi khí hậu không thể tránh khỏi, bao gồm lập kế hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng chống lũ lụt, phát triển nông nghiệp chịu hạn và tăng cường khả năng ứng phó với thiên tai.

+ Ví dụ: Xây dựng đập chống lũ, phát triển giống cây trồng chịu hạn, tạo ra hệ thống cảnh báo dự báo thiên tai.

- Giảm nhẹ biến đổi khí hậu ( Climate Mitigation ):

+ Định nghĩa : Giảm nhẹ biến đổi khí hậu là các biện pháp và hành động nhằm giảm lượng khí nhà kính được phát ra hoặc loại bỏ khí nhà kính khỏi môi trường.

+ Mục tiêu : Giảm lượng khí nhà kính trong không khí để ngăn chặn sự gia tăng của biến đổi khí hậu.

+ Ví dụ : Chuyển đổi sang nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió, cải thiện hiệu suất năng lượng, trồng cây để hấp thụ COvà thúc đẩy giao thông công cộng và phương tiện giao thông sạch.

Tóm lại, thích ứng là việc thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu đã xảy ra, trong khi giảm nhẹ là việc làm giảm tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu trong tương lai bằng cách giảm lượng khí nhà kính được phát ra.

b) Một số giải pháp chủ yếu thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong nông nghiệp ở nước ta:

- Giải pháp chủ yếu thích ứng với biến đổi khí hậu:

+ Điều chỉnh cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng và vật nuôi thích hợp để hạn chế ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

+ Lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi có khả năng thích nghi với các tác động của biến đổi khí hậu.

+ Xây dựng các công trình thủy lợi nhằm sử dụng hợp lí nguồn nước ngọt, hạn chế hạn hán, xâm nhập mặn,..

+ Bảo vệ rừng, tích cực trồng rừng.

+ Tăng cường công tác dự báo, cảnh báo thiên tai,...

- Giải pháp chủ yếu giảm nhẹ biến đổi khí hậu:

+ Phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững, hạn chế sử dụng chất hóa học.

+ Tăng cường xử lí và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải trong sản xuất; giảm phát thải nhà kính.

+ Bảo vệ rừng, tích cực trồng rừng.

Câu 2: Em hãy nêu một số giải pháp chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu ở nước ta.

Trả lời:

4. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)

Câu 1: Nêu một số giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu ở nước ta?

Trả lời:

Để giảm nhẹ biến đổi khí hậu ở nước ta, có một số giải pháp quan trọng đang được triển khai:

- Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo: Nước ta đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, sức gió, thủy điện và sinh khối.

- Tăng cường hiệu suất năng lượng: Cải thiện hiệu suất năng lượng trong các ngành công nghiệp, giao thông và hộ gia đình là một phần quan trọng của chiến lược giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Điều này bao gồm việc áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng và nâng cao nhận thức của người dân về việc sử dụng năng lượng hiệu quả.

- Rừng và phát triển cây xanh: Bảo vệ và mở rộng rừng, cũng như tăng cường việc trồng cây xanh trong các đô thị và nông thôn giúp hấp thụ CO2 từ không khí, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

- Quản lí chất thải: Nước ta tăng cường quản lí chất thải và thúc đẩy tái chế để giảm lượng khí thải từ việc phân hủy chất thải hữu cơ và khí thải từ các khu vực rác thải.

- Chính sách hỗ trợ và khuyến khích công nghiệp sạch: Nhà nước đưa ra các chính sách hỗ trợ và khuyến khích các ngành công nghiệp chuyển đổi sang các công nghệ sạch hơn, giảm thiểu lượng khí thải và chất lượng không khí.

- Phát triển giao thông công cộng và xe điện: Tăng cường sử dụng giao thông công cộng và phát triển hạ tầng sạch cho xe điện giúp giảm thiểu lượng khí thải từ các phương tiện cá nhân.

- Nâng cao nhận thức cộng đồng và giáo dục về biến đổi khí hậu: Tăng cường giáo dục và tạo ra những chương trình nhận thức để người dân hiểu rõ về tác động của biến đổi khí hậu và cách họ có thể giảm bớt những tác động tiêu cực.

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

=> Giáo án Địa lí 12 Cánh diều bài 5: Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay