Tự luận Địa lí 12 cánh diều Bài 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống

Bộ câu hỏi và bài tập tự luận Địa lí 12 cánh diều cho Bài 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống. Tài liệu có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn về môn Địa lí 12. Tài liệu có file word tải về.

Xem: => Giáo án địa lí 12 cánh diều

BÀI 2: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT, ĐỜI SỐNG

(17 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (5 CÂU)

Câu 1: Em hãy trình bày biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở Việt Nam?

Trả lời:

a) Tính chất nhiệt đới

- Tính chất nhiệt đới của khí hậu Việt Nam biểu hiện ở một số yếu tố chủ yếu, trong đó có tổng số giờ nắng trong năm và nhiệt độ trung bình năm cao.

- Trên cả nước, tổng số giờ nắng trong năm phổ biến từ 1 400 đến 3000 giờ. Ngoài các vùng núi cao và trung bình, nhiệt độ không khí trung bình năm của cả nước thường lớn hơn 21 °C. Tính chất nhiệt đới có xu hướng tăng dần từ bắc vào nam.

b) Tính chất ẩm

- Tính chất ẩm của khí hậu Việt Nam biểu hiện ở một số yếu tố chính là tổng lượng mưa và độ âm không khí trong năm.

- Nước ta có tổng lượng mưa trong năm lớn, phổ biến từ 1500 đến 2000 mm, nhiều nơi mưa trên 2500 mm/năm. Độ ẩm tương đối đạt từ 80 đến 85%. Do lượng mưa lớn hơn lượng bốc hơi nên cân bằng ẩm trong năm luôn dương.

c) Tính chất gió mùa

- Tính chất gió mùa của khí hậu thể hiện ở sự đối lập về hướng, tính chất gió và đặc điểm thời tiết, khí hậu giữa các mùa trong năm. Do vị trí địa lí nằm ở vùng nội chí tuyến, trong khu vực gió mùa châu Á nên trong năm nước ta có hai mùa gió là: gió mùa đông và gió mùa hạ.

Câu 2: Em hãy cho biết biểu hiện của tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa thông qua địa hình nước ta?

Trả lời:

Câu 3: Trình bày biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua sông ngòi?

Trả lời:

Câu 4: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa được biểu hiện như thế nào qua đất?

Trả lời:

Câu 5: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa được biểu hiện như thế nào qua sinh vật?

Trả lời:

2. THÔNG HIỂU (4 CÂU)

Câu 1: So sánh sự khác nhau giữa gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

Trả lời:

 Gió mùa mùa đôngGió mùa mùa hạ
Nguồn gốc- Từ áp cao Xi-bia với hướng chủ yếu là đông bắc nên còn được gọi là gió mùa Đông Bắc- Từ áp cao Bắc Ấn Độ Dương và áp cao chí tuyến bán cầu Nam, do có hướng chủ yếu là tây nam nên còn được gọi là gió mùa Tây Nam.
Thời gian hoạt động - Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, làm cho miền Bắc có mùa đông lạnh.- Thường từ tháng 5 đến tháng 10.
Đặc điểm 

- Có sự khác nhau theo thời gian, không gian. 

- Nửa đầu mùa đông, gió mùa Đông Bắc ít bị biến tính hơn khi đi qua lục địa Á – Âu đến nước ta nên thời tiết ở miền Bắc thường lạnh khô, ít mưa.

-  Nửa sau mùa đông, gió mùa Đông Bắc bị biến tính nhiều hơn, khi đi qua vùng biển đến nước ta gây ra thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở đồng bằng Bắc Bộ và ven biển Bắc Trung Bộ. 

- Khi di chuyển xuống phía nam, gió mùa Đông Bắc bị suy yếu dần và ít khi vượt qua dãy Bạch Mã (khoảng vĩ độ 16°B).

- Cùng với gió mùa Đông Bắc, trong mùa đông ở nước ta còn có sự hoạt động của Tín phong bán cầu Bắc. 

+ Ở miền Bắc, Tín phong hoạt động đan xen giữa các đợt gió mùa Đông Bắc. 

+ Ở miền Nam, Tin phong thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, đây là nguyên nhân chính làm cho Tây Nguyên và Nam Bộ có mùa khô kéo dài.

- Có sự khác nhau từ đầu mùa hạ đến giữa và cuối mùa hạ. 

- Vào đầu mùa, gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao Bắc Ấn Độ Dương, khi đến nước ta thường gây mưa ở đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn, gió mùa Tây Nam thường mang đến thời tiết nóng, khô (còn gọi là gió phơn Tây Nam hay gió Lào) ở dải đồng bằng ven biển miền Trung và phần phía nam của Tây Bắc. 

- Vào giữa và cuối mùa, gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao chí tuyến bán cầu Nam đến nước ta gây mưa nhiều trên phạm vi cả nước.

- Ở Bắc Bộ có gió Đông Nam thổi từ biển vào. 

+ Trong mùa hạ, nước ta có hoạt động của dãi hội tụ nhiệt đới, khả năng gây mưa lớn ở cả hai miền Bắc và Nam.  

+ Trong các thời kì chuyển tiếp, Tín phong thường hoạt động

ổn định hơn trên phạm vi cả nước.

Câu 2: Phân tích ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất nông nghiệp?

Trả lời:

Câu 3: Trình bày ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến một số ngành kinh tế?

Trả lời:

Câu 4: Nêu tác động của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến đời sống của người dân?

Trả lời:

3. VẬN DỤNG (4 CÂU)

Câu 1: Trình bày tác động của dải hội tụ nhiệt đới đến khí hậu nước ta?

Trả lời:

- Dải hội tụ nội chí tuyến (CIT) là một khu vực thời tiết xấu giữa hai luồng gió của hai bán cầu hội tụ lại gây nên luồng thăng, hoặc giữa hai luồng gió mậu dịch nam và bắc bán cầu, hoặc giữa gió mậu dịch của bán cầu mùa hạ và gió mùa vượt xích đạo xuất phát từ bán cầu mùa đông. Miền hội tụ rộng từ 80 – 600 km. Nếu góc hội tụ giữa hai luống gió lớn và gió hai bên thổi mạnh, dải hội tụ sẽ hoạt động mạnh và gây mưa lớn.

- Dải hội tụ nhiệt đới ở nước ta được hình thành vào mùa hạ, giữa gió mùa mùa hạ và Tín phong bán cầu Bắc.

- Đầu mùa hạ:

+ Gió Tây Nam từ cao áp Bắc Ấn Độ Dương (TBg) đến gặp Tín phong bán cầu Bắc tạo nên dải hội tụ nhiệt đới, chạy theo hướng kinh tuyến. Do gió Tây Nam TBg mạnh hơn, đẩy Tín phong bán cầu Bắc ra ngoài xa về phía đông, nên dải hội tụ chủ yếu chạy dọc theo Phi-lip-pin, ít có dịp lấn sâu vào đất liền ở miền Bắc Việt Nam. Ở phía nam vĩ tuyến 120B, trong các tháng 6 – 7, dải hội tụ vắt ngang từ phía nam Phi-lip-pin sang Nam Trung Bộ và Nam Bộ và chỉ tràn lên phía bắc mỗi khi áp thấp Mi-an-ma đẩy lên và gió vịnh Ben-gan suy yếu.

+ Dải hội tụ nhiệt đới vào thời kí này là nguyên nhân gây mưa ở Nam Bộ và mưa Tiểu mãn (vào tiết Tiểu mãn cuối tháng 5, đầu tháng 6) ở Trung Bộ nước ta.

- Giữa và cuối mùa hạ:

+ Khi gió vịnh Ben-gan suy yếu, gió mùa Tây Nam từ áp cao bán cầu Nam chiếm ưu thế tuyệt đối gặp Tín phong bán cầu Bắc tạo nên dải hội tụ nhiệt đới rất rõ rệt. Lúc này, dải hội tụ vắt ngang qua đồng bằng Bắc Bộ theo hướng tây bắc – đông nam, gây thời tiết “mưa ngâu” rất điển hình.

+ Dải hội tụ này vắt ngang qua Bắc Bộ vào tháng 8, theo chuyển động biểu kiến của Mặt Trời lùi dần vào Trung Bộ và Nam Bộ vào tháng 9, 10, sau đó lùi xuống vĩ độ trung bình ở Xích đạo. Dải hội tụ này thường gây mưa mớn, áp thấp, bão,...;nên tháng đỉnh mưa và áp thấp, bão cũng lùi dần từ bắc vào nam theo sự lùi dần của dải hội tụ nhiệt đới.

Câu 2: Em hãy nêu hoạt động của gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó đối với sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực?

Trả lời:

Câu 3: Tại sao nói địa hình nước ta là địa hình xâm thực – bồi tụ?

Trả lời:

Câu 4: Trình bày những biểu hiện nào chứng tỏ địa hình Việt Nam rất tiêu biểu cho địa hình của vùng nhiệt đới ẩm?

Trả lời:

4. VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)

Câu 1: Tính phức tạp trong sự chia mùa khí hậu ở nước ta được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

- Chế độ gió mùa là nguyên nhân chủ yếu tạo nên hai mùa rõ rệt của khí hậu nước ta:

+ Gió mùa đông bắc: Từ tháng 11 – 4, miền Bắc là mùa lạnh khô, miền Nam là mùa nóng khô, riêng miền Trung có mưa vào đầu mùa.

+ Gió mùa Tây Nam: Từ tháng 5 – 10, cả nước đều nóng ẩm, riêng miền Trung lại khô vào đầu mùa.

- Thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa cũng thất thường giữa các năm. Năm rét ít thì tháng 11 vẫn nóng, năm nóng sớm thì tháng 3 đã hết lạnh. Mặt khác, do cao áp lạnh Xi-bia xuất hiện từ tháng 10 – 4, nên đối với gió mùa đông bắc ở miền Bắc có những đợt xâm nhập không khí lạnh sớm. Áp thấp Ấn Độ - Mi-an-ma đã hình thành từ tháng 4 và dải hội tụ nội chí tuyến còn hoạt động ở Nam Bộ vào tháng 10 nên gió mùa Tây Nam ở miền Nam có thể kéo dài thêm.

- Miền Bắc có một mùa đông lạnh, khô, ít mưa và một mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. Miền Nam có hai mùa khô, ẩm rõ rệt. Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung có sự đối lập về hai mùa mưa, khô.

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

=> Giáo án Địa lí 12 Cánh diều bài 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay