Tự luận Địa lí 12 cánh diều Bài 3: Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên
Bộ câu hỏi và bài tập tự luận Địa lí 12 cánh diều cho Bài 3: Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên. Tài liệu có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn về môn Địa lí 12. Tài liệu có file word tải về.
Xem: => Giáo án địa lí 12 cánh diều
BÀI 3: SỰ PHÂN HÓA ĐA DẠNG CỦA THIÊN NHIÊN
(16 CÂU)
1. NHẬN BIẾT (5 CÂU)
Câu 1: Phân tích sự phân hóa của thiên nhiên ở phần lãnh thổ phía bắc nước ta theo chiều bắc - nam?
Trả lời:
Khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm trên 20 °C (trừ vùng núi cao), trong năm có 2 – 3 tháng nhiệt độ trung bình - dưới 18 °C. Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn, phổ biến trên 10 °C. Tổng số giờ năng dưới 2 000 giờ. Khí hậu chia thành hai mùa là mùa đông và mùa hạ.
Cảnh quan đặc trưng là đới rừng nhiệt đới gió mùa. Thành phần loài sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế. Thực vật phổ biến là các loài họ đậu, dâu tằm,... Động vật trong rừng là các loài công, khỉ, vượn,... Ngoài ra, còn có sự xuất hiện của các loài cây cận nhiệt và ôn đới như: dẻ, re, sa mu, pơ mu,...; các loài thú có lông dày như: gấu, chồn, sóc,... từ phương Bắc xuống. Cảnh sắc thiên nhiên thay đổi theo mùa: mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều, cây cối xanh tốt; mùa đông tiết trời lạnh, ít mưa, xuất hiện cây rụng lá.
Câu 2: Trình bày sự phân hóa của thiên nhiên ở phần lãnh thổ phía nam nước ta theo chiều bắc - nam?
Trả lời:
Câu 3: Nêu đặc điểm của phân hóa của thiên nhiên ở vùng biển, đảo và thềm lục địa theo chiều Đông - Tây?
Trả lời:
Câu 4: Nêu đặc điểm của phân hóa của thiên nhiên ở vùng đồng bằng ven biển theo chiều Đông - Tây?
Trả lời:
Câu 5: Nêu đặc điểm của phân hóa của thiên nhiên ở vùng đồi núi theo chiều Đông - Tây?
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU (4 CÂU)
Câu 1: Phân biệt đặc điểm của thiên nhiên phân hóa theo độ cao?
Trả lời:
Đai nhiệt đới gió mùa | Đai cận nhiệt đới gió mùa | Đai ôn đới gió mùa trên núi |
- Đai nhiệt đới gió mùa có độ cao trung bình dưới 600 – 700 m ở miền Bắc và lên đến độ cao 900 – 1000 m ở miền Nam. – Tính nhiệt đới của khí hậu được biểu hiện rõ ở nên nhiệt độ cao (nhiệt độ trung bình các tháng mùa hạ trên 25 °C); lượng mưa và độ ẩm thay đổi theo thời gian và không gian giữa các khu vực. – Các nhóm đất chủ yếu là: đất fe-ra-lit trên vùng đồi núi thấp (phần lớn là đất fe-ra-lit đỏ vàng, đất fe-ra-lit nâu đỏ); đất phù sa (đất phù sa sông, đất phèn, đất mặn, đất cát,...). - Các kiểu thảm thực vật chủ yếu là: rừng nhiệt đới ẩm; rừng rụng lá; trảng cỏ, cây bụi; rừng ngập mặn, ngập nước;... Sinh vật nhiệt đới đa dạng, phong phú. | – Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có phạm vi từ độ cao 600 – 700 m ở miền Bắc và 900 – 1000 m ở miền Nam đến độ cao 2 600 m. - Khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình các tháng trong năm dưới 25 °C; lượng mưa và độ ẩm tăng lên. – Các nhóm đất: Từ độ cao 600 – 700 m đến 1600-1700 m hình thành đất fe-ra-lit có mùn với đặc tính chua, tầng đất mỏng. Từ độ cao trên 1600-1700 m xuất hiện đất mùn. - Các kiểu thảm thực vật: Từ độ cao 600 – 700 m đến 1600-1700 m hình thành hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim. Trong rừng xuất hiện các loài chim, thú cận nhiệt phương Bắc, có lông dày như gấu, sóc,... Từ độ cao trên 1 600 m -1 700 m, thực vật chậm phát triển, thành phần loài đơn giản, thường có rêu, địa y trên thân và cành cây. Trong rừng xuất hiện các loài cây ôn đới như: sa mu, pơ mu và các loài chim di cư thuộc khu hệ Hi-ma-lay-a. | – Đai ôn đới gió mùa trên núi có phạm vi từ độ cao trên 2 600 m, có diện tích nhỏ nhất (chủ yếu ở Hoàng Liên Sơn). – Nhiệt độ trung bình năm dưới 15 °C, độ ẩm cao, tốc độ gió mạnh, có thể xuất hiện băng tuyết trong mùa đông. Đất chủ yếu là đất mùn thô. Thảm thực vật chủ yếu là các loài cây ôn đới như: đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam,... |
Câu 2: Trình bày đặc điểm tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bộ?
Trả lời:
Câu 2: Phân tích đặc điểm tự nhiên của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
Trả lời:
Câu 3: Em hãy cho biết miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có đặc điểm tự nhiên như thế nào?
Trả lời:
Câu 4: Sự phân hóa thiên nhiên đã ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội như thế nào?
Trả lời:
3. VẬN DỤNG (4 CÂU)
Câu 1: Chứng minh sông ngòi nước ta phân bố không đều?
Trả lời:
- Sông ngòi nước ta phân phối không đều trong không gian:
+ Mật độ nơi dày gấp rất nhiều lần nơi thưa (đến 8 – 10 lần). Nơi dày nhất là cửa sông Hồng và sông Cửu Long (trên 4 km/km2), nơi thưa nhất là vùng núi đá vôi (khoảng 0,3 km/km2).
+ Nơi nhiều nước gấp rất nhiều lần nơi ít nước (hệ thống sông Mê Công có lượng nước chiếm trên 60%, hệ thống sông Hồng chiếm khoảng 15%, tất cả các hệ thống sông khác chỉ chiếm khoảng 25% tổng lượng nước trên toàn lãnh thổ).
- Lượng nước phân phối rất chênh lệch trong năm: Mùa lũ chiếm đến 70 – 80% tổng lượng nước năm, mùa cạn khoảng 20 – 30%.
Câu 2: Em hãy cho biết tại sao có sự khác nhau về đất feralit theo độ cao địa hình ở nước ta?
Trả lời
Câu 3: Tại sao ở đồng bằng nước ta có đất feralit; ở đồi núi có đất phù sa sông; ở miền Bắc nhiều đất đỏ đá vôi, ở miền Nam có nhiều đất đỏ badan?
Trả lời:
Câu 4: Chứng minh sinh vật nước ta có sự phân hóa theo bắc – nam, theo đông – tây và theo độ cao.
Trả lời:
4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)
Câu 1: Trình bày sự phân hóa sinh vật theo Bắc – Nam ở nước ta
Trả lời:
- Ở nước ta có sự khác nhau rất rõ về phân hóa sinh vật theo bắc – nam. Nguyên nhân chủ yếu do chịu tác động của sự phân hóa khí hậu theo bắc – nam; ngoài ra còn do vị trí địa lí đón nhận các luồng di cư và di lưu của thực vật, động vật từ các lãnh thổ bên ngoài vào.
- Phần lãnh thổ phía Bắc từ dãy Bạch Mã trở ra)
+ Thảm thực vật tiêu biểu là rừng nhiệt đới gió mùa. Trong rừng, thành phần loài thực vật, động vật nhiệt đới chiếm ưu thế; ngoài ra còn có các loài cây cận nhiệt đới như : dẻ, re; các loài cây ôn đới như sa mu, pơ mu, các loài thú có lông dày như gấu, chồn,...
+ Nguyên nhân : Do khí hậu nhiệt đới với lượng nhiệt độ trung bình năm trên 200C. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên trong năm có một mùa đông lạnh 2 – 3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 180C, thể hiện rõ ở Trung du ,miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng Bắc Bộ. Biên độ nhiệt độ năm lớn; trong năm có một mùa đông lạnh, ít mưa và một mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. Ngoài ra, do vị trí địa lí nên miền này có sinh vật cận nhiệt từ Hoa Nam xuống và sinh vật ôn đới từ Hy-ma-lay-a xuống.
- Phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào):
+ Thảm thực vật tiêu biểu là rừng cận xích đạo gió mùa. Trong rừng xuất hiện nhiều cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô như các loài cây họ dầu. Có nơi hình thành loại rừng thưa nhiệt đới khô, nhiều nhất ở Tây Nguyên. Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn vùng nhiệt đới và xích đạo như: voi, hổ, báo, bò rừng,...Vùng đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu,...
+ Nguyên nhân: Do khí hậu có tính chất cận xích đạo, quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 250C và không có tháng dưới 200C, biên độ nhiệt độ năm nhỏ, trong năm có một mùa mưa và một mùa khô, đặc biệt rõ từ vĩ độ 140B trở vào. Ngoài ra, do vị trí địa lí nên miền này có sinh vật từ In-đô-nê-xi-a – Ma-lai-xi-a lên có tính chất cận xích đạo.
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
=> Giáo án Địa lí 12 Cánh diều bài 3: Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên