Câu hỏi tự luận Địa lí 12 cánh diều Bài 13: Vấn đề phát triển công nghiệp
Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 13: Vấn đề phát triển công nghiệp. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 12 cánh diều.
Xem: => Giáo án địa lí 12 cánh diều
BÀI 13: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
(12 CÂU)
1. NHẬN BIẾT (3 CÂU)
Câu 1: Nêu tình hình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta?
Trả lời:
- Cơ cấu công nghiệp theo ngành có sự chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; giảm tỉ trọng của nhóm ngành công nghiệp khai khoáng.
- Cơ câu trong nội bộ nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có sự chuyển dịch theo hướng vừa đa dạng hoá vừa chú trọng phát triển các ngành mũi nhọn nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khai thác được các nguồn lực của nền kinh tế, gia tăng xuất khẩu, tạo tích luỹ và sức cạnh tranh (như công nghiệp
sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; công nghiệp dệt, may và giày, dép,...).
Câu 2: Nêu đặc điểm chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế?
Trả lời:
Câu 3: Nêu sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ?
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: Em hãy phân tích đặc điểm phát triển và phân bố ngành công nghiệp khai thác than ở nước ta?
Trả lời:
- Nước ta có trữ lượng than khá lớn, tập trung chủ yếu ở bể than Đông Bắc. Than có nhiều loại: than an-tra-xít (trữ lượng khoảng 3,5 tỉ tấn), than nâu (trữ lượng khoảng 210 tỉ tấn), than bùn, than mỡ....
- Than ở nước ta đã được khai thác từ thời Pháp thuộc, phát triển mạnh từ khi thực hiện công cuộc Đổi mới, nhất là từ sau năm 2005 đến nay, do nhu cầu sử dụng than trong nước tăng lên, phục vụ cho sản xuất điện, cho các ngành công nghiệp khác và phục vụ cho xuất khẩu. Năm 2021, sản lượng than của nước ta đạt 48,3 triệu tấn và được khai thác nhiều nhất ở Quảng Ninh.
- Do việc khai thác và sử dụng than ảnh hưởng nhiều đến môi trường nên ngành này đang thực hiện đôi mới máy móc, công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao năng suất lao động, giảm tổn thất tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Câu 2: Trình bày tình hình phát triển và phân bố công nghiệp khai thác dầu thô và khí tự nhiên ở nước ta?
Trả lời:
Câu 3: Trình bày đặc điểm phát triển và phân bố công nghiệp sản xuất điện ở nước ta?
Trả lời:
Câu 4: Phân tích đặc điểm phát triển và phân bố công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính ở nước ta?
Trả lời:
Câu 5: Phân tích đặc điểm phát triển và phân bố công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm và sản xuất đồ uống ở nước ta?
Trả lời:
Câu 6: Phân tích đặc điểm phát triển và phân bố công nghiệp dệt, may và giày, dép ở nước ta?
Trả lời:
3. VẬN DỤNG (2 CÂU)
Câu 1: Tại sao trong cơ cấu năng lượng nước ta hiện nay, tỉ trọng lớn nhất thuộc về nhiệt điện?
Trả lời:
- Nhiệt điện: Nhiên liệu đa dạng (than, dầu , khí), trữ lượng khá lớn, sản lượng khai thác tương đối cao; phân bố rộng rãi; xây dựng nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu tăng cường sản xuất điện trong thời gian ngắn; cung cấp ổn định, ít phụ thuộc thời tiết,...
- Thủy điện: Phân bố hạn chế do gắn với nguồn thủy năng ở các sông, thời gian xây dựng dài, đòi hỏi nhiều vốn, việc xây dựng gây ra những tác động đến môi trường và cộng đồng địa phương,...
- Năng lượng mới (sức gió, năng lượng mặt trời,...): Đòi hỏi kĩ thuật phức tạp, đầu tư lớn và thời gian dài trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, mới phát triển gần đây,…
Câu 2: Tại sao các sản phẩm của ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính ở nước ta có giá trị xuất khẩu cao?
Trả lời:
4. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)
Câu 1:
Trả lời:
Nước ta cần đẩy mạnh phát triển điện từ năng lượng tái tạo vì có nhiều lợi ích quan trọng về kinh tế, môi trường và an sinh xã hội. Sau đây là một số lí do chính:
- Đa dạng hóa nguồn năng lượng : Sự phát triển của điện từ năng lượng tái tạo giúp nước ta đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng, giảm phụ thuộc vào nguồn năng lượng truyền thống như than đá và dầu khí. Điều này tăng tính ổn định và an ninh năng lượng của quốc gia.
- Giảm ô nhiễm và tác động tiêu cực đến môi trường: Năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời và thủy điện thường ít tạo ra khí nhà kính và các chất ô nhiễm so với việc sử dụng năng lượng từ nguồn hóa thạch. Phát triển năng lượng tái tạo giúp giảm ô nhiễm không khí và giảm tác động tiêu cực đối với môi trường.
- Tăng sức mạnh an ninh năng lượng: Nước ta sẽ trở nên ít phụ thuộc hơn vào nhập khẩu năng lượng từ nguồn năng lượng hóa thạch, giảm thiểu rủi ro liên quan đến biến động giá năng lượng thế giới và thị trường quốc tế.
- Tiết kiệm năng lượng và giảm chi phí lâu dài: Các nhà máy điện từ năng lượng tái tạo, mặc dù có chi phí đầu tư lớn ban đầu, nhưng sau đó có thể giảm chi phí vận hành và bảo trì. Hệ thống này có thể tiết kiệm năng lượng và giúp giảm chi phí điện cho người tiêu dùng cuối cùng.
- Tạo cơ hội kinh tế mới: Phát triển năng lượng tái tạo tạo ra cơ hội mới cho ngành công nghiệp và cho các doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, lắp đặt và bảo dưỡng các hệ thống năng lượng tái tạo. Điều này tạo ra nhiều việc làm và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.
- Tuân thủ cam kết quốc tế: Việt Nam cam kết trong các hiệp ước quốc tế về giảm lượng khí thải nhà kính và chuyển đổi sang nguồn năng lượng sạch. Phát triển năng lượng tái tạo là một bước quan trọng để đáp ứng các mục tiêu này.
--------------------------------------
---------------------Còn tiếp----------------------
=> Giáo án Địa lí 12 Cánh diều bài 13: Vấn đề phát triển công nghiệp