Câu hỏi tự luận Địa lí 12 cánh diều Bài 19: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 19: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 12 cánh diều.
Xem: => Giáo án địa lí 12 cánh diều
BÀI 19: KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
(18 CÂU)
1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)
Câu 1: Nêu khái quát vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của Trung du và miền núi Bắc Bộ?
Trả lời:
- Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có diện tích lãnh thổ lớn ở nước ta. Vùng tiếp giáp với nước láng giềng Trung Quốc và Lào; giáp với vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.
- Phạm vi lãnh thổ của vùng bao gồm 14 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình. Diện tích tự nhiên của vùng khoảng 95,2 nghìn km², chiếm 28,7% diện tích cả nước (năm 2021).
- Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí địa lí quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng. Vùng có đường biên giới Việt – Trung và Việt – Lào dài, thông thương qua nhiều cửa khẩu biên giới. Phía đông nam của vùng liên kế với vùng kinh tế năng động, phát triển bậc nhất nước ta.
Câu 2: Nêu khái quát về dân số của vùng?
Trả lời:
- Năm 2021, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có số dân khoảng 12,9 triệu người; tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,05%; mật độ dân số trung bình là 136 người/km², tỉ lệ dân số thành thị còn thấp, khoảng 20,5% dân số toàn vùng.
- Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều dân tộc cùng sinh sống: Kinh, Tày, Nùng, HMông, Dao,... Các dân tộc cư trú xen kẽ, có kinh nghiệm sản xuất bản địa lâu đời, phong phú; luôn đoàn kết, chia sẻ, cùng nhau phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.
Câu 3: Em hãy cho biết ý nghĩa của phát triển kinh tế - xã hội với an ninh quốc phòng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
Trả lời:
- Trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích lãnh thổ rộng thứ hai cả nước, với nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, góp phần củng cố sức mạnh về an ninh quốc phòng của vùng.
- Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; đồng thời, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; an ninh quốc phòng được đảm bảo, chủ quyền quốc gia được bảo vệ vững chắc.
- Vùng có đường biên giới dài với Trung Quốc và Lào, có nhiều cửa khẩu, thuận lợi cho giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế và hội nhập.
- Trung du và miền núi Bắc Bộ là căn cứ địa cách mạng, có nhiều di tích lịch sử, văn hoá của nhiều thời kì lịch sử dựng nước và giữ nước. Việc khai thác các thế mạnh để phát triển kinh tế, trong đó có du lịch góp phần giáo dục truyền thống, nâng cao ý thức cho cộng đồng dân tộc, tăng cường giáo dục an ninh quốc phòng, xây dựng tỉnh đoàn kết hữu nghị, ổn định và phát triển bền vững.
Câu 4: Nêu thế mạnh về khoáng sản của Trung du và miền núi Bắc Bộ?
Trả lời:
Câu 5: Nêu thế mạnh về thủy điện của Trung du và miền núi Bắc Bộ?
Trả lời:
Câu 6: Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh gì để phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau?
Trả lời:
Câu 7: Trung du và miền núi Bắc Bộ có những thế mạnh gì để phát triển chăn nuôi gia súc lớn?
Trả lời:
Câu 8: Nêu hướng phát triển công nghiệp của vùng?
Trả lời:
Câu 9: Nêu hướng phát triển các cây trồng của vùng?
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Trình bày thế mạnh về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ?
Trả lời:
- Địa hình và đất: Vùng có địa hình đa dạng, phức tạp, gồm các dãy núi cao, điển
hình là dãy Hoàng Liên Sơn. Địa hình cac-xtơ khá phổ biến; các cao nguyên (Sơn La, Mộc Châu,...); dạng địa hình đồi thấp. Đất fe-ra-lít đỏ vàng chiếm 2/3 diện tích của vùng. Điều này tạo nên thể mạnh để phát triển các ngành kinh tế khác nhau như: trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc lớn, sản xuất công nghiệp và hoạt động du lịch.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, phân hoá rõ rệt theo độ cao địa
hình, thuận lợi cho các cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới như: chè, rau, đậu, cây dược liệu, cây ăn quả....
- Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là đầu nguồn của một số sông thuộc hệ thống sông Hồng như: sông Đà, sông Chảy, sông Gâm,..., có trữ năng thuỷ điện dồi dào. Đây là cơ sở để xây dựng các nhà máy thuỷ điện có công suất lớn nhất cả nước.
- Khoáng sản: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ giàu tài nguyên khoáng sản, đa dạng về chủng loại nhưng phần lớn có trữ lượng vừa và nhỏ. Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn là: a-pa-tít (Lào Cai); thiếc (Cao Bằng, Tuyên Quang); chỉ – kẽm (Bắc Kạn); sắt (Thái Nguyên, Lào Cai, Hà Giang....); than (Thái Nguyên, Lạng Sơn, Sơn La,...)....
- Rừng: Vùng có diện tích rừng lớn, chiếm 36,5% diện tích rừng toàn quốc (năm 2021), nhiều vườn quốc gia (Ba Bể, Hoàng Liên, Xuân Sơn,....) với hệ sinh thái đa dạng, cảnh quan đẹp là cơ sở cho phát triển du lịch và bảo vệ môi trường.
Câu 2: Phân tích đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội của vùng?
Trả lời:
Câu 2: Phân tích việc khai thác thế mạnh để phát triển công nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ?
Trả lời:
Câu 3: Phân tích việc khai thác thế mạnh để phát triển các cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới của Trung du và miền núi Bắc Bộ?
Trả lời:
Câu 4: Em hãy phân tích tình hình khai thác thế mạnh để phát triển chăn nuôi gia súc lớn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
Trả lời:
Câu 5: Phân tích ý nghĩa của khai thác thế mạnh thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
Trả lời:
3. VẬN DỤNG (2 CÂU)
Câu 1: Em hãy so sánh các điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế của khu vực Đông Bắc và Tây Bắc của vùng?
Trả lời:
Đông Bắc | Tây Bắc | |
Điều kiện tự nhiên | Chủ yếu là núi trung bình và núi thấp. Các dãy núi cánh cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều). Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. | Núi cao, địa hình hiểm trở; khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh ít hơn. |
Thế mạnh kinh tế | - Khai thác khoáng sản: than, sắt, chì, kẽm, thiếc, bôxit, a-pa-tit, đá xây dựng,... - Phát triển công nghiệp luyện kim và công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính. - Trồng rừng, cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt. - Du lịch sinh thái: Sa Pa, hồ Ba Bể,... | - Phát triển thủy điện có công suất lớn (thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu trên sông Đà). - Trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn (trên các cao nguyên). - Du lịch: Mộc Châu, Điện Biên Phủ,... |
Câu 2: Tại sao nói Trung du và miền núi Bắc Bộ có tài nguyên để phát triển đa dạng cơ cấu kinh tế?
Trả lời:
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Em hãy so sánh sự khác nhau về thế mạnh tự nhiên để phát triển nông nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên?
Trả lời:
Trung du miền núi Bắc Bộ | Tây Nguyên | ||
Giống nhau | - Có các cao nguyên và đồi thấp, tạo điều kiện cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi,....(Mộc Châu, Sơn La, Pleiku, Đăk Lăk,...). - Đất đai: Nhóm đất feralit với diện tích rộng, thuận lợi cho trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lương thực hoa màu. - Khí hậu: Có cả nhiệt đới và cận nhiệt, cho phép trồng nhiều loại cây. | ||
Khác nhau | Đất | - Phần lớn là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác; còn có đất phù sa cổ ở trung du, đất phù sa dọc thung lũng sông và các cánh đồng ở miền núi (Than Uyên, Nghĩa Lộ, Trùng Khánh,...), tạo điều kiện trồng nhiều loại cây. | Đất badan màu mỡ, tập trung với diện tích rộng, thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, hồ tiêu,...) trên quy mô lớn. |
Khí hậu | Nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình vùng núi là thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi,...).Khí hậu núi cao (ở vùng núi Hoàng Liên Sơn, vùng núi giáp biên giới ở Cao Bằng, Lạng Sơn,...) thuận lợi cho trồng các loại cây thuốc quý, cây ăn quả, rau ôn đới,... | Có tính chất cận xích đạo gió mùa, thuận lợi cho trồng các cây công nghiệp lâu năm nhiệt đới (cao su, cà phê, hồ tiêu). Trên các cao nguyên cao trên 1000 m (Lâm Viên) , khí hậu mát mẻ, khá thuận lợi cho trồng các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè). | |
Chăn nuôi | Có nhiều đồng cỏ trên các cao nguyên (Mộc Châu, Sơn La,...) để phát triển chăn nuôi trâu bò, ngựa, dê; đặc biệt là các đồng cỏ trên cao nguyên Mộc Châu thuận lợi cho chăn nuôi bò sữa. | Một số nơi có đồng cỏ tạo điều kiện chăn nuôi bò. |
--------------------------------------
---------------------Còn tiếp----------------------
=> Giáo án Địa lí 12 Cánh diều bài 19: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ