Câu hỏi tự luận Địa lí 6 chân trời Bài 18: Biển và đại dương
Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 18: Biển và đại dương. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 6 chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án địa lí 6 sách chân trời sáng tạo
BÀI 18. BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG
(20 câu)
1. Nhận biết (6 câu)
Câu 1: Đại dương là gì?
Trả lời:
Đại dương thế giới là vùng nước mặn rộng mênh mông, chiếm phần lớn diện tích của bề mặt Trái Đất, nổi liền từ bán cầu Bắc đến bản cầu Nam, từ bản cầu Tây đến bản cầu Đông.
Câu 2: Đại dương chiếm bao nhiêu phần của Trái Đất?
Trả lời:
Với tổng diện tích 361,3 triệu km², đại dương chiếm khoảng 71% tổng diện tích bề mặt Trái Đất. Trong đại dương có các biển. Biến là một bộ phận có những đặc điểm riêng (về độ muối, nhiệt độ,...) khác với vùng nước của đại dương bao quanh.
Câu 3: Trình bày nhiệt độ của lớp nước trên biển và đại dương?
Trả lời:
Nhiệt độ trung bình của nước biển và đại dương vào khoảng 17°C. Tuy nhiên, nhiệt độ sẽ thay đổi phụ thuộc vào vị trí địa lí, điều kiện khí hậu và một số điều kiện tự nhiên khác.
Câu 4: Nêu độ muối của đại dương trên thế giới?
Trả lời:
Độ muối trung bình của nước biển và đại dương là 35‰. Độ muối của nước biển và đại dương là do nước sông hoà tan các loại muối từ trong lục địa đưa ra.
Câu 5: Nêu nguyên nhân sinh ra sóng biển?
Trả lời:
Nguyên nhân sinh ra sóng biển chủ yếu là do gió. Gió càng mạnh thì sóng càng lớn. Ngoài ra, ở các đại dương (nhất là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương) còn xuất hiện sóng do động đất hoặc núi lửa hoạt động ngắm dưới đáy biển. Loại sóng này có thể cao vài chục mét, gây nhiều tác hại nghiêm trọng, được gọi là sóng thần.
Câu 6: Thủy triều là gì?
Trả lời:
Khi quan sát bờ biển, người ta thấy nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi ra xa. Đó là hiện tượng thuỷ triều. Thuỷ triều có quan hệ chặt chẽ với sức hút của Mặt Trời, Mặt Trăng đối với Trái Đất. Nhờ sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng mà nước trong các biển và đại dương có sự vận động lên – xuống tạo ra thuỷ triều.
2. Thông hiểu (5 câu)
Câu 1: Trình bày quá trình hình thanh sóng biển?
Trả lời:
Mặt biển không bao giờ yên tĩnh. Nước luôn luôn nhấp nhô, dao động. Ở bờ biển, người ta thấy sóng từ ngoài khơi xô vào bờ, nhưng thực ra, nước không chuyển động theo chiều ngang mà chỉ dao động tại chỗ.
Câu 2: Mô tả chuyển động của thủy triều?
Trả lời:
Có nơi, mỗi ngày thuỷ triều lên – xuống hai lần, gọi là bán nhật triều. Nhưng có nơi thuỷ triều chỉ lên – xuống mỗi ngày một lần, gọi là nhật triều. Hằng tháng, có những ngày thuỷ triều dao động nhiều nhất, đó là các ngày triều cường. Ngược lại, cũng có những ngày thuỷ triều dao động ít nhất, gọi là các ngày triều kém.
Câu 3: Khi nào thì xảy ra hiện tượng sóng thần?
Trả lời:
Khi ngoài khơi xảy ra động đất hay núi lửa ngầm có thể xuất hiện những sóng dài đơn độc, di chuyển nhanh, vào đến bờ có thể cao trên 20 m, gọi là sóng thần.
Câu 4: Độ muối của nước trong các vùng biển khác nhau như thế nào?
Trả lời:
Độ muối khác nhau do nguồn nước sông chảy vào và độ bốc hơi của nước trên biển và đại dương khác nhau. Độ muối của biển và đại dương có xu hướng giảm dần từ vùng vĩ độ thấp đến vùng vĩ độ cao.
Câu 5: Dòng biển được chia thành những loại nào?
Trả lời:
Có hai loại dòng biển: dòng biển nóng (chảy từ vĩ độ thấp hơn đến vĩ độ cao hơn) và dòng biển lạnh (chảy từ vĩ độ cao hơn về vĩ độ thấp hơn). Dòng biển nóng hay lạnh là so với nhiệt độ nước biển xung quanh.
3. Vận dụng (5 câu)
Câu 1: Vào thời điểm nào thủy triều cao nhất và thấp nhất?
Trả lời:
- Thuỷ triều cao nhất vào lúc Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời thẳng hàng nhau.
- Thuỷ triều thấp nhất vào lúc Mặt Trăng vuông góc với Trái Đất.
Câu 2: Trình bày đặc điểm của hoạt động các dòng biển nóng và lạnh trong đại dương?
Trả lời:
- Các đồng biển nóng chảy từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao, các dòng biển lạnh chảy từ vì độ cao về vì độ thấp.
- Các dòng biển nóng và lạnh tạo nên các vòng tròn trong các đại dương, theo hướng chiều quay kin đồng hồ ở Bắc bản cầu và ngược hướng chiều quay kim đồng hồ ở Nam bán cầu.
- Tại vùng vòng cực Nam, các dòng biển chảy từ tây sang đông.
Câu 3: Quan sát lược đồ dưới đây và kể tên các đại dương chính trên Trái Đất?
Trả lời:
Trái Đất có 4 đại dương chính là: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.
Câu 4: Độ muối trung bình của vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới khác nhau như thế nào?
Trả lời:
- Ở vùng biển nhiệt đới, độ muối trung bình khoảng 35 – 36‰
- Ở vùng biển ôn đới, độ muối trung bình khoảng 34 – 35‰
Câu 5: Trình bày sự khác nhau giữa nhiệt độ muối trung bình bề mặt toàn bộ đại dương thế giới, nước biển trên mặt ở vùng nhiệt đới và ở vùng ôn đới?
Trả lời:
- Nhiệt độ trung bình bề mặt toàn bộ đại dương thế giới là khoảng 17°C.
- Nhiệt độ trung bình nước biển trên mặt ở vùng nhiệt đới, dao động từ 24 – 27C.
- Nhiệt độ trung bình nước biển trên mặt ở vùng ôn đới, dao động từ 16 – 18°C.
4. Vận dụng cao (4 câu)
Câu 1: Chứng minh rằng các dòng biển có ảnh hưởng lớn đến khí hậu của các vùng đất?
Trả lời:
- Các dòng biển đều có nhiệt độ. Dựa vào nhiệt độ của dòng biển, chia ra dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
+ Các dòng biển nóng có nhiệt độ của nước trong dòng biển cao hơn nhiệt độ của nước biển xung quanh.
+ Các dòng biển lạnh có nhiệt độ của nước trong dòng biển thấp hơn nhiệt độ của nước biển xung quanh
- Do có nhiệt độ (nóng hay lạnh), nên các dòng biển có ảnh hưởng lớn đến khí hậu của các vùng đất ven biển mà chúng chảy qua.
Câu 2: Tại sao nơi có nguồn hải sản rất phong phú là nơi gặp gỡ của các dòng biển nóng và lạnh?
Trả lời:
Thường những nơi các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau có nước biển ấm, phù du và sinh vật hội tu sinh sôi nảy nở phong phú, làm nguồn thức ăn dồi dào cho cá biển.
Câu 3: Tại sao độ muối của các biển và đại dương lại có sự khác nhau?
Trả lời:
- Độ muối của các biến và đại dương tùy thuộc vào nguồn nước sông chảy vào nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ.
- Ở các biển và đại dương khác nhau, nguồn nước sông chảy vào và độ bốc hơi khác nhau, nên độ muối khác nhau.
Câu 4: Kể tên một số biển và vịnh biển ở nước ta?
Trả lời:
Ở nước ta, phía đông là Biển Đông. Ở vùng biển phía bắc có vịnh Bắc Bộ. Trong vịnh Bắc Bộ lại có những vịnh nhỏ hơn như vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long. Ở miền Trung có vịnh Nha Trang. Ở miền Nam có biển Tây Nam (còn gọi là vịnh Thái Lan)....