Câu hỏi tự luận Địa lí 6 chân trời Bài 16: Thủy quyển. Vòng tuần hoàn nước. Nước ngầm, băng hà
Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 16: Thủy quyển. Vòng tuần hoàn nước. Nước ngầm, băng hà. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 6 chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án địa lí 6 sách chân trời sáng tạo
BÀI 16: THỦY QUYỂN. VÒNG TUẦN HOÀN NƯỚC. NƯỚC NGẦM, BĂNG HÀ
(18 câu)
1. Nhận biết (6 câu)
Câu 1: Thủy quyển là gì?
Trả lời:
Lớp nước bao phủ trên Trái Đất được gọi là thuỷ quyền, bao gồm: nước trong các biển, các đại dương; nước trên lục địa (sông, hồ, băng, tuyết, nước ngắm,...) và hơi nước trong khí quyển.
Câu 2: Trình bày sự phân bố của nước trên Trái Đất?
Trả lời:
Nước trên Trái Đất phân bố không đều, các biển và đại dương chiếm khoảng 97,2% lượng nước của thủy quyển. Lượng nước ngọt chiếm tỉ lệ rất ít, khoảng 2,8% và phân bố không đều trên lục địa nhưng có vai trò hết sức quan trọng.
Câu 3: Nước ngầm là gì?
Trả lời:
Nước ngầm là nước nằm dưới bề mặt đất do nước mưa, băng tuyết tan và sông hồ thấm vào mặt đất mà thành. Nước ngâm còn là nguồn cung cấp nước cho sông và hồ.
Câu 4: Trình bày sự phân bố của nước ngầm trên Trái Đất?
Trả lời:
Nước ngầm chiếm khoảng 30% tổng lượng nước ngọt trên Trái Đất. Nước ngầm phân bố khắp nơi, là nguồn nước ngọt quan trọng cho thế giới.
Câu 5: Băng hà là gì?
Trả lời:
Băng hà là nguồn cung cấp nước quan trọng cho các sông ở miền ôn đới hay các sông bắt nguồn từ núi cao. Băng hà còn là nguồn dự trữ nước ngọt lớn nhất trên Trái Đất.
Câu 6: Trình bày sự phân bố của băng hà trên Trái Đất?
Trả lời:
Trên Trái Đất, 99% băng hà phân bố ở các vùng cực. Trong đó, Nam Cực chiếm 90% diện tích băng trên thế giới. Phần băng còn lại có thể được tìm thấy ở các dãy núi vùng ôn đới và các đảo ở vùng vĩ độ cao. Ở giữa hai vĩ tuyến 35° Bắc và Nam, băng hà chỉ xuất hiện ở các dãy núi cao.
2. Thông hiểu (3 câu)
Câu 1: Nêu các quá trình chuyển trạng thái của nước?
Trả lời:
Các quá trình chuyển trạng thái của nước bao gồm: lỏng thành hơi là bốc hơi, hơi thành lỏng là ngưng tụ rắn chuyển thành lỏng là tan chảy, lỏng thành rắn là đông đặc,...
Câu 2: Nước ngầm đối có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất?
Trả lời:
Nước ngầm được sử dụng nhiều trong đời sống và sản xuất. Những nguồn nước khoảng ngầm, còn được khai thác để làm nước khoáng đóng chai hay để tắm chữa bệnh tại các khu du lịch nghỉ dưỡng. Đặc biệt ở các vùng khô hạn, con người khai thác nước ngầm thành nguồn nước tưới, biến các hoang mạc thành những vùng nông nghiệp trù phú.
Câu 3: Nêu nguồn gốc hình thành của vòng tuần hoàn?
Trả lời:
Nước trong thiên nhiên không ngừng vận động và chuyền từ trạng thái này sang trạng thái khác, tạo nên vòng tuần hoàn. Nước luôn di chuyển giữa đại dương, lục địa và khí quyền.
3. Vận dụng (5 câu)
Câu 1: Vòng tuần hoàn nước đối với tự nhiên có những vai trò như thế nào?
Trả lời:
- Tuần hoàn nước có vai trò to lớn trong việc phân phối và tái tạo tài nguyên nước. Nếu nước không k tái chế một cách tự nhiên, chúng ta sẽ cạn kiệt nước sạch, thứ cần thiết cho sự sống.
- Góp phần điều tiết nhiệt năng theo thời gian và không gian, tạo khí hậu thời tiết và làm sạch môi trường.
- Vòng tuần hoàn của nước cho phép cung cấp nước cho tất cả các sinh vật sống và điều chỉnh các kiểu thời tiết trên hành tinh của chúng ta.
Câu 2: Quan sát hình ảnh dưới đây và mô tả vòng tuần hoàn lớn của nước?
Trả lời:
Vòng tuần hoàn lớn của nước:
Nước luôn chuyển động trên Trái Đất theo những chu trình khép kín gọi là vòng tuần hoàn nước. Vòng tuần hoàn nước gồm: vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn. Vòng tuần hoàn nhỏ chỉ có hai giai đoạn: bốc hơi và nước rơi. Vòng tuần hoàn lớn có thể trải qua ba giai đoạn: bốc hơi, nước rơi và dòng chảy; hoặc bốn giai đoạn: bốc hơi, nước rơi, thấm và dòng chảy. Vòng tuần hoàn lớn có thể đưa nước đến hầu khắp mọi nơi trên Trái Đất.
Câu 3: Quan sát hình ảnh sau và so sánh tỉ lệ diện tích lục địa và đại dương ở hai bán cầu?
Trả lời:
- Lục địa: Tại bán cầu Bắc lục địa ( 39,24%) chiểm tỉ lệ % cao hơn ở cực Nam ( 19,0%) và cao hơn 20,4%
- Đại dương: Tạo bán cầu Bắc đại dương ( 60,6%) chiếm tỉ lệ % thấp hơn ở cực Nam(81,0%) và thấp hơn 20,4%
- Tại bán cầu Nam, tỉ lệ lục địa thấp hơn tỉ lệ đại dương và thấp hơn 62%.
Câu 4: Quan sát hình ảnh dưới đây và so sánh tỉ lệ giữa nước mặn và nước ngọt trên Trái Đất?
Trả lời:
- Tỉ lệ nước mặn chiếm phần trăm gần như tuyệt đối lên tới 97,5 % trong khi nước ngọt chỉ chiếm 2,55%, trong đó nước ngầm chiếm 30,1 % trong tổng lượng nươc ngọt trên trái đất thấp hơn tỉ lệ lượng nước trên đỉnh núi băng và sông băng ( 68,7%) là 38,6%.
Câu 5: Nêu một số biện pháp sử dụng hợp lí và bảo vệ nguồn nước ngầm?
Trả lời:
Một số biện pháp sử dụng hợp lí và bảo vệ nước ngầm:
- Có biện pháp xử lí nghiêm các hành vi thải chất thải mà chưa qua xử lí từ các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất, các bãi chôn lấp, nước thải của các khu dân cư tập trung ra các dòng sông, dòng kênh
- Hạn chế sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất trong sản xuất nông nghiệp vì các hóa chất này sẽ ngấm vào đất, nước và tầng nước ngầm dẫn đến ô nhiễm nặng ở tầng nước gần bề mặt.
- Tiết kiệm nguồn nước ngọt
- Trồng nhiều cây xanh
- Không vứt rác bừa bãi
4. Vận dụng cao (4 câu)
Câu 1: Nêu các biện pháp bảo vệ nguồn nước ngọt?
Trả lời:
Một số biện pháp để bảo vệ nguồn nước ngọt:
- Nâng cao ý thức cộng đồng.
- Giữ sạch nguồn nước.
- Tiết kiệm nguồn nước sạch.
- Xử lý phân thải đúng cách.
- Phân loại và xử lý đúng các loại rác thải sinh hoạt.
- Biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp.
- Hướng tới nông nghiệp xanh.
- Hạn chế sử dụng túi đựng thực phẩm.
Câu 2: Nước trong các sông, hồ tham gia vào những giai đoạn nào trong vòng tuần hoàn lớn của nước?
Trả lời:
Nước trong các sông, hồ có tham gia vào vòng tuần hoàn lớn của nước. Vì tham gia vào các giai đoạn:
- Bốc hơi: nước từ sông, hồ bốc hơi vào khí quyển
- Sông, hồ là nơi chứa nước mưa
- Nước sông, hồ, chảy ra biển, hoặc ngấm xuống đất thành nước ngầm
Câu 3: Tài nguyên nước ngọt trên Trái Đất có phải tài nguyên vô tận không? Tại sao?
Trả lời:
- Nước trên sông hồ sẽ tài nguyên có hạn nếu con người không sử dụng hợp lý và tiết kiệm.
- Nếu nước sông, hồ bị ô nhiễm, chúng ta sẽ không sử dụng được nữa. Hơn nữa, các sông hồ phân bố không đều trên bề mặt Trái Đất. Ở những nơi khí hậu nóng và khô hạn, nước sông hồ có nguy cơ cạn kiệt nếu không biết bảo vệ và sử dụng lãng phí.
Câu 4: Tại sao chúng ta cần sử dụng tiết kiệm và tránh làm ô nhiễm nguồn nước ngầm?
Trả lời:
Cần sử dụng tiết kiệm và tránh làm ô nhiễm nước ngầm vì nước ngầm có vai trò rất quan trọng. Nước ngầm được sử dụng nhiều trong đời sống và sản xuất. Đặc biệt ở các vùng khô hạn, nước ngầm trở thành nguồn tưới, biến càng hoang mạc thành những vùng nông nghiệp trù phú.