Câu hỏi tự luận Địa lí 6 chân trời Bài 17: Sông và hồ
Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 17: Sông và hồ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 6 chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án địa lí 6 sách chân trời sáng tạo
BÀI 18. SÔNG VÀ HỒ
(11 câu)
1. Nhận biết (3 câu)
Câu 1: Sông là gì?
Trả lời:
Sông là dòng nước chảy tương đối ổn định trên bề mặt lục địa. Nước sông được cung cấp chủ yếu từ nước mưa, băng tuyết tan, nước ngắm,...
Câu 2: Lưu lượng nước là gì?
Trả lời:
Lưu lượng nước là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông, ở một địa điểm nào đó, trong một giây đồng hồ. Đơn vị tính lưu lượng nước thường là m³/s.
Câu 3: Hồ là gì?
Trả lời:
Hồ là một dạng địa hình trũng chứa nước, thường khép kín và không trực tiếp thông ra biển. Có những hồ rất lớn như hồ Bai-can ở Liên bang Nga. Phần lớn hồ chứa nước ngọt, tuy nhiên, một số ít hồ chứa nước mặn. Hồ có nguồn gốc hình thành và hình dạng khác nhau.
2. Thông hiểu (5 câu)
Câu 1: Nước sông, hồ đối có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất?
Trả lời:
Việc sử dụng tổng hợp nước sông, hồ góp phần khai thác tốt nhất các giá trị của sông, hồ; đồng thời góp phần bảo vệ môi trường nước và phát triển bền vững. Sông, hồ có một số giá trị to lớn sau:
– Sông, hồ trước hết là nguồn nước cung cấp cho các nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.
– Sông, hồ còn là nơi sinh sống của nhiều loài động vật, thực vật thuỷ sinh. Vì thế, nhiều sông, hồ thu hút dân cư làm nghề đánh bắt cá và nuôi thuỷ sản.
– Các sông, hồ còn là đường giao thông thuỷ quan trọng.
– Các cảnh quan mặt nước, ven sông, hồ có không khí trong lành còn tạo nên giá trị du lịch nghỉ dưỡng.
– Các sông vùng núi có giá trị lớn về thuỷ điện.
Câu 2: Lưu lượng nước ảnh hưởng như thế nào đến chế độ nước sông?
Trả lời:
Trong năm, lưu lượng nước sông thường không đều giữa các tháng. Vào mùa mưa, nguồn cấp nước chính cho sông là nước mưa, mực nước lòng sông dâng cao, sông chảy mạnh và ngược lại vào mùa khô. Với sông ở vùng vĩ độ cao, nước sông dâng nhanh, chảy mạnh vào cuối mùa xuân và đầu mùa hè khi băng tuyết tan. Lượng nước sông tăng nhanh có thể gây hiện tượng lũ, lụt khu vực ven bờ và hạ lưu. Sự thay đổi lưu lượng nước sông trong một năm gọi là chế độ nước sông.
Câu 3: Lưu vực sông và hệ thống sông có điểm gì khác nhau?
Trả lời:
- Lưu vực sông là vùng đất cung cấp nước cho một con sông.
- Hệ thống sông gồm sông chính cùng với các phụ lưu, chi lưu.
Câu 4: Chứng minh rằng cần phải sử dụng tổng hợp nước sông, hồ?
Trả lời:
Phải sử dụng tổng hợp nước sông, hồ vì nó góp phần khai thác tốt nhất các giá trị của sông, hồ, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường nước và phát triển bền vững.
Câu 5: Nêu một số mục đích sử dụng nước sông, hồ?
Trả lời:
Một số mục đích sử dụng nước sông, hồ:
- Sinh hoạt của người dân.
- Nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản,...
- Thủy điện,...
- Giao thông vận tải đường sông, hồ.
- Du lịch, thể thao, giải trí,...
3. Vận dụng (2 câu)
Câu 1: Phân tích mối quan hệ của mùa lũ đối với nguồn cung cấp nước sông?
Trả lời:
Trong một năm, mực nước sông thường thay đồi theo mùa. Vào mùa lũ mực nước trong lòng sông dâng cao, vào mùa cạn mực nước trong lòng sông hạ thấp. Với những sông có nguồn cung cấp nước chủ yếu từ mưa thì mùa lũ trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng với mùa khô. Với những sông có nguồn cung cấp nước chủ yếu là tuyết tan thì mùa lũ trùng với mùa xuân, còn những sông có nguồn cung cấp nước chủ yếu từ băng tan thì mùa lũ vào đầu mùa hạ.
Những sông có nhiều nguồn cung cấp nước khác nhau thì mùa lũ phức tạp hơn. Sông ngòi đem lại nhiều lợi ích cho con người, tuy nhiên cũng gây ra lụt lội ảnh hưởng đến sản xuất, gây thiệt hại về người và tài sản.
Câu 2: Phân biệt các yếu tố của một lưu vực hệ thống sông?
Trả lời:
- Lưu vực sông: Vùng đất đai cung cấp nước cho một con sông.
- Nguồn sông: Nơi một dòng sông bắt đầu.
- Cửa sông: Nơi con sông kết thúc (thường ở biển hoặc hồ).
- Phụ lưu: Một dòng sông nhỏ hơn chảy vào một sông lớn hơn.
- Đường chia nước: Ranh giới giữa hai lưu vực sông.
4. Vận dụng cao (1 câu)
Câu 2: Tại sao chúng ta cần sử dụng hợp lí, tiết kiệm và bảo vệ chất lượng nước sông, hồ?
Trả lời:
Cần sử dụng tiết kiệm và bảo vệ chất lượng nước sông, hồ bởi nó có giá trị rất lớn đối với con người. Sông, hồ là nơi cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất; là nơi sinh sống của nhiều loại động vật, thực vật và là một trong những hệ thống đường giao thông, có giá trị về du lịch nghỉ dưỡng hay cả thủy điện... Nếu chúng ta không biết tiết kiệm và làm ô nhiễm nguồn nước sông, hồ thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống.