Câu hỏi tự luận Địa lí 6 chân trời Bài 5: Vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng, kích thước của Trái Đất
Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 5: Vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng, kích thước của Trái Đất. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 6 chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án địa lí 6 sách chân trời sáng tạo
BÀI 5: VỊ TRÍ TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI. HÌNH DẠNG, KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT
(16 câu)
1. Nhận biết (6 câu)
Câu 1: Vũ trụ bao gồm những thành phần nào?
Trả lời:
Trong Vũ Trụ bao la có rất nhiều thiên hà. Trong số đó có một thiên hà chứa hệ Mặt Trời. Trong hệ Mặt Trời có Mặt Trời ở trung tâm và tám hành tinh chuyển động xung quanh. Trái Đất là một trong số các hành tinh của hệ Mặt Trời.
Câu 2: Vị trí Trái Đất có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời có ý nghĩa rất đặc biệt. Vị trí đó cùng với sự tự quay đã giúp Trái Đất nhận được ánh sáng và lượng nhiệt phù hợp cho sự sống.
Câu 3: Nêu hình dạng và kích thước của Trái Đất?
Trả lời:
Trái Đất có dạng hình cầu với kích thước rất lớn. Bán kính Trái Đất tại Xích đạo có độ dài 6378 km. Diện tích bề mặt Trái Đất lên đến hơn 510 triệu km².
Câu 4: Quan sát hình ảnh dưới đây và kể tên các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời?
Trả lời:
Các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời: Thủy tinh, Kim tinh, Trái đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh.
Câu 5: Kích thước của Trái Đất có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
Nhờ xác định được kích thước và hình dạng của Trái Đất mà bằng các thiết bị định vị toàn cầu có thể xác định được toạ độ của các địa điểm trên Trái Đất, khoảng cách giữa các địa điểm,... Cũng nhờ thế, người ta có thể vẽ khá chính xác bản đồ thế giới.
2. Thông hiểu (4 câu)
Câu 1: Phân biệt sự khác nhau giữa thiên thể, sao, hành tinh và vệ tinh?
Trả lời:
Thiên thể |
Sao |
Hành tinh |
Vệ tinh |
Thiên thể là nhũng khối vật chất trong vũ trụ có hình dạng, kích thước khác nhau |
Các thiên thể mà tự mình có ánh sáng thì được gọi là các ngôi sao. Ví du: Mặt Trời là môt ngôi sao |
Tám thiên thể chuyển động quanh Mặt Trời được gọi là tám hành tinh. Các hành tinh không có ánh sáng, mà chỉ phản chiếu ánh sáng Mặt Trời |
Vệ tinh là các thiên thế chuyên động xung quanh các hành tinh |
Câu 2: Các hành tinh được chia làm mấy nhóm?
Trả lời:
Nhóm bên trong |
Nhóm bên ngoài |
Nhóm bên trong có các đặc điểm là nằm gần Mặt Trời, kích thước nhỏ, cấu tạo chủ yếu bởi vật chất rắn, tỷ trọng lớn, có ít hoặc không có vệ tỉnh, thành phần hóa học chủ yếu là oxy, silic, nhôm, sắt... |
Nhóm bên ngoài, nằm xa Mặt Trời, kích thước lớn, tỷ trọng nhỏ, có nhiều vệ tinh, có cấu tạo chủ yếu là các chất khí, thành phần hóa học chủ yếu gồm hydro, heli, carbon diocid, ammoniac... Do có kích thước, khối lượng quá lớn nên nhóm hành tình này có lớp khí quyển rất đậm đặc, không có lợi cho sự tồn tại của sự sống, nên ở các hành tinh này không có sinh vật. |
Câu 3: Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết bán kính của Trái Đất là bao nhiêu?
Trả lời:
Bán kính của Trái Đất có độ dài 6378km.
Câu 4: Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết độ dài đường xích đạo của Trái Đất?
Trả lời:
Đường xích đạo của Trái Đất dài 40 076km.
3. Vận dụng (2 câu)
Câu 1: Phân tích mối quan hệ giữa hình dạng với sự phân bố các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất?
Trả lời:
Hình dạng của Trái đất: Trái đất có hình cầu dẹt ở hai cực, nên các dạng địa hình ở hai cực thường thấp hơn các dạng địa hình ở xích đạo.
Câu 2: Kích thước của Trái đất có mối quan hệ như thế nào với sự phân bố các dạng địa hình trên bề mặt Trái đất?
Trả lời:
Kích thước của Trái đất: Trái đất có kích thước lớn, nên lực hấp dẫn của Trái đất mạnh, gây ra hiện tượng nén chặt các vật chất ở bên trong Trái đất, dẫn đến sự hình thành các dạng địa hình cao, lồi ở trung tâm Trái đất và các dạng địa hình thấp, lõm ở xung quanh.
4. Vận dụng cao (4 câu)
Câu 1: Chứng minh rằng Trái Đất có dạng hình cầu?
Trả lời:
Một số ví dụ chứng minh Trái Đất có dạng hình cầu:
- Trái đất có hình cầu vì Trái Đất có bán kinh Xích đạo là 6 378 km, diện tích bề mặt là 510 triệu
- Có hiện tượng ngày đêm và độ dài của nó.
- 20/09/1519: Magellan bắt đầu hành trình vòng quanh thế giới
- Dạng khối cầu của Trái Đất chụp từ vệ tinh
- Khi nguyệt thực xảy ra (Trái đất từ từ di chuyển vào giữa, thẳng hàng với Mặt trăng và Mặt trời), phần tối trên bề mặt Mặt trăng có hình tròn. Đây chính là bóng của Trái đất, cũng chính là đầu mối tuyệt vời chứng minh hành tinh của chúng ta có dạng hình cầu.
Câu 2: Để một người đi trọn vòng quanh Trái Đất theo đường xích đạo với tốc độ 60 km/h cần bao nhiêu thời gian?
Trả lời:
- Độ dài đường xích đạo: 40076 km.
- Với tốc độ 60 km/h, để đi hết một vòng quanh Trái Đất theo đường xích đạo, cần: 40076 km : 60 = 668 ngày.
Câu 3: Chứng minh rằng trong Hệ Mặt Trời chỉ có Trái Đất có sự sống?
Trả lời:
Trái Đất có dạng hình cầu nên chứa đựng nhiều nhất lượng vật chất, đồng thời còn có kích thước và khối lượng đủ lớn nên mọi vật đều bị Trái Đất hút vào tâm. Nhờ vậy, Trái Đất giữ được lớp khí quyển bao quanh, là hành tỉnh có sự sống trong hệ Mặt Trời (còn Mặt Trăng có đường kính nhỏ hơn Trái Đất gần 4 lần, khối lượng nhỏ hơn 81,3 lần, nên bề mặt Mặt Trăng không có khí quyển).
Câu 4: Khi nhìn con tàu ngoài xa qua kính viễn vọng, ta thấy boong tàu gần như bị chìm trong nước biển trong khi thực tế con tàu vẫn đang nổi trên mặt nước. Giải thích tại sao?
Trả lời:
Khi nhìn con tàu ngoài xa qua kính viễn vọng ta thấy boong tàu gần như bị chìm trong nước biển, trong khi sự thật thì không phải như vậy vì Trái Đất có hình cầu trong khi đường trên đài quan sát lại là một đường thẳng.