Câu hỏi tự luận Địa lí 6 chân trời Bài 7: Chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất và hệ quả

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 7: Chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất và hệ quả. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 6 chân trời sáng tạo.

Xem: => Giáo án địa lí 6 sách chân trời sáng tạo

BÀI 7: CHUYỂN ĐỘNG QUANH MẶT TRỜI VÀ HỆ QUẢ

(19 câu)

1. Nhận biết (5 câu)

Câu 1: Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết hình dạng quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời?

Trả lời:

Quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời có hình elip gần tròn, chuyển động ngược chiều quay của kim đồng hồ.

 

Câu 2: Mất bao lâu để Trái Đất hoàn thành một vòng quay quanh Mặt Trời?

Trả lời:

Thời gian chuyển động hết một vòng quanh Mặt Trời của Trái Đất là 365 ngày và 6 giờ. Thời gian này gọi là một năm thiên văn.

 

Câu 3: Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết góc nghiêng và hướng của trục trong quá trình chuyển động của Trái Đất?

Trả lời:

Góc nghiêng và hướng nghiêng trong quá trình chuyển động: Trong khi chuyển động trên quỹ đạo, Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng của trục không đổi → chuyển động tịnh tiến.

 

Câu 4: Liệt kê các hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời?

Trả lời:

Các hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời: mùa trên Trái Đất và hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa.

Câu 5: Mùa là gì? Nguyên nhân sinh ra hiện tượng màu?

Trả lời:

Mùa là một khoảng thời gian của năm, có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.

Nguyên nhân sinh ra hiện tượng mùa là do trục Trái Đất nghiêng và gần như không đổi hướng khi Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời.

2. Thông hiểu (6 câu)

Câu 1: Trình bày hệ quả mùa trên Trái Đất?

Trả lời:

Trục Trái Đất nghiêng và gần như không đổi hướng khi Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời. Khi ấy lần lượt bán cầu Bắc và bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn thì nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt hơn, lúc này là mùa nóng. Ngược lại, bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời ít hơn sẽ nhận được ít ánh sáng và nhiệt hơn, lúc này là mùa lạnh. Như vậy, trong cùng một thời điểm, mùa ở hai bán cầu trái ngược nhau.

 

Câu 2: Trình bày hiện tượng ngày – đêm dài ngắn theo mùa?

Trả lời:

Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau. Các địa điểm nằm trên đường Xích đạo quanh năm luôn có ngày, đêm dài bằng nhau. Càng xa xa Xích đạo về phía hai cực, sự chênh lệch độ dài ngày, đêm càng biểu hiện tô rệt.

Do mùa ở hai bán cầu diễn ra ngược nhau nên độ dài ngày, đêm ở hai bán cầu cũng ngược nhau. Khi bán cầu Bắc có ngày dài, đêm ngắn thì ở bán cầu Nam sẽ là ngày ngắn, đêm dài.

 

Câu 3: So sánh sự khác nhau giữa bán cầu Bắc và bán cầu Nam ở ngày 22/6 và ngày 22/12?

Trả lời:

           Thời gian

 

Địa điểm

Ngày 22/6

Ngày 22/12

Mùa

Thời gian ngày - đêm

Mùa

Thời gian ngày - đêm

Nửa cầu Bắc

Nóng

Thời gian ngày dài hơn đêm

Lạnh

Thời gian ngày ngắn hơn đêm

Nửa cầu Nam

Lạnh

Thời gian ngày ngắn hơn đêm

Nóng

Thời gian ngày dài hơn đêm

Câu 4: Quan sát hình dưới đây và cho biết nhiệt độ và ánh sáng ngày 21/3 và 23/9 trên bề mặt Trái Đất được phân phối như thế nào?

Trả lời:

Vào ngày 21 – 3 (Xuân phân) và 23 – 9 (Thu phân), khắp mọi nơi trên Trái Đất đều có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau. Trong hai ngày này, tia sáng mặt trời chiếu thẳng góc tại Xích đạo nên lượng nhiệt và ánh sáng của Mặt Trời bằng nhau ở hai bán cầu Bắc và Nam.

Câu 5: Quan sát hình dưới đây và cho biết nhiệt độ và ánh sáng từ sau ngày 21/3 đến trước ngày 23/9 trên bề mặt Trái Đất được phân phối như thế nào?

Trả lời:

Từ sau ngày 21 – 3 đến trước ngày 23 – 9, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn. Ngược lại, từ sau ngày 23 - 9 đến trước ngày 21 – 3, bán cầu Nam lại ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn. Bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn sẽ có ngày dài, đêm ngắn. Ngược lại, bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời ít hơn sẽ có ngày ngắn, đêm dài.

Câu 6: Trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất có những đặc điểm nào?

Trả lời:

Trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất có các đặc điểm:

– Nghiêng một góc không đổi là 66°33' so với mặt phăng quỹ đạo.

– Hướng nghiêng của trục không đổi trong suốt quá trình chuyên động.

3. Vận dụng (4 câu)

Câu 1: Tại sao ngày 22/6 ở nửa cầu Bắc là mùa nóng, nửa cầu Nam là mùa lạnh.

Trả lời:

Vào ngày 22 tháng 6, nửa cầu Bắc là mùa nóng, nửa cầu Nam là mùa lạnh. Vì lúc đó nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt, còn nửa cầu Nam thì ngược lại (nhận được ít ánh sáng và nhiệt).

 

Câu 2: Tại sao ngày 22/12 ở nửa cầu Nam là mùa nóng, nửa cầu Bắc là mùa lạnh?

Trả lời:

Vào ngày 22 tháng 12 nữa cầu Bắc là mùa lạnh, nửa cầu Nam là mùa nóng. Vì lúc đó nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, nhận được ít ánh sáng và nhiệt, còn nửa cầu Nam thì ngược lại (nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt).

 

Câu 3: Tại sao trên Trái Đất lại có hiện tượng mùa và ngày, đêm dài ngắn theo mùa?

Trả lời:

Trong khi chuyển động trên quỹ đạo, Trái Đất giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng của trục. Nhờ vậy, sinh ra các hiện tượng mùa và ngày, đêm dài ngắn theo mùa trên Trái Đất.

 

Câu 4: Chứng minh rằng càng xa xích đạo, vào mùa nóng, ngày dài đêm ngắn, còn vào mùa lạnh, ngày ngắn đêm dài.

Trả lời:

Do trục Trái Đất nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo trong khi chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt trời, nên vòng phân chia sáng – tối thường xuyên thay đổi, tạo nên hiện tượng ngày đêm dài, ngắn khác nhau. Càng xa xích đạo thì thời gian ngày và đêm càng chênh lệch.

Vào mùa hạ, càng đi về phía cực ngày càng dài ra và đêm ngăn lại. Mùa đông ngược lại, càng đi về phía cực thì độ chênh lệch ngày đêm càng lớn.

 

4. Vận dụng cao (4 câu)

Câu 1: Vào dịp tết dương lịch năm nay, gia đình bạn Ngọc đi du lịch ở Bra – xin Bố Ngọc dặn chuẩn bị nhiều quần áo mát mẻ. Tại sao bố Nam lại dặn như vậy?

Trả lời:

Bố Ngọc dặn chuẩn bị nhiều quần áo mát mẻ do vào dịp tết dương lịch ở Việt Nam ỏ bán cầu Bắc là mùa đông nhưng Bra – xin ở bán cầu Nam nên hiện đang là mùa hè. Vì vậy, Ngọc cần mang quần áo mát mẻ để có thể thích ứng với điều kiện thời tiết ở nơi đó.

 

Câu 2. Chứng minh rằng Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong năm?

Trả lời:

Do khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng, nên Trái Đất khi thì ngà nửa cầu Bắc, khi thì ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời. Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời, thì có góc chiếu lớn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt, lúc ấy là mùa nóng của nửa cầu đó. Nửa cầu nào không ngả về phía Mặt Trời, thì có góc chiếu nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt. Lúc ấy là mùa lạnh của nửa cầu đó. Trong năm, mùa nóng và mùa lạnh của mỗi nửa cầu cứ luân phiên nhau như vậy.

 

Câu 3. Những nơi ở gần xích đạo, khí hậu quanh năm nóng đều, các mùa không rõ rệt. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Những nơi ở gần xích đạo, khi nửa cầu Bắc hay nửa cầu Nam ngà về phía Mặt Trời, lượng ánh sáng và nhiệt nhận được trong hai thời kì đó chênh nhau không nhiều lắm, nên khí hậu quanh năm nóng đều, các mùa không rõ rệt.

 

Câu 4. Tia sáng mặt trời lúc giữa trưa trong các ngày 21/3, 22/6, 23/9, 22/12 chiếu thẳng góc vào các vĩ tuyến nào trên Trái Đất?

Trả lời:

- Ngày 21/3, 22/6 mặt trời buổi trưa chiếu thẳng góc với vĩ tuyến 23027′B vì lúc đó bán cầu Bắc ngả về phía Mặt trời.

- Ngày 23/9, 22/12 mặt trời buổi trưa chiếu thẳng góc với vĩ tuyến 23027′B vì lúc đó bán cầu Nam ngả về phía Mặt trời.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay