Câu hỏi tự luận Địa lí 6 chân trời Ôn tập chương 1 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 1 (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 6 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP CHƯƠNG 1. BẢN ĐỒ - PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (PHẦN 1)

Câu 1: Quả địa cầu là gì?

Trả lời:

Quả Địa Cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất dưới dạng cầu.

Câu 2: Thế nào là hệ thống kinh, vĩ tuyến?

Trả lời:

Một mạng lưới các đường tưởng tượng bao phủ toàn bộ quả Địa Cầu giúp chúng ta có thể xác định được vị trí của tất cả các địa điểm gọi là hệ thống kinh, vĩ tuyến.

Câu 3: Kinh tuyến, vĩ tuyến là gì?

Trả lời:

- Kinh tuyến là nửa vòng tròn tưởng tượng nổi cực Bắc với cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu. - Kinh tuyến là nửa vòng tròn tưởng tượng nổi cực Bắc với cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu.

- Vĩ tuyến là vòng tròn tưởng tượng bao quanh quả Địa Cầu, song song với Xích đạo. - Vĩ tuyến là vòng tròn tưởng tượng bao quanh quả Địa Cầu, song song với Xích đạo.

 

Câu 4: Tọa độ vị trí là gì?

Trả lời:

Tọa độ địa lý của một địa điểm được xác định là kinh độ và vĩ độ của điểm đó trên bản đồ hay quả Địa Cầu.

Câu 5: Kinh độ, vĩ độ là gì?

Trả lời:

- Kinh độ của một điểm là khoảng cách bằng số độ tính từ kinh tuyến gốc đến kinh tuyến đi qua điểm đó. - Kinh độ của một điểm là khoảng cách bằng số độ tính từ kinh tuyến gốc đến kinh tuyến đi qua điểm đó.

- Vì độ của một điểm là khoảng cách bằng số độ từ Xích đạo đến vĩ tuyến đi qua điểm đó. - Vì độ của một điểm là khoảng cách bằng số độ từ Xích đạo đến vĩ tuyến đi qua điểm đó.

Câu 6: Kí hiệu bản đồ là gì?

Trả lời:

Kí hiệu bản đồ là những hình vẽ, màu sắc, chữ viết,... mang tính quy ước dùng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.

Câu 7: Kí hiệu bản đồ có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Kí hiệu bản đồ giúp người đọc phân biệt được sự khác nhau của các thông tin thể hiện trên bản đồ. Ý nghĩa của các kí hiệu được giải thích rõ ràng trong chú giải của bản đồ.

 

Câu 8: Trình bày kí hiệu bản đồ?

Trả lời:

Hệ thống các ký hiệu trên bản đồ được coi là ngôn ngữ đặc biệt của bản đồ. Người ta dùng các kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí. Kí hiệu bản đồ chứa đựng các nội dung cần phản ánh về mặt vị trí, phân bố, số lượng, sự phát triển,... trong không gian.

Câu 9: Kí hiệu bản đồ được chia thành những loại nào?

Trả lời:

Kí hiệu bản đồ được chia thành các loại: kí hiệu điểm, kí hiệu đường, kí hiệu diện tích và chia thành các dạng: kí hiệu hình học, kí hiệu chữ, kí hiệu tượng hình.

Câu 10: So sánh điểm giống và khác nhau giữa quả Địa Cầu và bản đồ?

Trả lời:

- Giống nhau: Đều là sự mô phỏng thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt trái đất theo một tỉ lệ nhất định. - Giống nhau: Đều là sự mô phỏng thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt trái đất theo một tỉ lệ nhất định.

- Khác nhau: - Khác nhau:

+ Quả Địa Cầu: Quả địa cầu là mô phỏng theo dạng cầu (tròn) giống trái đất thật của chúng ta do đó các kinh tuyến sẽ cắt nhau tại 2 điểm cực bắc và cực nam, còn các vĩ tuyến là các đường tròn đồng tâm (chỉ trên quả địa cầu thôi còn thực tế thì không vậy). + Quả Địa Cầu: Quả địa cầu là mô phỏng theo dạng cầu (tròn) giống trái đất thật của chúng ta do đó các kinh tuyến sẽ cắt nhau tại 2 điểm cực bắc và cực nam, còn các vĩ tuyến là các đường tròn đồng tâm (chỉ trên quả địa cầu thôi còn thực tế thì không vậy).

+ Bản đồ: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ Trái Đất lên mặt phẳng trên cơ sở toán học, thể hiện các đối tượng địa lý bằng biểu tượng có các yếu tố bổ trợ, yếu tố nội dung. + Bản đồ: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ Trái Đất lên mặt phẳng trên cơ sở toán học, thể hiện các đối tượng địa lý bằng biểu tượng có các yếu tố bổ trợ, yếu tố nội dung.

Câu 11: Kể tên các hướng chính và hướng trung gian trên bản đồ?

Trả lời:

- Các hướng chính trên bản đồ: đông, tây, nam, bắc, - Các hướng chính trên bản đồ: đông, tây, nam, bắc,

- Các hướng trung gian trên bản đồ: đông bắc, tây bắc, đông nam, tây nam,… - Các hướng trung gian trên bản đồ: đông bắc, tây bắc, đông nam, tây nam,…

Câu 12: Bảng chú giải được sử dụng khi nào?          

Trả lời:

Trên bản đồ, các kí hiệu được giải thích trong bảng chú giải, thường được bố trí ở phía dưới bản đồ hoặc những khu vực trống trên bản đồ.

Câu 13: Tỉ lệ bản đồ thể hiện điều gì?

Trả lời:

Tỉ lệ bản đồ cho biết mức độ thu nhỏ của khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách trên thực địa. Để thể hiện tỉ lệ bản đồ người ta dùng tỉ lệ số và tỉ lệ thước.

 

Câu 14: Làm thế nào để xác định được phương hướng trên bản đồ?

Trả lời:

Để xác định phương hướng trên bản đồ người ta sử dụng hệ thống kinh, vĩ tuyến và quy ước như sau: phần chính giữa bản đồ là trung tâm, phía trên của kinh tuyến chỉ hướng bắc, phía dưới của kinh tuyến chỉ hướng nam, bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng đông, bên trái của vĩ tuyến chỉ hướng tây. Đối với những bản đồ không thể hiện lưới kinh, vĩ tuyến chúng ta cần dựa vào kim chỉ nam hoặc mũi tên chỉ hướng bắc để xác định hướng bắc, sau đó tìm các hướng còn lại.

Câu 15: Làm thế nào để tính khoảng cách trên thực địa dựa vào tỉ lệ bản đồ?

Trả lời:

Để tính khoảng cách trên thực địa (theo đường chim bay) dựa vào tỉ lệ bản đồ, chúng ta cần thao tác như sau:

- Đo khoảng cách giữa hai điểm trên tờ bản đồ bằng thước kẻ. - Đo khoảng cách giữa hai điểm trên tờ bản đồ bằng thước kẻ.

- Đọc độ dài đoạn vừa đo trên thước kẻ. - Đọc độ dài đoạn vừa đo trên thước kẻ.

- Dựa vào tỉ lệ bản đồ để tính khoảng cách trên thực địa. - Dựa vào tỉ lệ bản đồ để tính khoảng cách trên thực địa.

Câu 16: Em hãy đọc đoạn văn sau và hoàn thành nhiệm vụ phía dưới:

Bằng xe máy, chúng tôi xuất phát từ Hà Nội về phía Nam dọc theo quốc lộ 1A. Dừng ở một trạm xăng ven đường trong thành phố Phủ Lý ( Hà Nam), sau đó chúng tôi tiếp tục di chuyển. Sau hơn 3 giờ đồng hồ, chúng tôi đã có mặt ở thành phố Ninh Bình. Từ đây, theo đại lộ Tràng An về hướng tây khoảng 6 km, danh thắng Tràng An hiện ra trước mắt chúng tôi với khung cảnh thật đẹp.

Hãy vẽ lại hành trình của chuyến đi được mô tả trong đoạn văn trên.

Trả lời:

 

Câu 17: Quan sát  hình 4.1 và trả lời những câu hỏi sau:

●     Người vẽ lược đồ này sống ở đâu? Nơi đó có thể xem là vị trí để bắt đầu vẽ lược đồ này không?

●     Từ thị trấn đến trường học sẽ đi qua những đối tượng địa lí nào

Trả lời:

●     Người vẽ lược đồ này sống ở thị trấn. Nơi đây có thể xem là vị trí bắt đầu vẽ lược đồ này.

●     Từ thị trấn đến trường học phải đi trên đường giao thông để qua rừng, cánh đồng

Câu 18: Dựa vào thông tin trong bài và quan sát hình 3.4, em hãy:

●     Xác định vị trí của tòa nhà thư viện. Siêu thị ở phía nào của lược đồ? Công viên ở phía nào của lược đồ

Trả lời:

●     Thư viện nằm ở phía Bắc của lược đồ

●     Siêu thị ở phía Đông của lược đồ

●     Công viên ở phía Đông Bắc của lược đồ

 

Câu 19: Dựa vào hình 3.5, em hãy:

1. Xác định hướng đi từ Hội trường Thống Nhất ( Dinh Độc Lập) đến Nhà hát Thành phố.

2. Xác định tuyến đường ngắn nhất để đi từ Hội trường Thống Nhất đến chợ Bến Thành

Trả lời:

●     Từ hội trường Thống Nhất ta đi về phía Đông để có thể đến nhà hát Thành phố

●     Tuyến đường ngắn nhất để đi từ Hội trường Thống Nhất đến chợ Bến Thành:

Câu 20: Quan sát  hình 4.1 và trả lời những câu hỏi sau:

●     Đối tượng địa lí nào kéo dài từ bắc đến nam ở rìa phía Tây lược đồ?

●     Hồ nằm ở hướng nào trên lược đồ?

Trả lời:

●     Đối tượng địa lí kéo dài từ bắc đến nam ở rìa phía Tây lược đồ là sông

●     Hồ nằm ở phía Bắc trên lược đồ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay