Câu hỏi tự luận Địa lí 6 chân trời Ôn tập chương 4 (P1)
Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 4 (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 6 chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án địa lí 6 sách chân trời sáng tạo
ÔN TẬP CHƯƠNG 4. KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (PHẦN 1)
Câu 1: Nêu các thành phần không khí gần bề mặt Trái Đất?
Trả lời:
Không khí không màu sắc và không mùi vị, bao gồm những thành phần chủ yếu sau:
- Khí nitơ chiếm 78% thể tích không khí. - Khí nitơ chiếm 78% thể tích không khí.
- Khí oxi chiếm 21% thể tích không khí, là chất khí cần thiết cho sự cháy và hô hấp của động vật. - Khí oxi chiếm 21% thể tích không khí, là chất khí cần thiết cho sự cháy và hô hấp của động vật.
- Hơi nước chỉ chiếm một lượng nhỏ nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như sương mù, mưa, mây,... - Hơi nước chỉ chiếm một lượng nhỏ nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như sương mù, mưa, mây,...
- Khí cacbonic chiếm một tỉ lệ rất nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng: Khí cacbonic kết hợp với nước, ánh sáng và năng lượng mặt trời rễ cây xanh quang hợp tạo nên chất hữu cơ và khí oxy – những dưỡng chất cần thiết cho sự sống trên Trái Đất. - Khí cacbonic chiếm một tỉ lệ rất nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng: Khí cacbonic kết hợp với nước, ánh sáng và năng lượng mặt trời rễ cây xanh quang hợp tạo nên chất hữu cơ và khí oxy – những dưỡng chất cần thiết cho sự sống trên Trái Đất.
Câu 2: Khí quyển được chia thành những tầng nào?
Trả lời:
Khi quyền được chia thành tảng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyền (tầng giữa, tăng nhiệt, tầng khuếch tán).
Câu 3: Nêu nguyên nhân hình thành các khối khí trên Trái Đất?
Trả lời:
Không khi ở đây tầng đối lưu do tiếp xúc với các bộ phận khác nhau của bề mặt Trái Đất (lục địa hay đại dương) nên chịu ảnh hưởng của mặt tiếp xúc mà hình thành các khối khí có đặc tính khác nhau về nhiệt độ và độ ẩm.
Câu 4: Nêu nguyên nhân hình thành khí áp trên bề mặt Trái Đất?
Trả lời:
Không khí dù rất nhẹ nhưng vẫn có trọng lượng. Do khí quyển rất dày nên không khí tạo ra một sức ép lên bề mặt Trái Đất. Sức ép của khí quyển lên một đơn vị diện tích trên mặt đất được gọi là khí áp bề mặt Trái Đất
Câu 5: Khí áp là gì?
Trả lời:
Không khí tuy nhẹ nhưng vẫn có trọng lượng, tạo ra một sức ép lên bề mặt Trái Đất. Sức ép đó gọi là khí áp.
Câu 6: Mô tả quá trình sinh ra gió trên Trái Đất?
Trả lời:
Không khí luôn chuyển động từ nơi khí áp cao về nơi khí áp thấp. Sự chuyển động ấy sinh ra gió.
Câu 7: Nêu các đặc điểm chính của tầng đối lưu?
Trả lời:
Đặc điểm chính của tầng đối lưu:
Tầng đối lưu nằm sát mặt đất, không khí chuyển động mạnh theo chiều thẳng đứng. Trong tầng này nhiệt độ giảm theo độ cao và đây là nơi diễn ra các hiện tượng khí tượng như gió, mưa, mây,...
Câu 8: Nêu các đặc điểm chính của tầng bình lưu?
Trả lời:
Tầng bình lưu nằm trên tầng đối lưu, không khí rất loãng và chủ yếu chuyển động theo chiều nằm ngang. Do có lớp ôdôn hấp thụ tia tử ngoại nên nhiệt độ trong tầng này tăng theo độ cao.
Câu 9: Phân biệt bão và áp thấp nhiệt đới?
Trả lời:
Bão và áp thấp nhiệt đới đều là xoáy thuận nhiệt đới, hình thành trên biển nhiệt đới.
- Vùng gió xoáy có sức gió mạnh cấp 6 đến cấp 7 (từ 17- 20 m/s hay 39 đến 61 km/h) được gọi là áp thấp nhiệt đới. - Vùng gió xoáy có sức gió mạnh cấp 6 đến cấp 7 (từ 17- 20 m/s hay 39 đến 61 km/h) được gọi là áp thấp nhiệt đới.
- Từ cấp 8 trở lên (trên 39 m/s hay trên 62 km/h) được gọi là bão. - Từ cấp 8 trở lên (trên 39 m/s hay trên 62 km/h) được gọi là bão.
Trong quá trình phát triển, một áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão, hoặc ngược lại, một cơn bão có thể suy yếu thành một áp thấp nhiệt đới.
Câu 10: Thời tiết và khí hậu khác nhau ở điểm nào?
Trả lời:
- Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng (nắng, mưa, gió...) ở một địa phương, trong thời gian ngắn. Thời tiết luôn luôn thay đổi. - Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng (nắng, mưa, gió...) ở một địa phương, trong thời gian ngắn. Thời tiết luôn luôn thay đổi.
- Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết, ở một địa phương, trong nhiều năm. - Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết, ở một địa phương, trong nhiều năm.
Câu 11: Trình bày đặc điểm của đới nóng?
Trả lời:
Đới nồng (nhiệt đới là khu vực nằm giữa hai đường chí tuyến Bắc và Nam, hấp thụ được lượng nhiệt lớn từ Mặt Trời. Thời gian chiếu sáng trong năm ít chênh lệch nên quanh năm nóng. Gió thổi thường xuyên là gió Mậu dịch, lượng mưa trung bình năm từ 1000 mm đến 2000 mm.
Câu 12: Trình bày đặc điểm của đới ôn hòa?
Trả lời:
Đời ôn hoà (ôn đời, ở hai nửa cầu nằm giữa các đường chỉ tuyển đến vông cực. Đây là khu vực có lượng nhiệt nhận được từ Mặt Trời ở mức trung bình. Thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau nhiều nên có các mùa rõ rệt. Gió thổi thường xuyên là gió Tây ôn đới. lượng mưa trung bình năm từ 500 mm đến 1500mm
Câu 13: Trình bày đặc điểm của đới lạnh?
Trả lời:
Đời lạnh (hàn đới) kéo dài từ hai vòng cực đến cực. Do nhận được lượng nhiệt ít nên dây là khu vực quanh năm lạnh giá, băng tuyết bao phủ, chênh lệch giữa ngày và đêm lên đến 24 giờ. Gió Đông cực là gió thổi thường xuyên, lượng mưa trung bình năm thấp (dưới 500 mm.
Câu 14: Chứng minh rằng lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều?
Trả lời:
Sự phân bố lượng mưa trên bề mặt Trái Đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: nhiệt độ, khí áp, địa hình, gió, dòng biển,... Do vậy, lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều. Nơi có dòng biển nóng đi qua, nơi sườn đón gió, nơi có áp thấp đều là những nơi có lượng mưa nhiều.
Câu 15: Tại sao càng lên cao càng lạnh?
Trả lời:
- Các vị trí trên cao thường lạnh hơn nhiều so với các khu vực gần mực nước biển. - Điều này là do áp suất không khí thấp. Không khí nở ra khi nó tăng lên và càng ít phân tử khí (bao gồm nitơ, oxy và cácbonđiôxít) thì càng có ít cơ hội va vào nhau hơn. Ở độ cao khoảng 8.000 m, cơ thể con người không thể tồn tại được và bắt đầu ngừng hoạt động. Những người leo núi gọi độ cao này là “tử địa". - Các vị trí trên cao thường lạnh hơn nhiều so với các khu vực gần mực nước biển. - Điều này là do áp suất không khí thấp. Không khí nở ra khi nó tăng lên và càng ít phân tử khí (bao gồm nitơ, oxy và cácbonđiôxít) thì càng có ít cơ hội va vào nhau hơn. Ở độ cao khoảng 8.000 m, cơ thể con người không thể tồn tại được và bắt đầu ngừng hoạt động. Những người leo núi gọi độ cao này là “tử địa".
Câu 16: Phân biệt khí hậu đại dương và khí hậu lục địa?
Trả lời:
- Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau, dẫn đến sự khác nhau về nhiệt độ giữa đất và nước, làm cho nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa khác nhau. Từ đó, dẫn đến sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và lục địa. - Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau, dẫn đến sự khác nhau về nhiệt độ giữa đất và nước, làm cho nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa khác nhau. Từ đó, dẫn đến sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và lục địa.
- Nước biển chậm nóng nhưng mau nguội. Vì vậy, khi hậu đại dương có mùa hè mát mẻ và mùa đông ấm áp. Mức độ chênh nhau về nhiệt độ giữa ngày và đêm, giữa các mùa không đáng kể. - Nước biển chậm nóng nhưng mau nguội. Vì vậy, khi hậu đại dương có mùa hè mát mẻ và mùa đông ấm áp. Mức độ chênh nhau về nhiệt độ giữa ngày và đêm, giữa các mùa không đáng kể.
Câu 17: Biến đổi khí hậu là gì?
Trả lời:
Sự thay đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình nhiều năm được gọi là biến đổi khí hậu.
Câu 18: Thiên tai là gì?
Trả lời:
Trên Trái Đất có nhiều loại thiên tai như: bão, lốc xoáy, lũ lụt, hạn hán, mưa đá,... Thiên tai thường gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản, làm ảnh hưởng lớn đến các hoạt động kinh tế – xã hội.
Câu 19: Ứng phó với biến đổi khí hậu là gì?
Trả lời:
Ứng phó với biến đổi khí hậu là hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
Câu 20: Trình bày một số biểu hiện tiêu cực của biến đổi khí hậu?
Trả lời:
Những biểu hiện chủ yếu của biến đổi khí hậu hiện nay gồm: nhiệt độ không khí tăng, khí hậu Trái Đất nóng lên; biến động trong chế độ mưa, lượng mưa; gia tăng tốc độ tan băng....; gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan: bão, lũ lụt, hạn hán,...; mực nước biển dâng cao;... dẫn đến số lượng các loài sinh vật suy giảm, các hệ sinh thái và hoạt động của con người có nguy cơ bị ảnh hưởng,...