Câu hỏi tự luận Địa lí 6 chân trời Ôn tập chương 4 (P2)
Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 4 (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 6 chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án địa lí 6 sách chân trời sáng tạo
ÔN TẬP CHƯƠNG 4. KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (PHẦN 2)
Câu 1: Nêu các đặc điểm chính của các tầng cao của khí quyển?
Trả lời:
Trên tầng bình lưu là các tầng không khí cực loãng, ít có quan hệ trực tiếp với đời sống của con người.
Câu 2: Liệt kê các đai áp cao và đai áp thấp trên bề mặt Trái Đất?
Trả lời:
- Các đai áp cao: đai áp cao cực, hai áp cao chí tuyển - Các đai áp cao: đai áp cao cực, hai áp cao chí tuyển
- Các đai áp thấp trên bề mặt Trái Đất: áp thấp ôn đới và áp thấp xích đạo. - Các đai áp thấp trên bề mặt Trái Đất: áp thấp ôn đới và áp thấp xích đạo.
- Các đai khí áp cao và đai khí áp thấp phân bố xen kẽ nhau từ Xích đạo đến hai cực. - Các đai khí áp cao và đai khí áp thấp phân bố xen kẽ nhau từ Xích đạo đến hai cực.
Câu 3: Trình bày sự lệch hướng của các loại gió thường xuyên trên Trái Đất?
Trả lời:
Do ảnh hưởng của lực Cô-ri-ô-lít, hướng của ba loại gió này hơi lệch về phía bên phải ở bán cầu Bắc và hơi lệch về phía bên trái ở bán cầu Nam.
Câu 4: Trình bày sự phân chia các loại khối khí theo tính chất và vị trí hình thành?
Trả lời:
- Khối khí nóng hình thành ở vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao. - Khối khí nóng hình thành ở vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.
- Khối khí lạnh hình thành ở vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp. - Khối khí lạnh hình thành ở vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.
- Khối khí lục địa hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất khô. - Khối khí lục địa hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất khô.
- Khối khí đại dương hình thành trên các biển và đại dương, có tính chất ẩm. - Khối khí đại dương hình thành trên các biển và đại dương, có tính chất ẩm.
Câu 5: Oxi, hơi nước và khí cacbonic có vai trò như thế nào đối với tự nhiên và đời sống?
Trả lời:
Vai trò của oxy, hơi nước và khí cacbonic đối với tự nhiên và đời sống:
- Oxy là chất khí giúp duy trì sự sống của con người và các loài sinh vật, là nguyên tố cấu tạo nên các tế bào và hợp chất quan trọng,... - Oxy là chất khí giúp duy trì sự sống của con người và các loài sinh vật, là nguyên tố cấu tạo nên các tế bào và hợp chất quan trọng,...
- Hơi nước trong khí quyển có vai trò hết sức quan trọng, là cơ sở tạo ra lớp nước trên Trái Đất, hình thành nên sự sống của muôn loài,... - Hơi nước trong khí quyển có vai trò hết sức quan trọng, là cơ sở tạo ra lớp nước trên Trái Đất, hình thành nên sự sống của muôn loài,...
- - Khí cacbonic là chất khí tham gia vào quá trình quang hợp của thực vật, đồng thời là chất khí giúp giữ lại lượng nhiệt cần thiết cho Trái Đất đủ độ ấm, điều hoà đối với sự sống,...
Câu 6: Làm thế nào để phân biệt áp cao và áp thấp?
Trả lời:
Khí áp tiêu chuẩn là khí áp ở mực nước biển. Trị số khí áp lớn hơn khí áp tiêu chuẩn là áp cao, còn thấp hơn khí áp tiêu chuẩn là áp thấp. Càng lên cao, không khí càng loãng, khí áp càng giảm. Khi nhiệt độ tăng làm không khí nở ra, khí áp sẽ giảm; khi nhiệt độ giảm làm không khí co lại, khí áp sẽ tăng.
Câu 7: Tại sao khi đốt một đống lửa xong, tàn lửa lại bốc lên cao và có gió thổi xung quanh?
Trả lời:
- Khi đốt đống lửa trên sân, không khí nở ra, bốc lên cao, kéo theo các tàn lửa bay lên cao. - Khi đốt đống lửa trên sân, không khí nở ra, bốc lên cao, kéo theo các tàn lửa bay lên cao.
- Đồng thời, không khí xung quanh bay vào để bù lấp chỗ không khí bay lên cao. - Đồng thời, không khí xung quanh bay vào để bù lấp chỗ không khí bay lên cao.
Câu 8: Phân biệt các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất?
Trả lời:
Gió Đặc điểm | Mậu dịch | Tây ôn đới | Đông cực đới |
Thổi từ...đến... | Giữa áp cao chí tuyến đến áp thấp xích đạo | Từ áp cao cận nhiệt đến áp thấp ôn đới | Từ áp cao địa cực đến áp thấp ôn đới |
Hướng gió | Đông là chủ yếu (Đông Bắc ở Bắc bán cầu, Đông Nam ở Nam bán cầu) | Tây là chủ yếu (Tây Nam ở Bắc bán cầu, Tây Bắc ở Nam bán cầu). | Đông Bắc hoặc Đông Nam |
Câu 9: Nhiệt độ không khí là gì?
Trả lời:
Mặt Trời là nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt chủ yếu cho Trái Đất. Mặt đất hấp thu năng lượng nhiệt của Mặt Trời, bức xạ lại vào không khí, làm không khí nóng lên. Độ nóng hay lạnh đó là nhiệt độ của không khí.
Câu 10: Nhiệt độ không khí do đâu mà có?
Trả lời:
Không khí chứa hơi nước. Ở mỗi nhiệt độ khác nhau, 1 m³ không khí chứa được một lượng hơi nước tối đa khác nhau. Khi không khí đã chứa một lượng hơi nước tối đa thì không khí đã đạt đến trạng thái bão hoà hơi nước.
Câu 11: Thời tiết là gì?
Trả lời:
Các hiện tượng khí tượng như mưa, nắng, gió, nhiệt độ,... xảy ra trong một thời gian ngắn ở một địa phương, gọi là thời tiết. Thời tiết luôn thay đổi.
Câu 12: Khí hậu là gì?
Trả lời:
Khí hậu ở một địa phương là sự lặp đi lặp lại tình hình thời tiết của địa phương đó theo một quy luật nhất định. Khí hậu có tính quy luật.
Câu 13: Quan sát hình ảnh dưới đây và xác định phạm vi của các đới khí hậu trên Trái Đất?
Trả lời:
Phạm vi của năm đới khí hậu trên Trái Đất:
- Đới nóng (nhiệt đới): nằm giữa hai chí tuyến
- Ôn đới (đới ôn hòa): từ 23⁰27'B đến 63⁰33'B; từ 23⁰27'N đến 63⁰33'N
- Hàn đới (Đới lạnh): từ 63⁰33'B đến 90⁰B; từ 63⁰33'N đến 90⁰N.
Câu 14: Nhiệt độ không khí thay đổi như thế nào theo vĩ độ?
Trả lời:
Tia sáng mặt trời chiếu xuống bề mặt cong của Trái Đất. Ở vùng vĩ độ cao, góc chiếu của tia sáng mặt trời với bề mặt Trái Đất nhỏ nên nhận được ít nhiệt. Ở vùng vĩ độ thấp, góc chiếu của tia sáng mặt trời với mặt đất lớn nên mặt đất nhận được nhiều nhiệt hơn. Do đó, không khí ở vùng có vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở vùng vĩ độ cao.
Câu 15: Mây và mưa được hình thành như thế nào?
Trả lời:
Không khí đã bão hoà nhưng vẫn được cung cấp thêm hơi nước hoặc khi nhiệt độ không khí giảm, hơi nước ngưng tụ sinh ra các hiện tượng sương mù, mưa, mây.....
Câu 16: Trình bày quá trình hình thành mây và mưa?
Trả lời:
Mây được tạo thành khi hơi nước bốc lên cao, gặp lạnh rồi ngưng tụ thành những hạt nước li ti tạo ra những đám mây. Nếu hơi nước trong các đám mây tiếp tục ngưng tụ, các hạt nước to dần và đủ nặng thì hạt nước rơi trở lại mặt đất tạo thành mưa.
Câu 17: Trình bày một số biểu hiện tích cực của biến đổi khí hậu?
Trả lời:
Tuy vậy, biến đổi khí hậu hiện nay vẫn có những tác động tích cực như: mở ra các tuyến đường thương mại mới trên Bắc Băng Dương, nhiều vùng đất lạnh giá trước đây đã canh tác được, sản lượng nông nghiệp tăng ở một vài nơi trên thế giới,...
Câu 18: Trình bày các giai đoạn và biện pháp phòng tránh thiên tai?
Trả lời:
Giai đoạn | Biện pháp |
Trước khi xảy ra thiên tai | Dự báo thời tiết, dự trữ lương thực, trồng và bảo vệ rừng, xây dựng hồ chứa, sơ tán người dân. |
Trong khi xảy ra thiên tai | Ở nơi an toàn, hạn chế di chuyển, giữ gìn sức khoẻ, sử dụng nước và thực phẩm tiết kiệm, theo dõi thông tin thiên tai. |
Sau khi xảy ra thiên tai | Khắc phục sự cố, vệ sinh nơi ở, vệ sinh môi trường, giúp đỡ người khác. |
Câu 19: Nêu một số biện pháp phòng tránh thiên tai?
Trả lời:
Đề phòng tránh thiên tai hiệu quả, chúng ta cần thực hiện một số yêu cầu:
- Trước khi thiên tai xảy ra cần có các biện pháp chủ động phòng ngừa (gia cố nhà cửa, bảo quản đồ đạc, sơ tán người và tài sản,...); - Trước khi thiên tai xảy ra cần có các biện pháp chủ động phòng ngừa (gia cố nhà cửa, bảo quản đồ đạc, sơ tán người và tài sản,...);
- Khi thiên tai xảy ra cần theo dõi để ứng phó kịp thời, đảm bảo an toàn cá nhân,...; - Khi thiên tai xảy ra cần theo dõi để ứng phó kịp thời, đảm bảo an toàn cá nhân,...;
- Sau khi thiên tai xảy ra cần nhanh chóng khắc phục hậu quả (dọn dẹp, vệ sinh, phòng chống dịch bệnh,…). - Sau khi thiên tai xảy ra cần nhanh chóng khắc phục hậu quả (dọn dẹp, vệ sinh, phòng chống dịch bệnh,…).
Câu 20: Nêu một số biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu?
Trả lời:
Một số biện pháp để giảm nhẹ biến đổi khí hậu: Con người cần biết ứng phó với biến đổi khí hậu, với nhiều giải pháp như: trồng rừng, dùng năng lượng sạch, tiết kiệm năng lượng, sử dụng phương tiện công cộng, sản xuất nông nghiệp hữu cơ,... Đó là những giải pháp có thể góp phần giảm lượng thải khí nhà kính, hoặc điều chỉnh các hoạt động của con người cho phù hợp với những thay đổi của tự nhiên.