Câu hỏi tự luận Địa lí 6 chân trời Ôn tập chương 5 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 5 (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 6 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP CHƯƠNG 5. NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT (PHẦN 2)

Câu 1: Nêu các quá trình chuyển trạng thái của nước?

Trả lời:

Các quá trình chuyển trạng thái của nước bao gồm: lỏng thành hơi là bốc hơi, hơi thành lỏng là ngưng tụ rắn chuyển thành lỏng là tan chảy, lỏng thành rắn là đông đặc,...

Câu 2: Nước ngầm đối có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất?

Trả lời:

Nước ngầm được sử dụng nhiều trong đời sống và sản xuất. Những nguồn nước khoáng ngầm, còn được khai thác để làm nước khoáng đóng chai hay để tắm chữa bệnh tại các khu du lịch nghỉ dưỡng. Đặc biệt ở các vùng khô hạn, con người khai thác nước ngầm thành nguồn nước tưới, biến các hoang mạc thành những vùng nông nghiệp trù phú.

Câu 3: Nêu nguồn gốc hình thành của vòng tuần hoàn?

Trả lời:

Nước trong thiên nhiên không ngừng vận động và chuyền từ trạng thái này sang trạng thái khác, tạo nên vòng tuần hoàn. Nước luôn di chuyển giữa đại dương, lục địa và khí quyền.

Câu 4: Vòng tuần hoàn nước đối với tự nhiên có những vai trò như thế nào?

Trả lời:

- Tuần hoàn nước có vai trò to lớn trong việc phân phối và tái tạo tài nguyên nước. Nếu nước không k tái chế một cách tự nhiên, chúng ta sẽ cạn kiệt nước sạch, thứ cần thiết cho sự sống. - Tuần hoàn nước có vai trò to lớn trong việc phân phối và tái tạo tài nguyên nước. Nếu nước không k tái chế một cách tự nhiên, chúng ta sẽ cạn kiệt nước sạch, thứ cần thiết cho sự sống.

- Góp phần điều tiết nhiệt năng theo thời gian và không gian, tạo khí hậu thời tiết và làm sạch môi trường. - Góp phần điều tiết nhiệt năng theo thời gian và không gian, tạo khí hậu thời tiết và làm sạch môi trường.

- Vòng tuần hoàn của nước cho phép cung cấp nước cho tất cả các sinh vật sống và điều chỉnh các kiểu thời tiết trên hành tinh của chúng ta. - Vòng tuần hoàn của nước cho phép cung cấp nước cho tất cả các sinh vật sống và điều chỉnh các kiểu thời tiết trên hành tinh của chúng ta.

Câu 5: Quan sát hình ảnh dưới đây và mô tả vòng tuần hoàn lớn của nước?

Trả lời:

Vòng tuần hoàn lớn của nước:

Nước luôn chuyển động trên Trái Đất theo những chu trình khép kín gọi là vòng tuần hoàn nước. Vòng tuần hoàn nước gồm: vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn. Vòng tuần hoàn nhỏ chỉ có hai giai đoạn: bốc hơi và nước rơi. Vòng tuần hoàn lớn có thể trải qua ba giai đoạn: bốc hơi, nước rơi và dòng chảy; hoặc bốn giai đoạn: bốc hơi, nước rơi, thấm và dòng chảy. Vòng tuần hoàn lớn có thể đưa nước đến hầu khắp mọi nơi trên Trái Đất.

Câu 6: Quan sát hình ảnh sau và so sánh tỉ lệ diện tích lục địa và đại dương ở hai bán cầu?

Trả lời:

- Lục địa: Tại bán cầu Bắc lục địa (39,24%) chiếm tỷ lệ % cao hơn ở cực Nam ( 19,0%) và cao hơn 20,4% - Lục địa: Tại bán cầu Bắc lục địa (39,24%) chiếm tỷ lệ % cao hơn ở cực Nam ( 19,0%) và cao hơn 20,4%

- Đại dương: Tạo bán cầu Bắc đại dương (60,6%) chiếm tỉ lệ % thấp hơn ở cực Nam(81,0%) và thấp hơn 20,4% - Đại dương: Tạo bán cầu Bắc đại dương (60,6%) chiếm tỉ lệ % thấp hơn ở cực Nam(81,0%) và thấp hơn 20,4%

- Tại bán cầu Nam, tỉ lệ lục địa thấp hơn tỷ lệ đại dương và thấp hơn 62%. - Tại bán cầu Nam, tỉ lệ lục địa thấp hơn tỷ lệ đại dương và thấp hơn 62%.

Câu 7: Lưu vực sông và hệ thống sông có điểm gì khác nhau?

Trả lời:

- Lưu vực sông là vùng đất cung cấp nước cho một con sông. - Lưu vực sông là vùng đất cung cấp nước cho một con sông.

- Hệ thống sông gồm sông chính cùng với các phụ lưu, chi lưu. - Hệ thống sông gồm sông chính cùng với các phụ lưu, chi lưu.

Câu 8: Chứng minh rằng cần phải sử dụng tổng hợp nước sông, hồ?

Trả lời:

Phải sử dụng tổng hợp nước sông, hồ vì nó góp phần khai thác tốt nhất các giá trị của sông, hồ, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường nước và phát triển bền vững.

Câu 9: Nêu một số mục đích sử dụng nước sông, hồ?

Trả lời:

Một số mục đích sử dụng nước sông, hồ:

- -        Sinh hoạt của người dân.

- -        Nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản,...

- -        Thủy điện,...

- -        Giao thông vận tải đường sông, hồ.

- -        Du lịch, thể thao, giải trí,...

Câu 10: Phân tích mối quan hệ của mùa lũ đối với nguồn cung cấp nước sông?

Trả lời:

Trong một năm, mực nước sông thường thay đổi theo mùa. Vào mùa lũ mực nước trong lòng sông dâng cao, vào mùa cạn mực nước trong lòng sông hạ thấp. Với những sông có nguồn cung cấp nước chủ yếu từ mưa thì mùa lũ trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng với mùa khô. Với những sông có nguồn cung cấp nước chủ yếu là tuyết tan thì mùa lũ trùng với mùa xuân, còn những sông có nguồn cung cấp nước chủ yếu từ băng tan thì mùa lũ vào đầu mùa hạ.

Những sông có nhiều nguồn cung cấp nước khác nhau thì mùa lũ phức tạp hơn. Sông ngòi đem lại nhiều lợi ích cho con người, tuy nhiên cũng gây ra lũ lụt ảnh hưởng đến sản xuất, gây thiệt hại về người và tài sản.

Câu 11: Phân biệt các yếu tố của một lưu vực hệ thống sông?

Trả lời:

- Lưu vực sông: Vùng đất đai cung cấp nước cho một con sông. - Lưu vực sông: Vùng đất đai cung cấp nước cho một con sông.

- Nguồn sông: Nơi một dòng sông bắt đầu. - Nguồn sông: Nơi một dòng sông bắt đầu.

- Cửa sông: Nơi con sông kết thúc (thường ở biển hoặc hồ). - Cửa sông: Nơi con sông kết thúc (thường ở biển hoặc hồ).

- Phụ lưu: Một dòng sông nhỏ hơn chảy vào một sông lớn hơn. - Phụ lưu: Một dòng sông nhỏ hơn chảy vào một sông lớn hơn.

- Đường chia nước: Ranh giới giữa hai lưu vực sông. - Đường chia nước: Ranh giới giữa hai lưu vực sông.

Câu 12: Tại sao chúng ta cần sử dụng hợp lí, tiết kiệm và bảo vệ chất lượng nước sông, hồ?

Trả lời:

Cần sử dụng tiết kiệm và bảo vệ chất lượng nước sông, hồ bởi nó có giá trị rất lớn đối với con người. Sông, hồ là nơi cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất; là nơi sinh sống của nhiều loại động vật, thực vật và là một trong những hệ thống đường giao thông, có giá trị về du lịch nghỉ dưỡng hay cả thủy điện... Nếu chúng ta không biết tiết kiệm và làm ô nhiễm nguồn nước sông, hồ thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống.

 

Câu 13: Đại dương là gì?

Trả lời:

Đại dương thế giới là vùng nước mặn rộng mênh mông, chiếm phần lớn diện tích của bề mặt Trái Đất, nổi liền từ bán cầu Bắc đến bản cầu Nam, từ bản cầu Tây đến bản cầu Đông.

Câu 14: Đại dương chiếm bao nhiêu phần của Trái Đất?

Trả lời:

Với tổng diện tích 361,3 triệu km², đại dương chiếm khoảng 71% tổng diện tích bề mặt Trái Đất. Trong đại dương có các biển. Biến là một bộ phận có những đặc điểm riêng (về độ muối, nhiệt độ,...) khác với vùng nước của đại dương bao quanh.

Câu 15: Trình bày nhiệt độ của lớp nước trên biển và đại dương?

Trả lời:

Nhiệt độ trung bình của nước biển và đại dương vào khoảng 17°C. Tuy nhiên, nhiệt độ sẽ thay đổi phụ thuộc vào vị trí địa lí, điều kiện khí hậu và một số điều kiện tự nhiên khác.

Câu 16: Nêu độ muối của đại dương trên thế giới?

Trả lời:

Độ muối trung bình của nước biển và đại dương là 35‰. Độ muối của nước biển và đại dương là do nước sông hoà tan các loại muối từ trong lục địa đưa ra.

Câu 17: Nêu nguyên nhân sinh ra sóng biển?

Trả lời:

Nguyên nhân sinh ra sóng biển chủ yếu là do gió. Gió càng mạnh thì sóng càng lớn. Ngoài ra, ở các đại dương (nhất là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương) còn xuất hiện sóng do động đất hoặc núi lửa hoạt động ngắm dưới đáy biển. Loại sóng này có thể cao vài chục mét, gây nhiều tác hại nghiêm trọng, được gọi là sóng thần.

Câu 18: Thủy triều là gì?

Trả lời:

Khi quan sát bờ biển, người ta thấy nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi ra xa. Đó là hiện tượng thuỷ triều. Thuỷ triều có quan hệ chặt chẽ với sức hút của Mặt Trời, Mặt Trăng đối với Trái Đất. Nhờ sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng mà nước trong các biển và đại dương có sự vận động lên – xuống tạo ra thuỷ triều.

Câu 19: Trình bày quá trình hình thanh sóng biển?

Trả lời:

Mặt biển không bao giờ yên tĩnh. Nước luôn luôn nhấp nhô, dao động. Ở bờ biển, người ta thấy sóng từ ngoài khơi xô vào bờ, nhưng thực ra, nước không chuyển động theo chiều ngang mà chỉ dao động tại chỗ.

Câu 20: Mô tả chuyển động của thủy triều?

Trả lời:

Có nơi, mỗi ngày thuỷ triều lên – xuống hai lần, gọi là bán nhật triều. Nhưng có nơi thuỷ triều chỉ lên – xuống mỗi ngày một lần, gọi là nhật triều. Hằng tháng, có những ngày thuỷ triều dao động nhiều nhất, đó là các ngày triều cường. Ngược lại, cũng có những ngày thuỷ triều dao động ít nhất, gọi là các ngày triều kém.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay