Câu hỏi tự luận địa lí 6 kết nối tri thức Bài 17: Thời tiết và khí hậu. Biến đổi khí hậu

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 17: Thời tiết và khí hậu. Biến đổi khí hậu. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 6 Kết nối tri thức

BÀI 17: THỜI TIẾT VÀ KHÍ HẬU. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

(15 câu)

1. Nhận biết (6 câu)

Câu 1: Thời tiết là gì?

Trả lời:

Thời tiết là trạng thái của khi quyền tại một thời điểm và khu vực cụ thể được xác định bằng nhiệt độ, độ ẩm, mưa, mây, gió,... Thời tiết luôn thay đổi.

Câu 2: Những yếu tố nào được sử dụng để biểu hiện thời tiết?

Trả lời:

Những yếu tố được sử dụng để biểu hiện thời tiết: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa và gió, mây,...

 

Câu 3: Khí hậu là gì?

Trả lời:

Khí hậu ở một nơi là tổng hợp các yếu tố thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió,...) của nơi đó, trong một thời gian dài và đã trở thành quy luật.

 

Câu 4: Quan sát hình ảnh dưới đây và xác định phạm vi của các đới khí hậu trên Trái Đất?

Trả lời:

Phạm vi của năm đới khí hậu trên Trái Đất:

  • Đới nóng (nhiệt đới): nằm giữa hai chí tuyến
  • Ôn đới (đới ôn hòa): từ 23⁰27'B đến 63⁰33'B; từ 23⁰27'N đến 63⁰33'N
  • Hàn đới (Đới lạnh): từ 63⁰33'B đến 90⁰B; từ 63⁰33'N đến 90⁰zN.

 

Câu 5: Biến đổi khí hậu là gì?

Trả lời:

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người.

 

Câu 6: Trình bày một số biểu hiện của biến đổi khí hậu?

Trả lời:

Một số biểu hiện của biến đổi khí hậu: sự nóng lên của Trái Đất, mực nước biển dâng do băng tan ở hai cực và trên các vùng núi cao; sự gia tăng các thiên tai (bão, lốc, mưa lớn, nắng nóng...)

2. Thông hiểu (5 câu)

Câu 1: Trình bày đặc điểm của đới nóng?

Trả lời:

Đặc điểm của đới nóng:

- Đới nóng (nhiệt đới) quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm không thấp hơn 20°C.

- Lượng mưa trung bình năm từ 1000 mm đến trên 2 000 mm.

- Gió thổi thường xuyên là gió Mậu dịch.

 

Câu 2: Trình bày đặc điểm của đới ôn hòa?

Trả lời:

Đặc điểm của hai đới ôn hòa:

- Hai đới ôn hoà (ôn đới) có nhiệt độ không khí trung bình năm dưới 20°C, tháng nóng nhất không thấp hơn 10°C.

- Các mùa trong năm rất rõ rệt.

- Lượng mưa trung bình năm dao động từ 500 mm đến 1000 mm.

- Gió thổi thường xuyên là gió Tây ôn đới.

 

Câu 3: Trình bày đặc điểm của đới lạnh?

Trả lời:

Đặc điểm của hai đới lạnh:

- Hai đới lạnh (hàn đới) là khu vực có băng tuyết hầu như quanh năm, nhiệt độ trung bình của tất cả các tháng trong năm đều dưới 10°C.

- Lượng mưa trung bình năm dưới 500 mm.

- Gió thổi thường xuyên là gió Đông cực.

Câu 4: Phân biệt sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu?

Trả lời:

- Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng (nắng, mưa, gió...) ở một địa phương, trong thời gian ngắn. Thời tiết luôn luôn thay đổi.

- Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tinh hinh thời tiết, ở một địa phương, trong nhiều năm.

Câu 5: So sánh đặc điểm của các đới khí hậu?

Trả lời:

Đới

Giới hạn

Đặc điểm

Nhiệt đới (Đới nóng)

Nằm giữa hai đường chỉ tuyến

Quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm 20°C, không có tháng nào thấp dưới 18°C. Gió thống trị trong đới là gió Tín phong. Lượng mưa trung bình năm trên 1000 mm.

Ôn đới (Đới ôn hoà)

Nằm giữa chí tuyến và vòng cực

Nhiệt độ ôn hoà (không có nhiệt độ cao như nhiệt đới, nhưng không quá lạnh như ở đới lạnh). Gió Tây là gió chính thổi trong khu vực này, trong năm có 4 mùa rõ rệt, lượng mưa từ 500 - 1000 mm.

Hàn đới (Đới lạnh)

Nằm giữa vòng cực và cực

Quanh năm nhiệt độ rất thấp, về mùa đông ở hầu hết các nơi có nhiệt độ dưới 0°C. Gió đông thổi từ cực về là gió chính trong khu vực này. Lượng mưa trung bình năm dưới 500 mm.

3. Vận dụng (3 câu)

Câu 1: Nêu một số biện pháp phòng tránh thiên tai?

Trả lời:

Đề phòng tránh thiên tai hiệu quả, chúng ta cần thực hiện một số yêu cầu:

- Trước khi thiên tai xảy ra cần có các biện pháp chủ động phòng ngừa (gia cố nhà cửa, bảo quản đồ đạc, sơ tán người và tài sản,...);

- Khi thiên tai xảy ra cần theo dõi để ứng phó kịp thời, đảm bảo an toàn cá nhân,...;

- Sau khi thiên tai xảy ra cần nhanh chóng khắc phục hậu quả (dọn dẹp, vệ sinh, phòng chống dịch bệnh,…).

 

Câu 2: Nêu một số biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu?

Trả lời:

Một số biện pháp để giảm nhẹ biến đổi khí hậu:

  • Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng,
  • Sử dụng phương tiện giao thông công cộng, đi bộ, xe đạp,
  • Hạn chế dùng núi nilon, tích cực trồng cây xanh, bảo vệ rừng,...

 

Câu 3: Phân biệt sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và khí hậu lục địa?

Trả lời:

- Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau, dẫn đến sự khác nhau về nhiệt độ giữa đất và nước, làm cho nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa khác nhau. Từ đó, dẫn đến sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và lục địa.

- Nước biển chậm nóng nhưng mau nguội. Vì vậy, khi hậu đại dương có mùa hè mát mẻ và mùa đông ấm áp. Mức độ chênh nhau về nhiệt độ giữa ngày và đêm, giữa các mùa không đáng kể.

 

4. Vận dụng cao (1 câu)

Câu 1: Nhiệt độ ở một điểm nhất định trên bề mặt Trái Đất và nhiệt độ không khí tại điểm đó trong cùng một thời điểm có trùng nhau không? Tại sao?

Trả lời:

- Nhiệt độ ở một điểm nhất định trên bề mặt Trái Đất và nhiệt độ không khí tại điểm đó, trong cùng một thời điểm không trùng nhau.

- Khi các tia bức xạ Mặt Trời chiếu thẳng xuống Trái Đất, làm cho mặt đất nóng lên; sau đó, mặt đất sẽ bức xạ ngược trở lại vào không khí, làm cho không khí nóng lên. Mặc dù không khí nóng lên còn nhớ vào việc tiếp nhận trực tiếp một phần bức xạ Mặt Trời, nhưng truyền nhiệt từ mặt đất có tác dụng rất lớn Pharini ta tính được không khí nhận được lượng nhiệt do loạn lưu - là sự chuyển động hỗn loạn của các Phần tử khí do mặt đất bị đốt nóng không đều gây nên - đưa lên từ mặt đất lớn hơn 400 lần so với bức xạ)

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay