Câu hỏi tự luận địa lí 6 kết nối tri thức Ôn tập chương 1 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 1 (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 6 Kết nối tri thức

ÔN TẬP CHƯƠNG 1. BẢN ĐỒ - PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (PHẦN 1)

Câu 1: Quả địa cầu là gì?

Trả lời:

Quả Địa Cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất. Trên quả Địa Cầu có thể hiện cực Bắc, cực Nam và hệ thống kinh, vĩ tuyến.

Câu 2: Vĩ tuyến là gì?

Trả lời:

Vĩ tuyến là vòng tròn bao quanh quả Địa Cầu và vuông góc với các kinh tuyến.

 

Câu 3: Kinh tuyến là gì?

Trả lời:

Kinh tuyến là nửa đường tròn nối hai cực trên bề mặt quả Địa Cầu.

 

Câu 4: Tọa độ vị trí là gì?

Trả lời:

- Tọa độ địa lý là các yếu tố dùng để xác định vị trí địa lý của một điểm trên bề mặt Trái Đất (dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến). - Tọa độ địa lý là các yếu tố dùng để xác định vị trí địa lý của một điểm trên bề mặt Trái Đất (dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến).

- Tọa độ địa lí là số độ xác định vị trí của một điểm trên bề mặt quả Địa Cầu hoặc trên bản đồ (dựa vào kinh độ, vĩ độ). - Tọa độ địa lí là số độ xác định vị trí của một điểm trên bề mặt quả Địa Cầu hoặc trên bản đồ (dựa vào kinh độ, vĩ độ).

Câu 5: Bản đồ là gì?

Trả lời:

Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng trên cơ sở toán học, trên đó các đối tượng địa lí được thể hiện bằng các ký hiệu bản đồ. Bản đồ có vai trò quan trọng trong học tập và đời sống.

Câu 6: Làm thế nào để vẽ được bản đồ?

Trả lời:

Muốn vẽ được bản đồ, người ta phải chuyển bề mặt cong của Trái Đất lên mặt phẳng thông qua các phép chiều. Các phép chiếu sẽ cho ra các lưới kinh, vĩ tuyến có hình dạng khác nhau.

 

Câu 7: Làm thế nào để xác định được phương hướng trên bản đồ?

Trả lời:

Muốn xác định phương hướng trên bản đồ, chúng ta dựa vào các đường kinh tuyến và vĩ tuyến. Đầu tiên của các kinh tuyến chỉ hướng bắc, đầu dưới chỉ hướng nam. Đầu bên trái của các vĩ tuyến chỉ hướng tây, đầu bên phải chỉ hướng đồng. Trên một số bản đồ không có hệ thống kinh, vĩ tuyến, người ta sẽ về mũi tên chỉ hướng bắc; dựa vào đồ để xác định phương hướng trên bản đồ.

Câu 8: So sánh điểm giống và khác nhau giữa quả Địa Cầu và bản đồ?

Trả lời:

 Quả Địa CầuBản đồ
Giống nhauĐều là sự mô phỏng thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt trái đất theo một tỉ lệ nhất định. 
Khác nhauQuả địa cầu là mô phỏng theo dạng cầu (tròn) giống trái đất thật của chúng ta do đó các kinh tuyến sẽ cắt nhau tại 2 điểm cực bắc và cực nam, còn các vĩ tuyến là các đường tròn đồng tâm (chỉ trên quả địa cầu thôi còn thực tế thì không vậy).Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ Trái Đất lên mặt phẳng trên cơ sở toán học, thể hiện các đối tượng địa lý bằng biểu tượng có các yếu tố bổ trợ, yếu tố nội dung.

Câu 9: Nêu ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ

Trả lời:

Tỉ lệ bản đồ cho biết mức độ thu nhỏ độ dài giữa các đối tượng trên bản đồ so với thực tế là bao nhiêu.

Câu 10: Tỉ lệ bản đồ được biểu hiện ở những dạng nào?

Trả lời:

Tỉ lệ bản đồ được biểu hiện ở hai dạng.

- Tỉ lệ số là một phân số luôn có tử số là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại, - Tỉ lệ số là một phân số luôn có tử số là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại,

Ví dụ, tỉ lệ 1 : 1 000 000 có nghĩa là 1 em trên bản đồ bằng 1.000.000 cm hay 10 km trên thực tế.

- Tỉ lệ thước được vẽ dưới dạng một thước đo đã tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ủng trên thực tế. - Tỉ lệ thước được vẽ dưới dạng một thước đo đã tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ủng trên thực tế.

Câu 11: Để biết khoảng cách thực tế của hai điểm A và B, ta làm như thế nào?

Trả lời:

Muốn biết khoảng cách thực tế của hai điểm A và B, ta dùng thước đo khoảng cách từ A đến B trên bản đồ rồi dựa vào tỉ lệ bản đồ đề tinh.

Nếu trên bản đồ có tỉ lệ thước, ta đem khoảng cách AB trên bản đồ áp vào thước tỉ lệ sẽ biết được khoảng cách AB trên thực tế.

Câu 12: So sánh sự khác nhau giữa tỉ lệ số và tỉ lệ thước.

Trả lời:

Tỉ lệ sốTỉ lệ thước
Là một phân số luôn có tử là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại.Là tỉ lệ được vẽ dưới dạng thước đo tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực địa.

 

Câu 13: Kí hiệu bản đồ được sử dụng khi nào?

Trả lời:

Để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ, người ta phải sử dụng các dấu hiệu quy ước gọi là kí hiệu bản đồ.

Ký hiệu bản đồ rất đa dạng, có thể là những hình vẽ, màu sắc,... được dùng một cách quy ước để thể hiện các sự vật, hiện tượng địa lí trên bản đồ. Người ta thường sử dụng ba loại: kí hiệu điểm, kí hiệu đường và kí hiệu diện tích.

Câu 14: Bảng chú giải được sử dụng khi nào?          

Trả lời:

Trên bản đồ, các kí hiệu được giải thích trong bảng chú giải, thường được bố trí ở phía dưới bản đồ hoặc những khu vực trống trên bản đồ.

Câu 15: Nêu cách đọc bản đồ?

Trả lời:

 - Đọc tên bản đồ để biết nội dung và lãnh thổ được thể hiện.

 - Biết tỉ lệ bản đồ để có thể đo tính khoảng cách giữa các đối tượng.

 - Đọc ký hiệu trong bảng chú giải để nhận biết các đối tượng trên bản đồ.

 - Xác định các đối tượng địa lý cần quan tâm trên bản đồ.

 - Trình bày mối quan hệ của các đối tượng địa lí.

Câu 16: Trình bày cách tìm đường đi trên bản đồ?

Trả lời:

Để tìm đường đi trên bản đồ, cần thực hiện theo các bước sau

- Bước 1: Xác định nơi đi và nơi đến, hướng đi trên bản đồ. - Bước 1: Xác định nơi đi và nơi đến, hướng đi trên bản đồ.

- Bước 2: Tìm các cung đường có thể đi và lựa chọn cung đường thích hợp với mục đích (ngắn nhất, thuận lợi nhất hoặc yêu cầu phải đi qua một số địa điểm cần thiết), đảm bảo tuân thủ theo quy định của luật an toàn giao thông. - Bước 2: Tìm các cung đường có thể đi và lựa chọn cung đường thích hợp với mục đích (ngắn nhất, thuận lợi nhất hoặc yêu cầu phải đi qua một số địa điểm cần thiết), đảm bảo tuân thủ theo quy định của luật an toàn giao thông.

- Bước 3: Dựa vào tỉ lệ bản đồ để xác định khoảng cách thực tế sẽ đi - Bước 3: Dựa vào tỉ lệ bản đồ để xác định khoảng cách thực tế sẽ đi

 

Câu 17: Lược đồ trí nhớ là gì?

Trả lời:

- Lược đồ trí nhớ là những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong trí óc con người. Lược đồ trí nhớ được đặc trưng bởi sự đánh dấu các địa điểm mà một người từng gặp, từng đến,... - Lược đồ trí nhớ là những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong trí óc con người. Lược đồ trí nhớ được đặc trưng bởi sự đánh dấu các địa điểm mà một người từng gặp, từng đến,...

- Lược đồ trí nhớ của một người phản ánh sự cảm nhận của người đó về không gian sống và ý nghĩa của không gian ấy đối với cá nhân. - Lược đồ trí nhớ của một người phản ánh sự cảm nhận của người đó về không gian sống và ý nghĩa của không gian ấy đối với cá nhân.

Câu 18: Làm thế nào để vẽ lược đồ trí nhớ

Trả lời:

Để vẽ được lược đồ trí nhớ, trước hết phải hồi tưởng lại không gian cần vẽ với các sự vật, hiện tượng cụ thể. Sau đó thể hiện những hồi tưởng đó thành lược đồ.

Câu 19: Lược đồ trí nhớ có mấy loại?

Trả lời:

Có hai loại lược đồ trí nhớ thường được vẽ là: lược đồ trị nhớ về đường đi và lược đồ trí nhớ về một khu vực.

 

Câu 20: Làm thế nào để vẽ lược đồ trí nhớ đường đi?

Trả lời:

Đầu tiên phải hồi tưởng điểm xuất phát và điểm kết thúc của quãng đường, hướng đi chính và khoảng cách giữa hai địa điểm đó. Sau đó hồi tưởng và xác định những điểm mốc chính trên toàn bộ quãng đường. Tiếp theo, xác định hướng đi và khoảng cách giữa các điểm mốc với nhau.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay