Câu hỏi tự luận địa lí 6 kết nối tri thức Ôn tập chương 2 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 2 (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 6 Kết nối tri thức

ÔN TẬP CHƯƠNG 2. TRÁI ĐẤT - HÀNH TINH CỦA HỆ MẶT TRỜI (PHẦN 1)

Câu 1: Theo vị trí xa dần Mặt Trời, Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy?

Trả lời:

Theo vị trí xa dần Mặt Trời, Trái Đất nằm ở vị trí thứ ba.

Câu 2: Vũ Trụ là gì?

Trả lời:

Vũ Trụ là không gian vô tận. Trong Vũ Trụ bao la có vô số thiên hà. Thiên hà chứa hệ Mặt Trời gọi là dải Ngân Hà

Câu 3: Mô tả hệ Mặt Trời?

Trả lời:

Nằm ở trung tâm của hệ Mặt Trời là một ngôi sao tự phát ra ánh sáng – đó là Mặt Trời Chuyển động xung quanh Mặt Trời là tâm hành tinh. Các hình ảnh, ngoài chuyển động xung quanh Mặt Trời còn tự quay quanh mình,

Câu 4: Nêu ý nghĩa vị trí của Trái Đất?

Trả lời:

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là khoảng cách lý tưởng giúp cho Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể tồn tại và phát triển.

Câu 5: Nêu hình dạng và kích thước của Trái Đất?

Trả lời:

- Hình dạng: Trái Đất có dạng hình cầu. - Hình dạng: Trái Đất có dạng hình cầu.

- Kích thước: diện tích bề mặt là khoảng 510 triệu km - Kích thước: diện tích bề mặt là khoảng 510 triệu km2.

Câu 6: Quan sát hình ảnh sau đây và cho biết hướng tự quay quanh trục của Trái Đất?

Trả lời:

Hướng tự quay của Trái Đất từ Tây sang Đông.

Câu 7: Quan sát hình ảnh sau đây và cho biết góc nghiêng của trục Trái Đất khi tự quay?

Trả lời:

Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng nối liền hai cực và nghiêng 66⁰33' trên mặt phẳng quỹ đạo.

Câu 8: Quan sát hình ảnh sau đây và cho biết thời gian Trái Đất tự quay quanh trục hết một vòng?

Trả lời:

Thời gian tự quay 1 vòng quanh trục là 24 giờ.

Câu 9: Trình bày hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất?

Trả lời:

Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất: ngày đêm luân phiên, giờ trên Trái Đất, sự lệch hướng chuyển động của vật thể.

Câu 10: Quan sát hình dưới đây và cho biết vật thể chuyển động theo chiều kinh tuyến ở bán cầu Bắc so với hướng di chuyển ban đầu lệch về bên trái hay bên phải?

Trả lời:

Ở nửa cầu Bắc, vật chuyển động theo chiều kinh tuyến lệch về bên phải so với hướng di chuyển ban đầu.

Câu 11: Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết hình dạng quỹ đạo chuyển động của Trái Đất?

Trả lời:

Quỹ đạo của Trái Đất chuyển động theo hình elip.

Câu 12: Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết hướng chuyển động của Trái Đất?

Trả lời:

Quỹ đạo Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông.

Câu 13: Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết thời gian chuyển động hết một vòng của Trái Đất?

Trả lời:

Thời gian chuyển động hết một vòng quanh Mặt Trời là 365 ngày và 6 giờ.

Câu 14: Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết góc nghiêng và hướng của trục trong quá trình chuyển động của Trái Đất?

Trả lời:

Góc nghiêng và hướng nghiêng trong quá trình chuyển động: Trong khi chuyển động trên quỹ đạo, Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng của trục không đổi → chuyển động tịnh tiến.

Câu 15: Nêu các hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

Trả lời:

Các hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời: mùa trên Trái Đất và hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa.

Câu 16: Trình bày cấu tạo của la bàn?

Trả lời:

Một la bàn có những bản phần cơ bản như:

- -  Kim nam châm làm bằng kim loại có từ tính, thường có dạng hình thoi. Đầu kim bắc và đầu kim nam có màu khác nhau để phân biệt, đầu kim bắc thường có màu đậm hơn.

- Vòng chia độ. Trên vòng chia độ có ghi bốn hướng chính và số độ từ 0⁰ đến 360⁰. Hưởng bắc 0⁰ (360⁰), hưởng nam 180⁰, hướng đông 90⁰, hướng tây 270⁰. - Vòng chia độ. Trên vòng chia độ có ghi bốn hướng chính và số độ từ 0⁰ đến 360⁰. Hưởng bắc 0⁰ (360⁰), hưởng nam 180⁰, hướng đông 90⁰, hướng tây 270⁰.

Câu 17: Làm thế nào để sử dụng la bàn đúng cách?

Trả lời:

Khi sử dụng la bàn cần chú ý đặt la bàn thắng bằng trên mặt phẳng, tránh xa các vật bằng kim loại có thể ảnh hưởng tới kim nam châm. Mở chốt hãm cho kim chuyền động, đến khi kim đứng yên, ta đã xác định được hướng bắc – nam, từ đó xác định các hướng khác. Dựa vào số độ trên mặt la bàn, người ta có thể biết được độ lệch hưởng của các đối tượng địa lý so với hướng bắc.

Câu 18:  Nêu cách xác định phương hướng dựa vào quan sát hiện tượng tự nhiên?

Trả lời:

Dựa vào hướng Mặt Trời mọc và lặn có thể xác định được phương hưởng một cách tương đối chính xác. Mặt Trời mọc ở hướng động và lặn ở hướng tây, từ đó xác định được các hướng khác.

Câu 19:  Mặt Trời mọc ở hướng nào, lặn ở hướng nào?

Trả lời:

Mặt Trời mọc ở hướng Đông, lặn ở hướng Tây.

Câu 20: Nêu một số cách xác định phương hướng ngoài thực tế?

Trả lời:

Một số cách xác định phương hướng ngoài thực tế:

 - Hướng di chuyển của đàn chim di cư.

 - Hướng hoa hướng dương (thường quay về phía mặt trời mọc).

 - Xác định bằng đồng hồ đeo tay.

 - Xác định bằng la bàn.

 - Xác định bằng các ngôi sao trên trời.

 - Dựa vào hướng Mặt Trời mọc và lặn.

 - Dựa vào sao Bắc Cực.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay