Câu hỏi tự luận địa lí 6 kết nối tri thức Ôn tập chương 3 (P2)
Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 3 (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 6 Kết nối tri thức
Xem: => Giáo án địa lí 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
ÔN TẬP CHƯƠNG 3. CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT. VỎ TRÁI ĐẤT (PHẦN 2)
Câu 1: So sánh sự khác nhau về độ dày, trạng thái, nhiệt độ giữa vỏ Trái Đất, man – ti và nhân?
Trả lời:
Vỏ Trái Đất | Lớp man – ti | Nhân | |
Độ dày | Từ 5 km (ở đại dương) - 70km (ở lục địa). | Dày 2900km. | Dày khoảng 3400km |
Trạng thái | - Là lớp vỏ mỏng cứng ngoài cùng. - Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau: Trên cùng là tầng trầm tích không liên tục. Tầng Granit ở giữa chỉ có ở lục địa. Dưới cùng là tầng bazan. - Vỏ Trái Đất phần làm vỏ lục địa và vỏ đại dương | - Chia thành 2 tầng: + Manti trên: 15 – 700 km. Trạng thái quánh dẻo. + Manti dưới: 700 – 2900 km. Trạng thái rắn chắc. | - Chia làm 2 tầng: + Nhân ngoài: sâu 2900 – 5100km, áp suất lớn 1,3 – 3,1 triệu atm, ở thể lỏng. + Nhân trong: từ 5100 – 6370 km, áp suất 3 – 3,5 triệu atm, vật chất ở dạng rắn. - Thành phần chủ yếu là những kim loại nặng Ni, Fe nên còn gọi là nhân Nife. |
Nhiệt độ | Càng xuống sâu nhiệt độ càng tăng, tối đa đến 1000⁰C | 1500 đến 3700⁰C | 5000⁰C |
Câu 2: Trình bày đặc điểm của vỏ Trái Đất đối với đời sống và hoạt động của con người?
Trả lời:
Đặc điểm của vỏ Trái Đất đối với đời sống và hoạt động của con người:
Vỏ Trái Đất là lớp mỏng nhất, độ dày từ 5 - 70 km, rắn chắc; càng xuống sâu, nhiệt độ càng cao, nhưng tối đa chỉ tới 1000°C. Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau.
Câu 3: Vỏ Trái Đất có vai trò như thế nào đối với đời sống và hoạt động của con người?
Trả lời:
Vai trò của vỏ Trái Đất đối với đời sống và hoạt động của con người:
Vỏ Trái Đất là nơi tồn tại các thành phần khác của Trái Đất như không khí, nước, sinh vật... và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người.
Câu 4: Phân tích cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất?
Trả lời:
Lớp vỏ Trái Đất:
+ Dày từ 5 - 70 km, rắn chắc; càng xuống sâu, nhiệt độ càng cao, nhưng tối đa chi đến 1000°C. + Dày từ 5 - 70 km, rắn chắc; càng xuống sâu, nhiệt độ càng cao, nhưng tối đa chi đến 1000°C.
+ Vỏ Trái Đất gồm 2 loại: Lớp vỏ lục địa dày trung bình khoảng 50 km và bao phủ khoảng 40% hành Đất. Vỏ đại dương mỏng, độ dày dưới 20 km. + Vỏ Trái Đất gồm 2 loại: Lớp vỏ lục địa dày trung bình khoảng 50 km và bao phủ khoảng 40% hành Đất. Vỏ đại dương mỏng, độ dày dưới 20 km.
tỉnh. Vỏ đại dương bao phủ khoảng 60% bề mặt Trái
+ Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các đá rắn. Các loại đá được hình thành bởi đá nóng chảy từ dưới sâu trong lòng đất phun lên và đông cứng lại, gọi là đá mắc-ma (ví dụ: đá granit, đá ba-dan...). Các loại đá được hình thành do sự lắng đọng vật chất được gọi là đá trầm tích (ví dụ: đá sét, đá vôi, đá cát...). + Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các đá rắn. Các loại đá được hình thành bởi đá nóng chảy từ dưới sâu trong lòng đất phun lên và đông cứng lại, gọi là đá mắc-ma (ví dụ: đá granit, đá ba-dan...). Các loại đá được hình thành do sự lắng đọng vật chất được gọi là đá trầm tích (ví dụ: đá sét, đá vôi, đá cát...).
Câu 5: Trình bày hệ quả của hai mảng chuyển động tách xa nhau?
Trả lời:
Hệ quả của hai mảng chuyển động tách xa nhau:
Khi các mảng chuyển động tách xa nhau, mắc-ma nóng chảy được phun trào lên ở nơi tiếp giáp giữa hai mảng tạo thành các mạch núi ngầm giữa đại dương hoặc một số đào núi lửa.
Câu 6: Quá trình ngoại sinh có vai trò như thế nào trong việc hình thành địa hình Trái Đất?
Trả lời:
Vai trò của quá trình ngoại sinh trong việc hình thành địa hình Trái Đất:
Phá vỡ, san bằng các địa hình do nội sinh tạo nên, đồng thời tạo ra các dạng địa hình mới.
Câu 7: Trình bày đặc điểm của vùng núi trẻ?
Trả lời:
Đặc điểm của vùng núi trẻ:
- Tiếp tục được nâng cao. - Tiếp tục được nâng cao.
- Tác động nội sinh mạnh hơn ngoại sinh. - Tác động nội sinh mạnh hơn ngoại sinh.
- Hình thành cách đây hàng triệu năm. - Hình thành cách đây hàng triệu năm.
Câu 8: Trình bày đặc điểm của vùng núi già?
Trả lời:
Đặc điểm của vùng núi già:
- Hình thành cách đây hàng chục triệu năm. - Hình thành cách đây hàng chục triệu năm.
- Tác động ngoại sinh mạnh hơn tác động nội sinh. - Tác động ngoại sinh mạnh hơn tác động nội sinh.
- Bị bào mòn mạnh. - Bị bào mòn mạnh.
Câu 9: Nêu một vài địa hình chịu tác động của quá trình nội sinh?
Trả lời:
Một vài địa hình chịu tác động của quá trình nội sinh: nếp uốn của các lớp đá, đứt gãy, động đất, núi lửa,..
Câu 10: Nêu một vài địa hình chịu tác động của quá trình ngoại sinh?
Trả lời:
Một vài địa hình chịu tác động của quá trình ngoại sinh: Nấm đá, các dạng địa hình do nước mài mòn,…
Câu 11: Trình bày những hậu quả do núi lửa phun trào?
Trả lời:
Núi lửa phun trào gây thiệt hại cho các vùng lân cận. Tro bụi và dung nham vùi lấp các thành thị, làng mạc, ruộng nương, gây thiệt hại về người và tài sản. Tuy nhiên, các vùng đất đỏ phi nhiều do dung nham bị phong hóa lại rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Câu 12: Nêu hậu quả do động đất gây ra?
Trả lời:
Hậu quả do động đất gây ra:
- Đổ nhà cửa, các công trình xây dựng
- Có thể gây nên lở đất, biến dạng đáy biển, làm phát sinh sóng thần khi xảy ra ở biển.
- Gây thiệt hại về người và của,...
Câu 13: So sánh sự khác nhau giữa động đất và núi lửa?
Trả lời:
Động đất | Núi lửa | |
Nguyên nhân hình thành | Ở những nơi vỏ Trái Đất bị đứt gãy, các dòng mac-ma theo các khe nứt của vỏ Trái Đất phun trào lên bề mặt (cả trên lục địa và đại dương) tạo thành núi lửa. | Chủ yếu do hoạt động của núi lửa, sự dịch chuyển các mảng kiến tạo hoặc sự đứt gãy trong vỏ Trái Đất gây ra. Động đất thường được lan truyền trên một diện tích rộng lớn. |
Câu 14: Nêu những hành động nên làm khi động đất xảy ra?
Trả lời:
Những hành động nên làm khi động đất xảy ra:
- Chui xuống gầm bàn
- Không đi thang máy
- Không đi ô tô
- Bảo vệ đầu
Câu 15: Trình bày các mức cường độ động đất?
Trả lời:
Cường độ động đất được tính bằng thang Richter:
- Nhẹ (4 – 4,9 độ), các vật treo lúc lắc.
- Trung bình (5 – 5,9 độ): nút đất, mứt công trình xây dựng, mực nước giếng thay đổi.
- Mạnh (6 – 6,9 độ): công trình xây dựng thông thường bị sụp đổ.
- Rất mạnh (7–7,9 độ); tàn phá nghiêm trọng, để sụt lở, đường sá bị phá huỷ.
- Cực mạnh (8–8,9 độ): tàn phá vô cùng nghiêm trọng trên diện tích rộng.
- Phá huỷ (≥ 9 độ); môi trường bị biến đổi hoàn toàn. Rất hiểm khi xảy ra.
Câu 16: Khoáng sản là gì?
Trả lời:
Khoáng sản là những khoảng vật và khoáng chất có ích trong tự nhiên nằm trong vỏ Trái Đất mà con người có thể khai thác để sử dụng trong sản xuất và đời sống.
Câu 17: Khoáng sản tồn tại dưới những trạng thái nào?
Trả lời:
Đa số khoáng sản gặp ở trạng thái rắn (các loại quặng, than,...). Chỉ có một số ít ở trạng thái lỏng (nước khoáng, dầu mỏ,...) hoặc trạng thái khi (khí thiên nhiên,... ).
Câu 18: Mỏ khoáng sản là gì?
Trả lời:
Mỏ khoáng sản là nơi tập trung khoáng sản có trữ lượng và chất lượng có thể khai thác để sử dụng vào mục đích kinh tế. Các mỏ khoáng sản đều được hình thành trong một thời gian dài hàng triệu năm.
Câu 19: So sánh sự khác nhau giữa núi và đồi?
Trả lời:
Núi | Đồi | |
Quá trình hình thành | Núi được tạo thành từ quá trình kiến tạo địa chất cách đây hàng triệu năm về trước | Được hình thành qua quá trình phong hóa, bóc mòn từ núi |
Dạng địa hình | Nhô cao rõ rệt so với mặt bằng xung quanh | Là dạng địa hình nhô cao nhưng không quá 200m so với vùng đất xung quanh |
So với mực nước biển | Từ 500 mét trở lên | Không quá 200m |
Hình dạng núi | Có đỉnh nhọn, sườn dốc | Đỉnh tròn, sườn thoải |
Câu 20: So sánh sự giống và khác nhau giữa cao nguyên và đồng bằng?
Trả lời:
Cao nguyên | Đồng bằng | ||
Giống | Bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng | ||
Khác | Dạng địa hình | Có sườn dốc | Dạng địa hình thấp |
Độ cao tuyệt đối | Từ 500m trở lên | Thường dưới 200m - gần 500m | |
Giá trị kinh tế | Thuận lợi trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc. Kinh tế chậm phát triển hơn bình nguyên. | Thuận lợi tưới tiêu, gieo trồng các loại cây lương thực. |