Câu hỏi tự luận Lịch sử 12 chân trời Bài 9: Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 – 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay
Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 9: Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 – 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 12 CTST.
Xem: => Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
CHƯƠNG 3: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945, CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TỪ THÁNG 8 NĂM 1945 ĐẾN NAY)
BÀI 9: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TỪ SAU THÁNG 4 - 1975 ĐẾN NAY. MỘT SỐ BÀI HỌC LỊCH SỬ CỦA CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN BẢO VỆ TỔ QUỐC TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
(17 câu)
1. NHẬN BIẾT (5 CÂU)
Câu 1: Trình bày những nét khái quát về bối cảnh lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975.
Trả lời:
- Thế giới:
+ Xu thế hoà hoãn Đông - Tây tiếp tục diễn ra, nhưng tình trạng bất ổn, xung đột vẫn diễn ra nhiều nơi trên thế giới.
+ Quan hệ giữa các nước lớn ẩn chứa nhiều yếu tố phức tạp.
- Trong nước:
+ Đất nước thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
+ Tình hình kinh tế - xã hội gặp rất nhiều khó khăn.
+ Bị Mỹ bao vây, cấm vận.
+ Quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc và Cam-pu-chia có nhiều dấu hiệu bất ổn.
Câu 2: Trình bày khái quát diễn biến chính cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam.
Trả lời:
Câu 3: Trình bày khái quát diễn biến chính cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Bắc.
Trả lời:
Câu 4: Hãy trình bày khái quát diễn biến chính của cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên Biển Đông.
Trả lời:
Câu 5: Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975 đến nay.
Trả lời:
Câu 6: Nêu những bài học cơ bản của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay.
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: Lập sơ đồ tư duy về những bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay. Theo em, bài học nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Trả lời:
(*) Sơ đồ tham khảo:
(*) Bài học quan trọng nhất là: Củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Vì: trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay:
+ Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của công cuộc xây dựng đất nước.
+ Đại đoàn kết dân tộc là sức mạnh nền tảng, tập hợp, phát huy sức mạnh của các tầng lớp nhân dân và cả cộng đồng người Việt ở nước ngoài tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Đại đoàn kết dân tộc là yếu tố khẳng định vị thế quốc gia trước những thách thức của thời đại mới, như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, đại dịch…
+ Đại đoàn kết dân tộc là yếu tố không tách rời với việc khẳng định chủ quyền biên giới, biển đảo của Việt Nam.
Câu 2: Theo em, chiến thắng 30/4/1975 có vai trò gì đối với quá trình bảo vệ Tổ quốc sau này?
Trả lời:
Câu 3: Cuộc xung đột biên giới Tây Nam với Campuchia vào cuối thập kỷ 1970 có tác động như thế nào đến tình hình chính trị và an ninh Việt Nam?
Trả lời:
Câu 4: Trình bày những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc sau tháng 4/1975.
Trả lời:
Câu 5: Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979 có ý nghĩa như thế nào đối với chính sách quốc phòng của Việt Nam sau này?
Trả lời:
Câu 6: Phân tích những bài học rút ra từ việc bảo vệ chủ quyền biển đảo trong những năm gần đây.
Trả lời:
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Làm thế nào để Việt Nam phát huy vai trò của mình trong việc bảo vệ hòa bình và ổn định khu vực Đông Nam Á?
Trả lời:
Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hòa bình và ổn định khu vực Đông Nam Á, và để phát huy vai trò này, cần thực hiện các biện pháp sau:
- Việt Nam tích cực tham gia và đóng góp vào các hoạt động của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đặc biệt là việc thúc đẩy đối thoại, hợp tác an ninh và giải quyết tranh chấp thông qua hòa bình. Việt Nam đã có nhiều sáng kiến nhằm xây dựng lòng tin và củng cố hòa bình trong khu vực.
- Việt Nam duy trì chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác, đồng thời sẵn sàng giải quyết các tranh chấp thông qua đàm phán và các biện pháp hòa bình.
- Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác quốc phòng với nhiều nước lớn trong khu vực và trên thế giới, nhằm xây dựng một môi trường an ninh khu vực ổn định, từ đó góp phần ngăn ngừa xung đột và duy trì hòa bình.
- Việt Nam đã và đang cử lực lượng tham gia các sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, qua đó nâng cao vị thế và uy tín của mình trên trường quốc tế, góp phần vào việc bảo vệ hòa bình và ổn định toàn cầu.
Nhờ những nỗ lực này, Việt Nam ngày càng được đánh giá cao trong vai trò là một nhân tố quan trọng đóng góp vào hòa bình và ổn định khu vực.
Câu 2: Những yếu tố nào giúp Việt Nam duy trì được sự ổn định và độc lập trước các mối đe dọa từ bên ngoài kể từ sau năm 1975?
Trả lời:
Câu 3: Những bài học nào từ cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể áp dụng vào việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
Trả lời:
4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)
Câu 1: Vận dụng kiến thức đã học, hãy phân tích giá trị thực tiễn của những bài học lịch sử từ các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay. Chiến thắng trong các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Trả lời:
- Một là, luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện, đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn xâm lược của kẻ thù. Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta cần luôn nêu cao tinh thần cảnh giác trước mọi tình huống, vì mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay, càng phải dự báo sát tình hình, sớm phát hiện, nhận rõ kẻ thù; xác định, đánh giá đúng đối tượng và đối tác trong từng thời điểm; giữ vững thế chủ động chiến lược, chuẩn bị về tư tưởng, lực lượng, thế trận; sẵn sàng đánh bại chiến tranh xâm lược của địch, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đất nước.
- Hai là, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh, nhất là ở những nơi địa bàn chiến lược, trọng điểm, biên giới, hải đảo. Việc chủ động, tích cực tham gia xây dựng, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trên, nhất là ở các địa bàn chiến lược, trọng điểm, biên giới, hải đảo là vô cùng quan trọng. Trong quá trình triển khai cần thấu triệt quan điểm của Đảng về mục tiêu, yêu cầu xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh, toàn diện cả về tiềm lực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh.
- Ba là, chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu ngày càng cao.
+ Lực lượng vũ trang nhân dân mà nòng cốt là Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cần tiếp tục phát huy vai trò chủ đạo trong xây dựng nền quốc phòng, an ninh nhân dân vững mạnh, xây dựng và củng cố vững chắc nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân; không ngừng nâng cao tiềm lực mọi mặt của đất nước, ngăn ngừa và sẵn sàng đánh thắng các loại hình chiến tranh xâm lược của kẻ thù trong mọi hoàn cảnh; kiên quyết không để bị động, bất ngờ, nhất là trước khả năng địch tấn công từ trên không, trên biển; bảo vệ vững chắc Tổ quốc từ sớm, từ xa.
+ Xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.
- Bốn là, nhạy bén nắm bắt tình hình thế giới, khu vực, tăng cường hợp tác, đối ngoại với các nước, nhất là các nước láng giềng. Quán triệt sâu sắc đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển của Đảng; đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, nhất là với các nước láng giềng, giữ vững môi trường hòa bình để xây dựng và phát triển đất nước.
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------