Câu hỏi tự luận lịch sử 6 chân trời sáng tạo Bài 19: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 19: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X.  Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 6 chân trời sáng tạo.

CHƯƠNG 5: VIỆT NAM TỪ KHOẢNG THẾ KỈ VII TCN

ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ X

BÀI 19: CÁC CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC TRƯỚC THẾ KỈ X

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Dựa vào hiểu biết của em, hãy nêu những nét chính về Hai Bà Trưng?

Trả lời:

Những nét chính về Hai Bà Trưng:

- Trưng Trắc và Trưng Nhị là con gái Lạc tướng huyện Mê Linh (Hà Nội ngày nay), thuộc dòng dõi Hùng Vương. Trưng Trắc là một phụ nữ dũng cảm, mưu trí. Chồng là Thi Sách, con Lạc tướng Chu Diên, cũng là một người yêu nước có ý chí quật cường.

- Khi người con gái đất Mê Linh kết duyên cùng con trai đất Chu Diên (Hà Nội ngày nay) đã làm cho Tô Định lo sợ. Bởi hắn biết rõ, đằng sau cuộc hôn lễ là sự liên kết thế lực giữa hai miền đất lớn của người Việt. Tô Định tìm mọi cách đem đại binh về Chu Diên, bắt giết Thi Sách.

- Căm hận sự tàn bạo của giặc Hán xâm lược, quyết rửa nợ nước, trả thù nhà, Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị kêu gọi, vận động các tù trưởng, thổ hào nhiều nơi đứng lên lật đổ ách đô hộ của nhà Hán. Ngày 6 tháng giêng năm 40, nghĩa quân hội tụ tại bãi Trường Sa bên cửa sông Hát làm lễ tế cờ:

“Một xin rửa sạch nước thù,

Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng,

Ba kẻo oan ức lòng chồng

Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này”.

Câu 2: Nguyên nhân nào dẫn đến sự bùng nổ của khởi nghĩa Hai Bà Trưng?

Trả lời:

Nguyên nhân bùng nổ:

- Đầu thế kỷ I, dưới ách thống trị của nhà Đông Hán, cuộc sống của nhân dân Âu Lạc hết sức ngột ngạt.

- Năm 34, Tô Định được cử sang làm Thái thú quận Giao Chỉ ra sức vơ vét, bóc lột làm cho đời sống nhân dân ta ngày càng cơ cực.

- Lòng căm thù của nhân dân ta làm bùng lên nhiều cuộc nổi dậy lẻ tẻ. Tô Định càng ra sức trấn áp, tiêu diệt cuộc nổi dậy bằng những hành động tàn sát. Một số Lạc tướng bị giết hại, trong đó có Thi Sách chồng của Trưng Trắc.

Câu 3: Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có ý nghĩa lịch sử gì?

Trả lời:

  • Diễn biến:

- Năm 34, nhà Hán sai Tô Định sang làm Thái thú quận Giao Chỉ. Tô Định vốn bạo ngược, cai trị tàn ác khiến cho nhân dân rất oán hận.

- Mùa xuân năm 40, Trưng Trắc và Trưng Nhị dựng cờ khởi nghĩa.

- Bấy giờ dân chúng quận Cửu Chân, Nhật Nam lần lượt nổi dậy, theo với Hai Bà Trưng ngày một đông đảo.

- Trong khí thế “rửa sạch nước thừ”, nghĩa quân Hai Bà Trưng nhanh chóng làm chủ Mê Linh, sau đó hạ thành Cổ Loa, tiến đánh và làm chủ Luy Lâu (Bắc Ninh).

- Sau khi giành thắng lợi, Trưng Trắc xưng vương, đóng đô ở Mê Linh. Tương truyền, chính quyền Trưng Vương ban tước cho người có công, miễn giảm thuế khóa cho dân.

  • Ý nghĩa lịch sử:

- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất, quật cường của dân tộc ta.

- Nêu cao tinh thần anh dũng của người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Câu 4: Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?

Trả lời:

Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

- Sự dũng cảm mưu trí, sáng tạo của người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa, đứng đầu là Hai Bà Trưng.

- Sự đồng lòng, đoàn kết ủng hộ của nhân dân các dân tộc,... đã xây dựng nên đội quân khởi nghĩa (đặc biệt là sự tham gia đông đảo của phụ nữ) với sức mạnh to lớn làm nên thắng lợi của cuộc khởi nghĩa.

- Sự căm ghét chính quyền đô hộ của nhân dân đã hun đúc nhiệt huyết yêu nước, đấu tranh chống chính quyền đô hộ của nhân dân ta.

Câu 5: Tình hình Âu Lạc sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.

Trả lời:

Tình hình Âu Lạc sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng:

- Khởi nghĩa thắng lợi. Đất nước được hoàn toàn giải phóng. Bà Trưng Trắc được tôn làm vua (Trưng Vương hay Trưng Nữ Vương).

- Trưng Vương đã chọn Mê Linh làm kinh đô, phong chức cho người có công và lập lại chính quyền, xoá bỏ pháp luật hà khắc cùng các thứ thuế và lao dịch nặng nề của chế độ đô hộ.

- Được tin cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi, vua Hán nổi giận, hạ lệnh khẩn trương chuẩn bị xe thuyền, làm thêm đường sá, tích trữ đường sá, tích trữ lương thực để đàn áp nghĩa quân.

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Cuộc kháng chiến chống quân nhà Hán của Hai Bà Trưng có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

Trả lời:

Ý nghĩa của cuộc kháng chiến:

- Thể hiện ý chí quật cường, bất khuất của dân tộc

- Nêu cao tinh thần đấu tranh anh dũng, lòng yêu nước, quyết tâm giành độc lập của nhân dân ta.

Câu 2: Đánh giá về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, sách Đại Việt sử kí toàn thư của Lê Văn Hưu viết: “Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành trì ở Lĩnh ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thể đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương...”. Hãy bày tỏ suy nghĩ của đánh giá đó.

Trả lời:

- Lời đánh giá đó chứng tỏ:

+ Lòng yêu nước, ý chí độc lập của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc đang dâng cao. Khí thế đấu tranh giành độc lập dân tộc đang bùng cháy. Dưới ngọn cờ khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, nhân dân ta sẵn sàng đứng lên đánh giặc cứu nước.

+ Nhân dân ta vô cùng căm phẫn chính sách đô hộ tàn bạo của bọn phong kiến phương Bắc, sẵn sàng đứng lên khởi nghĩa khi có điều kiện.

+ Dân tộc ta đủ khả năng, ý chí và sức mạnh để giành và giữ độc lập dân tộc.

+ Dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng, khởi nghĩa nhanh chóng giành thắng lợi, đuổi quân Hán ra khỏi đất nước.

Câu 3: Mục đích của các chính sách cai trị nước ta của triều Ngô đầu thế kỉ III?

Trả lời:

Mục đích:

- Nhằm đồng hóa dân tộc ta.

- Thực hiện chính sách cai trị lâu dài trên đất nước ta.

Câu 4: Hãy nêu các biện pháp thực hiện chính sách cai trị nước ta của triều Ngô đầu thế kỉ III?

Trả lời:

Biện pháp thực hiện:

- Chia châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu (miền đất Âu Lạc cũ).

- Loại trừ người Việt khỏi bộ máy chính quyền, người Hán làm Huyện lệnh, trực tiếp cai quản cấp huyện.

- Dùng mọi thủ đoạn để mua chuộc, chia rẽ nội bộ nhân dân ta để gây đàn áp những cuộc đấu tranh chống lại chúng.

- Bắt hàng nghìn thợ thủ công giỏi của nước ta đưa về Trung Quốc

- Tăng cường chính sách bóc lột tàn bạo bằng các loại thuế, lao dịch, đặc biệt là chế độ cống rất nặng nề. Dồn nhân dân ta vào cảnh khốn cùng.

- Đưa nhiều người Hán sang ở lẫn với nhân dân ta, du nhập phong phong tục, tập quán, bắt dân ta phải theo pháp luật, phong tục tập quán của người Hán, học tiếng Hán.

- Kìm hãm kinh tế nước ta bằng cách độc quyền về sắt và ngoại thương.

Câu 5: Kể tên các sự kiện chính trong lịch sử đấu tranh chống chế độ cai trị phong kiến phương Bắc trước thế kỉ X?

Trả lời:

Tên các sự kiện chính trong lịch sử đấu tranh chống chế độ cai trị phong kiến phương Bắc trước thế kỉ X:

- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

- Khởi nghĩa Bà Triệu

- Khởi nghĩa Lí Bí

- Khởi nghĩa Mai Thúc Loan

- Khởi nghĩa Phùng Hưng.

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Khởi nghĩa bà Triệu có kết quả như thế nào? Em hãy nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa bà Triệu.

Trả lời:

  • Kết quả:

- Khởi nghĩa thể hiện ý chí quyết tâm đánh bại quân xâm lược. Tuy nhiên quy n mô của cuộc khởi nghĩa còn nhỏ, lực lượng mỏng và chưa lôi kéo được sự góp sức nên khởi nghĩa thất bại

  • Ý nghĩa:

- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất của dân tộc nói chung, của phụ nữ Việt Nam nói riêng.

- Cuộc khởi nghĩa trở thành ngọn cờ tiêu biểu trong các cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân ta suốt thế kỉ III - V.

Câu 2: Em có nhận xét gì về chính sách cai trị nước ta dưới thời nhà Lương?

Trả lời:

Nhận xét gì về chính sách cai trị nước ta dưới thời nhà Lương:

- Đây là chính sách cai trị bất công.

- Chính sách cai trị vô cùng tàn bạo, hà khắc.

 

Câu 3: Vì sao cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng được mọi người hưởng ứng?

Trả lời:

Khởi nghĩa được mọi người hưởng ứng vì:

- Phùng Hưng là người có uy tín trong vùng.

- Nhân dân căm thù chính sách bóc lột nặng nề của nhà Đường.

- Đường Lâm là nơi có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm.

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Lập bảng tổng kết những sự kiện lịch sử chính trong thời kì đấu tranh chống phong kiến phương Bắc của nhân dân ta từ thế kỉ I đến trước thế kỉ X

Trả lời:

Tiểu mục

Sự kiện

Các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ nước ta ứng với các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến

- Nhà Hán: cuộc khởi nghĩa và kháng chiến Hai Bà Trưng (40 – 43)

- Nhà Ngô: Cuộc khởi nghĩa bà Triệu (248).

- Nhà Lương: Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí (542 - 544), cuộc kháng chiến của Lý Nam Đế và của Triệu Quang Phục (545 - 602).

- Nhà Đường: Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan (713 - 722), khởi nghĩa Phùng Hưng (776 - 791).

Nguyên nhân chung

- Do chính sách cai trị hà khắc của chính quyền đô hộ phương Bắc khiến nhân dân ta lâm vào cảnh khốn cùng.

- Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ ngày càng gay gắt.

Về quy mô các cuộc khởi nghĩa kháng chiến

Các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến diễn ra trên quy mô rộng lớn và quyết liệt, kéo dài.

Về lực lượng tham gia

Đã thu hút được đông đảo quần chúng tham gia.

Về kết quả và ý nghĩa

- Một số cuộc khởi nghĩa đã giành được độc lập tự chủ như: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, khởi nghĩa Lý Bí, khởi nghĩa Mai Thúc Loan...

- Thể hiện tinh thần yêu nước và ý chí đấu tranh giành độc lập dân tộc.

 

 

 

 

68 sign bu q néb Mục đích và biện pháp

 

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay