Câu hỏi tự luận lịch sử 6 chân trời sáng tạo Bài 21: Vương quốc cổ Phù Nam

Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 21: Vương quốc cổ Phù Nam.  Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 6 chân trời sáng tạo.

Xem: => Giáo án lịch sử 6 sách chân trời sáng tạo

CHƯƠNG 5: VIỆT NAM TỪ KHOẢNG THẾ KỈ VII TCN

ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ X

BÀI 21: VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Vương quốc cổ Phù Nam được thành lập vào thời gian nào? Dựa trên cơ sở văn hóa nào để thành lập?

Trả lời:

- Vương quốc cổ Phù Nam được thành lập vào thế kỉ I.

- Trên sơ cở văn hóa Óc Eo (An Giang, Việt Nam) và chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Vương quốc cổ Phù Nam được thành lập.

Câu 2: Từ thế kỉ III đến thế kỉ V, Vương quốc cổ Phù Nam phát triển như thế nào?

Trả lời:

Từ thế kỉ III đến thế kỉ V, Vương quốc cổ Phù Nam phát triển trở thành một trong những đế chế hùng mạnh trong khu vực Đông Nam Á.

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Vương quốc cổ Phù Nam bị vương quốc nào thôn tính và sụp đổ vào thời gian nào?

Trả lời:

Vương quốc cổ Phù Nam bị bị Chân Lạp - một vương quốc của người Khơ-me thôn tính và sụp đổ vào đầu thế kỉ VII.

Câu 2: Em hãy nêu những biểu hiện về sự phát triển kinh tế của Vương quốc Phù Nam?

Trả lời:

- Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, cư dân Phù Nam lấy nông nghiệp làm chính, kết hợp với đánh bắt thủy - hải sản, chế tác kim hoàn. Cư dân Phù Nam có thể “gieo (lúa) một năm, gặt hái ba năm”.

- Sản xuất thủ công nghiệp và trao đổi, buôn bán khá phát triển. Nhiều sản phẩm thủ công nghiệp độc đáo thể hiện đặc trưng của vùng văn hóa sông nước vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

- Ngoại thương đường biển rất phát triển. Cư dân Phù Nam mở cửa giao lưu thương mại, trao đổi sản vật và hàng hóa với thương nhân các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Mã Lai,... Hoạt động buôn bán nhộn nhịp ở các cảng thị, đặc biệt ở Óc Eo.

Câu 3: Xã hội Vương quốc Phù Nam phân chia như thế nào?

Trả lời:

Tổ chức xã hội của Vương quốc Phù Nam

- Xã hội Phù Nam có nhiều tầng lớp: quý tộc, nông dân, thương nhân, thợ thủ công.

- Quý tộc và phần lớn thương nhân, thợ thủ công sống trong các thành thị.

- Nhờ thủ công nghiệp và ngoại thương phát triển nên thành thị Phù Nam là nơi sinh sống của nhiều tầng lớp dân cư và giữ vai trò quan trọng trong tổ chức xã hội của Phù Nam.

Câu 4: Em có nhận xét gì về tín ngưỡng, tôn giáo của Vương quốc cổ Phù Nam?

Trả lời:

Tín ngưỡng, tôn giáo:

- Cư dân Phù Nam thờ đa thần. 

+ Sớm tiếp nhận đạo Phật và đạo Hin-đu từ Ấn Độ.

+ Với cảng biển và giao thông đường thủy phát triển, Phù Nam được coi là “trạm trung chuyển” để các tôn giáo như Phật giáo, Hin-đu giáo tiếp tục truyền bá sâu rộng vào khu vực Đông Nam Á.

 

Câu 5: Nêu những nét chính về thành tựu văn hóa của Vương quốc Phù Nam?

Trả lời:

  • Tín ngưỡng, tôn giáo:

- Cư dân Phù Nam thờ đa thần. 

+ Sớm tiếp nhận đạo Phật và đạo Hin-đu từ Ấn Độ.

+ Với cảng biển và giao thông đường thủy phát triển, Phù Nam được coi là “trạm trung chuyển” để các tôn giáo như Phật giáo, Hin-đu giáo tiếp tục truyền bá sâu rộng vào khu vực Đông Nam Á.

  • Nghệ thuật điêu khắc tượng, thần từ đá, gỗ rất phát triển với những sáng tạo mang phong cách riêng của Phù Nam.
  • Nhiều đồ trang sức từ vật liệu khác nhau như vàng, đá quý cũng phát triển ở Phù Nam.

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Lí do nào khiến Phù Nam nhanh chóng đẩy mạnh hoạt động thương nghiệp nội địa?

Trả lời:

Với nền kinh tế nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển, đồng thời tận dụng vị trí địa lí thuận lợi trong phát triển thương mại, buôn bán nên Phủ Nam nhanh chóng đẩy mạnh hoạt động thương nghiệp nội địa.

 

Câu 2: Biểu hiện nói lên sự sôi động trong sự phát triển thương nghiệp ở Phù Nam?

Trả lời:

Việc phát hiện nhiều loại đồng tiền bằng vàng, bạc, đồng cùng với nhiều lá vàng cắt nhỏ có hình dạng, kích thước và trọng lượng gần giống nhau cùng với những con nêm bằng chì, con dấu bằng kim loại, bằng đá đã nói lên sự sôi động trong phát triển thương nghiệp của Phù Nam.

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Nền kinh tế thương mại của Phù Nam phát triển thịnh đạt ở thời gian nào? Biểu hiện của sự thịnh đạt đó.

Trả lời:

- Nền kinh tế thương mại của Phù Nam phát triển thịnh đạt ở thế kỉ III đến thế kỉ V.

- Biểu hiện:

+ Với nền kinh tế nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển, đồng thời tận dụng vị trí địa lí thuận lợi trong phát triển thương mại, buôn bán nên Phủ Nam nhanh chóng đẩy mạnh hoạt động thương nghiệp nội địa.

+ Việc phát hiện nhiều loại đồng tiền bằng vàng, bạc, đồng cùng với nhiều lá vàng cắt nhỏ có hình dạng, kích thước và trọng lượng gần giống nhau cùng với những con nêm bằng chì, con dấu bằng kim loại, bằng đá đã nói lên sự sôi động trong phát triển thương nghiệp của Phù Nam. Đây

+ Ngoài việc chú trọng phát triển thương nghiệp nội địa, Phù Nam còn vươn ra thị trường quốc qua trao đổi, buôn bán hàng hóa. Nước Phù Nam từ rất sớm đã có hoạt động thương mại phát đạt với các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Mã Lai, La Mã... qua cảng thị Óc Eo.

+ Điều này cho thấy cả một dòng thương nghiệp nối liền Óc Eo với Ấn Độ Dương bằng đường thủy thông qua vịnh Thái Lan. Đó là bằng chứng của một nền kinh tế thị trường mang tính quốc tế.

Câu 2: Đến thế kỉ VI, người Chân Lạp nhân lúc Vương quốc Phù Nam suy yếu đã thôn tính vương quốc này như thế nào?

Trả lời:

- Đến thế kỷ thứ VI, nhân lúc Vương quốc Phù Nam suy yếu, người Khơ-me ở Chân Lạp (Campuchia ngày nay) nhân cơ hội này đánh chiếm các vùng đất vốn thuộc cai quản của Phù Nam.

- Vào năm 550, vua Chân Lạp là Trì Đà Tư Na đem quân tiến đánh vào kinh thành Đặc Mục của Phù Nam. Vua Phù Nam bấy giờ là Lưu Đà Bạt Ma không chống đỡ nổi, phải bỏ kinh thành chạy sang thành Na Phất Na. Kinh thành Đặc Mục bỗng chốc bị phá hủy bởi người Khơ-me.

 

 

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay