Câu hỏi tự luận lịch sử 6 chân trời sáng tạo Ôn tập chương 5 (P3)

Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 5 (P3). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 6 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP CHƯƠNG 5. VIỆT NAM TỪ KHOẢNG THẾ KỶ VII TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ X (PHẦN 3)

Câu 1: Hãy cho biết nguyên nhân và mục đích của cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng

Trả lời:

 Nguyên nhân và mục đích của cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng:

●      Mùa xuân năm 40, do chính sách cai trị hà khắc của chính quyền đô hộ nhà Hán đã làm cho nhân dân ta ở khắp nơi đều căm phẫn, muốn nổi dậy chống lại.

●      Hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị là con gái Lạc tướng huyện Mê Linh, có lòng yêu nước, chí căm thù quân xâm lược sâu sắc. 

●      Để đền nợ nước, trả thù nhà Hai Bà Trưng đã dựng cờ khởi nghĩa.

Câu 2: Nêu nguyên nhân và mục đích của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu

Trả lời:

●      Nguyên nhân: Đầu thế kỉ II, do chính sách cai trị hà khắc của chính quyền đô hộ nhà Ngô, phong trào đấu tranh của người Việt tiếp tục bùng nổ, tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Bà Triệu

●      Mục đích: Chống lại ách thống trị, đòi lại đất nước, bảo vệ cuộc sống người dân 

 

Câu 3: Hãy trình bày diễn biến chính và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu

Trả lời:

●      Năm 248, từ căn cứ ở núi Nưa (Triệu Sơn, Thanh Hoá), khởi nghĩa bùng nổ

●      Lực lượng nghĩa quân đã đánh hạ nhiều huyện lị, thành ấp ở Cửu Chân, Cửu Đức, Nhật Nam. Quan lại nhà Ngô từ thái thú đến huyện lệnh, huyện trưởng hoặc bị giết, hoặc bỏ trốn. Cuộc khởi nghĩa khiến cho toàn thể Giao Châu đều chấn động.

●      Trước tình hình đó, nhà Ngô đã cử 8.000 quân sang đàn áp. Do lực lượng quân Ngô quá mạnh, khởi nghĩa đã bị đàn áp, Bà Triệu anh dũng hy sinh tại khu vực núi Tùng (Thanh Hoá).

Câu 4: Hãy cho biết kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lý Bí.

Trả lời:

Diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Lý Bí và công cuộc bảo vệ nước Vạn Xuân:

* Diễn biến:

●      Năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa ở Thái Bình. Hào kiệt ở khắp nơi kéo về hưởng ứng: Tinh Thiều, Phạm Tu, Triệu Túc,..

●      Trong vòng chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận huyện.

●      Tháng 4/542, nhà Lương cử quân sang đàn áp, bị nghĩa quân đánh bại, giải phóng được Hoàng Châu.

●      Đầu năm 543, nhà Lương đàn áp lần hai.

●      Nghĩa quân ta chủ động đón đánh địch ở Hợp Phố và giành thắng lợi.

- Kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lý Bí. - Kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lý Bí.

* Kết quả :

●      Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế) vào mùa xuân năm 544.

●      Đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch, lập triều đình với 2 ban văn võ.

* Ý nghĩa: Cuộc khởi nghĩa Lý Bí cho ta thấy đc lòng yêu nước, sự quyết giành lại độc lập, tự do của đất nước ta trong lòng mỗi người dân. Đồng thời khi Lý Bí lên ngôi hoàng đế còn cho thấy rằng nước ta đã là một nước độc lập, có dân, có vua và có hạnh phúc, ấm no.

Câu 5: Trình bày nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng

Trả lời:

Nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng: 

* Nguyên nhân: Do chính sách bóc lột nặng nề của nhà Đường.

* Kết quả: Khởi nghĩa thất bại nhưng đã giành quyền làm chủ trong 9 năm

* Ý nghĩa:

●      Khẳng định quyết tâm giành lại độc lập dân tộc, tự chủ, mong muốn dân tộc được hòa bình, tự do của người Việt

●      Phản ánh nỗi bất bình của nhân dân ta trước những chính sách tàn bạo của quân xâm lược

●      Mở đường cho những thắng lợi to lớn về sau.

Câu 6: Em hãy mô tả cấu trúc thành Cổ Loa?

Trả lời:

Mô tả cấu trúc thành Cổ Loa:

- Là một khu thành đất rộng lớn được vua An Dương Vương cho xây dựng ở kinh đô Phong Khê (nay là Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội).  - Là một khu thành đất rộng lớn được vua An Dương Vương cho xây dựng ở kinh đô Phong Khê (nay là Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội).

- Thành rộng hơn nghìn trượng như hình trôn ốc nên gọi là Loa thành.  - Thành rộng hơn nghìn trượng như hình trôn ốc nên gọi là Loa thành.

- Thành có ba vòng khép kín (thành Ngoại, thành Trung và thành Nội) với tổng chiều dài chu vi khoảng 16.000 m. Chiều cao khoảng 5 - 10 m, chân thành rộng từ 10 - 12 m.  - Thành có ba vòng khép kín (thành Ngoại, thành Trung và thành Nội) với tổng chiều dài chu vi khoảng 16.000 m. Chiều cao khoảng 5 - 10 m, chân thành rộng từ 10 - 12 m.

- Các thành đều có hào bao bọc xung quanh, rộng từ 10 - 30 m. Các hào thông nhau, vừa nối với một đầm lớn (Đầm Cả) ở giữa thành Trung và thành Ngoại, vừa nối với sông Hoàng.  - Các thành đều có hào bao bọc xung quanh, rộng từ 10 - 30 m. Các hào thông nhau, vừa nối với một đầm lớn (Đầm Cả) ở giữa thành Trung và thành Ngoại, vừa nối với sông Hoàng.

- Bên trong thành Nội là những khu nhà ở và làm việc của nhà vua và các Lạc hầu, Lạc tướng.  - Bên trong thành Nội là những khu nhà ở và làm việc của nhà vua và các Lạc hầu, Lạc tướng.

- Trong thành có lực lượng quân đội mạnh gồm 2 bộ phận: thủy binh và bộ binh được trang bị vũ khí đầy đủ.  - Trong thành có lực lượng quân đội mạnh gồm 2 bộ phận: thủy binh và bộ binh được trang bị vũ khí đầy đủ.

- Sự phát triển của nước Âu Lạc so với nước Văn Lang trên lĩnh vực tổ chức, quản lý nhà nước.  - Sự phát triển của nước Âu Lạc so với nước Văn Lang trên lĩnh vực tổ chức, quản lý nhà nước.

- Nhà nước Âu Lạc rất chú trọng bảo vệ an ninh quốc phòng của đất nước. Cổ Loa vừa là kinh thành, vừa là “quân thành”, là căn cứ quân sự mang tính phòng thủ kiên cố của Âu Lạc.  - Nhà nước Âu Lạc rất chú trọng bảo vệ an ninh quốc phòng của đất nước. Cổ Loa vừa là kinh thành, vừa là “quân thành”, là căn cứ quân sự mang tính phòng thủ kiên cố của Âu Lạc.

- Đây là biểu tượng của nền văn minh Việt cổ.  - Đây là biểu tượng của nền văn minh Việt cổ.

 

Câu 7: Nhà nước Âu Lạc sụp đổ như thế nào?

Trả lời:

Sự sụp đổ của nhà nước Âu Lạc:

- Năm 207 TCN, Triệu Đà đem quân xâm lược Âu Lạc. Quân dân Âu Lạc đã chiến đấu anh dũng, với vũ khí tốt đã đánh bại các cuộc tấn công của quân Triệu, giữ vững nền độc lập của đất nước.  - Năm 207 TCN, Triệu Đà đem quân xâm lược Âu Lạc. Quân dân Âu Lạc đã chiến đấu anh dũng, với vũ khí tốt đã đánh bại các cuộc tấn công của quân Triệu, giữ vững nền độc lập của đất nước.

- Năm 179 TCN, Triệu Đà giả vờ xin hoà và dùng mưu kế chia rẽ nội bộ nước ta. Triệu Đà tiếp tục đem quân xâm lược lần nữa. Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu.  - Năm 179 TCN, Triệu Đà giả vờ xin hoà và dùng mưu kế chia rẽ nội bộ nước ta. Triệu Đà tiếp tục đem quân xâm lược lần nữa. Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu.

Câu 8: Nhà nước Âu Lạc đã có những thay đổi gì từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I?

Trả lời:

Những thay đổi của nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I

- Sau khi chiếm được Âu Lạc, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân và sau đó nhà Hán chia nước ta thành 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, xóa bỏ tên nước ta đưa quan lại người Hán sang cai trị, đứng đầu châu là Thứ sử, đứng đầu quận là Thái thú, dưới quận là huyện, do các Lạc tướng cai quản như trước.  - Sau khi chiếm được Âu Lạc, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân và sau đó nhà Hán chia nước ta thành 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, xóa bỏ tên nước ta đưa quan lại người Hán sang cai trị, đứng đầu châu là Thứ sử, đứng đầu quận là Thái thú, dưới quận là huyện, do các Lạc tướng cai quản như trước.

- Chính quyền đô hộ ra sức cướp đất, bóc lột và áp bức nhân dân ta một cách tàn bạo. Chúng lại đưa một số người Hán sang sinh sống trên đất nước ta và bắt nhân dân ta phải theo phong tục, tập quán của chúng.  - Chính quyền đô hộ ra sức cướp đất, bóc lột và áp bức nhân dân ta một cách tàn bạo. Chúng lại đưa một số người Hán sang sinh sống trên đất nước ta và bắt nhân dân ta phải theo phong tục, tập quán của chúng.

- Ách đô hộ tàn bạo càng tăng lên khi tên Tô Định sang làm Thái thú Giao Chỉ (năm 34). Ý chí đấu tranh chống ách xâm lược của nhân dân ta ngày càng dâng cao.  - Ách đô hộ tàn bạo càng tăng lên khi tên Tô Định sang làm Thái thú Giao Chỉ (năm 34). Ý chí đấu tranh chống ách xâm lược của nhân dân ta ngày càng dâng cao.

 

Câu 9: Quân sự và quốc phòng nước ta thời Âu Lạc có gì nổi bật?

Trả lời:

Về quân sự, quốc phòng:

- Xây dựng thành Cổ Loa: Thời Âu Lạc, An Dương Vương đã cho xây dựng Thành Cổ Loa để bảo vệ đất nước. Đây là công trình kiến trúc lớn và độc đáo trong việc xây dựng của dân tộc ta. Là căn cứ quân sự mang tính phòng thủ kiên cố của Âu Lạc. Thể hiện trình độ phát triển cao của nước Âu Lạc và là biểu tượng của nền văn minh Việt cổ.  - Xây dựng thành Cổ Loa: Thời Âu Lạc, An Dương Vương đã cho xây dựng Thành Cổ Loa để bảo vệ đất nước. Đây là công trình kiến trúc lớn và độc đáo trong việc xây dựng của dân tộc ta. Là căn cứ quân sự mang tính phòng thủ kiên cố của Âu Lạc. Thể hiện trình độ phát triển cao của nước Âu Lạc và là biểu tượng của nền văn minh Việt cổ.

- Lực lượng quốc phòng: Thời Âu Lạc có quân đội mạnh, gồm bộ binh, thủy binh được trang bị vũ khí tốt, đặc biệt là nỏ sử dụng mũi tên bằng đồng. Có hệ thống thuyền chiến vừa để luyện tập, vừa sẵn sàng chiến đấu.  - Lực lượng quốc phòng: Thời Âu Lạc có quân đội mạnh, gồm bộ binh, thủy binh được trang bị vũ khí tốt, đặc biệt là nỏ sử dụng mũi tên bằng đồng. Có hệ thống thuyền chiến vừa để luyện tập, vừa sẵn sàng chiến đấu.

Câu 10: Đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người Việt thời kì Văn Lang, Âu Lạc như thế nào?

Trả lời:

Đời sống vật chấtĐời sống tinh thần
 - Lương thực chính là lúa, gạo, khoai, đậu, rau, củ, tôm cá, ốc,... Đến thời Âu Lạc, lúa, gạo, khoai, đậu, rau, củ ngày một nhiều hơn.  - Ngày lễ, ngày tết có thêm bánh chưng, bánh giầy. Cư dân Văn Lang, Âu Lạc còn biết làm mắm cá, làm muối, biết sử dụng mâm, bát, muôi,...  - Cư dân Văn Lang, Âu Lạc đi lại chủ yếu bằng thuyền, ở nhà sàn. Họ thường làm nhà cao ở ven sông, ven biển hoặc trên sườn đồi để tránh thú dữ. Nhà có mái cong hình thuyền hoặc mái tròn hình mui thuyền.  - Ngày thường, nam đóng khố, mình trần, đi chân đất; nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực,... Khi có lễ hội, họ đội mũ cầm lông chim, nữ mặc váy xòe, đeo trang sức, nam mặc khố dài.

 - Cư dân Văn Lang, Âu Lạc có tục thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần trong tự nhiên như thần Sông, thần Núi, thần Mặt Trời,...  - Họ biết chôn người chết trong thạp, bình, mộ thuyền. Người giàu có thường chôn theo những công cụ và đồ trang sức quý giá.  - Họ biết về thẩm mỹ như nhuộm răng đen, xăm mình.  - Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc giản dị, chất phác, hòa mình với thiên nhiên.  - Trong các ngày lễ hội, họ thường tổ chức vui chơi đấu vật, đua thuyền, nhảy múa, ca hát bên tiếng khèn, sáo, trống, chiêng,...

 

 

Câu 11: Mối liên hệ giữa thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng là gì?

Trả lời:

Thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng:

- Để đề cao vị trí của đất nước và bảo vệ kinh thành do mình thành lập, An Dương Vương đã tập trung lực lượng xây dựng một khu thành rộng lớn hơn nghìn trượng như hình trôn ốc nên gọi là Loa thành gồm hơn 3 vòng khép kín, cao, rộng, có hào bao quanh, được người sau gọi là thành Cổ Loa. - Để đề cao vị trí của đất nước và bảo vệ kinh thành do mình thành lập, An Dương Vương đã tập trung lực lượng xây dựng một khu thành rộng lớn hơn nghìn trượng như hình trôn ốc nên gọi là Loa thành gồm hơn 3 vòng khép kín, cao, rộng, có hào bao quanh, được người sau gọi là thành Cổ Loa.

- Thành Cổ Loa thực sự là một công trình xây dựng đồ sộ, tiêu biểu cho nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc, thể hiện trí tuệ sáng tạo của người Việt cổ sống cách ngày nay hơn 2000 năm. - Thành Cổ Loa thực sự là một công trình xây dựng đồ sộ, tiêu biểu cho nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc, thể hiện trí tuệ sáng tạo của người Việt cổ sống cách ngày nay hơn 2000 năm.

- Cổ Loa còn là một quân thành. Ở đây có một lực lượng quân đội lớn gồm bộ binh và thuỷ binh được trang bị vũ khí bằng đồng như giáo, rìu chiến, dao găm và đặc biệt là nỏ.  - Cổ Loa còn là một quân thành. Ở đây có một lực lượng quân đội lớn gồm bộ binh và thuỷ binh được trang bị vũ khí bằng đồng như giáo, rìu chiến, dao găm và đặc biệt là nỏ.

Câu 12: Em có nhận xét gì về xã hội nước ta thời Âu Lạc?

Trả lời:

Nhận xét về xã hội nước ta thời Âu Lạc: Do sự phát triển kinh tế nên dân số tăng lên nhiều hơn. Sự phân hóa xã hội sâu sắc.

 

Câu 13: Những biểu hiện nào cho thấy chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta đã thất bại?

Trả lời:

Biểu hiện cho chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta là thất bại:

- Người Việt vẫn nghe-nói, truyền lại cho con cháu tiếng mẹ đẻ - Người Việt vẫn nghe-nói, truyền lại cho con cháu tiếng mẹ đẻ

- Những tín ngưỡng truyền thống như thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên,.... tiếp tục được duy trì. - Những tín ngưỡng truyền thống như thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên,.... tiếp tục được duy trì.

- Bảo tồn phong tục tập quán Việt như tục nhuộm răng, ăn trầu, búi tóc, xăm mình, làm bánh chưng, bánh giày,... - Bảo tồn phong tục tập quán Việt như tục nhuộm răng, ăn trầu, búi tóc, xăm mình, làm bánh chưng, bánh giày,...

Câu 14: So sánh sự giống và khác nhau giữa nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc?

Trả lời:

●     Giống nhau:

- Là tổ chức bộ máy nhà nước đầu tiên, còn sơ khai, đơn giản, vua có quyền quyết định tối cao.  - Là tổ chức bộ máy nhà nước đầu tiên, còn sơ khai, đơn giản, vua có quyền quyết định tối cao.

- Giúp vua cai trị là các Lạc hầu, Lạc tướng. Lạc tướng đứng đầu các bộ; Bồ chính đứng đầu các chiềng, chạ.  - Giúp vua cai trị là các Lạc hầu, Lạc tướng. Lạc tướng đứng đầu các bộ; Bồ chính đứng đầu các chiềng, chạ.

●     Khác nhau:

 - Nước Văn Lang đóng đô ở vùng trung du: Phong Châu (Phú Thọ ngày nay).

- Nước Âu Lạc đóng đô ở vùng đồng bằng: Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh - Hà Nội ngày nay).  - Nước Âu Lạc đóng đô ở vùng đồng bằng: Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh - Hà Nội ngày nay).

- Nhà nước Âu Lạc phát triển hơn, có thành Cổ Loa vừa là kinh đô trung tâm chính trị, kinh tế, vừa là công trình quân sự độc đáo bảo vệ an ninh quốc gia, thể hiện trình độ phát triển cao hơn.  - Nhà nước Âu Lạc phát triển hơn, có thành Cổ Loa vừa là kinh đô trung tâm chính trị, kinh tế, vừa là công trình quân sự độc đáo bảo vệ an ninh quốc gia, thể hiện trình độ phát triển cao hơn.

- Vua An Dương Vương có quyền lực cao hơn vua Hùng, có quân đội mạnh được trang bị đầy đủ, đặc biệt là “nỏ thần”.  - Vua An Dương Vương có quyền lực cao hơn vua Hùng, có quân đội mạnh được trang bị đầy đủ, đặc biệt là “nỏ thần”.

Câu 15: Hãy cho biết một số nét văn hóa của người Việt vẫn được duy trì trong thời Bắc thuộc

Trả lời:

Một số nét văn hóa của người Việt vẫn được duy trì trong thời Bắc thuộc: thờ cúng tổ tiên, tảo mộ, tưởng niệm thần thành hoàng ở đình làng, viết chữ Nho, xin chữ,...

 

Câu 16: Trong thời kì Bắc thuộc, nhân dân ta đã tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Hoa như thế nào?

Trả lời:

Trong suốt thời Bắc thuộc, nhân dân ta đã tiếp thu CỔ chọn lọc những yếu tố văn hoá Trung Hoa để phát triển văn hoá dân tộc:

●      Học một số phát minh kỹ thuật như làm giấy, chế tạo đồ thuỷ tinh,...

●      Tiếp thu một số là tết như tết Hàn thực, Đoan Ngọ, Trung thu nhưng đã có sự vận dụng cho phù hợp với văn hoà của người Việt

●      Tiếp thu Đạo giáo, có sự hoà nhập với tín ngưỡng dân gian

●      Tiếp thu chữ Hán, một số quy tắc lễ nghĩa, cách đặt tên họ giống người Hàn, tư tưởng gia trưởng, phụ quyền, nhưng vẫn giữ gìn truyền thống tôn trọng người già và phụ nữ

●      Đón nhận một số dòng Phật giáo. xuất hiện nhiều vị cao tăng nổi tiếng đã sang kinh đô nhà Đường để giảng kinh cho vua Đường

Câu 17: Nhân dân ta đã làm gì để bảo vệ và phát triển văn hoá dân tộc trong hàng nghìn năm Bắc thuộc?

Trả lời:

Người Việt luôn có ý thức giữ gìn nền văn hóa bản địa của mình:

●      Tiếng Việt vẫn được người dân truyền dạy cho con cháu. Người Việt vẫn nghe và nói hoàn toàn bằng tiếng mẹ đẻ.

●      Những tín ngưỡng truyền thống tiếp tục được duy trì như: thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên,...

●      Trong các làng xã, những phong tục tập quán như búi tóc, xăm mình, nhuộm răng đen, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy,... vẫn được lưu truyền từ đời này qua đời khác

Câu 18: "Bị đô hộ hàng mười thế kỷ mà sau mấy nghìn năm – Ta vẫn là ta - hẳn không phải vì mũi tên nhọn hơn, bắp thịt cửng hơn mà chủ yếu là nhờ văn hoá, nhờ đạo lí, nhờ hệ giá trị tinh thần của riêng mình." (Trần Văn Giàu). Dựa vào nhận định trên và kiến thức đã học, em hãy cho biết yếu tố nào đóng vai trò quan trọng nhất giúp người Việt không bị đồng hoá và vẫn luôn nuôi dưỡng ý chỉ giành lại độc lập sau hàng nghìn năm bị đô hộ.

Trả lời:

Yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất giúp người Việt không bị đồng hoá và vẫn luôn nuôi dưỡng ý chỉ giành lại độc lập sau hàng nghìn năm bị đô hộ vì: 

●      Người Việt hiểu rõ Trung Quốc và ý đồ đồng hóa của họ

●      Người Việt đoàn kết, yêu nước, yêu văn hóa của mình

●      Sự sáng tạo của người Việt: tiếp thu chọn lọc, đọc chữ Hán bằng tiếng Việt

●      Truyền thống dựng nước và giữ nước, bảo vệ văn hóa dân tộc

 

Câu 19: Hãy ra chỉ ra những phong tục của người Việt trong thời kì Bắc thuộc vẫn được duy trì đến ngày nay.

Trả lời:

Những phong tục của người Việt trong thời kì Bắc thuộc vẫn được duy trì đến ngày nay: làm bánh chưng bánh giầy, xăm mình, ăn trầu ở một số vùng quê...

Câu 20: Chính quyền phong kiến phương Bắc đã thực hiện chính sách cai trị văn hoá như thế nào?

Trả lời:

Về chính sách đồng hóa: Đưa người Hán sang ở cùng người Việt, buộc dân ta phải học chữ Hán và tiếng Hán, mở các lớp dạy chữ hán tại các quận; tuân theo luật pháp và phong tục tập quán của người Hán, tìm cách xóa bỏ những phong tục tập quán của người Việt.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay