Câu hỏi tự luận lịch sử 6 kết nối tri thức Bài 18 - Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 18 - Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X.  Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 6 kết nối tri thức.

CHƯƠNG 5: VIỆT NAM TỪ KHOẢNG THẾ KỈ VII TCN

ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ X

BÀI 18: BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ ĐẦU THẾ KỈ X

  1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Sự kiện lịch sử nào ở thế kỉ X đã chấm dứt thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc, đưa Việt Nam bước vào thời kì độc lập, tự chủ lâu dài?

Trả lời:

Chiến thắng Bạch Đằng (938) đã chấm dứt vĩnh viễn thời kì Bắc thuộc và mở ra kỉ nguyên độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Câu 2: Anh hùng dân tộc nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau đây:

“Đố ai trên Bạch Đằng giang,

Làm cho cọc nhọn dọc ngang sáng ngời,

Phá quân Nam Hán tời bời,

Gươm thần độc lập giữa trời vang lên”

Trả lời:

Câu đố trên chứa nhiều dữ liệu phản ánh về Ngô Quyền:

+ Để đối phó với quân Nam Hán, Ngô Quyền đã lựa chọn vùng cửa sông Bạch Đằng để bố trí trận địa đánh giặc; sai người đem cọc lớn, vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm ở trước cửa biển…

+ Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Khúc Hạo đã tiến hành các chính sách cải cách như thế nào?

Trả lời:

Năm 907, con của Khúc Thừa Dụ là Khúc Hạo đã lên thay cha nắm quyền tiết độ sứ và tiến hành cải cách:

+ Định lại mức thuế cho công bằng.

+ Lập sổ hộ khẩu để quản lí cho thống nhất.

+ Tha bỏ lực dịch cho dân bớt khổ.

Câu 2: Nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của chiến thắng Bạch Đằng (938) là gì?

Trả lời:

- Nguyên nhân thắng lợi của chiến thắng Bạch Đằng (938):

+ Quân Nam Hán chủ quan, hiếu chiến, không thông thạo địa hình.

+ Kiều Công Tiễn đã bị giết, quân Nam Hán mất đi lực lượng nội ứng.

+ Nhân dân Việt Nam có tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh bất khuất.

+ Tài thao lược và vai trò chỉ huy của Ngô Quyền và các tướng lĩnh khác.

Câu 3: Trong hoàn cảnh nào Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ? Việc Khúc Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ có ý nghĩa gì?

Trả lời:

  • Hoàn cảnh:

- Từ cuối thế kỉ IX, nhà Đường suy yếu. Do đó, nhà Đường không còn khả năng giữ vững nền thống trị như cũ, nhất là đối với vùng xa xôi như nước ta.

- Giữa năm 905, Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị giáng chức. Khúc Thừa Dụ được sự ủng hộ của nhân dân, đánh chiếm Tống Bình rồi tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.

  • Ý nghĩa:

- Đất nước giành được quyền tự chủ, xoá bỏ chính quyền đô hộ của nhà Đường.

- Buộc nhà Đường phải công nhận chính quyền của An Nam.

- Mở ra bước ngoặt trong cuộc đấu tranh chống phong kiến phương Bắc.

Câu 4: Người có công trong việc xây dựng nền tự chủ, khôi phục nền tự chủ của dân tộc do Khúc Thừa Dụ giành được là ai? Những việc làm nào của họ thể hiện điều đó?

Trả lời:

  • Người có công trong việc củng cố nền tự chủ là Khúc Hạo. Người có công trong việc bảo vệ nền tự chủ là Dương Đình Nghệ.
  • Những việc làm của Khúc Hạo:

- Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Hạo lên thay cha giữ chức Tiết độ sứ. Khúc Hạo quyết định xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối “chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui”.

- Để thực hiện đường lối đó, Khúc Hạo đã:

+ Đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến tận xã. His for t

+ Bãi bỏ chính sách bóc lột của quan lại đô hộ.

+ Chiêu mộ thêm binh lính.

+ Chỉnh lại mức thuế. Đặt quan lại mới phụ trách việc thu thuế. 8 sidan for

- Những việc làm của Khúc Hạo nhằm xoá bỏ chế độ thống trị tàn bạo của nhà Đường, xây dựng một cuộc sống hoàn toàn tự chủ. Cuộc sống của người Việt do người Việt tự cai quản, tự quyết định tương lai của mình.

  • Những việc làm của Dương Đình Nghệ:

- Năm 930, quân Nam Hán xâm lược nước ta, Dương Đình Nghệ lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống Nam Hán.

- Năm 931, Dương Đình Nghệ đem quân tấn công thành Đại La. Sau khi chiếm được thành, đánh tan quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ, khôi phục lại nền tự chủ.

Câu 5: Họ Khúc đã làm những gì để xây dựng nền tự chủ ở nước ta? Tác dụng của những việc làm đó.

Trả lời:

  • Họ Khúc đã làm những việc:

- Vào cuối thế kỉ IX, triều đình phong kiến nhà Đường suy yếu. Phong trào đấu 2 lập của nhân dân ta dâng cao, bộ máy quan lại đô hộ rệu rã.

- Khúc Thừa Dụ, một hào trưởng quê ở Hải Dương đã thừa cơ hội, kêu gọi nhân dân nổi dậy đấu tranh. Năm 905, quân của Khúc Thừa Dụ đánh chiếm thành Đại La và Khúc Thừa Dụ tự xưng Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ. Năm 906, nhà Đường buộc phải phong chức Tiết độ sứ cho Khúc Thừa Dụ.

- Khúc Thừa Dụ tổ chức lại việc cai trị trong cả nước, người Việt được đưa vào nắm giữ các chức vụ chính trong bộ máy nhà nước.

- Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất. Con là Khúc Hạo lên thay. Khúc Hạo kế tục sự nghiệp tự chủ của cha và quyết định cuộc cải cách để xây dựng hơn nữa những thành quả đấu tranh giành được của nhân dân ta.

- Khúc Hạo đã đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc chính sách bóc lột của quan lại đô hộ. Chiêu mộ thêm binh lính. Chỉnh lại mức thuế, đặt quan lại mới phụ trách việc thu thuế.

  • Tác dụng:

- Đời sống nhân dân được cải thiện.

- Nhân dân ta phấn khởi tổ chức lại cuộc sống và kiên quyết ủng hộ chính quyền mới, bảo vệ nền tự chủ đã giành được.

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Em hãy kể lại trận đánh trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938.

Trả lời:

   Ngô Quyền, người Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội). Lúc nhỏ, Ngô Quyền là người khôi ngô, mắt sáng như chớp, dáng đi thong thả như hổ, có trí dũng, sức có thể nâng được vạc; làm nha tướng của Dương Đình Nghệ, được Dương Đình Nghệ gả con gái và cho Ngô Quyền cai quản Ái Châu.

Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn sát hại để đoạt chức Tiết độ sứ. Ngô Quyền từ Ái Châu kéo quân ra Bắc để hỏi tội Kiều Công Tiễn. Công Tiễn sai người sang cầu cứu nhà Nam Hán. Năm 938, lợi dụng cơ hội đó, vua Nam Hán cử con là Lưu Hoằng Tháo đem quân vượt biển kéo sang xâm lược nước ta lần thứ hai.

Sau khi giết xong Kiều Công Tiễn, Ngô Quyền ổn định tình hình đất nước, cùng quân dân chuẩn bị chống giặc. Ngô Quyền xây trận địa ở sông Bạch Đằng, bố trí quân mai phục.

Đoàn thuyền chiến Nam Hán nối nhau vào cửa sông Bạch Đằng, không hay biết gì về trận địa của ta. Bấy giờ nước triều lên ngập hết trận địa cọc, Ngô Quyền cho một đoàn thuyền nhỏ ra khiêu chiến, rồi vờ thua chạy. Đoàn thuyền giặc thừa thắng đuổi gấp, vượt qua trận địa cọc. Khi nước triều rút xuống, Ngô Quyền hạ lệnh phản công. Quân mai phục từ hai bên đổ ra đánh mạnh. Hoằng Tháo chống đỡ không nổi, quay thuyền bỏ chạy. Bị quân ta đuổi gấp, thuyền giặc lao vào mũi cọc và lao vào nhau đổ vỡ tan tành. Quân ta thừa thế vây đánh. Giặc chết quá một nửa. Hoằng Tháo bị giết tại trận.

Câu 2: Qua chuyện kể về chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938, em hãy phát biểu ý kiến về tài thao lược của Ngô Quyền.

Trả lời:

- Trong chiến thắng Bạch Đằng năm 938, có nhiều nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của chiến thắng như: Ý chí độc lập, tự chủ và tinh thần đoàn kết chống ngoại xâm của nhân dân ta; sự chủ quan, kiêu ngạo của quân nhà Hán... trong đó, tài thao lược của Ngô Quyền đã làm nên chiến thắng Bạch Đằng là một yếu tố để lại nhiều dư âm lẫm liệt đến nghìn năm sau.

- Tài thao lược của Ngô Quyền được thể hiện qua các việc làm cụ thể của Ngô Quyền:

+ Ngô Quyền biết tập hợp, đoàn kết, huy động được sức mạnh của toàn dân đứng lên chống quân xâm lược.

+ Ngô Quyền biết xây dựng kế hoạch đánh giặc một cách chủ động, khoa học như: trước tiên là chủ động tiêu diệt Kiều Công Tiễn vừa trả thù cho Dương Đình Nghệ, vừa tiêu diệt nội phản; chủ động chuẩn bị trận địa cho một cuộc quyết chiến với quân thù đang rất mạnh. Biết tận dụng địa thế tự nhiên của sông Bạch Đằng kết hợp với lợi dụng thủy triều lên xuống để đánh giặc Nam Hán.

+ Ngô Quyền trực tiếp chỉ huy và tổ chức trận đánh một cách sáng tạo, phát huy được thế mạnh của quân ta đó là lối đánh thủy chiến, kết hợp đánh giữa thủy chiến với đánh trên bộ. Sử dụng lối đánh phục kích, mai phục: đầu tiên là khiêu chiến rồi giả vờ thua chạy, chờ nước thủy triều rút xuống, mở cuộc phản công thần tốc để tiêu diệt quân thù, kết thúc thắng lợi.

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Hãy nêu một số nhận định về các cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc?

Trả lời:

- Các cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc diễn ra sôi nổi, rộng khắp và quyết liệt. Điều đó thể hiện ý chí đấu tranh giành độc lập dân tộc đã nảy sinh ngay từ khi bọn phong kiến phương Bắc xâm lược nước ta.

- Các cuộc khởi nghĩa đó đã lôi cuốn được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, tạo nên sức mạnh để chiến đấu chống phong kiến phương Bắc xâm lược.

- Các cuộc khởi nghĩa đã giành được thắng lợi, lập được chính quyền tự chủ trong thời gian ngắn. Đội - Các cuộc khởi nghĩa đó đã tạo nên truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc ta.

Câu 2: Những cống hiến của Khúc Thừa Dụ và Ngô Quyền trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tạo ra bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X.

Trả lời:

- Khúc Thừa Dụ:

+ Lãnh đạo nhân dân nổi dậy đánh chiếm thành Đại La và tự xưng Tiết độ sứ, xây dựng một chính quyền tự chủ.

+ Thắng lợi đó đã đánh dấu sự thắng lợi về cơ bản của cuộc đấu tranh vũ trang trong nghìn năm Bắc thuộc, đặt cơ sở cho nền độc lập lâu bền của dân tộc.

- Ngô Quyền:

+ Trừ khử tên phản động Kiều Công Tiễn vừa trả thù cho chủ tướng vừa thủ tiêu nội ứng lợi hại của Nam Hán.

+ Thiết kế và chỉ huy trận đánh ở sông Bạch Đằng đập tan cuộc xâm lược của quân Nam Hán.

+ Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 đã kết thúc vĩnh viễn ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc, mở ra một bước ngoặt mới, thời đại mới - thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta.

 

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay