[Kết nối tri thức] Giáo án Sử 6 bài 3: Thời gian trong lịch sử

Giáo án Lịch sử 6 - sách Kết nối tri thức với cuộc sống bài 3: Thời gian trong lịch sử. Giáo án được soạn chi tiết, phân bổ các tiết rõ ràng, liền mạch, nội dung đầy đủ chuẩn theo công văn 5512 của Bộ giáo dục và đào tạo. Thầy cô giáo có thể tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích trong các bài dạy của quý thầy cô

Xem video về mẫu [Kết nối tri thức] Giáo án Sử 6 bài 3: Thời gian trong lịch sử

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 6 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 3: THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt
  • Nêu được một số khái niệm: thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ, âm lịch, dương lịch, trước Công nguyên, Công nguyên; Cách tính thời gian trong lịch sử.
  • Biết cách đọc, ghi các mốc thời gian trong lịch sử.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.
  • Năng lực riêng: Biết vận dụng cách tính thời gian trong học tập lịch sử, vẽ được biểu đồ tính thời gian, tính được các mốc thời gian.
  1. Phẩm chất

Bồi dưỡng các phẩm chất trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực.
  • Một số tranh ảnh được phóng to hoặc để trình chiếu, một số mẩu chuyện lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
  • Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV chiếu hình ảnh, yêu cầu HS: Quan sát hình 1 sgk trang 14 - Một tờ lịch treo tường, em hãy cho biết vì sao trên cùng một tờ lịch lại ghi hai ngày khác nhau ?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi:

Trên cùng một tờ lịch lại ghi hai ngày khác nhau vì: có ngày âm lịch và ngày dương lịch khác nhau.

- GV đặt vấn đề: Trên tờ lịch có ghi hai ngày khác nhau, ở góc phải tờ lịch còn ghi thêm như: ngày Quý Sửu, tháng Bính Thân, năm Tân Sửu,...Vì sao lại như vậy? Đó chính là cách tính và ghi thời gian trên tờ lịch theo cả ngày âm lịch và ngày dương lịch. Việc xác định thời gian, là một trong những yêu cầu bắt buộc của khoa học lịch sử. Từ xa xưa, người ta đã rất quan tâm và phát minh ra nhiều cách tính thời gian khác nhau: đồng hồ, lịch,...Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cùng vào bài: Thời gian trong lịch sử.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Vì sao phải xác định thời gian trong lịch sử?

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được vì sao phải xách định thời gian trong lịch sử, là một trong những yếu tố bắt buộc của khoa học lịch sử. Kể được một số cách xác định thời gian của người xưa.
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung thông tin mục 1 Vì sao phải xác định thời gian trong lịch sử? sgk trang 14 và trả lời câu hỏi:

+ Tại sao phải xác định thời gian trong lịch sử?

+ Con người thời xưa đã xác định thời gian bằng những cách nào?

 

 

 

 

 

- Sau khi HS trả lời câu hỏi trong SGK, GV giải thích rõ hơn: Việc xác định thời gian của các sự kiện còn giúp ta biết được sự kiện đó đã diễn ra cách đây bao lâu, để thấy được giá trị và hạn chế của nó. Ví dụ: Một hiện vật càng cổ thì càng có giá trị, nhưng hiện vật cổ lại không mang vẻ đẹp hoàn mĩ như hiện vật hiện đại.

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 2 sgk trang 14 và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết về dụng cụ tính thời gian xưa?

 

 

 

 

 

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện HS đứng dậy trả lời.

- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Tại sao phải xác định thời gian trong lịch sử?

 

 

 

- Cần xác định thời gian trong lịch sử vì:

+ Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ theo trình tự thời gian. Muốn hiếu và dựng lại lịch sử, cần sắp xếp tất cả sự kiện theo đúng trình tự của nó.

+ Để đo đếm được thời gian, ta cần biết cách tính. Từ xa xưa, các dân tộc đã sáng tạo ra nhiều cách đo thời gian khác nhau.

- Một số cách xác định thời gian của người xưa: đồng hồ cát, đồng hồ nước, đồng hồ mặt trời.

 

 

 

 

 

 

 

- Để tính được thời gian từ xưa loài người đã sáng tạo ra nhiều loại công cụ như:

+ Đồng hồ nước: dùng một cái bình có vạch chia khoảng cách, cho nước chảy nhỏ giọt vào bình đến vạch nào đó là chỉ mấy giờ trong ngày.

+ Đồng hồ cát: nguyên tắc cũng như đồng hồ nước.

 + Đồng hồ đo bằng ánh sáng mặt trời: dùng một cái mâm tròn, trên có kẻ nhiều đường tròn đồng tâm, dùng một cái que gỗ cắm ở giữa mâm rồi để ra ngoài ánh nắng mặt trời. Bóng của cái que chỉ đến vạch vòng tròn nào đó là chỉ mấy giờ trong ngày.

Hoạt động 2: Cách tính thời gian trong lịch sử

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm về thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ; các cách tính thời gian và thực hành trong từng trường hợp cụ thể.
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 3, đọc  nội dung thông tin mục 2 Các cách tính thời gian trong lịch sử ggk trang 15 và trả lời câu hỏi:

+ Muốn biết năm 2000 TCN cách năm hiện tại bao nhiêu năm thì em sẽ tính như thế nào?

+ Hãy cho biết cách tính thời gian trong lịch sử?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sau khi HS trả lời câu hỏi trong SGK, GV giải thích rõ hơn: cơ sở đầu tiên mà con người dùng để phân biệt thời gian là sáng và tối hay ngày và đêm. Từ đó, con người rút ra nhân tố đã dẫn đến sự khác nhau đó chính là chu kì quay của Mặt Trăng và Mặt Trời (lúc đầu con người lầm tưởng Mặt Trời quay quanh Trái Đất). Do nhận thức và nhu cầu thực tiễn cuộc sống mà con người đã nghĩ ra các cách làm lịch khác nhau, đó là âm lịch và dương lịch.

- GV mở rộng cho HS, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Người Việt Nam hiện nay đón Tết Nguyên đán theo loại lịch nào?

+ Vì sao trên thế giới cần một thứ lịch chung?

+ Năm 1500 TCN cách hiện nay bao nhiêu năm?

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện HS đứng dậy trả lời.

- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Các cách tính thời gian trong lịch sử

 

 

 

 

- Muốn biết năm 2000 TCN cách năm nay (2021) bao nhiêu năm, ta làm như sau:

Năm 2000 TCN cách đây 4021 năm. (Cách tính: ta lấy 2000 + 2021 (năm hiện tại) = 4021)

- Các cách tính thời gian trong lịch sử: Từ xa xưa con người đã nghĩ ra cách làm lịch. Người Ai Cập, Lưỡng Hà hay Trung Quốc cổ đại và một số dân tộc phương Đông khác thì tính theo âm lịch, còn người La Mã và nhiều tộc người ở châu Âu,... thì theo dương lịch.

+ Âm lịch là hệ lịch được tính theo chu kì chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất

+ Dương lịch là hệ lịch được tính theo chu kl chuyền động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

+ Về sau, dương lich đã được hoàn chỉnh và thống nhất để các dân tộc đều có thể sử dụng, đó là Công lịch. Công lịch lấy năm ra đời của Chúa Giê-su - tương truyền là người sáng lập ra đạo Ki-tô, là năm đầu tiên của Công nguyên. Ngay trước năm đó là năm 1 trước Công nguyên (TCN). Đồng thời còn có cách phân chia thời gian thành thập kỉ (10 năm), thế kỉ (100 năm) và thiên niên kỉ (1000 năm), tỉnh từ năm đầu tiên của các khoảng thời gian đó.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Người Việt Nam hiện nay đón Tết Nguyên đán theo lịch âm.

- Do xã hội loài người ngày càng phát triển .Sự giao lưu giữa các nước, các dân tộc ngày càng được mở rộng, nhu cầu thống nhất về cách tính thời gian

- Năm 1500 TCN cách hiện nay 3521 năm.

 

 

 

 

 

 

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 6 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án word lớp 6 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint 6 kết nối tri thức

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: 0386 168 725

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 6 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1: VÌ SAO PHẢI HỌC LỊCH SỬ?

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 2: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 3: XÃ HỘI CỔ ĐẠI

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 4: ĐÔNG NAM Á TỪ NHỮNG THẾ KỈ TIẾP GIÁP ĐẦU CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ X

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 5: VIỆT NAM TỪ KHOẢNG THẾ KỈ VII TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ X

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 6 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 1: VÌ SAO PHẢI HỌC LỊCH SỬ?

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 2: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 3: XÃ HỘI CỔ ĐẠI

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 4: ĐÔNG NAM Á TỪ NHỮNG THẾ KỈ TIẾP GIÁP ĐẦU CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ X

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 5: VIỆT NAM TỪ KHOẢNG THẾ KỈ VII TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ X

Chat hỗ trợ
Chat ngay