Câu hỏi tự luận Lịch sử 7 cánh diều Ôn tập Chương 1: Tây Âu từ thế kỉ V đến nửa đầu thế kỉ XVI (P3)
Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 1: Tây Âu từ thế kỉ V đến nửa đầu thế kỉ XVI (P3). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 7 cánh diều.
Xem: => Giáo án lịch sử 7 cánh diều (bản word)
ÔN TẬP CHƯƠNG 1. TÂY ÂU TỪ THẾ KỶ V ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XVI (PHẦN 3)
Câu 1: Thế nào là lãnh địa phong kiến?
Trả lời:
Hiểu biết về lãnh địa phong kiến:
- Là một khu đất rộng lớn mà quý tộc tước đoạt được, bao gồm đất canh tác, rừng, ao hồ, nhà thờ, lâu đài của lãnh chúa, nhà ở của nông nô.
- Đứng đầu mỗi lãnh địa là một lãnh chúa, có mọi quyền hành trong lãnh địa đó.
- Quyền lực của lãnh chúa trong lãnh địa: quyền sở hữu tối cao ruộng đất, quyền đặt ra các loại tô, thuế. Ngoài ra, lãnh chúa còn đứng đầu cơ quan pháp luật và thống trị nông nô về tinh thần.
Câu 2: Trình bày các cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới (thế kỉ XV – XVI)?
Trả lời:
Thời gian |
Các cuộc phát kiến địa lí |
1487 |
- B. Đi-a-xơ, một hiệp sĩ hoàng gia người Bồ Đào Nha đã dẫn đầu đoàn thám hiểm bị gặp bão. - Cơn bão đã thổi bật họ xuống phía nam và bất ngờ đi tới mũi cực Nam châu Phi. - Ban đầu ông đặt tên cho vùng đất này là mũi Bão Táp, sau đó đổi thành mũi Hảo Vọng. |
Tháng 8-1492 |
- C. Cô-lôm-bô đã dẫn đoàn thủy thủ từ Tây Ban Nha đi về hướng tây, vượt qua Đại Tây Dương. - Ông đã đến được một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê, nhưng ông tưởng là miền Đông Ấn Độ. - Ông là người đầu tiên tìm ra vùng đất mới – châu Mỹ. |
Tháng 7-1497 |
- Đoàn thám hiểm của Va-xcô đơ Ga-ma gồm 4 chiếc tàu với 160 thủy thủ rời cảng Li-xbon (Bồ Đào Nha), cũng vòng qua điểm cực Nam châu Phi và cập bến Ca-li-cút ở phía tây nam Ấn Độ vào năm 1498. - Ông đã phát hiện ra tuyến đường biển sang Ấn Độ. |
1519 |
Ph. Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm từ Tây Ban Nha, đi về phía tây, ông đã hoàn thành chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển từ năm 1519 đến năm 1521 |
Câu 3: Trong các thành tựu tiêu biểu của phong trào văn hóa Phục hưng em ấn tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao?
Trả lời:
Trong các thành tựu tiêu biểu của phong trào văn hóa Phục hưng em ấn tượng với bức tranh Nàng Mô-na Li-sa. Bức tranh Nàng Mô-na Li-sa được Lê-ô-na đờ Vanh-xi vẽ vào đầu thế kỉ XVI. Đây là bức chân dung một phụ nữ người I-ta-li-a được vẽ bằng chất liệu sơn dầu trên một tấm gỗ dương. Ánh mắt của nhân vật trong bức tranh tạo ấn tượng cho người xem và trở thành “hiệu ứng Mô-na Li-sa”. Hiện nay, bức họa luôn là cái tên được nhắc đến đầu tiên trong danh sách những bức họa nổi tiếng nhất thế giới qua mọi thời đại. Tác phẩm này đang được trưng bày tại Bảo tàng Lu-vờ-rờ ở Pa-ri (Pháp).
Câu 4: Trình bày những tác động của phong trào cải cách tôn giáo?
Trả lời:
- Phong trào Cải cách tôn giáo được đông đảo nhân dân ủng hộ, đã lan rộng khắp Tây Âu trong thế kỉ XVI.
- Phong trào đã làm cho Thiên Chúa giáo phân hóa thành hai giáo phái: Cựu giáo (Thiên Chúa giáo) và Tân giáo (Anh giáo, Tin Lành,... là những tôn giáo cải cách).
- Phong trào đã làm bùng lên một cuộc đấu tranh rộng lớn ở Đức, thường gọi là cuộc Chiến tranh nông dân Đức.
- Là một trong những cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hóa – tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến đã suy tàn.
- Cổ vũ và mở đường cho nền văn hóa châu Âu phát triển cao hơn.
Câu 5: Sự hình thành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành gắn liền với sự xuất hiện của hai giai cấp như thế nào?
Trả lời:
Sự hình thành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành gắn liền với sự xuất hiện của hai giai cấp, cụ thể:
- Trong xã hội phong kiến, lãnh chúa, quý tộc, thương nhân, chủ xưởng,… đã cướp đoạt ruộng đất, tài nguyên của cải, buôn bán nô lệ… với lợi nhuận khổng lồ, họ trở nên giàu có và biến họ thành giai cấp mới, giai cấp tư sản.
- Những người nông dân, thợ thủ công, nông nô bị mất ruộng đất, tư liệu sản xuất, bị phá sản. Nô lệ thì bị bắt và bán đi. Họ trở nên nghèo túng, là tầng lớp thấp kém, phải đi làm thuê và từ đó trở thành một giai cấp mới, giai cấp vô sản.
Câu 6: Hãy mô tả đời sống của các lãnh chúa phong kiến và nông nô trong các lãnh địa.
Trả lời:
Mô tả đời sống của các lãnh chúa phong kiến và nông nô trong các lãnh địa:
- Đời sống của các lãnh chúa phong kiến:
+ Trong các lãnh địa, lãnh chúa phong kiến không lao động sản xuất, họ sống bằng việc bóc lột sức lao động của nông nô. Lãnh chúa có cuộc sống nhàn rỗi, xa hoa và trụy lạc.
+ Nghề nghiệp chính của họ là chiến đấu, vì vậy từ nhỏ con em quý tộc chỉ học tập quân sự như phi ngựa, đấu kiếm, dâm lao...
+ Họ không quan tâm đến học văn hóa để mở rộng trí tuệ nên số đông trong bọn họ rất thô lỗ, dốt nát, thậm chí không biết chữ.
+ Thời bình, quanh năm họ tổ chức tiệc tùng linh đình, tổ chức vũ hội, săn bắn, đua ngựa và thi đấu võ... Không những thế, họ còn đối xử rất tàn nhẫn với nông nô.
- Đời sống của nông nô:
+ Trong các lãnh địa phong kiến, nông nô là người sản xuất chính nuôi sống lãnh địa. Nhưng đời sống của họ vô cùng khốn khổ.
+Nông nô bị phụ thuộc thân thể vào lãnh chúa phong kiến. Họ không được tự ý bỏ đi khỏi lãnh địa.
+ Lãnh chúa phong kiến đặt ra nhiều thứ thuế để bóc lột nông nô như thuế thân, thuế cưới xin, thuế thừa kế tài sản,...
+ Người nông nô làm quần quật quanh năm mà không đủ ăn. Họ sống trong những túp lều tồi tàn, bẩn thỉu. Họ bị đói kém bệnh tật, bị đòn roi của bọn lãnh chúa phong kiến hằng ngày.
Câu 7: Theo em, trong các cuộc phát kiến địa lí lớn ở Tây Âu thì hai nước nào đi đầu trong việc khám phá những vùng đất mới?
Trả lời:
Trong các cuộc phát kiến địa lí lớn ở Tây Âu thì Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là hai nước đi đầu trong quá trình tìm kiếm những vùng đất mới.
Câu 8: Dựa vào nội dung bài học, hãy lập bảng mô tả một số thành tựu của phong trào Văn hóa Phục hưng theo nội dung sau.
Lĩnh vực |
Tác giả |
Công trình, tác phẩm tiêu biểu |
Hội hoạ |
||
Kiến trúc |
||
Điêu khắc |
||
Văn học |
||
Khoa học |
Trả lời:
Lĩnh vực |
Tác giả |
Công trình, tác phẩm tiêu biểu |
Hội hoạ |
Lê-ô-na đờ Vanh-xi |
Nàng Mô-na-li-sa |
Kiến trúc |
Pháp |
Lâu đài Sam-bô |
Điêu khắc |
Bức phù điêu trong nhà thờ Siena Pulpit |
|
Văn học |
Sếch-xpia |
thơ Rô-mê-ô và Giu-li-et |
Khoa học |
Galie |
Thuyết nhật tâm |
Câu 9: Nổi tiếng nhất trong các cuộc phong trào Cải cách tôn giáo là cuộc cải cách nào? Trình bày nội dung của cuộc cải cách.
Trả lời:
- Nổi tiếng nhất trong các cuộc phong trào Cải cách tôn giáo là cuộc cải cách của Lu-thơ ở Đức và của Can-vanh tại Thụy Sĩ.
- Nội dung:
+ Mác-tin Lu-thơ phê phán chính sách áp bức, bóc lột của người dân Đức ở Tòa thánh Rô-ma. Ông đề xướng cải cách tôn giáo, chống lại cách Giáo hội tùy tiện giải thích Kinh Thánh. Đồng thời ông cho rằng con người được Chúa cứu vớt là do lòng chân thành của đức tin.
+ Tại Thụy Sĩ, Giăng Can-Vanh lên tiếng bác bỏ thẩm quyền của Giáo hoàng. Trong thời gian ở Giơ-ne-vơ Can-Vanh đã thực hiện hơn 2000 lần thuyết giảng.
Câu 10: Tại sao nói hiện tượng “Cừu ăn thịt người” ở nước Anh và buôn bán nô lệ là những nhân tố hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa?
Trả lời:
Nói Hiện tượng “cừu ăn thịt người” ở nước Anh và buôn bán nô lệ là những nhân tố hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa:
+ Hiện tượng “cừu ăn thịt người” là hiện tượng các quý tộc phong kiến cướp đoạt ruộng đất từ tay người nông dân, sau đó cải tạo thành các đồng cỏ để chăn nuôi cừu lấy lông, do lông cừu trên thị trường rất có giá trị.
+ Với việc buôn bán nô lệ, tư bản, quý tộc phong kiến đã tích lũy được một số tiền khổng lồ.
Câu 11: Từ kiến thức trong sách giáo khoa và kết nối với các tài liệu lịch sử, hãy: Nêu nguyên nhân dẫn đến các cuộc đấu tranh của nông nô chống lại lãnh chúa phong kiến.
Trả lời:
Nguyên nhân dẫn đến các cuộc đấu tranh của nông nô chống lại lãnh chúa phong kiến:
- Thời phong kiến ở Tây Âu, nông nô là người sản xuất chính trong các lãnh địa phong kiến, nhưng đời sống của họ vô cùng cơ cực. Nông nô bị phụ thuộc về thân thể vào lãnh chúa.
- Nông nô bị gắn chặt vào ruộng đất của lãnh chúa, không được tự ý bỏ đi khỏi lãnh địa.
- Lãnh chúa bóc lột nông nô bằng địa tô, nghĩa là lãnh chúa giao ruộng đất cho nông nô cày cấy và hưởng lợi trên mảnh đất đó.
- Nông nô còn phải nộp nhiều thứ thuế và làm nhiều nghĩa vụ khác cho lãnh chúa. Đời sống nông nô vô cùng khốn khổ. Đói rét, bệnh tật, đòn roi của lãnh chúa luôn bám sát và đè nặng lên cuộc đời họ.
- Mâu thuẫn giữa nông nô với lãnh chúa phong kiến trở nên gay gắt.
Câu 12: Các nhà thám hiểm Tây Âu đã thực hiện các cuộc phát kiến địa lí như thế nào?
Trả lời:
Các nhà thám hiểm Tây Âu đã thực hiện cuộc phát kiến địa lí của mình bằng đường hàng hải, tìm ra những châu lục mới và vùng đất mới, trong khoảng thời gian từ cuối thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI.
Câu 13: Tại sao nói: Phong trào Văn hóa Phục hưng đã sinh ra "những người khổng lồ?
Trả lời:
Nói phong trào Văn hóa Phục hưng đã sản sinh ra những con người khổng lồ là vì lí do sau:
Quan điểm con người thời kỳ này chính là hướng tới sự toàn diện, có thể nói những con người ở thời kỳ này cố gắng phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực. DaVinci chính là hình mẫu tiêu biểu của một thiên tài toàn năng. Giá trị chân thiện mỹ luôn được con người bấy giờ hướng tới, từ văn học, chính trị, nghệ thuật, khoa học, … tất cả luôn hướng tới một giá trị cốt lõi của vẻ đẹp và tính khoa học. Những cuộc cách mạng toàn diện tạo ra những con người toàn năng, không ít người thời kỳ này rất đa tài. Một nhà khoa học, nhà văn, nhà giải phẫu, …. gộp lại trong một con người. Tư tưởng tiến bộ khiến cho phong trào đạt được nhiều thành tựu to lớn bởi những vĩ nhân toàn tài. - Phục Hưng là một phong trào văn hóa đã tác động sâu sắc tới đời sống trí thức châu Âu trong thời sơ kỳ hiện đại. Bắt đầu ở Ý, lan ra khắp châu Âu vào thế kỉ 16, ảnh hưởng của nó hiện diện trong văn học, triết học, mĩ thuật, âm nhạc, chính trị, khoa học, tôn giáo, và các khía cạnh khác của đời sống tinh thần. Các học giả Phục Hưng sử dụng phương pháp nhân văn trong nghiên cứu, và khai thác hiện thực đời sống và cảm xúc con người trong nghệ thuật. - Với tư cách một phong trào văn hóa, Phục Hưng bao hàm sự nở rộ của các nền văn học tiếng Latinh cũng như các tiếng dân tộc, bắt đầu từ sự phục hồi việc nghiên cứu các tư liệu cổ điển, sự phát triển của phép phối cảnh tuyến tính và các kỹ thuật nhằm biểu diễn hiện thực tự nhiên hơn trong mỹ thuật, và một cuộc cải cách giáo dục tiệm tiến nhưng phổ cập.
Câu 14: Trình bày nội dung của các cuộc Cải cách tôn giáo?
Trả lời:
Nội dung của các cuộc Cải cách tôn giáo:
- Kịch liệt phê phán những hành vi không chuẩn mực của Giáo hoàng, phủ nhận sự thống trị của Giáo hội.
- Chỉ trích mạnh mẽ những giáo lí giả dối của Giáo hội.
- Đòi bãi bỏ những hủ tục, lễ nghi phiền toái.
- Ủng hộ việc làm giàu của giai cấp tư sản.
Câu 15: Trình bày những biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản.
Trả lời:
Những biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản:
– Trong thủ công nghiệp, các công trường thủ công mọc lên thay thế phường hội, hình thành quan hệ chủ với thợ.
– Trong nông nghiệp, các đồn điền trang trại được hình thành, người lao động biến thành công nhân nông nghiệp.
– Trong thương nghiệp, các công ti thương mại lớn thay thế cho các thương hội.
- Xã hội Tây Âu có sự biến đổi, các giai cấp mới được hình thành đó là giai cấp tư sản và giai cấp công nhân. Từ đó, dẫn đến sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu.
Câu 16: Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau giữa kinh tế lãnh địa phong kiến và kinh tế thành thị trung đại ở Tây Âu.
Trả lời:
Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau giữa kinh tế lãnh địa phong kiến và kinh tế thành thị trung đại ở Tây Âu:
+ Do hàng thủ công sản xuất ra ngày càng nhiều cần có sự trao đổi, mua bán.
+ Do sự kìm hãm của nền kinh tế tự cung, tự cấp của các lãnh địa phong kiến nên thợ thủ công tìm mọi cách thoát khỏi lãnh địa để có điều kiện phát triển kinh tế thủ công và thương nghiệp.
Câu 17: Em hãy nêu những ảnh hưởng tích cực của các cuộc phát kiến địa lí đối với Việt Nam?
Trả lời:
Những ảnh hưởng tích cực của các cuộc phát kiến địa lí đối với Việt Nam:
+ Sau cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV, từ thế kỉ XVI – XVII, thuyền buôn của các thương nhân châu Âu như Hà Lan, Anh, Pháp,... đến Việt Nam ngày càng nhiều, góp phần mở rộng quan hệ giao lưu buôn bản, tạo nên sự hưng khởi của các đô thị.
+ Cùng với thương nhân các nước đến trao đổi buôn bán, các giáo sĩ cũng theo chân thương nhân đến Việt Nam để truyền đạo, góp phần du nhập và tạo ra chữ Quốc ngữ.
Câu 18: Trong vai là hướng dẫn viên du lịch, hãy giới thiệu một thành tựu của phong trào Văn hoá Phục hưng mà em thấy ấn tượng.
Trả lời:
Bức họa Nàng Mô-na Li-sa được Lê-ô-na đờ Vanh-xi vẽ vào đầu thế kỉ XVI. Đây là bức chân dung một phụ nữ người I-ta-li-a, được vẽ bằng chất liệu sơn dầu trên một tấm gỗ dương. Ánh mắt của nhân vật trong bức hoạ tạo ấn tượng cho người xem và trở thành “hiệu ứng Mô-na Li-sa”. Hiện nay, tác phẩm này được trưng bày tại Bảo tàng Lu-vờ-rờ ở Pa-ri, Pháp.
Câu 19: Dựa vào vai trò của thành thị ở Tây Âu thời trung đại, hãy giải thích câu nói của C. Mác: “Thành thị là bông hoa rực rỡ nhất thời trung đại”.
Trả lời:
- Từ thế kỉ XI, các thành thị trung đại bắt đầu xuất hiện, khi thành thị xuất hiện làm cho kinh tế hàng hóa phát triển ngày càng cao, đã phá vỡ kinh tế tự cấp tự túc, thúc đẩy quá trình sản xuất và mở rộng thị trường, tạo điều kiện thống nhất quốc gia.
- Thành thị xuất hiện, làm cho các thiết chế dân chủ trong thành thị có vai trò to lớn trong việc xác lập nhu cầu và khả năng thực hiện một lí tưởng xã hội mới, đối lập với chế độ phong kiến.
- Thành thị xuất hiện làm cho không khí trong thành thị trở thành môi trường thuận lợi để phát triển văn hóa. Các trường đại học nổi tiếng: O-xphớt, Xoóc-bon, Pra-ha đã được xây dựng tại các thành thị trung đại.
- Như vậy, khi thành thị xuất hiện đã làm cho kinh tế, chính trị, văn hóa ở châu Âu có những biến chuyển rõ rệt, nó phá vỡ dần các lãnh địa phong kiến đưa xã hội Tây Âu bước vào giai đoạn phát triển mới.
⇒ “Thành thị là bông hoa rực rỡ nhất thời trung đại”.
Câu 20: Các cuộc phát kiến địa lí đã có ảnh hưởng tiêu cực gì đến Việt Nam?
Trả lời:
Ảnh hưởng tiêu cực: Tuy nhiên, các cuộc phát kiến địa lí đã tạo ra sự dòm ngó của các nước phương Tây đối với Việt Nam và sau đó, thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam vào năm 1858.