Câu hỏi tự luận Lịch sử 7 cánh diều Ôn tập Chương 2: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 2: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 7 cánh diều.
Xem: => Giáo án lịch sử 7 cánh diều (bản word)
ÔN TẬP CHƯƠNG 2. TRUNG QUỐC TỪ THẾ KỈ VII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX
Câu 1: Hãy lập bảng theo mẫu dưới đây và điền nội dung về tình hình kinh tế của Trung Quốc thời Đường và Minh, Thanh.
Nông nghiệp |
Công nghiệp |
Thương nghiệp |
|
Vương triều Đường |
|||
Vương triều Minh, Thanh |
Trả lời:
Nông nghiệp |
Công nghiệp |
Thương nghiệp |
|
Vương triều Đường |
Phát triển mạnh |
Phát triển đa dạng với các xưởng sản xuất với quy mô lớn, có nhiều sản phẩm nổi tiếng |
Thu hút nhiều thương nhân, thông qua đường Tơ lụa trên biển và đất liền |
Vương triều Minh, Thanh |
Phát triển đa dạng với quy mô được mở rộng |
Phát triển nhiều lĩnh vực như in ấn, luyện kim, khai mỏ, dệt may, gốm sứ,.. |
Sản xuất hàng hoá được mở rộng; sản xuất tiền giấy được lưu thông, nhiều đô thị phát triển thịnh vượng |
Câu 2: Giới thiệu các thành tựu văn hoá chủ yếu của Trung Quốc thời phong kiến.
Trả lời:
Các thành tựu chủ yếu của Trung Quốc thời phong kiến:
- Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo. Nho giáo là hệ tư tưởng thống trị trong đời sống chính trị, xã hội Trung Quốc
- Văn học: tiêu biểu ở các thể loại: phú, thơ, từ, kịch, tiểu thuyết chương hồi.
- Sử học: có truyền thống biên soạn lịch sử, được thực hiện bởi cả nhà nước và tư nhân.
- Khoa học, kĩ thuật: Nghề dệt lụa tơ tằm, làm giấy, làm gốm, sứ, nghệ thuật in khắc gỗ, thuốc súng,..
- Nghệ thuật: nhiều công trình điêu khắc,...
Câu 3: Hãy tìm hiểu về một vị vua sáng lập triều đại ở Trung Quốc trong giai đoạn thế kỉ VII – XIX và giới thiệu với các bạn cùng lớp.
Trả lời:
- Đường Thái Tông tên thật Lý Thế Dân, là vị hoàng đế thứ hai của triều đại nhà Đường, trị vì từ năm 626 đến 649.
- Triều đại của ông được xem như biểu mẫu để so sánh với tất cả các triều đại sau và các quân chủ đời sau đều bắt buộc phải học tập. Thành quả mà triều đại của Thái Tông đạt được đã đặt nền móng vững chắc cho triều đại của cháu cố ông sau này là Đường HUyền Tông trở thành thời đại hoàng kim nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, sử gọi là Khai Nguyên thịnh thế. Một thế kỷ sau khi Đường Thái Tông mất, Nhà Đường vẫn được hưởng hòa bình và thịnh vượng.
Câu 4: Văn hoá Trung Quốc đã có những đóng góp quan trọng nào cho lịch sử nhân loại?
Trả lời:
Các thành tựu văn hoá của Trung Quốc không chỉ thúc đẩy sự phát triển của Trung Quốc, mà còn có ảnh hưởng tới khu vực châu Á và thế giới.
Câu 5: Theo em tôn giáo nào thống trị đời sống chính trị, xã hội Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX? Nêu biểu hiện.
Trả lời:
- Nho giáo là hệ tư tưởng thống trị trong đời sống chính trị, xã hội Trung Quốc.
- Biểu hiện: Thời Tùy, Đường, hệ thống khoa cử được mở rộng, từng bước đưa các nho sĩ trở thành trụ cột của nền hành chính. Nho giáo cũng thúc đẩy sự phát triển của tri thức và văn hoá Trung Quốc.
Câu 6: Hãy trình bày sự hình thành xã hội phong kiến Trung Quốc?
Trả lời:
Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc:
- Năm 221 TCN, nhà Tần đã thống nhất Trung Quốc, vua Tần tự xưng là Tần Thủy Hoàng. Dưới thời nhà Tần các giai cấp mới được hình thành:
+ Những quan lại và một số nông dân giàu đã tập trung trong tay nhiều của cải. Bằng quyền lực của mình, họ còn tước đoạt thêm nhiều ruộng đất công. Do đó, một giai cấp mới được hình thành, bao gồm những kẻ có ruộng tư, vốn là những quan lại và những nông dân giàu có, gọi là giai cấp địa chủ.
+ Giai cấp nông dân cũng bị phân hóa: Nông dân giàu có trở thành địa chủ. Nông dân giữ được một số ruộng đất gọi là nông dân tự canh. Số còn lại là nông dân công xã, rất nghèo, không có hoặc quá ít ruộng đất trở thành nông dân lĩnh canh.
- Quan hệ bóc lột giữa địa chủ với nông dân lĩnh canh – quan hệ phong kiến xuất hiện.
- Nông dân nhận ruộng của địa chủ để cày cấy nhưng phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ gọi là tô ruộng đất, chế độ phong kiến Trung Quốc được xác lập.
Câu 7: Em có nhận xét gì về tư tưởng và tôn giáo chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX?
Trả lời:
- Nho giáo là hệ tư tưởng thống trị trong đời sống chính trị, xã hội Trung Quốc. Thời Tùy, Đường, hệ thống khoa cử được mở rộng, từng bước đưa các nho sĩ trở thành trụ cột của nền hành chính. Nho giáo cũng thúc đẩy sự phát triển của tri thức và văn hoá Trung Quốc.
- Dưới thời Đường, Phật giáo rất thịnh hành và được đông đảo các tầng lớp xã hội tôn sùng. Nhiều vị hoàng đế cho xây chùa, đúc chuông, tạc tượng, in kinh Phật.
Câu 8: Từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX, có bao nhiêu vương triều lớn cầm quyền ở Trung Quốc? Kể tên.
Trả lời:
Từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX, có 5 vương triều lớn cầm quyền ở Trung Quốc là Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Các vương triều này được xác lập bởi cả người Hán và các nhóm dân cư xâm nhập từ bên ngoài.
Câu 9: Hoàn thiện bảng thể hiện những thành tựu văn hóa Trung Quốc thời phong kiến:
Lĩnh vực |
Thành tựu |
Tư tưởng- tôn giáo |
|
Sử học |
|
Văn học |
|
Khoa học kĩ thuật |
|
Kiến trúc, điêu khắc |
Trả lời:
Lĩnh vực |
Thành tựu |
Tư tưởng- tôn giáo |
- Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống, giữ vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng phong kiến Trung Quốc. Là công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến. - Phật giáo tiếp tục phát triển, thịnh đạt nhất dưới thời Đường. Nhiều vị vua tôn sùng đạo Phật, cho xây chùa, đúc tượng, in kinh,... |
Sử học |
Thời Đường, cơ quan ghi chép sử được thành lập. Nhiều bộ sử thi lớn được biên soạn như: Minh sử, Thanh thực lục, Tứ khổ toàn thư,... |
Văn học |
- Thơ phát triển mạnh dưới thời Đường. Tiêu biểu là các nhà thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,... - Tiểu thuyết phát triển mạnh ở thời Nguyên đến thời Thanh. Tiêu biểu là các tác phẩm: Thủy hử của Thi Nại Am, Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần,... |
Khoa học kĩ thuật |
Đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực hàng hải, nghề in, làm giấy, gốm, dệt, luyện sắt,... và kĩ thuật xây dựng các cung điện phục vụ cho chế độ phong kiến. |
Kiến trúc, điêu khắc |
- Xây dựng nhiều cung điện cổ kính, nổi tiếng với phong cách đặc sắc như: Cố Cung Viên Minh Viên, Tử Cấm Thành,... - Những bức họa đạt tới đỉnh cao, những bức tượng Phật tinh xảo, sinh động,... đã chứng tỏ sự tài hoa và sáng tạo của nghệ nhân Trung Quốc. |
Câu 10: Hoàn thành bảng thể hiện các triều đại của Trung Quốc từ thế kỉ VII-XIX?
Thời gian |
Triều đại |
618 - 907 |
|
907 - 960 |
|
960 - 1279 |
|
1271 - 1368 |
|
1368 - 1644 |
|
1644 - 1911 |
Trả lời:
Thời gian |
Triều đại |
618 - 907 |
Nhà Đường |
907 - 960 |
Thời Ngũ đại |
960 - 1279 |
Nhà Tống |
1271 - 1368 |
Nhà Nguyên |
1368 - 1644 |
Nhà Minh |
1644 - 1911 |
Nhà Thanh |
Câu 11: Em hãy kể tên các công trình kiến trúc nổi tiếng trở thành biểu tượng của văn hóa Trung Quốc? Nêu hiểu biết của em về một trong những công trình kiến trúc đó.
Trả lời:
- Các công trình kiến trúc nổi tiếng trở thành biểu tượng của văn hóa Trung Quốc: Vạn Lý Trường Thành, lầu Hoàng Hạc, chùa Thiếu Lâm, Tử Cấm Thành…
- Hiểu biết về Tử Cấm Thành (Bắc Kinh, Trung Quốc): được xây dựng dưới thời Minh, đây là nơi ở của hoàng đế và hoàng gia Trung Quốc trong hơn 5 thế kỉ. Theo một số ghi chép toàn bộ công trình có 9 999 gian phòng gắn với quan niệm Thiên tử là con Trời và chỉ ở Thiên cung mới có 10 000 phòng.
Câu 12: Vì sao Nho giáo lại trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến?
Trả lời:
Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc bởi nó giúp ổn định trật tự xã hội trên cơ sở những nguyên tắc mà bắt buộc mọi tầng lớp trong xã hội phải tuân theo.
Câu 13: Hãy nêu những biểu hiện cho thấy sự phát triển thịnh vượng về kinh tế của Trung Quốc thời Đường?
Trả lời:
Sự phát triển thịnh vượng về kinh tế của Trung Quốc thời Đường:
- Về nông nghiệp:
+ Nhà nước thực hiện chính sách giảm thuế cho nông dân.
+ Nhà nước thực hiện chính sách quân điền, tức là lấy ruộng đất công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân.
+ Nhiều kĩ thuật canh tác mới được áp dụng nhằm tăng năng suất lao động.
- Về thủ công nghiệp:
+ Nhiều xưởng thủ công luyện sắt, đóng thuyền,... với hàng chục người làm việc xuất hiện.
+ Nhiều thành thị ngày càng phồn thịnh như Trường An, Lạc Dương,...
- Về ngoại thương được mở rộng:
+ Nhà Đường có quan hệ buôn bán với hầu hết các nước châu Á.
+ Thời Đường, “Con đường Tơ lụa” nổi tiếng trong lịch sử hình thành.
Câu 14: Em có nhận xét gì về tình hình Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX qua các triều đại phong kiến?
Trả lời:
Nhận xét chung
- Các triều đại phong kiến thời Đường, Tống, Nguyên, Minh – Thanh
- Thời Đường: Xã hội phong kiến Trung Quốc đạt đến đỉnh cao, thịnh vượng.
- Thời Tống: Đất nước thống nhất sau hơn nửa thế kỉ chia cắt, xã hội không còn phát triển như thời Đường. – Thời Minh – Thanh: Là thời kì có nhiều thăng trầm, biến động ở Trung Quốc, đánh dấu sự suy vong của chế độ phong kiến.
Câu 15: Giới thiệu một công trình tiêu biểu của Trung Quốc được UNESCO ghi danh là Di sản Thế giới?
Trả lời:
Giới thiệu về tượng Phật Lạc Sơn ở Tứ Xuyên của Trung Quốc: tượng Phật Lạc Sơn được tạc dựng trong hơn 90 năm dưới thời Đường. Với chiếu cao 71m đây là bức tượng Phật lớn nhất trên thế giới và là một trong những thành tựu tiêu biểu về nghệ thuật điêu khắc Phật giáo của văn hóa Trung Quốc. Năm 1996, công trình này được UNESCO ghi danh là Di sản Thế giới.
Câu 16: Chính sách đối ngoại của Trung Quốc thời Đường là gì?
Trả lời:
Chính sách đối ngoại của Trung Quốc thời Đường:
- Sau khi ổn định trong nước nhà Đường đem quân chiếm Nội Mông chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố chế độ cai trị ở An Nam…
- Từ cuối thế kỉ VII, nhà Đường tiến hành các cuộc viễn chinh quân sự dọc theo “con đường Tơ lụa” xâm nhập vào vùng sa mạc phía Tây.
- Năm 751, quân đội nhà Đường đã đụng độ với các đạo quân Hồi giáo tại khu vực Trung Á. Đây là tham vọng lớn nhất của nhà Đường để mở rộng lãnh thổ về phía Tây.
Câu 17: Nhà thơ nào được mệnh danh là “Thi tiên” của nền văn học Trung Quốc thời phong kiến? Trình bày hiểu biết của em về nhà thơ này.
Trả lời:
- Nhà thơ được mệnh danh là “Thi tiên” của nền văn học Trung Quốc thời phong kiến là Lý Bạch.
- Hiểu biết về nhà thơ Lý Bạch: Lý Bạch là một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất thời đường tại Trung Hoa. Ông được hậu thế gọi là "Thi tiên" (tức là tiên thơ). Đến nay thì thơ Lý Bạch còn trên dưới 1000 bài với một số tác phẩm tiêu biểu như Tương Tiến Tửu, Hiệp khách hành, Thanh Bình Điệu, Hành lộ nan...Thơ Lý Bạch thích viển vông, phóng túng, ít đụng chạm đến thế sự mà thường vấn vương hoài cổ, tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp, cảm thông cho người chinh phụ, về tình bạn hữu, nhớ quê hương…
Câu 18: Em hãy nêu những nội dung cơ bản của Nho giáo?
Trả lời:
Những nội dung cơ bản của Nho giáo:
– Chủ trương dùng đạo đức để cai trị và duy trì tôn ti trật tự xã hội.
– Duy trì kỉ cương xã hội trên cơ sở phải tuân theo:
+ Tam cương – tức là coi trọng 3 mối quan hệ cơ bản: vua – tôi, cha – con, chồng – vợ
+ Con người phải tuân theo ngũ thường là 5 đức tính của người quân tử, gồm: nhân, lễ, nghĩa, chí, tín
+ Người phụ nữ phải tuân theo Tam tòng: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử và tứ đức là công, dung, ngôn, hạnh.
Câu 19: “Tứ đại danh tác” của Trung Quốc là gì?
Trả lời:
Tứ đại danh tác” của văn học Trung Quốc là:
+ Tiểu thuyết Thủy hử (của Thi Nại Am)
+ Tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa (của La Quán trung)
+ Tiểu thuyết Tây du kí (của Ngô Thừa Ân)
+ Tiểu thuyết Hồng lâu mộng (của Tào Tuyết Cần).
Câu 20: Em có nhận xét gì về diện tích đất canh tác dưới thời vua Càn Long (nhà Thanh)?
Trả lời:
Dưới thời vua Càn Long (nhà Thanh) diện tích đất canh tác của Trung Quốc đạt 7,35 triệu khoảnh ruộng (diện tích đất mỗi khoảnh gần 100 mẫu). Đây là thời kì có quy mô đất nông nghiệp lớn nhất trong các triều đại phong kiến ở Trung Quốc.