Câu hỏi tự luận Lịch sử 7 cánh diều Ôn tập Chương 4: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 4: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 7 cánh diều.

Xem: => Giáo án lịch sử 7 cánh diều (bản word)

ÔN TẬP CHƯƠNG 4. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI (PHẦN 2)

Câu 1: Hãy viết một đoạn văn giới thiệu chùa Thạt Luông dựa trên các từ khóa: Lan Xang, vua Xệt-tha thi-lạt, Viêng Chăn, Phật giáo.

Trả lời:

Chùa Thạt Luông được thiết kế mô phỏng hình nậm rượu, thay thế cho tàn tích của ngôi đền Ấn Độ xây dựng từ thế kỷ 13. Đến thế kỷ thứ 19, ngôi chùa bị hư hại và bị phá hủy do cuộc chiến xâm lăng của người Thái và chính quyền gần đây đã cho khôi phục lại và quy hoạch thành không gian tôn giáo và điểm tham quan nổi bật.

Theo kể lại thì năm 236 lịch Phật giáo, 5 nhà sư người Lào trên đường từ Ấn Độ trở về đất nước họ đã mang chiếc xương đầu gối của Đức Phật về, và thuyết phục Mường Viêng Chăn xây dựng ngôi tháp Đại Phật Tích lưu giữ xá lợi Đức Phật.

Bên trong ngôi chùa dát vàng này có lưu giữ mộ sợi tóc và nhiều xá lợi của Đức Phật. Ngoài ra, Thạt Luông còn là kho tàng châu báu ngọc ngà của quốc gia.

● Kiến trúc ngôi chùa Thạt Luông

Ngôi chùa này bao gồm các công trình: tòa tháp chính cao 45 thước, các tháp phụ bao quanh và sơn thếp vàng.

Và tháp Thạt Luông cũng chính là tháp trung tâm của chùa với phần chân tháp rộng 90m2, cao 45m. Trung tâm của tòa tháp là một khối uy nghi và trang nhã vươn lên trời cao như một mũi tên.

Phần chân của tháp chính được thiết kế như một đài sen vuông đang ở thế bung nở những cánh vàng ra bốn phía. Chân bệ với những nấc vuông xếp tầng, thu nhỏ dần khi lên cao rồi lạp phình ra ở giữa thành một gờ nổi lớn, làm điểm tựa cân bằng cho thân bầu tháp bên trên.

Thiết kế tháp chính biểu thị cho 3 cấp độ trong Phật giáo là dục giới, sắc giới và vô sắc giới. Trên bức tường xung quanh là những bức điêu khắc tỉ mỉ và tinh xảo cũng là hình ảnh mô tả cho các giai đoạn trong đời của Đức Phật.

 Xung quanh ngôi tháp chính được trang trí với 332 hình lá bồ đề cách điệu. 30 tháp nhỏ xung quanh là hình ảnh Đức Phật Thích ca trải qua 30 năm tu hành gian khổ. Các tháp nhỏ đắp hàng chữ Bali nổi chính là lời răn dạy trong Đức Phật.

Câu 2: Đóng vai hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu về một công trình kiến trúc tiêu biểu ở Đông Nam Á trong giai đoạn từ nửa sau thế kỉ X đến màu đầu thế kỉ XVI.

Trả lời:

Trong lịch sử kiến trúc vùng Đông Nam Á, sau Borobudur và Angkor, thì phải kể đến khu vực những đền tháp Pagan (Vạn Phật Tự). Qua thời gian, Pagan bị hoang phế lâu đời. Những gì còn lại là do khai quật và chỉnh tu khoảng 1945-1946. Chính những công  trình kiến trúc và  điêu khắc này đã  đem lại niềm tự hào của nền nghệ thuật kiến trúc Á Đông tiêu biểu.  Không ở đâu trên đất Á Châu, kể cả đất Ấn Độ, chỉ tại một khu vực nhỏ thôi  mà mật độ  các di tích  chùa tháp lại  dày đặc như  tại Pagan. Thành  phố cổ Pagan chỉ có diện  tích khoảng 40km2,  quy hoạch bình  đồ vuông, nằm trên bờ sông Iraouaddhi. Theo những  truyền thuyết kể  lại thì vua  Anoratha bắt đầu  theo Phật Giáo, liền sai sứ thần sang nước láng giềng Thaton của người Môn vốn  theo đạo Phật  để cung thỉnh  một số kinh  sách về phiên dịch. Nhưng vua nước Thaton khước từ. Vua Anoratha đem binh sang chinh  phạt Vương  quốc Thaton,  không những  thu hồi được nhiều kinh sách và  tượng Phật Giáo, mà còn bắt  nhiều thợ thủ công của Thaton đưa  về Pagan, để  tham gia ngày  đêm trong việc  xây dựng chùa tháp Pagan. Pagan hồi đó là kinh đô văn hóa lớn.

Câu 3: Hãy trình bày thành tựu văn hóa tiêu biểu của Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa thế kỉ XVI và rút ra nhận xét.

Trả lời:

Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa thế kỉ XVI:

- Cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra các chữ viết riêng như chữ Khơ-me, chữ Chăm, chữ Thái, chữ Nôm. Họ sử dụng văn tự để viết văn bia, ghi chép lịch sử, sáng tác văn chương,..

- Cư dân Đông Nam Á để lại nhiều công trình đặc sắc như Hoàng thành Thăng Long, đền tháp Ăng-co,..

=> Các thành tựu văn hóa Đông Nam Á phản ánh sự kế thừa, phát triển thành tựu văn hóa nhân loại, đồng thời cho thấy sự cần cù, sáng tạo trong xây dựng bản sắc riêng của cư dân khu vực.

Câu 4: Hãy nêu các thành tựu văn hóa tiêu biểu của Vương quốc Lào thời Lan Xang (thế kỉ XI – XVII).

Trả lời:

Các thành tựu văn hóa tiêu biểu của Vương quốc Lào thời Lan Xang (thế kỉ XI – XVII):

- Phật giáo là quốc giáo của Lan Xang, có ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống chính trị, xã hội và là cơ sở thống nhất các tộc người Lào.

- Về chữ viết và văn học, bên cạnh chữ viết Ấn Độ, chữ Lào được sáng tạo và sử dụng phổ biến từ thế kỉ XIV – XV. Trên cơ sở đó, nhiều tác phẩm văn học đã ra đời, như truyện thơ Phạ-lắc Phạ-lam, truyền thuyết Khún Bulôm.

- Kiến trúc và điêu khắc Lan Xang cũng nổi tiếng với những công trình, như cung điện hoàng gia, chùa Thạt Luổng, Phra Keo, Vát Xiềng Thong,...

- Ngoài ra người Lào cũng ưa thích âm nhạc, ca múa và nhiều loại hình sân khấu, trong đó có hoạt động diễn xướng các bộ sử thi.

Câu 5: Từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI, tại vùng Đông Nam Á hải đảo hình thành các quốc gia Đông Nam Á nào?

Trả lời:

- Ở Đông Nam Á hải đảo:

+ Vương quốc Mô-giô-pa-hit ra đời ở thế kỉ XIII trên đảo Gia-va

+ Nhiều vương quốc Hồi giáo được thành lập: Ma-lắc-ca, A-chê…

Câu 6: Ở giai đoạn thịnh đạt vào thế kỉ XVI-XVII, Vương quốc Lào được đánh giá là vương quốc như thế nào?

Trả lời:

Ở giai đoạn thịnh đạt vào thế kỉ XVI-XVII, Vương quốc Lào được đánh giá là vương quốc lớn ở lưu vực sông Mê Công có quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng như Đại Việt, Lam-na…

 

Câu 7: Các vua Lan Xang đã làm gì để mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới?

Trả lời:

Các vua Lan Xang đã thực hiện chính sách đối ngoại:

- Trao đổi, buôn bán với các nước châu Âu và các nước láng giềng được mở rộng. 

- Giữ quan hệ hòa hiếu với Cam-pu-chia và Đại Việt, chống quân xâm lược Mi-an-ma.

 

Câu 8: Em có nhận xét gì về sự phát triển của Vương quốc Campuchia thời Ăng-co?

Trả lời:

Sự phát triển của Vương quốc Campuchia thời Ăng-co:

- Thời kì Ăng co xây dựng nhà nước quân chủ chuyên chế tập quyền, quyền lực của vua đồng nhất với các vị thần Hindu giáo.

- Kinh tế của thời kì Ăng-co đa dạng và phát triển: đánh bắt thủy sản, săn bắt, khai thác lâm sản, canh tác lúa nước. Đặc biệt là thương mại, buôn bán với Trung Quốc và các quốc gia láng giềng.

  - Thời kì Ăng-co, Campuchia tiến hành chiến tranh, mở rộng ảnh hưởng tới các khu vực thuộc lãnh thổ Lào và Thái Lan ngày nay, trở thành một thế lực hùng mạnh ở khu vực Đông Nam Á.

 

Câu 9: Trình bày sự hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á.

Trả lời:

  • Từ nửa sau thế kỉ X đến đầu thế kỉ XIII: 

- Trên cơ sở các vương quốc phong kiến được hình thành ở giai đoạn trước, các vương quốc Đông Nam Á tiếp tục phát triển. 

- Trên lưu vực sông I-ra-oa-đi, Vương quốc Pa-gan đã mạnh lên và thống nhất lãnh thổ, mở đầu cho quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Mi-an-ma. 

- Ở lưu vực sông Chao Phraya có sự xuất hiện của Vương quốc Ha-ri-pun-giay-a. 

- Trên bán đảo Đông Dương, ngoài Đại Việt và Chăm-pa, có Vương quốc Campuchia của người Khơ-me trở nên cường thịnh. Ở đảo Xu-ma-tra có Vương quốc Sri Vi-giay-a trở thành một quốc gia hùng mạnh. 

  • Từ thế kỉ XIII đến nửa đầu thế kỉ XVI 

- Vào thế kỉ XIII, người Mông Cổ mở rộng xâm lược Đông Nam Á. 

- Các quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á gắn kết với nhau để chống Mông Cổ, từ đó hình thành một số vương quốc phong kiến mới và một số vương quốc phong kiến lớn hơn. 

- Ở các vương quốc, bộ máy nhà nước dần được củng cố với sự tăng cường quyền lực của nhà vua và hoàn chỉnh hệ thống quan lại các cấp. Luật pháp ngày càng được hoàn thiện. 

- Kinh tế khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn này phát triển thịnh đạt nhờ sự phát triển của ngành lúa nước cùng với hoạt động giao lưu buôn bán bằng đường biển. 

 

Câu 10: Nền kinh tế của Campuchia dưới thời Ăng-co phát triển như thế nào?

Trả lời:

Nền kinh tế của Campuchia thời Ăng-co phát triển đa dạng:

+ Nông nghiệp: Người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Người ta đào nhiều hồ, kênh, máng để trữ và điều phối nước tưới. 

+ Ngư nghiệp: Cư dân đánh bắt cá ở Biển Hồ, khai thác lâm thổ sản,... 

+ Thủ công nghiệp: Có nhiều thợ khéo tay, đặc biệt là các nghề làm đồ trang sức và chạm khắc trên đá, trên các bức phù điêu của đền tháp. Họ xây dựng được nhiều công trình lớn: Ăng-co Vát, Ăng-co Thom, khu den Bay-on... 

 

Câu 11:  Thời kì phát triển của vương quốc Campuchia còn gọi là thời kì gì? Trình bày quá trình hình thành, phát triển và suy thoái của vương quốc phong kiến Campuchia.

Trả lời:

- Thời kì phát triển của vương quốc Campuchia còn gọi là thời kì Ăng-co.

- Quá trình hình thành, phát triển và suy thoái của vương quốc phong kiến Campuchia:

  • Đầu thế kỉ VI: 

+ Thời kì hình thành Vương quốc Campuchia. 

+ Trên đất Campuchia ngày nay có tộc người Khơ-me hình thành. 

+ Thế kỉ VI, Vương quốc Chân Lạp ra đời. 

  • Từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV: 

+ Là thời kì phát triển thịnh vượng của chế độ phong kiến Campuchia. 

+ Sản xuất nông nghiệp phát triển. 

+ Lãnh thổ mở rộng ra bên ngoài, trở thành cường quốc khu vực Đông Nam Á. 

+ Có nhiều công trình kiến trúc độc đáo. 

  • Từ thế kỉ XV đến năm 1863: 

+ Campuchia bước vào thời kì suy thoái kéo dài. 

+ Năm 1863, Campuchia bị thực dân Pháp xâm lược.

Câu 12: Tín ngưỡng – tôn giáo của các vương quốc Đông Nam Á thời phong kiến đạt những thành tựu gì?

Trả lời:

Tín ngưỡng – tôn giáo: 

- Từ thế kỉ XIII, Phật giáo Tiểu thừa được truyền bá và phổ biến ở Đông Nam Á như ở Lan Xang Cam-pu-chia,... 

- Nhiều ngôi chùa mới được xây dựng, không chỉ là nơi thờ phụng mà còn là trung tâm văn hóa.

- Hồi giáo theo chân thương nhân Ả Rập, Ấn Độ du nhập vào Đông Nam Á từ thế kỉ XII – XIII. 

Câu 13: Hãy kể tên một số thành tựu văn học sử dụng văn tự để viết bia, ghi chép lịch sử, sáng tác văn chương…của cư dân Đông Nam Á thời phong kiến?

Trả lời:

Một số thành tựu văn học sử dụng văn tự để viết bia, ghi chép lịch sử, sáng tác văn chương…của cư dân Đông Nam Á thời phong kiến:

- Sử thi “Riêm Kê” (Cam-pu-chia)

- Bộ sử “Đại Việt sử ký toàn thư” (Đại Việt)…

Câu 14: Kể tên một số công trình kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu của cư dân Campuchia thời Ăng-co?

Trả lời:

Kiến trúc độc đáo như Ban-tây Srei, Ăng-co Vát, Ăng-co Thom, …

Câu 15: Khái quát sự phát triển của vương quốc Lào thời Lan Xang ở các thế kỉ XIV-XVII trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế và văn hóa?

Trả lời:

Lĩnh vực

Sự phát triển

Chính trị

Chia đất nước thành các mường và đặt các chức quan cai trị, xây dựng quân đội do vua chỉ huy

Kinh tế

Canh tác lúa nước, lúa nương, săn bắn, đánh cá, chăn nuôi, trồng cây ăn quả, khai thác lâm sản, vàng bạc, dệt vải

Văn hóa

Ảnh hưởng đậm nét của văn hóa Ấn Độ và Phật giáo

 

Câu 16: Hãy cho biết thời kì thịnh vượng của vương quốc Lào vào khoảng thời gian nào? Trình bày biểu hiện của sự phát triển đó. 

Trả lời:

- Thời thịnh vượng của nước Lan Xang từ thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVII, nhất là dưới triều vua Xu-li-nha Vông-xa. Thời này, quân và dân Lào đã 3 lần đánh thắng quân xâm lược Miến Điện. 

- Những biểu hiện phát triển: 

  • Về tổ chức nhà nước: 

+ Chia đất nước thành 7 mường (tỉnh). 

+ Đứng đầu nhà nước là vua, dưới vua có một phó vương và 7 quan đại thần kiêm tổng đốc tỉnh. 

+ Quân đội bao gồm quân thường trực của nhà vua và quân địa phương. 

  • Về kinh tế, xã hội: 

+ Sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và chăn nuôi gia súc khá phát triển. 

+ Việc khai thác các sản vật quý được coi trọng. 

+ Trao đổi buôn bản vượt ra ngoài biên giới. 

+ Cuộc sống của cư dân thanh bình, sung túc. 

 

Câu 17: Nhân tố chủ yếu dẫn đến sự thành lập nước Lan Xang là gì?

Trả lời:

- Người Lào Thơng là chủ nhân của nền văn hóa đồ đá, đồ đồng từ hàng nghìn năm trước

- Thế kỉ XIII, một nhóm người nói tiếng Thái di cư đến đây sinh sống hòa hợp với người Lào Thơng gọi là người Lào Lùm.

- Phà Ngừm đã thống nhất các mường ở Lào lên ngôi vua (1353) và đặt tên nước là Lan Xang (nghĩa là Triệu Voi).

  • Nhân tố chủ yếu dẫn đến sự thành lập nước Lan Xang là sự liên kết giữa các bộ tộc Lào Thơng và Lào Lùm

 

Câu 18: Theo em, sông Mê Công có vai trò gì đối với vương quốc Lào?

Trả lời:

Vai trò của sông Mê Công đối với vương quốc Lào:

- Là nguồn tài nguyên thủy văn dồi dào

- Là trục giao thông của đất nước

- Là yếu tố của sự thống nhất Lào về mặt địa lí.

Câu 19: Nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho vương quốc Lan Xang suy yếu là gì?

Trả lời:

Đến thế kỉ XVIII, Lan Xang xảy ra những cuộc tranh chấp ngôi báu trong hoàng tộc, sau đó đất nước bị phân liệt thành ba tiểu quốc đối địch.

  • Nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho vương quốc Lan Xang suy yếu.

 

Câu 20:  Em có nhận xét gì về các thành tựu văn hóa Đông Nam Á?

Trả lời:

Các thành tựu văn hóa Đông Nam Á phản ánh sự kế thừa, phát triển thành tựu văn hóa nhân loại, đồng thời cho thấy sự cần cù, sáng tạo trong xây dựng bản sắc riêng của cư dân khu vực.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay