Câu hỏi tự luận lịch sử 7 chân trời sáng tạo Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên
Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 7 chân trời sáng tạo
Xem: => Giáo án lịch sử 7 chân trời sáng tạo (bản word)
CHƯƠNG 5: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ X
ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XV
BÀI 17: BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN CỦA NHÀ TRẦN (THẾ KỈ XIII)
- NHẬN BIẾT
Câu 1: Ai là tác giả của câu nói: “Ta thà làm ma nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”? Nêu sự kiện gắn với câu nói đó.
Trả lời:
- Tác giả của câu nói: “Ta thà làm ma nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc” là Trần Bình Trọng
- Sự kiện gắn với câu nói: Tại bãi Màn Trò (Hưng yên), Trần Bình Trọng đã chặn đánh quân giặc suốt 7 ngày để vua Trần và triều đình rút lui an toàn về Thiên Trường (Nam Định). Do quá chênh lệch lực lượng, cuối cùng ông bị bắt. Thoát Hoan muốn dụ hàng ông, nhưng Trần Bình Trọng đã khẳng khái nói: “Ta thà làm ma nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”
Câu 2: Năm 1257, khi Mông Cổ cho quân áp sát biên giới Đại Việt và cử sứ giả đến Thăng Long dụ hàng, vua Trần Thái Tông đã có thái độ như thế nào?
Trả lời:
Năm 1257, Mông Cổ đã cho quân áp sát biên giới Đại Việt rồi ba lần cử sứ giả đến Thăng Long dụ hàng. Vua Trần Thái Tông cho bắt giam sứ giả, đồng thời ra lệnh cả nước ra sức tập luyện, chuẩn bị vũ khí, sẵn sàng đánh giặc.
II. THÔNG HIỂU
Câu 1: Năm 1279, nhà Nguyên đã chiếm được toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc và ráo riết chuẩn bị lực lượng để xâm lược Đại Việt. Trước tình hình đó, nhà Trần đã có hành động gì?
Trả lời:
Năm 1279, nhà Nguyên đã chiếm được toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc và ráo riết chuẩn bị lực lượng để xâm lược Đại Việt. Trước tình hình đó, nhà Trần đã triệu tập hội nghị Bình Than (Bắc Ninh) năm 1282 và hội nghị Diên Hồng (Thăng Long) năm 1285 để bàn kế sách đánh giặc.
Câu 2: Địa danh lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố sau:
“Sông nào nổi sóng bạc đầu,
Ba phen cọc gỗ đâm tàu xâm lăng?”
Con sông này gắn với các cuộc chiến công nào của nhân dân Việt Nam?
Trả lời:
- Địa danh lịch sử được đề cập đến trong câu đố là sông Bạch Đằng.
- Sông Bạch Đằng đã từng 3 lần ghi dấu chiến công chống xâm lược của nhân dân Việt Nam:
+ Lần 1 – năm 938 (chống quân Nam Hán, do Ngô Quyền lãnh đạo)
+ Lần 2 – năm 981 (chống quân Tống, thời Tiền Lê)
+ Lần 3 – năm 1288 (chống quân Nguyên, thời Trần)
Câu 3: Những khó khăn của nhà Trần và của quân Mông Cổ trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất (1258)?
Trả lời:
- Những khó khăn của nhà Trần:
+ Đầu năm 1258, 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào Đại Việt.
+ Vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy trận đánh ở Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc). Nhưng trước thế giặc mạnh quân ta tạm rút quân khỏi kinh thành Thăng Long để bảo toàn lực lượng.
+ Sau trận Bình Lệ Nguyên, vua Trần Thái Tông tỏ ý lo lắng và hỏi ý kiến Thái sư Trần Thủ Độ, Trần Thủ Độ đã trả lời: “Đầu tôi chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo”
- Khó khăn của Mông Cổ:
+ Chiếm được thành Thăng Long trong cảnh “vườn không nhà trống” tòa thành trống rỗng
+ Lâm vào cảnh thiếu lương thực, bị nhân dân tá chặn đánh nên giặc ở trong tình thế bị động, lúng túng, chán nản.
Câu 4: Sự đúng đắn, sáng tạo trong đường lối đánh giặc của nhà Trần trong kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ (năm 1258)?
Trả lời:
- Nêu sự đúng đắn, sáng tạo:
+ Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”
+ Tránh thế giặc mạnh khi chúng mới đến xâm lược
+ Vừa cho quân cản bước tiến của giặc vừa rút lui để bảo toàn lực lượng
+ Khi thời cơ đến, phản công tiêu diệt giặc, giành thắng lợi.
Câu 5: Em hãy nêu tác dụng của Hội nghị Diên Hồng?
Trả lời:
Tác dụng của Hội nghị Diên Hồng:
- Đây là hội nghị có sự tham dự của những bậc phụ lão có uy tín trong cả nước mục đích của Hội nghị là bàn kế đánh giặc giữa vua, các quan lại và các bậc phụ lão
- Qua hội nghị các phụ lão cùng với nhà Trần thể hiện quyết tâm đánh thắng quân Nguyên. Điều dó có tác dụng động viên cả nước đứng lên đáh giặc.
- Hội nghị thể hiện sự đoàn kết quân dân dưới thời Trần, đó là sức mạnh tổng hợp để đánh thắng quân Nguyên xâm lược.
III. VẬN DỤNG
Câu 1: Trình bày ý nghĩa thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông–Nguyên thời Trần.
Trả lời:
- Đã đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của quân Mông – Nguyên, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
- Đánh bại một đế chế hùng mạnh nhất thế giới thời bấy giờ, viết nên trang sử chống ngoại xâm hào hùng của dân tộc, đóng góp vào truyền thống và nghệ thuật quân sự Việt Nam.
- Ngăn chặn ý đỏ của nhà Nguyên trong việc xâm lược đối với Nhật Bản và các nước ở Đông Nam Á, góp phần làm suy yếu đế chế Mông – Nguyên.
- Để lại những bài học kinh nghiệm quý giá:
+ Chăm lo sức dân “khoan thư sức dân” để làm kế sâu rễ bền gốc.
+ Củng cố khối đoàn kết toàn dân tộc.
+ Phát huy sức mạnh toàn dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Câu 2: Để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến nhà Trần đã tiến hành chuẩn bị những gì để chống giặc Nguyên?
Trả lời:
- Nắm được thế mạnh của giặc, với ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc, vua tôi nhà Trần đã phát động cuộc chiến tranh toàn dân.
- Để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285), vua Trần đã triệu tập Hội nghị Bình Than (Bắc Ninh).
+ Hội nghị được tổ chức vào năm 1282 cho các vương hầu để bàn phương án kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược Đại Việt năm 1285.
+ Đây là hội nghị của những người nắm giữ trọng trách lãnh đạo sự nghiệp giữ nước.
+ Hội nghị chủ yếu bàn về phương hướng chiến lược chống xâm lược và tổ chức bộ máy chỉ huy kháng chiến.
+ Hội nghị đã quyết định cử Trần Quốc Tuấn làm Quốc công Tiết chế – tổng chỉ huy các lực lượng kháng chiến.
- Tiếp sau đó, Hội nghị Diên Hồng được tổ chức vào năm 1284 tại kinh thành Thăng Long. Tại Hội nghị, các phụ lão trong cả nước được triệu tập trước thềm điện Diên Hồng để trưng cầu ý kiến về chủ trương hòa hay chiến khi quân Nguyên sang xâm lược Đại Việt lần thứ hai năm 1285. Tất cả hội nghị đều đồng tâm quyết đánh.
- Trần Quốc Tuấn đã soạn Hịch tướng sĩ để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân dân Đại Việt.
- Nhà Trần tổ chức cuộc tập trận lớn và duyệt binh ở Đông Bộ Đầu, chia quân đóng giữ những nơi trọng yếu. Cả nước sẵn sàng chiến đấu.
IV. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Nhân vật lịch sử nào đã lập ra nhà Nguyên? Trình bày âm mưu xâm lược Đại Việt lần thứ hai của quân Nguyên.
Trả lời:
- Vua Mông Cổ Hốt Tất Liệt là người đã lập ra nhà Nguyên (1271) sau khi đánh chiếm được nước Nam Tống, làm chủ phần lớn lãnh thổ Trung Quốc.
- Âm mưu xâm lược Đại Việt của quân Nguyên:
+ Năm 1279, nhà Nguyên ráo riết chuẩn bị xâm lược Chăm-pa và Đại Việt.
+ Trong hoàn cảnh mới, với thế lực lớn, đồng thời rút kinh nghiệm của thất bại trong cuộc xâm lược lần thứ nhất, quân Nguyên đã đánh vào Chăm-pa (ở phía nam Đại Việt, là một quốc gia nhỏ) để biến nơi đây thành bàn đạp đánh lên Đại Việt, phối hợp với quân chủ lực đánh từ phía bắc xuống.
+ Nhưng nhân dân Chăm-pa đã chiến đấu hết sức anh dũng, kế hoạch của nhà Nguyên định dùng Chăm-pa làm bàn đạp tấn công vào nước ta bước đầu tan vỡ.
Câu 2: Vì sao cả ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông–Nguyên thời Trần quân và dân ta đều giành thắng lợi?
Trả lời:
- Nhờ lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ và quyết tâm đánh giặc của quân dân Đại Việt.
- Nhờ kế sách đánh giặc đúng đắn và sáng tạo: chủ động chuẩn bị kháng chiến, tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu của kẻ thù,...
- Nhờ sự lãnh đạo, chỉ huy tài ba của vua Trần Thái Tông, Thượng hoàng Trần Thánh Tông, vua Trần Nhân Tông và các tướng lĩnh như Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải,...
- Công cuộc chuẩn bị kháng chiến chu đáo, toàn diện. Nổi lên hai Hội nghị Bình Than và Diên Hỏng với mục tiêu: đoàn kết đánh giặc, bảo vệ Tổ quốc.
- Cả ba lần lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông–Nguyên thời Trần quân và dân ta đều giành thắng lợi.
=> Giáo án lịch sử 7 chân trời bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược mông – nguyên (3 tiết)