Câu hỏi tự luận lịch sử 7 chân trời sáng tạo Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1400-1407)

Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1400-1407). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 7 chân trời sáng tạo

CHƯƠNG 5: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ X

ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XV

BÀI 18: NHÀ HỒ VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG

QUÂN XÂM LƯỢC MINH (1400-1407)

  1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Nêu hoàn cảnh lịch sử dẫn đến sự thành lập của nhà Hồ?

Trả lời:

Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến sự thành lập của nhà Hồ:

- Cuối thế kỉ XIV, nhà Trần suy yếu, không chăm lo phát triển kinh tế, đời sống nhân dân cực khổ, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra khắp cả nước.

- Trước tình hình đó, năm 1400, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần và lên làm vua, lập ra nhà Hồ

- Sau khi lên ngôi, Hồ Quý Ly thực hiện rất nhiều cải cách để phát triển đất nước, ổn định lòng dân

- Năm 1407, quân Minh sang xâm lược, cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại

Câu 2: Kể tóm tắt tiểu sử về Hồ Quý Ly?

Trả lời:

Hồ Quý Ly sinh năm 1336, chưa rõ năm mất là một người có tài và nhiềm tham vọng. Hồ Quý Ly lấy em gái vua Trần Nghệ Tông. Con gái ông là hoàng hậu của vua Trần Thuận Tông (1377-1399). Nhờ những mối quan hệ đó, ông rất được vua Trần trọng dụng. Năm 1394, ông đã nắm giữ chức vụ cao nhất trong triều đình là Nhập nội phụ chính Thái sư Bình chương quân quốc trọng sự (tương đương với chức Tể tướng).

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Em hãy nêu những cải cách của Hồ Quý Ly trong lĩnh vực chính trị - hành chính?

Trả lời:

Chính trị - Hành chính:

- Thống nhất bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương. Đặt chức An phủ sứ ở các lộ để quản mọi việc trong phủ, châu, huyện.

- Thông qua thi cử, tuyển chọn người đỗ đạt, bổ nhiệm làm quan.

- Dời đô về thành An Tôn (thành Tây Đô, Thanh Hóa).

Câu 2: Mô tả những nét chính về cuộc kháng chiến của nhà Hồ chống quân xâm lược Minh.

Trả lời:

- Tháng 11 - 1406, lấy cớ “phù Trần, diệt Hồ”, hơn 20 vạn quân Minh do Trương Phụ, Mộc Thạnh chỉ huy tiến vào nước ta.

- Sau những thất bại ở biên giới, quân nhà Hồ lui về thành Đa Bang (Ba Vì, Hà Nội) cố thủ.

- Tháng 1 - 1407, nhiều trận chiến ác liệt giữa hai bên diễn ra trước thành Đa Bang.

- Cuối cùng, thành Đa Bang thất thủ, Đông Đô sau đó cũng nhanh chóng bị chiếm.

- Quân nhà Hồ rút về cố thủ ở Tây Đô.

- Tháng 6 - 1407, Hồ Quý Ly và các con bị bắt. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ hoàn toàn thất bại.

Câu 3: Hồ Quý Ly đã có những cải cách về kinh tế, xã hội như thế nào để cai trị nước ta?

Trả lời:

- Về kinh tế, xã hội: 

+ Tiến hành đo đạc lại ruộng đất, diện tích thừa phải sung công, nghĩa là khôi phục chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất. Quy định lại thuế đinh, thuế ruộng đất. 

+ Phát hành tiền giấy thay cho tiền đồng. Năm 1396, Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy Thông bảo hội sao, bỏ hẳn việc dùng tiền đồng đang lưu hành trong xã hội. Việc làm này nhằm hai mục đích: tạo phương tiện chi trả và thu gom kim loại để đúc súng. 

+ Đặt ra chính sách hạn điền. Theo phép hạn điền, trừ đại vương và trưởng công chúa, còn tất cả mọi người, từ quý tộc cho đến thử dân, đều bị hạn chế số ruộng tư. 

+ Thống nhất đơn vị đo lường trong cả nước. 

+ Ban hành chính sách hạn nô. Năm 1401, Hồ Quý Ly đã ban hành chính sách hạn nô, hạn chế nô tì của các điền trang.

Câu 4: Em có nhận xét gì về nền văn hóa, giáo dục của nhà Hồ?

Trả lời:

- Về văn hóa, giáo dục: 

+ Sửa đổi chế độ học tập và thi cử để tuyển chọn nhân tài. Ngay sau khi lên ngôi, ông mở khoa thi 

Hội (Thái học sinh) lấy đỗ 20 người, trong đó có Nguyễn Trãi. 

+ Mở rộng hệ thống giáo dục ở địa phương, đặt các học quan, cấp học điền. 

+ Khuyến khích học chữ Nôm để dịch sách chữ Hán, dạy học và sáng tác văn chương. 

Câu 5: Nhà Minh lấy cớ gì khi đem quân sang xâm lược Đại Ngu?

Trả lời:

Nhà Minh lấy cớ Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, cuối năm 1406, nhà Minh huy động lực lượng lớn do Trương Phụ và Mộc Thạnh chỉ huy tiến sang xâm lược Đại Ngu.

 

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Đường lối của nhà Trần trong kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên và của nhà Hồ trong kháng chiến chống quân Minh có gì khác nhau?

Trả lời:

- Đường lối của nhà Trần:

+ Biết dựa vào sức mạnh toàn dân, đoàn kết toàn dân (Hội nghị Diên hồng)

+ Vua tôi nhà Trần trên dưới một lòng kiên quyết kháng chiến chống quân xâm lược (Hội nghị Bình Than)

+ Thực hiên kế sách “vườn không nhà trống” vừa đánh vừa rút lui để bảo toàn lực lượng khi có thời cơ thì tổng phản công giành thắng lợi quyết định.

- Đường lối của nhà Hồ:

+ Nhà Hồ đã không biết dựa vào nhân dân, đoàn kết tâp hợp nhân dân để chống giặc mà chỉ chiến đấu đơn độc

+ Không kế thừa được bài học kinh nghiệm quý giá mà trước đó do nhà Trần đã thành công trong ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.

+ Nhà Hồ nặng về phong thủ chỉ còn biết dựa vào các thành lũy để chống giặc.

Câu 2: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến cuộc cải cách của Hồ Qúy Ly thất bại là gì?

Trả lời:

Nhà Hồ lên ngôi trong bối cảnh nước ta khủng hoảng trầm trọng, nhân dân đói khổ, chưa có niềm tin với nhà Hồ; mặt khác, việc Hồ Quý Ly ép vua Trần nhường ngôi đã gây nên sự bất bình trong một bộ phận nhân dân. Do đó, nhà Hồ chưa nhận được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân.

 

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Em hãy cho biết mục đích cuộc cải cách của Hồ Quý Ly?

Trả lời: 

- Mục đích:

+ Nhằm thay đổi chính sách cũ, đề ra chính sách mới, giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội Đại Việt. 

+ Thủ tiêu những yếu tố cát cứ của quý tộc nhà Trần, xây dựng một nhà nước quân chủ chuyên chế. 

+ Những cải cách của Hồ Quý Ly tương đối toàn diện và có hệ thống nhất, bao gồm nhiều lĩnh vực từ kinh tế đến quân sự, chính trị, hành chính, xã hội, văn hóa – giáo dục,... 

 

Câu 2: Nhận xét mặt tích cực và hạn chế cuộc cải cách của Hồ Quý Ly?

Trả lời:

- Nhận xét:

  • Tích cực: 

- Góp phần củng cố chính quyền trung ương, giảm bớt thế lực tầng lớp quý tộc. 

- Tăng cường tiềm lực kinh tế đất nước và phát triển văn hóa dân tộc. 

- Làm suy yếu thế lực nhà Trần. 

- Tăng nguồn thu nhập cho đất nước. 

  • Hạn chế: Những cải cách chưa triệt để, chưa phù hợp với tình hình thực tế, nhất là chính sách hạn nó. 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay