Câu hỏi tự luận lịch sử 7 chân trời sáng tạo Bài 20: Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527)

Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 20: Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 7 chân trời sáng tạo

Xem: => Giáo án lịch sử 7 chân trời sáng tạo (bản word)

CHƯƠNG 6: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XV ĐẾN

ĐẦU THẾ KỈ XVI

BÀI 20: ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428-1527)

  1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Em hãy nêu chính sách của vương triều Lê sơ trong việc phục hồi và phát triển nông nghiệp?

Trả lời:

- Nhà Lê sơ đã ban hành nhiều chính sách để khôi phục và phát triển nông nghiệp, như:

+ Thực hiện chính sách quân điền, chia ruộng đất công cho các thành viên trong làng xã.

+ Cấm giết trâu,bò bừa bãi, cấm điều động dân phu trong mùa cấy gặt.

+ Đặt một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ,..

Câu 2: Những thay đổi qua cuộc cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông có ý nghĩa gì đối với Đại Việt thời Lê Sơ?

Trả lời:

Những thay đổi qua cuộc cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông có ý nghĩa:

- Hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương, quyền lực tập trung tối đa vào trong tay hoàng đế

- Tạo ra sự ổn định chính trị để phát triển kinh tế, văn hóa.

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Em hiểu chế độ “ngụ binh ư nông” là gì?

Trả lời:

Ngụ binh ư nông là chế độ quân sự mà vào thời bình cho về thay phiên nhau về quê làm ruộng, khi có chiến tranh thì lại được huy đông chiến đấu. Chính sách này mang lại nhiều hiệu quả như:

- Đảm bảo một lực lượng quân đội lớn sẵn sàng huy động khi cần

- Cung cấp lao động cho hoạt động sản xuất nông nghiệp

- Giảm được ngân khố quốc gia cho việc nuôi quân đội khi một lực lượng lớn đã được cho về quê sản xuất.

Câu 2: “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ…Kẻ nào dám đem một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di” (Đại Việt sử kí toàn thư) Lời căn dặn trên của vua Lê Thái Tông phản ánh điều gì?

Trả lời:

Lời căn dặn của vua Lê Thánh Tông đã cho thấy ý thức của người đứng đầu về việc bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc. Nếu kẻ nào dám vi phạm thì sẽ bị nghiêm trị.

Câu 3: Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành một bộ luật mới mang tên là gì? Nội dung chính của bộ luật?

Trả lời:

- Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành một bộ luật mới mang tên là Quốc triều hình luật (thường gọi là luật Hồng Đức).

- Nội dung chính của bộ luật là:

+ Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc.

+ Bảo vệ quyền lợi của quan lại và giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến.

+ Có những điều luật bảo vệ chủ quyền quốc gia.

+ Khuyến khích phát triển kinh tế.

+ Gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

+ Bảo vệ một số quyền của phụ nữ.

Câu 4: Điểm khác biệt cơ bản giữa tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ so với thời Lý- Trần là gì?

Trả lời:

- Thời Lê sơ tổ chức bộ máy nhà nước đã được hoàn chỉnh và mang tính tập quyền cao độ: Lê Thánh Tống đã bãi bỏ một số chức vụ cao cấp nhất như tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành kể cả tổng chỉ huy quân đội. Giúp việc cho vua là 6 bộ đứng đầu là các thượng thư.

- Thời Lý Trần bộ máy nhà nước vẫn còn đơn giản, sơ khai, quyền lực của nhà vua bị hạn chế khi chức tể tướng, thái úy vẫn còn tồn tại

 

Câu 5: Chính quyền phong kiến ở Việt Nam được hoàn thiện nhất dưới thời vua nào? Vì sao?

Trả lời:

Chính quyền phong kiến được hoàn thiện dần và đến thời vua Lê Thánh Tông thì hoàn chỉnh nhất do:

- Quyền lực tập trong cao độ trong tay nhà vua.

- Chính quyền chặt chẽ, với tay đến tận địa phương.

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Chính sách nào của vua Lê Thánh Tông đã giúp tập trung tối đa quyền lực vào tay nhà vua?

Trả lời:

Để tập trung quyền lực vào trong tay hoàng đế, vua Lê Thánh Tông đã bãi bỏ một số chức vụ cao cấp nhất như tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành kể cả tổng chỉ huy quân đội. Giúp việc cho vua là 6 bộ đứng đầu là các thượng thư.

Câu 2: Anh (chị) có nhận xét gì về lãnh thổ Đại Việt dưới thời Lê Thánh Tông so với thời Trần?

Trả lời:

Lãnh thổ Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông được mở rộng hơn về phía Nam so với thời Trần:

- Lãnh thổ Đại Việt sau sự kiện năm 1306 vua Trần Nhân Tông gả công chúa Huyền Trần cho vua Chế Mân đổi lại sính lễ là hai châu Ô và Lý - tức vùng Thuận Hóa

- Năm 1471, sau khi chiếm vùng đất phía Nam Thuận Hóa cho đến đèo Cù Mông, vua Lê Thánh Tông lập thêm đơn vị hành chính thứ 13 - Đạo Thừa Tuyên Quảng Nam gồm 3 phủ: Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn (nay là Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định).

Câu 3: Điểm tiến bộ nhất của bộ luật Hồng Đức so với các bộ luật trong lịch sử phong kiến Việt Nam là gì?

Trả lời:

So về quy mô thì luật Hồng Đức không phải là bộ luật đồ sộ nhất nhưng nó lại là bộ luật nhân văn nhất trong lịch sử lập pháp Việt Nam thời phong kiến khi nó chiếu cố đến cả những thành phần nhỏ bé, dễ bị tổn thương trong xã hội như trẻ em, người tàn tật, phụ nữ, người già yếu…

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Trình bày tình hình văn hóa, giáo dục thời Lê Sơ.

Trả lời:

Lĩnh vực

Nội dung

1. Tôn giáo

- Nho giáo được đề cao, chiếm địa vị độc tôn trong xã hội. 

- Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế. 

2. Văn học 

– Văn học chữ Hán tiếp tục phát triển và giữ ưu thế, có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Quỳnh Uyển cửu ca của Hội Tao Đàn,... 

– Văn học chữ Hán có những tác phẩm nổi tiếng: Quân trung từ mệnh tập

Bình Ngô đại cáo, Quỳnh uyển cửu ca,... 

– Văn học chữ Nôm có Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, Thập 

giới cô hồn quốc ngữ văn,... 

- Văn học thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào 

dân tộc. 

3. Sử học và địa lí

– Lam Sơn thực lục của Nguyễn Trãi, Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sỹ Liên, Dư địa chỉ của Nguyễn Trãi, Hồng Đức bản đồ, An Nam bình thăng đồ,... 

4. Toán học

Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp

5. Y học 

Bản thảo thực vật toát yếu. 

6. Nghệ thuật sân khấu

Ca, múa, nhạc, chèo, tuồng. 

Nhã nhạc cung đình ngày càng phát triển.

7. Kiến trúc 

– Kiến trúc tiêu biểu được xây dựng ở kinh đô Thăng Long, Lam Kinh 

(Thanh Hóa). 

– Nghệ thuật điêu khắc trên đá, gỗ, đồ gốm,... tinh xảo với nhiều tác phẩm 

được lưu truyền đến ngày nay. 

8. Giáo dục 

– Xây dựng lại Quốc Tử Giám ở kinh thành Thăng Long. 

– Tổ chức đều đặn các khoa thi Tiến sĩ để tuyển chọn quan lại. 

– Cho lập bia Văn Miếu – Quốc Tử Giám để tôn vinh những người đỗ đạt. 

 

Câu 2: Hãy kể tên một số danh nhân văn hóa tiêu biểu thời Lê sơ và những đóng góp của họ đối với sự phát triển của văn hóa dân tộc?

Trả lời:

Nhân vật

Đóng góp

Nguyễn Trãi

-Tư tưởng nhân nghĩa, thương dân

- Tác phẩm: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú,…

Lê Thánh Tông

- Hoàng đế anh minh, tài năng, tiến hành cải cách để đưa thời kì ông cai trị đạt đến đỉnh cao của chế độ quân chủ chuyên chế.

- Sáng lập hội Tao Đàn, để lại 300 bài thơ chữ Hán, Hồng Đức quốc âm thi tập bằng chữ Nôm

Ngô Sỹ Liên

Đại Việt sử kí toàn thư

Lương Thế Vinh

Đại Thành toán pháp, Thiển môn giáo khoa…

 

=> Giáo án lịch sử 7 chân trời sáng tạo bài 20: Đại Việt thời Lê sơ (1428 -1527) (3 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay