Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 cánh diều Bài 8: Văn bản Đừng gây tổn thương
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 8: Văn bản Đừng gây tổn thương. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 cánh diều
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 cánh diều (bản word)
TL. ĐỪNG GÂY TỔN THƯƠNG
NHẬN BIẾT
Câu 1:Tìm hiểu về tác giả ?
Trả lời:
- Ca-ren Ca-xây sinh năm 1947 - Ca-ren Ca-xây sinh năm 1947
- Phong cách nghệ thuật: Tác giả Mỹ chuyên viết về tâm lí và nghệ thuật sống - Phong cách nghệ thuật: Tác giả Mỹ chuyên viết về tâm lí và nghệ thuật sống
Câu 2: Tìm hiểu về nguồn gốc và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ?
Trả lời:
“Đừng gây thương nhớ” là văn bản được trích từ tác phẩm “Khi ta thay đổi, thế giới sẽ đổi thay”.
Câu 3: Tóm tắt tác phẩm theo cách hiểu của em ?
Trả lời:
Văn bản là một bài nghị luận xã hội nêu lên một văn hóa cư xử của người đối với người trong cuộc sống, đó là gây tổn thương cho người giao tiếp có thể qua hành động cử chỉ hoặc lời nói. Cuối văn bản nêu ra phương pháp giải quyết bằng việc thực hiện những lời hứa, lời cam kết mỗi ngày để mang lại hiệu quả
Câu 4: Thể loại và phương thức biểu đạt của tác phẩm là gì ?
Trả lời:
Thể loại: Nghị luận xã hội
Câu 5: Phương thức biểu đạt của tác phẩm là gì ?
Trả lời:
Phương thức biểu đạt: Nghị luận
Câu 6: Nêu bố cục của tác phẩm ?
Trả lời:
Phần 1: Nêu vấn đề nghị luận
Phần 2: Không gây tổn thương bằng lời nói
Phần 3: Mỗi ngày một cam kết
THÔNG HIỂU
Câu 7: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm ?
Trả lời:
Bài học rất ý nghĩa về cách cư xử, đối nhân xử thế giữa con người với con người trong xã hội.
Câu 8: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm ?
Trả lời:
- Dùng lí lẽ, ngôn từ sắc bén, thuyết phục - Dùng lí lẽ, ngôn từ sắc bén, thuyết phục
- Lập luận chặt chẽ - Lập luận chặt chẽ
- Luận điểm rất rõ ràng - Luận điểm rất rõ ràng
Câu 9: Em hiểu gì về nhan đề của văn bản ?
Trả lời:
Nhan đề Đừng gây tổn thương được em hiểu như là một lời khuyên nhủ đến với với chúng ta trong cách ứng xử với mọi người trong cuộc sống.
VẬN DỤNG
Câu 10: Tác giả đã nêu ra vấn đề gì trong bài nghị luận của mình ?
Trả lời:
“ đừng bao giờ khiến người khác tổn thương”
- Những hành động gây tổn thương cho người khác: - Những hành động gây tổn thương cho người khác:
+ Không đếm xỉa đến người nói chuyện trong cuộc thảo luận + Không đếm xỉa đến người nói chuyện trong cuộc thảo luận
+ Không trả lời + Không trả lời
+ Không giao tiếp bằng mắt + Không giao tiếp bằng mắt
=> Sự tổn thương ẩn nấp dưới nhiều dáng vẻ khác nhau
Câu 11: Tác giả đã liệt kê ra những điều gì sẽ gây tổn thương đến người khác ?
Trả lời:
+ Trong lúc bạn phát ngôn, bạn không chắc đã ý thức được lời phê bình của mình ảnh hưởng đến người khác + Trong lúc bạn phát ngôn, bạn không chắc đã ý thức được lời phê bình của mình ảnh hưởng đến người khác
+ Bạn có thể đã đáp trả lại lời chỉ trích của người khác bằng nhận xét đầy ác ý + Bạn có thể đã đáp trả lại lời chỉ trích của người khác bằng nhận xét đầy ác ý
→ Gây tổn thương cho người khác bằng lời nói
+ Cặp mắt trừng trừng, ánh nhìn lơ đi, cái nhếch mép, đôi môi trễ xuống… + Cặp mắt trừng trừng, ánh nhìn lơ đi, cái nhếch mép, đôi môi trễ xuống…
→ Gây tổn thương cho người khác bằng cử chỉ, thái độ
Câu 12: Gây tổn thương cho người khác sẽ đem đến những tác hại gì ?
Trả lời:
+ Không chỉ người khác bị chúng ta đối xử tệ mà bản thân chúng ta cũng bị ảnh hưởng về mặt trí tuệ, cảm xúc, thể chất và tinh thần. + Không chỉ người khác bị chúng ta đối xử tệ mà bản thân chúng ta cũng bị ảnh hưởng về mặt trí tuệ, cảm xúc, thể chất và tinh thần.
- Những hệ quả tích cực từ lời cam kết: “Không làm tổn thương người khác” - Những hệ quả tích cực từ lời cam kết: “Không làm tổn thương người khác”
+ Chúng ta cảm thấy nhẹ nhõm và thanh thản về cả thể chất và tinh thần + Chúng ta cảm thấy nhẹ nhõm và thanh thản về cả thể chất và tinh thần
+ Chúng ta không phải đoán già đoán non liệu những hành động của mình sẽ gây ra tác động hay hậu quả thế nào đối với người khác + Chúng ta không phải đoán già đoán non liệu những hành động của mình sẽ gây ra tác động hay hậu quả thế nào đối với người khác
+ Mỗi ngày đem đến một dòng chảy mới đem cảm giác hạnh phúc và bình yên cho chúng ta + Mỗi ngày đem đến một dòng chảy mới đem cảm giác hạnh phúc và bình yên cho chúng ta
Câu 13: Sau khi tìm hiểu văn bản em rút ra được bài học gì ?
Trả lời:
- Mỗi ngày chúng ta phải sống sao cho xứng đáng - Mỗi ngày chúng ta phải sống sao cho xứng đáng
- Đơn giản hóa cuộc sống và quyết định của mình trên nhiều lĩnh vực - Đơn giản hóa cuộc sống và quyết định của mình trên nhiều lĩnh vực
- Không nên vội phán xét và quy tội cho người khác khi chưa có bằng chứng xác thực - Không nên vội phán xét và quy tội cho người khác khi chưa có bằng chứng xác thực
Câu 14: Lợi ích khi chúng ta ngừng việc làm tổn thưởng nhau ?
Trả lời:
+ Cảm thấy nhẹ nhõm và thanh thản cả về vật chất lẫn tinh thần + Cảm thấy nhẹ nhõm và thanh thản cả về vật chất lẫn tinh thần
+ Đem lại cảm giác bình yên và hạnh phúc mỗi ngày + Đem lại cảm giác bình yên và hạnh phúc mỗi ngày
+ Cuộc sống sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều + Cuộc sống sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều
+ Gặt hái được nhiều điều tốt đẹp + Gặt hái được nhiều điều tốt đẹp
+ Tránh được những vết thương cho chính bản thân mình + Tránh được những vết thương cho chính bản thân mình
VẬN DỤNG CAO
Câu 15: Em có cảm nhận gì về câu nói : Đừng để những người thân yêu xung quanh tổn thương vì sự vô tâm của bạn ? Hãy viết một bài văn nghị luận bàn về vấn đề này ?
Trả lời:
Xã hội đang ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt trên tất cả các lĩnh vực văn hóa, chính trị, kinh tế… Chính sự phát triển như vũ bão này lại là tác nhân khiến cho thái độ sống của con người với nhau trở nên xa lạ, không còn thân thiết. Bởi guồng quay cuộc sống kéo họ vào những bận rộn, hối hả đời thường. Và thái độ sống vô cảm, thờ ơ cũng từ đó mà hình thành nên.
Trước hết chúng ta cần hiểu rõ vô cảm là như thế nào? Và tại sao lại gọi vô cảm là “bệnh”. Người ta chỉ gọi bệnh ho, bệnh lao, bệnh ngoài da… có thể dùng thuốc để chữa nhưng vô cảm cũng là một loại bệnh. Chắc hẳn có ý ẩn dụ gì đằng sau câu chữ đó. Vô cảm chính là thái độ sống lạnh nhạt, thờ ơ đối với cuộc sống, với những người ở xung quanh chúng ta. Bản thân chúng ta không quan tâm, không có trách nhiệm đối với chính bản thân mình và với người khác.
Hiện nay khi đất nước ngày càng phát triển thì vô cảm càng dễ dẫn đến thành một loại bệnh. Cần phải tìm “phương thuốc” để chữa trị, xích gần hơn nữa tình cảm giữa người với người, phương pháp ấy sẽ xóa bỏ được lối sống lãnh đạm, thờ ơ này ở con người trong xã hội này.
Căn bệnh vô cảm khi đã tồn tại trong con người thì sẽ ăn sâu, bám rễ không chịu buông. Mỗi người cần có cách thức, có phương pháp để hạn chế căn bệnh nguy hiểm có thể ăn mòn trái tim của mỗi người.
Bệnh vô cảm xuất hiện trong đời sống hiện đại ngày càng nhiều, đó chính là thái độ, cách ứng xử giữa người với người. Họ không còn thân thiết, hỏi thăm nhau đủ thứ chuyện mà đã trở nên vô cảm, lạnh lùng, thờ ơ, không còn quan tâm nhiều đến cuộc sống của nhau nữa.
Những người con xa nhà lâu ngày, bị cuốn vào guồng quay của công việc nên việc hỏi thăm cha mẹ thường xuyên cũng thưa dần. Rồi những lần gọi điện, những lần về thăm cứ cạn vơi theo năm tháng. Như thế chúng ta đang vô tình khiến cho trái tim mình, cho bản thân mình vô cảm với những người thân yêu nhất. Vô cảm thật đáng trách, đáng giận nhưng nếu chúng ta biết rút kinh nghiệm, biết sửa chữa, biết hỏi thăm cuộc sống của nhau thì thật đáng quý. Con người ai cũng có lỗi lầm, chỉ cần biết nhận sai và sửa sai.
Hiện nay, có rất nhiều tình huống dở khóc dở cười khi con người cứ lạnh nhạt, vô tâm với nhau. Mỗi người một hoàn cảnh, một cuộc sống; có người giàu sang, có người khốn khó, biết trách ai được.
Chiều nay khi đi trên phố, tôi thấy có một đôi vợ chồng trẻ đi trên chiếc xe Sh sang chảnh. Họ đi qua khu chợ ồn ào, náo nhiệt, cười nói rất vui vẻ. Họ bắt gặp một bà lão già mắt kèm nhem dắt theo một đứa cháu nhỏ chân không đi dép mặc bồ quần áo rách rưới. Họ ngả chiếc nón trước mắt hai vợ chồng kia xin vài ba đồng. Nhưng hai bà cháu nhận lại là ánh mắt khinh khỉnh, không quan tâm. Hai vợ chồng ấy mang theo hương nước hoa thơm lừng, bỏ lại sau lưng thái độ lạnh lùng đến vô tâm. Như vậy đó, vô cảm chỉ là những biểu hiện nhỏ nhặt trong cuộc sống như vậy nhưng chúng ta đâu phải ai cũng có đủ tâm để nhận ra.
Con người ta sống ở trên đời cần phải yêu thương, chia sẻ cho nhau những lúc khốn khó. Thấy nỗi khổ của người khác như nỗi khổ của bản thân mình thì mới có thể giúp đỡ một cách thực tâm được. Cũng bởi vì thái độ sống thờ ơ, lạnh nhạt nên cuộc sống của họ thiếu đi tình yêu thực tâm nhất.
Đối với thế hệ trẻ thì thái độ sống vô cảm cần phải ngăn chặn trước. Vì tương lai đất nước cần những con người tài giỏi và biết sẻ chia, biết yêu thương đồng loại. Dù ở trong hoàn cảnh nào, chúng ta có thể dùng chính trái tim mình để sưởi ấm những trái tim khác đang đầy những vết xước hơn.
Vô cảm bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, từ sự phát triển quá nhanh của xã hội khiến cho con người không bắt kịp được. Cũng từ đó họ bị cuốn sâu vào sự bộn bề, lo toan mà quên mất đi tấm lòng yêu thương, sẻ chia với những người xung quanh mình.
Vô cảm có thể sẽ thành thói quen nếu như chúng ta không kịp ngăn chặn và từ bỏ. Bởi vậy, mỗi cá nhân cần phải tự nhận thức được suy nghĩ của bản thân mình. Rằng khi yêu thương và sẻ chia thương yêu thì chúng ta sẽ thấy bản thân mình sống có ích, sống tốt đẹp hơn.
=> Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Văn bản - Đừng gây tổn thương