Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 cánh diều Bài 3: Văn bản Thăng long - Đông đô - Hà nội

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 3: Văn bản Thăng long - Đông đô - Hà nội. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 cánh diều

TL. THĂNG LONG – ĐÔNG ĐÔ – HÀ NỘI: MỘT HẰNG SỐ VĂN HÓA VIỆT NAM

NHẬN BIẾT

Câu 1: Tóm tắt nội dung chính của văn bản theo cách hiểu của em?

Trả lời:

Hà Nội là một vùng đất linh thiêng giàu văn hóa đồng thời cũng là trung tâm hội tụ đầy đủ những tinh hoa bản sác của dân tộc từ folklore, lễ hội, dân ca, …đến cách sinh hoạt tôn giáo, văn hóa, xã hội của Hà Nội đều rất phong phú, nhiều dáng vẻ. Bên cạnh đó, phong thái và khí chất của con người Hà Nội cũng rất khác, duyên dáng, phong lưu mà sang trọng. Từ cổ chí kim, trải qua ngàn đời, ngàn năm xây dựng và phát triển, Hà nội vẫn luôn là mảnh đất xinh đẹp, đáng tự hào của dân tộc ta.

Câu 2: Nêu bố cục của tác phẩm ?

Trả lời:

- Đoạn 1: Từ đầu đến - Đoạn 1: Từ đầu đến “ở và đi lại”:  Sự hình thành văn hóa Hà Nội

- Đoạn 2: Còn lại: Nếp sống thanh lịch của người Hà Nội - Đoạn 2: Còn lại: Nếp sống thanh lịch của người Hà Nội

Câu 3: Thể loại của văn bản là gì ?

Trả lời:

Thể loại: Văn bản thông tin

Câu 4: Nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ?

Trả lời:

In trong văn hóa Hà Nội, tìm tòi và suy ngẫm, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội 2010)

Câu 5: Phương thức biểu đạt của tác phẩm là gì ?

Trả lời:

 Phương thức biểu đạt: Thuyết minh kết hợp với tự sự và nghị luận

THÔNG HIỂU

Câu 6: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm ?

Trả lời:

- Ca ngợi nền văn hóa, nét đẹp lâu đời của mảnh đất Hà Nội - Ca ngợi nền văn hóa, nét đẹp lâu đời của mảnh đất Hà Nội

- Giới thiệu sự hình thành và nếp sống thanh lịch của người Hà Nội - Giới thiệu sự hình thành và nếp sống thanh lịch của người Hà Nội

Câu 7: Giá trị nghệ thuật của tác phẩm là gì ?

Trả lời:

- Các biện pháp tu từ được sử dụng linh hoạt, sáng tạo. - Các biện pháp tu từ được sử dụng linh hoạt, sáng tạo.

- Giọng văn nhẹ nhàng, sâu sắc. - Giọng văn nhẹ nhàng, sâu sắc.

- Sử dụng sáng tạo kết hợp các phương thức biểu đạt nhằm phân tích đánh giá văn bản. - Sử dụng sáng tạo kết hợp các phương thức biểu đạt nhằm phân tích đánh giá văn bản.

Câu 8: Tiêu đề của tác phẩm đã nêu ra những địa danh nào ?

Trả lời:

Tiêu đề tác phẩm nêu ra 3 địa danh: Thăng Long, Đông Đô và Hà Nội

Câu 9: Nêu những thông tin về Thăng Long mà em biết ?

Trả lời:

Thăng Long: Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết lý do hình thành tên gọi này như sau: "Mùa Thu, năm Canh Tuất (1010) vua từ thành Hoa Lư, dời đô ra Kinh phủ thành Đại La, tạm đỗ thuyền dưới thành, có rồng vàng hiện lên ở thuyền ngự, nhân đó đổi tên thành gọi là thành Thăng Long"

VẬN DỤNG

Câu 10: Trong sách Đại Việt sử kí toàn thư, Đông Đô được giải thích như thế nào ?

Trả lời:

Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: “Mùa Hạ tháng 4 năm Đinh Sửu (1397) lấy Phó tướng Lê Hán Thương (tức Hồ Hán Thương) coi phủ đô hộ là Đông Đô” (Toàn thư Sđd - tr.192). Trong bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, sứ thần nhà Nguyễn chú thích: “Đông Đô tức Thăng Long, lúc ấy gọi Thanh Hóa là Tây Đô, Thăng Long là Đông Đô”

Câu 11: Nền văn hóa Hà Nội được hình thành như thế nào ?

Trả lời:

- Văn hoá Hà Nội được hình thành dựa trên sự kết hợp của những yếu tố: - Văn hoá Hà Nội được hình thành dựa trên sự kết hợp của những yếu tố:

+ Trữ lượng folklore (dân gian) phong phú, ca dao, tục ngữ, dân ca, chèo, múa rối, truyện cổ tích,... của vũng Đông, Nam, Đoài, Bắc kết tụ chọn loc và nâng cao trên cái có sẵn của vùng non nước Hồ Tây - Hồ Gươm, núi Nùng, núi Khán mà trở thành folklore Hà Nội. + Trữ lượng folklore (dân gian) phong phú, ca dao, tục ngữ, dân ca, chèo, múa rối, truyện cổ tích,... của vũng Đông, Nam, Đoài, Bắc kết tụ chọn loc và nâng cao trên cái có sẵn của vùng non nước Hồ Tây - Hồ Gươm, núi Nùng, núi Khán mà trở thành folklore Hà Nội.

+ Truyền thống lễ hội văn hóa dân gian, sinh hoạt văn hóa tôn giáo lâu đời + Truyền thống lễ hội văn hóa dân gian, sinh hoạt văn hóa tôn giáo lâu đời

+ Văn hoá dân gian không tách rời mà kết hợp, hoà họp với văn hoá cung đình và được “chính thức hoá" và “sang trọng hoá". Cái sang trọng bao giờ cũng là một sắc thái cần và bắt buộc của văn hoá Thủ đô, văn hoá Thăng Long - Hà Nội. + Văn hoá dân gian không tách rời mà kết hợp, hoà họp với văn hoá cung đình và được “chính thức hoá" và “sang trọng hoá". Cái sang trọng bao giờ cũng là một sắc thái cần và bắt buộc của văn hoá Thủ đô, văn hoá Thăng Long - Hà Nội.

Câu 12: Tại sao nết sống của người Hà Nội được cho là thanh lịch ?

Trả lời:

- Hà Nội là nơi tập trung của những người Việt Nam lao động giỏi, làm thợ giỏi, làm thầy cũng giỏi. Là nơi tích tụ tinh hoa bốn phưong => thông minh, tài hoa - Hà Nội là nơi tập trung của những người Việt Nam lao động giỏi, làm thợ giỏi, làm thầy cũng giỏi. Là nơi tích tụ tinh hoa bốn phưong => thông minh, tài hoa

- Nhu cầu lựa chọn, đòi hỏi và có điều kiện thỏa mãn việc tiêu dùng “của ngon vật lạ” từ các nơi đổ về. Từ đó có mạng lưới làng quê tập trung sản xuất đặc sản chuyên biệt => biết hưởng thức, tận hưởng, sành ăn, sành mặc. - Nhu cầu lựa chọn, đòi hỏi và có điều kiện thỏa mãn việc tiêu dùng “của ngon vật lạ” từ các nơi đổ về. Từ đó có mạng lưới làng quê tập trung sản xuất đặc sản chuyên biệt => biết hưởng thức, tận hưởng, sành ăn, sành mặc.

- Có điều kiện thuận lợi để giao lưu và tiếp thu văn hóa cộng thêm truyền thống hiếu học => nhanh nhạy, hiểu biết và mẫn cảm về chính trị - tình cảm. - Có điều kiện thuận lợi để giao lưu và tiếp thu văn hóa cộng thêm truyền thống hiếu học => nhanh nhạy, hiểu biết và mẫn cảm về chính trị - tình cảm.

=> Qua thời gian đã mài giũa ra những người con Hà Nội thanh lịch, tinh tế, tài hoa, phong lưu về vật chất, phong phú về tinh thần, sang trọng mà không xa hoa, cởi mở mà không lố bịch.

VẬN DỤNG CAO

Câu 13: Những thông tin em biết về nhà sử học Trần Quốc Vượng ?

Trả lời:

Nhà sử học Trần Quốc Vượng: là một nhà nhà sử học, một giáo sư, một nhà khảo cổ học nổi tiếng Việt Nam. Ông được biết đến là một trong những người khởi nguồn cho lịch sử khảo cổ học Việt Nam. Ông được phong hàm Giáo sư vào năm 1980 khi ông 46 tuổi. Trong thời gian đó ông cũng đảm nhiệm nhiều chức vụ như: Chủ nhiệm bộ môn Khảo cổ học; giám đốc Trung tâm liên văn hoá ĐH Tổng hợp Hà Nội; Trưởng môn Văn hoá học, ĐH Quốc gia Hà Nội, Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, chủ nhiệm CLB Văn hoá ẩm thực Việt Nam, Phó chủ nhiệm CLB Nghề truyền thống Viêt Nam, Tổng Thư ký Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội. Ông là chủ tịch đầu tiên của Hội Sử học Hà Nội.

Câu 14: Cuộc đời và sự nghiệp của ông có gì nổi bật ?

Trả lời:

Niềm đam mê của ông là được đi khắp đó đây đi từ đầu đất nước tới cuối đất nước, đi khắp Á, Âu, ... để phát hiện những nền văn hóa cổ đại khác nhau. Chính vì đi nhiều nên ông đã tích lũy cho mình bao kiến thức và mở rộng tầm nhìn. Giúp ông có thể hoàn thành hàng trăm những bài viết nghiên cứu văn hóa, lịch sử được đăng ở các báo và tạp chí trong và ngoài nước. Không những thế ông còn là một nhà soạn thảo sách nổi tiếng về lịch sử, văn hóa Việt Nam như: Cơ sở khảo cổ học, Cơ sở văn hoá học, Lịch sử Việt Nam,... Những giá trị khoa học mà ông để lại cho nhân loại là những đóng góp quý báo cho nên khoa học lịch sử Việt Nam. Ông xứng đáng được dân gian tôn vinh là một trong “tứ trụ” của ngôi nhà sử học Việt Nam hiện đại "Lâm, Lê, Tấn, Vượng" (gồm các Giáo sư Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn và Trần Quốc Vượng).

Câu 15: Những phương diện văn hóa ở Hà Nội được hình thành và phát triển như thế nào ?

Trả lời:

Phần 1: Sự hình thành văn hóa Hà Nội

* Phương diện nội dung:

+ Lịch sử hình thành văn hóa Hà Nội qua các triều đại lịch sử: Triều đình Lý – Trần; nhà nước dân tộc Lý – Trần – Lê. + Lịch sử hình thành văn hóa Hà Nội qua các triều đại lịch sử: Triều đình Lý – Trần; nhà nước dân tộc Lý – Trần – Lê.

+ Các yếu tố dẫn đến sự hình thành văn hóa Hà Nội: Sự kết hợp giữa yếu tố Văn hóa dân gian và văn hóa cung đình. + Các yếu tố dẫn đến sự hình thành văn hóa Hà Nội: Sự kết hợp giữa yếu tố Văn hóa dân gian và văn hóa cung đình.

* Phương diện hình thức: Dấu ngoặc đơn (dùng để trú giải); các số chú thích (giải nghĩa từ ngữ)

Phần 2: Nếp sống thanh lịch của người Hà Nội

* Phương diện nội dung:

+ Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự hình thành nếp sống thanh lịch của người Hà Nội (Từ lao động giỏi, làm thợ giỏi, làm thầy giỏi; đến nảy sinh nhu cầu lựa chọn; đến hình thành mạng lưới làng quê sản xuất đặc sản nông phẩm và sản phẩm thủ công ven đô; ròi trở nên sành ăn, sành mặc, đánh giặc giỏi, làm ăn tài…) + Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự hình thành nếp sống thanh lịch của người Hà Nội (Từ lao động giỏi, làm thợ giỏi, làm thầy giỏi; đến nảy sinh nhu cầu lựa chọn; đến hình thành mạng lưới làng quê sản xuất đặc sản nông phẩm và sản phẩm thủ công ven đô; ròi trở nên sành ăn, sành mặc, đánh giặc giỏi, làm ăn tài…)

+ Trích những câu thơ, câu thành ngữ. tục ngữ để bổ sung, làm rõ nội dung + Trích những câu thơ, câu thành ngữ. tục ngữ để bổ sung, làm rõ nội dung

* Phương diện hình thức: Các dòng chữ in nghiêng (giúp người đọc dễ xác định vị trí và mối quan hệ của các thông tin); dấu ngoặc đơn (dùng để trú giải)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay