Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Bài 4: Văn bản. Chợ nổi - Nét văn hoá sông nước miền Tây

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 4: Văn bản. Chợ nổi - Nét văn hoá sông nước miền Tây. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo

Xem: => Giáo án ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (bản word)

VĂN BẢN. CHỢ NỔI – NÉT VĂN HOÁ SÔNG NƯỚC MIỀN TÂY

( 14 câu)

1.    NHẬN BIẾT ( 5 câu)

Câu 1: Văn bản thông tin tổng hợp là gì? Bản tin là gì? Có những kiểu bản tin gì?

Trả lời: 

- Văn bản thông tin tổng hợp là một dạng của văn bản báo chí được viết theo lối tổng hợp nhiều thông tin, nhiều phương thức giao tiếp. 

+ Tiêu biểu cho dạng này là văn bản thuyết minh có lồng ghép các yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm... Mục đích của việc lồng ghép các yếu tố như trên nhằm giúp việc truyền tài thông tin của văn bản thêm sinh động, hiệu quả hơn.

- Bản tin là thể loại cơ bản của văn bán báo chí nhằm truyền đạt, phản ánh về một sự kiện mới xảy ra được công chúng quan tâm. 

+ Chức năng: thông báo sự kiện một cách nhanh và ngắn gọn trên báo chí, đặc biệt là báo giấy, báo điện tủ, đài phát thanh và đài truyền hình.

+ Phân loại: bản tin ảnh, bản tin chữ (tin vắn, tin thường, tin tường thuật, tin tổng hợp, tin dự báo,...) mà với mỗi dạng có thể thức riêng.

Câu 2: Em hãy xác định bố cục của văn bản “Chợ Nổi – Nét văn hoá sông nước miền Tây ” 

Trả lời: 

Bố cục: 3 phần

- Phần 1: Giới thiệu các chợ nổi

- Phần 2: Cách rao bán của chợ nổi

- Phần 3: Dư âm của chợ nổi

Câu 3: Hãy nêu lại các chức năng thông thường của một sa-pô. 

Trả lời: 

Các chức năng của phần sa-pô trong văn bản là:

- Hoàn thiện tít (title), bằng cách nói rõ chủ đề bài viết và góc độ mà bạn lựa chọn, giúp độc giả hình dung bài viết sẽ nói gì.

- Tóm tắt thông tin, đưa ra thông tin chủ yếu của bài viết.

- Giải thích bài viết, chỉ ra tại sao tác giả chọn viết về sự kiện hay hiện tượng này

- Nêu rõ hoàn cảnh, bài viết ra đời

- Thông báo bố cục, phát triển thông điệp cốt lõi của bài viết mà trong tít đã nhắc đến. Điều này rất cần thiết với những độc giả đọc nhanh, bởi cách này rõ ràng.

Câu 4: Em hãy trình bày giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản. 

Trả lời: 

  • a. Nội dung
  • b. Giá trị nghệ thuật

Câu 5: Trình bày nội dung chính của văn bản Chợ Nổi _ Nét văn hoá sông nước miền Tây.

Trả lời: 

Văn bản "Chợ nổi-nét văn hóa sông nước miền Tây" là bài báo cung cấp cho người đọc những thông tin về chợ nổi một nét đẹp văn hóa thường gặp khi đến với đồng bằng sông Cửu Long. Chợ Nổi là một hình thức buôn bán độc đáo mới lạ thú vị của người miền Tây, những cách rao hàng và cảm xúc ở du khách khi đến thăm chợ nổi đồng bằng sông Cứu Long. Văn bản cũng đồng thời thể hiện vai trò quan trọng của chợ nổi trong việc lưu giữ, bảo tồn và phát huy văn hóa miền Tây.

2.    THÔNG HIỂU ( 5 câu)

Câu 1: Trong bài sử dụng những phương tiện phi ngôn ngữ nào? Em hãy trình bày và nêu tác dụng của chúng

Trả lời:

Phương tiện phi ngôn ngữ: Hình ảnh

   

  - Hình minh họa trong bài giữ vai trò quan trọng. Nó giúp cụ thể hóa lời thuyết minh trong văn bản. Từ đó, giúp văn bản trở nên hấp dẫn và thuyết phục hơn

Câu 2: Theo đoạn trích, “bẹo hàng” có nghĩa là gì? Để thu hút khách hàng, những người bán hàng ở chợ nổi có những cách “bẹo hàng” nào?

Trả lời:

Theo đoạn trích: “bẹo hàng” có nghĩa là rao hàng

Để thu hút khách hàng, những người bán hàng ở chợ nổi có những cách “bẹo hàng”:

  • Sử dụng “cây bẹo” để treo các thứ hàng hoá lên cao, giúp khách nhìn thấy từ xa đến mua.
  • Sử dụng âm thanh của những chiếc kèn để “bẹo” hàng.  

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của một số trích dẫn, chú thích có trong đoạn trích.

Trả lời:

Một số trích dẫn, chú thích có trong đoạn trích:

* Các trích dẫn trực tiếp: “bẹo hàng”; “Ai ăn chè đậu đen, nước dừa đường cát hôn…? Ai ăn bánh bò hôn…?”; […]

* Các chú thích ở phần chính văn là: (còn gọi là “bẹo hàng”); (loại kèn nhỏ, bằng nhựa); (loại kèn lớn, còn gọi là kèn cóc).

=>Tác dụng của các trích dẫn: Mang tính xác thực, làm cụ thể hóa, làm sinh động, phong phú nội dung đoạn văn; giúp người đọc hiểu rõ hơn cách rao hàng đặc biệt của những người bán hàng khu chợ nổi ở miền Tây.

Câu 4: Cách “bẹo hàng” của người miền Tây giống và khác gì so với cách rao hàng rong của người miền Bắc?

Trả lời:

* Giống nhau:

+ “Bẹo hàng” của người miền Tây và cách rao hàng rong của người miền Bắc đều là cách để bán hàng, nhằm thu hút khách tới mặt hàng mà mình bán

+ Có dùng âm thanh để rao bán

* Khác nhau:

+ Người miền Tây dùng “cây bẹo” và âm thanh để rao bán hàng, “cây bẹo” thường di chuyển trên sông. Còn người miền Bắc dùng âm thanh là lời của người bán hàng để rao bán và xe (gánh) hàng được di chuyển liên tục đến từng con phố, từng xóm, làng.

+ Trong cách dùng âm thanh rao hàng, người miền Tây không chỉ dùng lời rao mà còn dùng các loại kèn để thu hút khách.  Còn người miền Bắc thường chỉ dùng lời rao bán.

Câu 5: Qua văn bản, em thấy những nét đặc sắc gì của chợ nổi miền Tây

Trả lời:

- Người buôn bán nhóm họp bằng xuồng, người đi mua bằng xuồng, ghe.

- Rao hàng bằng cây bẹo dựng đứng trên xuồng nhìn như cột ăng-ten di động.

- Chế ra cách ''bẹo'' hàng băng âm thanh lạ tai của những chiếc kèn: có kèn bấm băng tay, có kèn đạp băng chân,..

- Những tiếng rao: Ai ăn chè đậu đen, nước dừa đường cát hôn,…

3.    VẬN DỤNG ( 2 câu)

Câu 1: Theo em, cần làm gì để duy trì nét văn hóa chợ nổi của người miền Tây.

Trả lời:

Chợ nổi là nét văn hoá của người miền Tây. Để duy trì nét văn hoá này của người miền Tây cần:

– Không chỉ coi đây là một hoạt động giao thương mà còn là hoạt động mang tính văn hoá, nhằm quảng bá và thu hút khách du lịch trong và ngoài nước

– Quảng bá hình ảnh của chợ nổi trên các phương tiện đại chúng

– Ra thêm những quy định về trật tự, về an ninh, vệ sinh để chợ nổi thật sự trở thành nét văn hoá đẹp.

Câu 2: Viết đoạn văn ngắn (7 – 10 dòng) nêu suy nghĩ về vai trò của chợ nổi đối với đời sống của người dân miền Tây.

Trả lời:

* Hình thức: Đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành;

* Nội dung: 

  • Chợ nổi là nét văn hoá đặc sắc đã hình thành từ lâu, gắn bó với lối sống gắn liền sông nước của nhân dân bao đời, trở thành nét đẹp riêng của vùng đất đồng bằng sông Cửu Long.
  • Chợ nổi đã trở thành nơi giao thương, mua bán chính các mặt hàng nông sản của bà con nhân dân miền Tây, giao thương phát triển từ đó thúc đẩy sản xuất, kinh tế khu vực Tây Nam Bộ phát triển.
  • Chợ nổi còn là một điểm tham quan du lịch hấp dẫn, một nét văn hóa đặc trưng của miền Tây.

4.    VẬN DỤNG CAO ( 2 câu)

Câu 1: Phân tích tác phẩm Chợ nổi-nét văn hóa sông nước miền Tây

Trả lời:

Miền Tây màu mỡ với các dòng kênh rạch nối nhau chằng chịt luôn thu hút du khách ghé thăm. Không chỉ bởi những cánh đồng cò bay thẳng cánh, những rừng tràm bạt ngàn hay những dòng sông chở nặng phù sa, miền Tây còn thu hút du khách bởi cuộc sống bình dị chân chất của người nông dân, bởi những sinh hoạt văn hóa vô cùng đặc biệt. Và một trong những nét sinh hoạt độc đáo ở miền sông nước tạo ấn tượng với du khách chính là cảnh mua bán nhộn nhịp trên sông, nét văn hoá chợ nổi.

Ở miền Tây, hầu như vùng sông nước nào cũng có chợ nổi. Chợ ở đây có khi chỉ là dăm ba thuyền mua bán trên sông và cũng có khi là cả một cái chợ lớn tụ tập đông đúc nơi ngã ba sông lớn.

Những cái tên như chợ nổi Cái Bè (tỉnh Tiền Giang), chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Phong Điền (Cần Thơ), chợ nổi Ngã Bảy (Phụng Hiệp – Cần Thơ), chợ nổi Ngã Năm (Thạnh Trị – Sóc Trăng), chợ nổi Sông Trẹm (Thới Bình – Cà Mau hay chợ nổi Cái Răng ở Cần Thơ luôn là những cái tên được nhiều người biết đến khi đi du lịch miền Tây.

Chợ nổi họp cả ngày nhưng đông nhất là vào buổi sáng, khi mặt trời chưa lên và sương còn giăng bảng lảng mặt sông. Trên tất cả những dòng kênh, dù mặt người chưa tỏ nhưng tiếng máy nổ, tiếng chèo khua đã vang động hướng về phía chợ. Và dù chỉ mới 5 giờ sáng nhưng chợ nổi đã đông người mua kẻ bán cùng những du khách muốn một lần khám phá chợ nổi cũng tranh thủ dậy thật sớm đi chơi chợ.

Lúc tinh sương ấy, thư thả ngồi trên chiếc ghe nhỏ len lỏi giữa chợ xem bà con buôn bán và thưởng thức cà phê, ăn tô bún cua ngay trên xuồng sẽ mang lại cảm giác tuyệt vời khiến không du khách nào muốn bỏ qua.

Đi chợ nổi lúc sáng sớm cũng là lúc du khách thấy được rất nhiều cảnh mua bán tấp nập của người dân trên chiếc xuồng nhỏ, còn khi đi muộn thì chợ chỉ còn lại những thuyền lớn của thương lái ở lại để đón buổi chợ hôm sau. Có thể nói, chợ nổi chẳng thiếu thứ gì. Bánh mì, bánh bao, bún, hủ tiếu, trái cây, rau củ, vé số… bạn có thể mua bất cứ thứ gì, từ to đến nhỏ ở chợ nổi.

Chợ nổi miền Tây bán phần lớn là hàng hóa sản vật của miền Tây Nam bộ, nhưng mỗi chợ có những mặt hàng riêng nổi trội, đặc sản của vùng mình. Chợ nổi Cái Bè thường là các loại cây trái ngon của vùng Nam bộ mùa nào quả đó như sầu riêng, măng cụt… Chợ nổi Cái Răng là các loại rau củ quả như bầu, bí, khoai lang, rau các loại, thơm… Chợ nổi Phụng Hiệp có các loại đặc sản của miền Tây như chuột đồng, rùa, rắn, trăn…

Chợ nổi khác chợ trên bờ ở chỗ người bán chẳng cần rao hàng, không ồn ào, vồn vã, không níu kéo nhưng lại có sức thu hút khách. Người mua chỉ cần nhìn các mặt hàng treo trên cây bẹo ngay mũi ghe là biết chủ ghe bán gì. Hình thức “bẹo hàng”, tức là quảng bá hàng hóa tại chỗ này đã tạo nên nét riêng biệt và nổi bật của chợ nổi miền Tây.

Đối với những người mua bán lênh đênh sông nước miền Tây, chiếc ghe không chỉ là cửa hàng mà còn là ngôi nhà di động của họ, mọi hoạt động mua bán, sinh hoạt của gia đình đều diễn ra trên ghe. Thế nên chợ nổi không chỉ đơn giản là chợ mà còn là nhà, không chỉ là văn hóa chợ mà còn là nét sinh hoạt của bà con miệt sông nước miền Tây. Qua bao đời, các chợ nổi – nét văn hóa đặc trưng của Nam bộ vẫn được giữ nguyên cho đến ngày nay.

Nếu đã một lần đến với chợ nổi, bạn sẽ không thể quên cái không khí đông vui, tấp nập, cái thú của sự bồng bềnh chao đảo do những con sóng nhỏ từ các ghe, xuồng lướt qua lại rộn ràng cả khúc sông rộng. Vậy nên nếu có dịp, bạn hãy ghé thăm chợ nổi để khám phá bảo tàng “sống” về một nền văn hóa sông nước miền Tây đầy thú vị.

Câu 2: Từ văn bản Chợ nổi - nét văn hóa sông nước miền Tây, SGK Ngữ văn 10 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo, hãy viết bài văn giới thiệu chợ nổi miền Tây.

Trả lời:

Dàn ý hướng dẫn:

1. Mở bài

- Giới thiệu chợ nổi - một nét văn hóa độc đáo của miền Tây.

2. Thân bài

- Giải thích khái niệm chợ nổi. Giới thiệu bao quát về chợ nơi đây.

- Về địa điểm họp chợ.

- Khung cảnh lúc chợ họp.

- Những hàng hóa mua bán, trao đổi nơi đây.

- Cách bày bán, trang trí hàng hóa. - Một số chợ nổi tiêu biểu của miền Tây.

3. Kết bài: Cảm nghĩ của em về chợ nổi miền Tây.

=> Giáo án ngữ văn 10 chân trời tiết: Đọc mở rộng theo thể loại - Chợ nổi - Nét văn hóa sông nước miền tây

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay