Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Bài 8: Văn bản. Giang
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 8: Văn bản. Giang. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (bản word)
VĂN BẢN. GIANG
( 15 câu)
1. NHẬN BIẾT ( 6 câu)
Câu 1: Nêu một số hiểu biết của em về tác giả Bảo Ninh và tác phẩm Giang?
Trả lời:
1. Tác giả
- Tên: tên thật là Hoàng Ấu Phương. Ngoài ra ông còn được biết đến với những bút danh khác như: Nhật Giang, Mã Pí Lèng.
- Sinh năm: 1952
- Quê quán: Quảng Bình
- Xuất thân: Ông là con trai giáo sư Hoàng Tuệ (1922-1999) nguyên Viện trưởng viện Ngôn ngữ học. Bảo Ninh là nhà văn quân đội từng trực tiếp tham gia chiến đầu trên chiến trường miền Nam trước năm 1975.
- b. Phong cách nghệ thuật
- Giọng văn điềm đạm nhẹ nhàng
- c. Tác phẩm chính
- Ông có một số tác phẩm chính như: Nỗi buồn chiến tranh, Trại bảy chú lùn.
Trong đó Nỗi buồn chiến tranh là cuốn tiểu thuyết được dịch ra 15 thứ tiếng và đạt nhiêu giải thưởng quốc tế.
2.Tác phẩm
Tác phẩm Giang được trích từ Tập truyện Bảo Ninh – những truyện ngắn.
Truyện ngắn Giang là chương 1 của tập truyện. Là những kí ức của tác giả khi tham gia vào quân đội.
Câu 2: Nhan đề Giang gợi cho em suy nghĩ gì?
Trả lời:
Nhan đề Giang gợi cho người đọc suy nghĩ về tên một nhân vật cụ thể nào đó tác giả gặp trong lúc ở quân đội. Chỉ một chữ nhưng lại chứa rất nhiều liên tưởng, những nốt trầm cảm xúc
Câu 3: Bố cục truyện ngắn “Giang”gồm có mấy phần? Ý nghĩa của từng phần?
Trả lời:
Bố cục: 3 phần
+ Phần 1: Từ đầu đến còn sớm, mới sáu giờ kém mà anh: Cuộc gặp gỡ giữa nhân vật tôi và Giang ở giếng nước
+ Phần 2: Tiếp theo đến “Con về khuya bố không yên tâm đâu”: Cuộc gặp gỡ giữa bố Giang và nhân vật ‘tôi’.
+ Phần 3: Còn lại: Cuộc chia tay giữa Giang và “tôi”
Câu 4: Em hãy tóm tắt văn bản bằng một đoạn văn ngắn
Trả lời:
Tác phẩm kể về cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ nhưng rất tình cảm giữa các nhân vật Giang, bố Giang và nhân vật ‘tôi’. Đằng sau đó là những câu chuyện đầy ắp tình người, tình thương của đồng bào trong những ngày kháng chiến trường kì gian khổ nhưng huy hoàng.
Câu 5: Theo em, chủ đề tư tưởng của tác phẩm “Giang” là gì?
Trả lời:
Cuộc gặp gỡ tình cờ của nhân vật “tôi” với Giang. Cuộc gặp gỡ tuy vẩn vơ, mơ hồ nhưng nó thể hiện tình người, tình quân dân khăng khít trong chiến tranh. Đồng thời thể hiện những nỗi đau âm ỉ chiến tranh gây nên.
Câu 6: Em hãy trình bày giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản “Giang”
Trả lời:
a, Nôi dung:
Văn bản tái hiện cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ nhưng rất tình cảm giữa các nhân vật Giang, bố của Giang và nhân vật ‘tôi’. Đằng sau nó ẩn chứa đầy ắp tình thương, tình người của đồng bào trong những ngày kháng chiến trường kì, gian khổ nhưng huy hoàng.
b, Nghệ thuật
- Giọng văn tự nhiên, nhẹ nhàng
- Lối kể chuyện chân thật, tỉ mỉ nhưng giàu cảm xúc.
2. THÔNG HIỂU ( 5 câu)
Câu 1: Việc lựa chọn điểm nhìn cùng ngôi kể có tác dụng gì trong việc biểu đạt chủ đề tư tưởng tác phẩm?
Trả lời:
- Điểm nhìn của tác phẩm chính là từ nhân vật tôi – anh tân binh. Người đã kể lại câu chuyện một cách toàn vẹn, đầy đủ từ đầu đến cuối một cuộc gặp gỡ tình cờ mà để lại dư vị sâu sắc.
- Việc chọn góc nhìn cách kể như vậy hẳn tác giả muốn gieo vào lòng độc giả những suy nghĩ về tình người trong cuộc chiến, những dự vị về mất mát, về nỗi đau và cả những rung động lãng mạn thoáng qua mà nhớ mãi
Câu 2: Thông qua lời nói, hành vi của nhân vật trong văn bản, hiện lên tính cách nhân vật Giang thế nào?
Trả lời:
Tính cách nhân vật Giang được thể hiện rõ nét qua từng cuộc đối thoại:
Hình ảnh của Giang | Qua điểm nhìn | Nét tính cách nổi bật |
Tại giếng nước công cộng, khi tình cờ gặp anh tân binh | Tôi | Tin người, trong trẻo, hồn nhiên, sẵn lòng giúp đỡ người khác |
Tại nhà cùng với anh tân binh và bố Giang | Tôi – Bố Giang | Nhanh nhẹn, lo lắng, đảm đang, nũng nịu, không hề sợ bố. |
Lúc cùng anh tân binh đi đến đơn vị trên xe đạp | Tôi | Hay nói chuyện, có vẻ cô đơn, có tâm trạng |
Tại chiến trường qua lời của bố Giang | Bố Giang | Luôn nhớ và có cảm tình với anh tân binh |
Câu 3: Em có cảm nhận như thế nào về nhân vật bố của Giang? Nhân vật này có vai trò gì trong câu chuyện?
Trả lời:
Từ những chi tiết trong văn bản, em nhận thấy bố Giang là người rất kỉ luật, nghiêm khắc. Ngay khi vừa gặp nhân vật tôi, ông hồ nghi và đặt ra những câu hỏi liên tiếp khiến nhân vật "tôi" bối rối". Thấy anh tân binh nói mình chuẩn bị đến giờ điểm danh, ông luôn nhắc nhở phải về cho kịp giờ: "Nhưng rồi phải rảo chân lên. Vẫn phải về kịp trước điểm danh, rõ chưa!", "Đừng có để bạn phạm kỉ luật", "Hai đứa khẩn trương cơm nước đi",... Thấy con nũng nịu, ông cũng hết sức yêu chiều, quan tâm. Ông sẵn sàng để xe ở nhà cho con gái chở anh tân binh về đơn vị, nhắc nhở con trên đường về phải cẩn thận và giúp Giang gửi lời đến "tôi". Đó là tình cảm chân thành, nồng hậu mà người bố dành cho con gái thân yêu. Trong truyện, ông là chỗ dựa, là người thân của Giang. Ông đã hi sinh trên chiến trường, ông là đại diện cho những người lính chiến đấu và hi sinh vì hòa bình dân tộc. Thông qua nhân vật bố Giang, em càng hiểu thêm được tình cảm gia đình, đồng đội thiêng liêng mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc.
Câu 4: Qua văn bản "Giang", hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về hậu quả của chiến tranh.
Trả lời:
Chiến tranh chẳng đem lại lợi ích gì cho nhân dân ngoài đau khổ, chết chóc và tang hoang. Nhà cửa bị phá hủy. Người chết. Đất đai đầy dấu vết bom đạn. Khắp nơi là những quả bom, mìn còn sót lại, sẵn sàng nổ và cướp đi sinh mạng của những người còn sống bất kỳ lúc nào. Chiến tranh làm nền kinh tế kiệt quệ, giáo dục trì trệ và đình đốn, sản xuất thì cầm chừng hay không còn khả năng sản xuất. Gia đình ly tán. Những nỗi đau do chiến tranh còn ám ảnh dai dẳng suốt không chỉ đời những người sống trong thời kỳ đó mà còn ám ảnh cả thế hệ sau đó. Những người mất thân nhân từ năm 45 đến giờ vẫn chẳng tìm được. Những liệt sĩ hy sinh đến giờ vẫn chẳng rõ tung tích bia mộ nằm đâu. Những người mất tích thì mãi chẳng có gì cho người thân họ biết rằng còn sống hay đã chết... Chiến tranh là đau khổ, nhưng nếu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ quê hương, bảo vệ tự do độc lập thì chúng ta sẵn sàng trả giá để bảo vệ những thứ quý giá ấy. Chính điều đó đã làm nên một nước VN tự hào vì không khuất phục kẻ thù xâm lược. Chiến tranh có thể tàn khốc, có thể đau thương nhưng khi cần thiết, chúng ta không bao giờ trốn chạy chiến tranh mà luôn đương đầu với chúng.
(Sưu tầm)
Câu 5: Theo em, yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của câu truyện là gì? Viết một đoạn văn ngắn, trình bày cảm nhận của em khi đọc truyện ngắn "Giang" của tác giả Bảo Ninh
Trả lời:
Theo em, yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của câu truyện là cách tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất riêng.
Bằng việc sử dụng ngôi kể thứ nhất để thuật, tác giả đã thành công trong việc kể lại những trải nghiệm trong cuộc đời của các nhân vật. Các nhân vật hiện lên một các chân thực với những câu chuyện thấm đẫm chuyện tình, chuyện đời. Những xúc cảm, nước mắt từ chiến tranh được nhà văn đúc kết một cách chắt chiu nhất để viết nên một câu chuyện vô cùng ý nghĩa.
3. VẬN DỤNG ( 3 câu)
Câu 1: Tác giả Bảo Ninh đã sử dụng ngôi thứ nhất để kể truyện. Theo bạn, điều này có ảnh hưởng gì đến cách thể hiện tình cảm và kí ức của tác giả?
Trả lời:
Tác giả Bảo Ninh đã sử dụng ngôi thứ nhất để kể truyện. Theo tôi, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến cách thể hiện tình cảm và kí ức của tác giả. Ngôi thứ nhất giúp tác giả trải lòng mình một cách chân thành và xúc động, đồng thời tạo ra sự gần gũi và thấu hiểu với độc giả. Ngôi thứ nhất cũng cho thấy sự cá nhân hóa và sự chủ quan của tác giả trong việc nhìn nhận và diễn đạt những gì anh ta đã trải qua.
Câu 2: Theo bạn, thông điệp chính mà tác giả muốn gửi đến độc giả qua tác phẩm này là gì?
Trả lời:
Theo tôi, thông điệp chính mà tác giả muốn gửi đến độc giả qua tác phẩm này là tình yêu và kí ức là những điều quý giá trong cuộc sống, dù có thể chỉ tồn tại trong phút chốc hay mãi mãi. Tác giả cũng muốn nói về sự hy sinh và ganh đua của con người trong chiến tranh, khiến cho nhiều cuộc tình không được nối đuôi, nhiều gia đình tan nát, nhiều mạng sống bị đánh mất. Tác giả mong muốn hòa bình và hạnh phúc cho mọi người, và cũng mong rằng cô gái Giang của anh ta sẽ luôn sống trong ánh sáng và yêu thương.
Câu 3: Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và nhân vật trong trích đoạn phần đọc hiểu (trích Giang, Bảo Ninh)
Trả lời:
Gợi ý dàn ý:
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Khái quát về chủ đề, nhân vật trong truyện ngắn.
2. Thân bài
Lần lượt trình bày các luận điểm. Sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ luận điểm:
* Tóm tắt đoạn trích.
* Phân tích, đánh giá chủ đề:
- Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa hai nhân vật “Tôi” và Giang (trong thời điểm chiến tranh)
- Tình cảm quân dân, sự tin tưởng và yêu thương tuyệt đối của người dân dành cho chiến sĩ (thể hiện qua hành động của Giang)
- Những nỗi đau chiến tranh mang lại (sự chia ly, hi sinh, mất mát,…)
=> Khẳng định giá trị của chủ đề.
* Phân tích, đánh giá nhân vật:
- Nhân vật “Tôi”:
+ Thân phận, tuổi tác, tình huống gặp gỡ Giang và những rung động đầu tiên của “tôi”;
+ Thái độ, hành động của “tôi” khi gặp lại bố Giang;
+ Những suy tư, chiêm nghiệm của “Tôi” trong hai đoạn văn cuối bài (thời gian có thể xóa nhòa đi mọi thứ nhưng không thể xóa đi kí ức của con người, những mất mát, đau khổ của chiến tranh vẫn sẽ luôn âm ỉ trong tâm trí những người lính).
- Nhân vật Giang: thái độ, hành động của Giang khi gặp gỡ “tôi”, Giang qua lời kể của bố (nhắc mãi về “tôi”, muốn gửi cho một bức ảnh,…)
- Nhân vật bố Giang (tham mưu trưởng sư): phân tích thân phận, tính cách, cách đối xử với nhân vật “tôi”, sự hi sinh,…
* Đánh giá về nghệ thuật:
- Xây dựng tình huống truyện đặc sắc.
- Lựa chọn điểm nhìn trần thuật: nhân vật “tôi”, theo trình tự thời gian => câu chuyện được tái hiện trọn vẹn, chân thực.
- Xây dựng các cuộc đối thoại đặc sắc thể hiện được tính cách, nội tâm nhân vật.
3. Kết bài
Đánh giá chung về chủ đề, nhân vật và nếu cảm nghĩ của bản thân.
4. VẬN DỤNG CAO ( 1 câu)
Câu 1: Phân tích tác phẩm Giang
Trả lời:
Cuộc sống hòa bình, yên ổn dường như đã quá quen thuộc với con người thời nay. Nhưng để có được bầu trời xanh tự do ngày hôm nay là sự đánh đổi, hi sinh của biết bao thế hệ đi trước. Họ đã bỏ lại sau lưng nhiều ước vọng, hoài bão để vác súng ra trận, đổi "mùa xuân" tuổi trẻ của bản thân lấy "mùa xuân" vĩnh cửu cho dân tộc. Với truyện ngắn "Giang" của Bảo Ninh, ta sẽ được tìm hiểu sâu hơn về đất nước và con người trong thời chiến.
Tác phẩm đã đề cập đến chủ đề hết sức quen thuộc: chiến tranh. Bằng ngòi bút tài hoa của mình, nhà văn Bảo Ninh đã tái hiện cuộc sống của con người nhỏ bé trong giai đoạn đấu tranh bảo vệ độc lập - tự do cho dân tộc. Không chỉ mang đến những kỉ niệm đẹp giữa nhân dân với chiến sĩ, "Giang" còn gợi lại vô vàn nỗi đau, mất mát mà chiến tranh đem lại.
Tác phẩm đưa đến cho ta bức tranh về tình quân - dân gắn kết, bền chặt. Nó được thể hiện qua cuộc gặp gỡ tình cờ giữa nhân vật "tôi" với cô gái Nhật Giang. Sự tinh tế, chu đáo của cô gái trẻ đã làm anh lính sững sờ, đồng thời không kém phần cảm động, vui sướng. Từ đó, mối quan hệ của hai con người trẻ tuổi càng thêm kết nối, thân quen. Thái độ của bố Giang - vị trung tá cao lớn - ban đầu khá nghiêm nghị, khiến nhân vật "tôi" hốt hoảng, lo lắng. Nhưng sau khi được con gái giới thiệu, ông trở nên rất thân thiện. Ông còn cho phép Giang lấy chiếc xe đạp của mình để đưa chàng lính trẻ về đơn vị cho kịp giờ. Trong lần gặp lại trên chiến trường, ông rất vui vẻ, hồ hởi. Ông kể cho anh lính về con gái mình, hẹn anh "bữa sau" gặp sẽ đưa anh tấm ảnh mà con bé gửi.
Bên cạnh đó, tuy không đi sâu vào miêu tả những trận chiến ác liệt nhưng qua câu chuyện, độc giả vẫn thấy được những đau thương, mất mát mà thời kì bom đạn khói lửa ấy mang lại cho con người. Đó là sự chia xa của gia đình Giang khi "mẹ mất năm ngoái, anh trai thì mới vừa đi Bê tháng trước". Bố cô phải mượn một túp nhà đơn sơ để đón con gái lên ăn Tết cùng. Đến cuối, cả vị tham mưu trưởng đáng kính ấy cũng phải rời bỏ Giang. Ông đã hi sinh trên chiến trận, để lại đứa con gái chờ đợi ở nhà, đồng thời để lại khoảng trống lớn trong lòng và cái hẹn "bữa sau" chẳng bao giờ thực hiện được với anh lính trẻ. Chiến tranh đã chia cắt mọi người. Không chỉ không thể gặp lại vị tham mưu trưởng đáng kính, nhân vật "tôi" còn mất đi cơ hội gặp lại cô bé Nhật Giang ngày nào. Nó đã trở thành sự mất mát, thành nỗi buồn "thoảng nhanh nhưng không tắt lịm" trong lòng người lính. Và đó cũng chính là hoàn cảnh chung, là thực tế phũ phàng mà những con người thời chiến buộc phải chấp nhận.
=> Giáo án ngữ văn 10 chân trời tiết: Văn bản 2 - Giang