Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Bài 9: Văn bản. Nam quốc sơn hà - Bài thơ thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 9 Văn bản. Nam quốc sơn hà - Bài thơ thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (bản word)
VĂN BẢN. NAM QUỐC SƠN HÀ – BÀI THƠ THẦN KHẲNG ĐỊNH CHÂN LÍ ĐỘC LẬP CỦA ĐẤT NƯỚC
(16 câu)
1. NHẬN BIẾT ( 4 câu)
Câu 1: Giới thiệu về tác giả Nguyễn Hữu Sơn và tác phẩm Nam quốc sơn hà – bài thơ thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước.
Trả lời:
1. Tác giả
a, Tiểu sử
- Tên: Nguyễn Hữu Sơn
- Sinh năm: 16/10/1959
- Quê: Huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang
- Ông tốt nghiệp đại học tổng hợp Hà Nội, khoa ngữ văn, chuyên ngành văn học cổ - cận đại Việt Nam 1982.
- Sau đó ông học chuyên tư Hán – Nôm (1986-1989).
- Ngoài ra, ông cũng tốt nghiệp đại học tiếng Trung năm 2004 và tiếng Nga trình độ C. Ông từng tham gia khảo sát loại hình tiểu thuyết thiền sư trong tác phẩm Thiền uyển tập anh. Năm 2004 ông được phong học hàm Phó Giáo sư.
b, Phong cách nghệ thuật
- Triết lý, chặt chẽ, và tài hoa.
c, Tác phẩm tiêu biểu
Ông có 1 số tác phẩm chính như; Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam, Về một “hiện tượng” phê bình....
2. Tác phẩm
Tác phẩm Nam quốc sơn hà – bài thơ thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước được in trong tập Giảng văn văn học Việt Nam trung học cơ sở.
Câu 2: Em hãy trình bày bố cục của văn bản trên và nội dung chính mỗi phần
Trả lời:
- Bố cục: 5 phần
+ Phần 1: Đoạn 1: Cảm nhận về câu đề
+ Phần 2: Đoạn 2: Cảm nhận câu thực
+ Phần 3: Đoạn 3: Cảm nhận câu luận
+ Phần 4: Đoạn 4: Cảm nhận câu kết
+ Phần 5: Còn lại: Đánh giá về nội dung và nghệ thuật
Câu 3: Văn bản trên bàn luận về vấn đề gì? Nhan đề của văn bản có liên quan như thế nào đến vấn đề ấy?
Trả lời:
- Văn bản trên bàn về những nét đặc sắc nội dung cũng như nghệ thuật của bài thơ Nam quốc Sơn Hà. Và khẳng định đây xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam.
- Nhan đề đã khẳng định nội dung được nhắc đến trong bài.
Câu 4: Em hãy trình bày giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản.
Trả lời:
a, Nội dung
Tác phẩm đưa ra những ý kiến cảm nhận của tác giả về bài thơ Nam quốc sơn hà. Qua dó khẳng định tài năng của Lý Thường Kiệt.
b, Nghệ thuật
- Lập luận chặt chẽ, chi tiết
- Ngôn ngữ triết lí, sắc sảo
2. THÔNG HIỂU ( 4 câu)
Câu 1: Chân lí độc lập và chủ quyền dân tộc được tác giả thể hiện thế nào qua câu đề? Việc xưng “đế” mà không phải “vương” có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Ngay từ câu thơ đầu tác giả đã khẳng định chủ quyền dân tộc thông qua cách xưng “đế” chứ không phải “vương”.
Cách xưng “đế” thay cho “vương” làm nâng tầm địa vị và tầm vóc của nước Nam.
- Đế tức là người có quyền lực tuyệt đối với một vương triều chính thống. Còn vương là người đứng đầu ở các nước nhỏ.
- Thời Hai Bà Trưng, đến Ngô Quyền đều chỉ xưng vương. Nhưng tác giả Lý Thường Kiệt đã thay bằng “đế”
è Điều đó cho thấy sự trưởng thành của ý thức dân tộc và quyền độc lập.
Đó chính là thái độ tự hào, tự tôn dân tộc khi coi nước Nam là một nước ngang hàng với các nước phương Bắc, vua Nam bằng vai với hoàng đến Trung Quốc
Câu 2: Ranh giới bờ cõi nước ta đã được khẳng định như thế nào? Sự kết hợp câu đầu và câu thứ hai đã góp phần khẳng định điều gì về chân lí chủ quyền dân tộc?
Trả lời:
- Câu thứ hai tiêp tục khẳng định quyền độc lập và tính chất chính nghĩa của việc phân chia lãnh thổ.
- Ranh giới bờ cõi của nước Nam không chỉ được ghi nhận qua những trang sử hào hùng của dân tộc mà nó đã đượcghi rõ ràng ở “thiên thư” (sách trời).
- Thực tế không có “sách trời” nào nhưng nó mang tính biểu tượng thể hiện chân lí về quyền được sống của dân tộc.
- Câu đề cùng câu thực là một sự hô biến có tác dụng khẳng định bờ cõi, truyền thống văn hiến dân tộc.
ð Chân lí hiển nhiên của dân tộc sông núi nước Nam là của vua Nam và là của người nước Nam.
Câu 3: Ở câu luận, tác giả chỉ ra sự ngang ngược của giặc như thế nào?Từ ngữ nào cho thấy sự “ngông cuồng”của giặc?
Trả lời:
Trong câu luận này tác giả đã sử dụng những từ gọi bọn giặc như “nghịch lỗ”. Tức là kẻ đi ngược với lẽ phải trái với đạo trời…
è Thể hiện thái độ coi thường khinh ghét bọn giặc ngoại xâm
è Ngoài ra nó cũng có ý nghĩa khơi gợi tình yêu nước, đồng thời liên hệ ý thức trách nhiệm của mỗi người.
Câu 4: Ở câu cuối tác giả đã đưa ra lời cảnh cáo đanh thép nào cho bọn giặc xâm lược?
Trả lời:
Lời cảnh cáo đanh thép dành cho bọn giặc. nếu chúng dám sang xâm phạm vào bờ cõi và chủ quyền của nước Nam thì sẽ chuốc lấy thất bại thảm vong.
Đây cũng chính là cái kết xứng đáng cho những kẻ đã phạm vào “sách trời” phạm vào đấng linh thiêng coi thường chân lí cũng như lẽ phải
3. VẬN DỤNG ( 5 câu)
Câu 1: Qua văn bản Nam quốc sơn hà - Bài thơ thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước em hiểu thêm gì về bài thơ Nam quốc sơn hà.
Trả lời:
Nam quốc sơn hà “xứng đáng được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc”. Bài thơ thể hiện ý thức về độc lập và chủ quyền của dân tộc Việt Nam, cũng như thời điểm mà nó ra đời mang tính chất răn đe quân giặc đang xâm lược nước ta lúc bấy giờ.
Câu 2: Nam quốc sơn hà thường được xem là một "bản tuyên ngôn độc lập" bằng thơ trong văn học Việt Nam và còn được gọi là bài thơ "Thần". Hãy phát biểu ý kiến của em về điều này.
Trả lời:
Nước Việt Nam ta với hơn 4000 ngàn năm văn hiến, trải qua biết bao cớ sự đổi thay, thế hệ ông cha ta hết lớp này đến lớp khác đều ra sức gây dựng Tổ quốc, bảo vệ quê hương, không ngừng khẳng định chủ quyền của dân tộc, của đất nước bằng cách đánh đuổi giặc ngoại xâm. Sự anh dũng, kiên cường ấy đã nhiều lần đi vào văn chương, trở thành những tác phẩm bất hủ có giá trị muôn đời. Nền văn học trung đại nổi tiếng với nhiều các thể loại thơ ca, trong đó ở thể thơ thất ngôn tứ tuyệt nổi bật và mang vẻ hào khí dân tộc sâu đậm, được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta ấy là Nam quốc sơn hà. Với số câu và số chữ hạn chế, thế nhưng bài thơ vẫn truyền tải được đầy đủ tấm lòng yêu nước và sự hùng tráng của nhân dân ta trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, đồng thời còn là lời khẳng định chủ quyền đất nước một cách mạnh mẽ và sâu sắc. Nam quốc sơn hà ra đời vào khoảng năm 1077, khi quân Tống tràn vào xâm lược nước ta. Có nhiều giả thiết cho rằng bài thơ là sáng tác của Lý Thường Kiệt, bởi ông là người đã đọc cho quân sĩ nghe và lan truyền nó trong khắp quân đội Đại Việt, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có kết luận chính xác về vấn đề này. Ngoài ra còn có một số lời tương truyền rằng bài thơ này được thần linh truyền lại cho Lê Hoàn chống quân Tống năm 981 và Lý Thường Kiệt năm 1077, nên người ta còn cung kính gọi nó là bài thơ “Thần”. Gọi là “thần” không chỉ bởi xuất phát từ nguồn gốc mà nó cò nằm ở sức mạnh vực dậy sĩ khí, nâng cao sức mạnh chiến đấu trong quân đội như một khúc ca hùng tráng về lòng yêu nước và hào khí dân tộc trong chống giặc ngoại xâm.
Câu 3: Nêu một số cứ liệu lấy từ lịch sử hoặc từ văn chương cho thấy tinh thần và ý chí trong bài thơ Nam quốc sơn hà đã trở thành một truyền thống vẻ vang của dân tộc ta.
Trả lời:
Gợi ý: Tinh thần và ý chí trong bài thơ “Nam quốc sơn hà” đã trở thành một truyền thống vẻ vang của dân tộc ta thể hiện qua các câu thơ như:
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có.
(Trích trong văn bản “Nước Đại Việt ta”)
Câu 4: Ngoài biểu ý, “Sông núi nước Nam” có biểu cảm (bày tỏ cảm xúc) không? Nếu có thì thuộc trạng thái nào? (lộ rõ, ẩn kín)
Hãy giải thích tại sao em chọn trạng thái đó.
Trả lời:
Bài thơ tuy chủ yếu thiên về biểu ý song không phải vì thế mà trả thành một bài luận lí khô khan. Có thể nhận thấy rằng, đằng sau tư tưởng độc lập chủ quyền đầy kiên quyết ấy là một cảm xúc mãnh liệt ẩn kín bên trong. Nếu không có tình cảm mãnh liệt thì chắc chắn không thể viết được những câu thơ đầy chí khí như vậy.
Câu 5: Qua các cụm từ "tiệt nhiên" (rõ ràng, dứt khoát như thế, không thể khác), "định phận tại thiên thư " (định phận tại sách trời), "hành khan thủ bại hư " (chắc chắn sẽ nhận lấy thất bại), hãy nhận xét về giọng điệu của bài thơ
Trả lời:
Qua các cụm từ “tiệt nhiên” (rõ ràng, dứt khoát như thế, không thể khác), “định phận tại thiên thư” (định phận tại sách trời) và “hành khan thủ bại hư” (chắc chắn sẽ nhận lấy thất bại), chúng ta có thể nhận thấy cảm hứng triết luận của bài thơ đã được thể hiện bằng một giọng điệu hào sảng, đanh thép, đầy uy lực.
4. VẬN DỤNG CAO ( 3 câu)
Câu 1: Đã nói đến thơ là phải có biểu ý và biểu cảm. Vậy bài thơ Sông núi nước Nam có hình thức biểu ý, biểu cảm như thế nào?
Trả lời:
Bài thơ thiên về biểu ý (nghị luận, trình bày ý kiến), bởi bài thơ đã trực tiếp nêu rõ ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống ngoại xâm, nhưng vẫn có cách biểu cảm riêng. Ở đây, cảm xúc, thái độ mãnh liệt, sắt đá đã tồn tại bằng cách ẩn vào bên trong ý tưởng. Người đọc biết nghiền ngẫm, biết suy cảm, sẽ thấy thái độ, cảm xúc trữ tình đó.
Câu 2: Sau bài thơ Sông núi nước Nam, vào đầu thế kỉ XV, trong bài “Đại cáo bình Ngô”, Nguyễn Trãi đã viết:
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần, bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Em hãy phân tích, so sánh, làm rõ về sự phát triển của ý thức dân tộc từ bài thơ “Sông núi nước Nam” đến đoạn trích “Đại cáo bình Ngô” trên đây.
Trả lời:
Để làm bài tập này, em hãy lần lượt thực hiện các thao tác sau:
a) Xác định đúng yêu cầu của bài tập là làm rõ được sự phát triển của ý thức dân tộc từ Sông núi nước Nam đến Đại cáo bình Ngô.
b) Tìm hiểu lại các yếu tố của nội dung ý thức dân tộc đã được học ở bài Sông núi nước Nam và tìm hiểu thêm các yếu tố thuộc nội dung ý thức dân tộc trong đoạn trích Đại cáo bình Ngô.
c) Sau đó, tổng kết nêu lên sự phát triển của ý thức dân tộc (từ Sông núi nước Nam đến đoạn trích Đại cáo bình Ngô) với những gợi ý sau đây:
– Ở Sông núi nước Nam đã có ý thức về lãnh thổ, về giống nòi (người nước Nam mà vua Nam đại diện), về chủ quyền và tinh thần kiên quyết chống ngoại xâm, bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền của đất nước.
– Đến đoạn trích Đại cáo bình Ngô, ý thức dân tộc phát triển đã tạo được một định nghĩa hoàn chỉnh về dân tộc trong đó có đủ các yếu tố cơ bản: lãnh thổ, giống nòi (được nói với ý thức tự hào), lịch sử, phong tục, văn hoá (và dĩ nhiên có cả tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược mà bài Đại cáo bình Ngô đã thể hiện). Điều đó chứng tỏ, qua gần bốn thế kỉ, quan niệm về dân tộc trong lịch sử nước ta ngày một sáng rõ hơn, hoàn chỉnh hơn.
Câu 3: Ví thử có người nói rằng: “Sông núi nước Nam” chưa phải là thơ, vì chỉ có ý này ý khác mà không có cảm xúc, em sẽ nói lại như thế nào với người ấy?
Trả lời:
- Ngược lại với ý kiến cho rằng hai bài “Sông núi nước Nam” không phải là thơ, vì chỉ có ý này ý khác mà không có cảm xúc, em có thể trình bày một quan niệm về thơ như sau: Đã là thơ dĩ nhiên cùng với sự biểu ý phải có sự biểu cảm, nhưng trong thơ trạng thái biểu cảm là đa dạng, tựu trung có dạng lộ ra ở lời, có dạng ẩn kín trong ý. “Sông núi nước Nam” là thuộc dạng sau, và nó đã tồn tại trong thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Những trường hợp như thế không hiếm.
- Có thể lấy thêm ví dụ về bốn câu đề từ trong “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh: “Thân thể ở trong lao – Tinh thần ở ngoài lao – Muốn nên sự nghiệp lớn – Tinh thần càng phải cao” hoặc bài thơ “Phò giá về kinh”.