Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Ôn tập bài 1 (P3)
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 1. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (bản word)
ÔN TẬP BÀI 1
TẠO LẬP THẾ GIỚI
Câu 1: Văn bản Cuộc tu bổ lại các giống vật thuộc thể loại nào. Em hãy chia sẻ hiểu biết của mình về thể loại đó.
Trả lời:
- Văn bản “Cuộc tu bổ lại các giống vật” thuộc thể loại truyện thần thoại - Văn bản “Cuộc tu bổ lại các giống vật” thuộc thể loại truyện thần thoại
- Truyện thần thoại là một thể loại văn học dân gian kể về câu chuyện của những vị thần, về mối quan hệ giữa thần và người nhằm phản ánh thế giới hiện thực và thế giới quan của con người thời nguyên thủy. - Truyện thần thoại là một thể loại văn học dân gian kể về câu chuyện của những vị thần, về mối quan hệ giữa thần và người nhằm phản ánh thế giới hiện thực và thế giới quan của con người thời nguyên thủy.
Câu 2: Em thích nhất chi tiết nào trong truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật? Hãy sưu tầm thêm một số truyện thần thoại có cùng chủ đề.
Trả lời:
Chi tiết em thích nhất: Trước khi sáng tạo ra con người, ngài đã nặn ra vạn vật nhưng do thiếu nguyên liệu và vội vàng muốn tạo ra thế giới ngay lập tức nên nhiều con vật không có đủ bộ phận trên cơ thể như ngày nay. Để có thể bù đắp những thiếu sót ấy, Ngọc Hoàng phái ba vị Thiên thần mang theo các nguyên liệu xuống núi để thực hiện công việc tu bổ, bù đắp cho những con vật có cơ thể chưa đầy đủ.
Một số truyện thần thoại có cùng chủ đề: Pandora, Giê Hô Va sáng tạo ra con người, Thần Prô-mê-tê sáng tạo ra con người,...
Câu 3: Qua những câu chuyện thần thoại, em hiểu như thế nào về quá trình hình thành các tạo vật xung quanh chúng ta? Em thấy những cách lý giải có thuyết phục hay không?
Trả lời:
Trong các câu chuyện thần thoại, quá trình hình thành các tạo vật xung quanh chúng ta được giải thích bằng những nguyên tắc và sức mạnh siêu nhiên của các vị thần trong văn hóa của người dân. Mỗi nền văn hóa và tôn giáo đều có những câu chuyện khác nhau về quá trình sáng tạo và hình thành thế giới. Tuy nhiên, các cách giải thích này không thể được xem là khoa học hoặc đáng tin cậy trong việc giải thích quá trình hình thành các tạo vật xung quanh chúng ta. Thay vào đó, khoa học hiện đại đã đưa ra những giải thích dựa trên các nghiên cứu về tiến hóa, vật lý, hóa học,...
Câu 4: Phân tích tác phẩm Cuộc tu bổ lại các giống vật
Trả lời:
Với mỗi vùng văn hóa khác nhau, dân gian lại có cách lý giải về nguồn gốc của muôn ngàn vạn vật khác nhau. Tuy nhiên, các sáng tạo ấy vẫn gặp nhau tại một điểm tương đồng nào đó. Nếu như bạn bắt gặp vị thần lơ đễnh, đãng trí Ê-pi-mê-tê trong "Prô-mê-tê và loài người" của thần thoại Hy Lạp thì khi đến với "Cuộc tu bổ lại các giống vật" của thần thoại Việt Nam, các bạn sẽ lại thấy sự hấp tấp, vội vã của Ngọc Hoàng. Truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật" được sưu tầm và in trong "Lược khảo về thần thoại Việt Nam" là truyện có chủ đề gần gũi với con người và hình thức nghệ thuật độc đáo.
Truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật" kể về việc Ngọc Hoàng tạo ra các loài vật nhưng cơ thể chúng lại không hoàn chỉnh. Để khắc phục những thiếu sót ấy, ngài đã phái ba vị Thiên thần xuống trần gian để tu bổ lại các loài vật. Qua câu chuyện, ta thấy được cách lý giải sáng tạo của con người về những đặc tính, tập quán của loài vật. Quá trình tu bổ lại các giống vật của Ngọc Hoàng được diễn ra vào lúc sơ khai. Khi ấy, thế giới còn chưa được tạo lập nên Ngọc Hoàng luôn mong muốn "có một thế giới ngay" Trước khi sáng tạo ra con người, ngài đã nặn ra vạn vật nhưng do thiếu nguyên liệu và vội vàng muốn tạo ra thế giới ngay lập tức nên nhiều con vật không có đủ bộ phận trên cơ thể như ngày nay. Để có thể bù đắp những thiếu sót ấy, Ngọc Hoàng phái ba vị Thiên thần mang theo các nguyên liệu xuống núi để thực hiện công việc tu bổ, bù đắp cho những con vật có cơ thể chưa đầy đủ. Ba vị Thiên thần với những cố gắng đã giúp cho loài vật có được những bộ phận còn thiếu. Trong thời gian tu bổ ấy, vì vịt, chó và chim đến muộn nên ba vị Thiên thần có tấm lòng tốt bụng đã lấy chân ghế chắp cho vịt và chó, chân hương gắn cho chim. Thế là các con vật đều có đủ các bộ phận như chúng mong muốn. Tuy nhiên, câu chuyện không đơn thuần kể về quá trình bù đắp các khiếm khuyết mà còn là những quan sát tỉ mỉ về đặc điểm, tập tính của con vật. Con người thời cổ đã phát hiện ra những điều lý thú gắn với đặc điểm cơ thể mỗi loài nên mong muốn có một đáp án chính xác. Vì thế, bằng trí tưởng tượng của mình, họ sáng tạo nên câu chuyện gắn liền với chân sau của chó, chân còn thiếu của vịt và thói quen chới với ba lần để thử đặt chân trước khi đậu của các loài chim. Như vậy, chủ đề của tác phẩm đã trở nên gần gũi hơn với con người khi xoay quanh các sự vật gắn liền đời sống hàng ngày.
Truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật" không chỉ là sự lý giải của con người về sự hình thành của các con vật mà truyện còn là bài học về sự hấp tấp vội, vội vàng và sự thích nghi với cuộc sống. Ngọc Hoàng vì vội vàng muốn tạo ra thế giới cho nên khi nặn ra các loài vật thì lại có những loài thiếu đi một bộ phận nào đó trên cơ thể. Cho nên, trong cuộc sống chúng ta cần phải suy nghĩ kĩ càng, lên kế hoạch, mục tiêu cụ thể trước khi hành động để tránh gặp phải những sai lầm không đáng có. Bên cạnh đó, việc làm của ba vị Thiên thần còn giúp chúng ta học được sự bao dung và vị tha cùng tấm lòng nhân hậu khi vịt, chó và chim đến muộn nhưng ba vị thần vẫn cố gắng hết mực để giúp đỡ chúng để chúng có một cuộc sống tốt hơn.
Một trong những điểm đặc sắc tạo nên sự thành công của truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật" đó chính là ở cách xây dựng cốt truyện và vận dụng các yếu tố hư cấu, kì ảo vào trong truyện. Truyện có cốt truyện đơn giản, gần gũi với đời sống con người Việt Nam bởi nội dung xoay quanh các con vật thường thấy trong cuộc sống như vịt, chó,... Truyện đã lý giải các đặc tính, tập quán của các con vật này một cách thú vị và hấp dẫn qua các yếu tố kì ảo. Yếu tố hư cấu kì ảo cùng ngôn ngữ giản dị được thể hiện ở việc ba vị Thiên thần dùng chân ghế để chắp cho vịt và chó, chân hương để gắn cho chim khiến câu chuyện trở nên hài hước hơn. Đây là cách lý giải đầy hóm hỉnh, tạo tiếng cười cho người đọc. Bên cạnh đó, cách xây dựng nhân vật cũng tạo nên đặc sắc cho truyện và đóng góp thành công trong việc làm nổi bật chủ đề. Ngọc Hoàng - vị thần có sức mạnh siêu nhiên khi có thể tạo ra muôn loài nhưng lại có nét tính cách tương đồng với con người. Vì tính nóng vội khi "muốn có một thế giới trong một sớm một chiều" nên các loài vật mà Ngọc Hoàng nặn ra đã bị thiếu một bộ phận nào đó trên cơ thể.
Truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật" mang đậm dấu ấn của truyện dân gian cùng với những yếu tố hư cấu, kì ảo, ngôn từ giản dị đã giải thích về các đặc điểm, tập tính của các con vật quen thuộc với chúng ta. Qua câu chuyện, chúng ta hiểu biết hơn về trí tuệ và trí tưởng tượng phong phú của dân gian xưa.
Câu 5: Em hãy tóm tắt văn bản Thần trụ trời bằng một đoạn văn ngắn
Trả lời:
Thần trụ trời là truyện thần thoại được lưu truyền khá sớm trong dân gian Việt Nam giải thích sự hình thành trời đất tự nhiên: biển, hồ, sông, núi,… Thuở ấy, chưa có sự xuất hiện của loài người và muôn vật. Trời và đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm chưa được phân chia rõ ràng. dân gian đã ghi công của các vị thần này trong câu hát được lưu truyền từ đời này sang đời khác và còn truyền đến ngày hôm nay.
Câu 6: Hình tượng thần Trụ Trời phản ánh những quan niệm, nhận thức gì của người xưa về thế giới tự nhiên? Những khát vọng nào đã được họ gửi vào các hình tượng đó?
Trả lời:
Hình tượng thần Trụ Trời phản ánh sự sùng bái tự nhiên, coi tự nhiên như một thế lực siêu nhiên mà ở đó thế giới thần linh tồn tại, chi phối và điều khiển mọi thứ. Mỗi hiện tượng tự nhiên đều do một vị thần nào nó tạo ra. Điều này phản ánh nhận thức chưa thực sự đúng đắn, đầy đủ và chính xác về tự nhiên.
Tuy nhiên qua đó, ta thấy được khát vọng, ước mơ chinh phục tự nhiên của người xưa rất lớn lao, rất mãnh liệt và táo bạo.
Câu 7: Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu "Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp' trong truyện Thần trụ trời gợi cho em nhớ đến truyền thuyết nào của người Việt Nam? Hãy tóm tắt truyền thuyết ấy và chỉ ra điểm tương đồng giữa hai
Trả lời:
- Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, ...” trong truyện Thần Trụ trời gợi cho chúng ta nhớ đến truyền thuyết Sự tích bánh chưng, bánh dày. - Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, ...” trong truyện Thần Trụ trời gợi cho chúng ta nhớ đến truyền thuyết Sự tích bánh chưng, bánh dày.
- Tóm tắt truyền thuyết Bánh chưng, bánh dày: - Tóm tắt truyền thuyết Bánh chưng, bánh dày:
Sau khi đánh dẹp xong giặc n, vua Hùng Vương thứ 6 có ý định truyền ngôi cho con với điều kiện nếu ai tìm được món ăn ngon lành, để bày cỗ có ý nghĩa thì sẽ được nối ngôi. Trong khi các hoàng tử khác đua nhau tìm kiếm thứ của ngon vật lạ thì Lang Liêu – con trai thứ 18 lại lo lắng không biết cần chuẩn bị gì. Một hôm, chàng nằm mơ thấy có vị Thần đến bảo “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành”. Nghe xong, chàng lập tức chọn loại gạo nếp tốt nhất để làm bánh Chưng, bánh Dày. Cuối cùng, món ăn của Lang Liêu được nhà vua khen ngon, có ý nghĩa và quyết định truyền ngôi cho chàng. Từ đó, mỗi dịp Tết Nguyên Đán, bánh Chưng và bánh Dày là hai loại bánh không thể thiếu khi cúng Tổ Tiên và Trời Đất.
- Những điểm tương đồng giữa hai tác phẩm. - Những điểm tương đồng giữa hai tác phẩm.
+) Đều có tính hư cấu. +) Đều có tính hư cấu.
+) Đều xuất hiện hình ảnh của các vị thần. +) Đều xuất hiện hình ảnh của các vị thần.
+) Đều nói về hình dạng của Trời và Đất: trời có hình tròn, đất có hình vuông. +) Đều nói về hình dạng của Trời và Đất: trời có hình tròn, đất có hình vuông.
Câu 8: Khát vọng mà con người xa xưa gửi gắm trong những câu chuyện thần thoại là gì.
Trả lời:
- Nỗ lực tìm hiểu về nguồn gốc và tồn tại của chúng ta, về quyền lực và sức mạnh của vũ trụ, và về tầm quan trọng của đạo đức và sự công bằng. - Nỗ lực tìm hiểu về nguồn gốc và tồn tại của chúng ta, về quyền lực và sức mạnh của vũ trụ, và về tầm quan trọng của đạo đức và sự công bằng.
- Trong thần thoại, con người đã tìm cách giải đáp những câu hỏi vốn dĩ rất khó trả lời: Vì sao chúng ta có mặt trên thế giới này? Tại sao có sự phân chia giữa thiên nhiên và nhân loại? Những cuộc chiến giữa các vị thần và những trận đấu giữa người hùng và quái vật trong thần thoại thể hiện khát vọng vượt qua sự bất lực và đối mặt với khó khăn. - Trong thần thoại, con người đã tìm cách giải đáp những câu hỏi vốn dĩ rất khó trả lời: Vì sao chúng ta có mặt trên thế giới này? Tại sao có sự phân chia giữa thiên nhiên và nhân loại? Những cuộc chiến giữa các vị thần và những trận đấu giữa người hùng và quái vật trong thần thoại thể hiện khát vọng vượt qua sự bất lực và đối mặt với khó khăn.
- Thần thoại cũng thể hiện khao khát sự phiêu lưu, khám phá và sự tự do. Những cuộc phiêu lưu của các anh hùng và những cuộc giao tranh với các thế lực tà ác đại diện cho sự dũng cảm và quyết tâm trong việc vượt qua rào cản và đạt được mục tiêu. - Thần thoại cũng thể hiện khao khát sự phiêu lưu, khám phá và sự tự do. Những cuộc phiêu lưu của các anh hùng và những cuộc giao tranh với các thế lực tà ác đại diện cho sự dũng cảm và quyết tâm trong việc vượt qua rào cản và đạt được mục tiêu.
Câu 9: Phân tích tác phẩm Thần trụ trời
Trả lời:
Truyện "Thần Trụ trời" thuộc nhóm thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ, muôn loài hay còn gọi là thần thoại suy nguyên được tác giả Nguyễn Đổng Chi sưu tầm. Truyện được coi là tác phẩm có nét đặc sắc trong chủ đề và hình thức nghệ thuật.
"Thần Trụ trời" kể về thần Thần Trụ trời với sức mạnh phi thường đã phân chia bầu trời và mặt đất, dùng đất đá tạo nên núi, đảo,.. Qua đó, câu chuyện đã giải thích nguồn gốc của sự hình thành các sự vật trong tự nhiên một cách sáng tạo.
Mở đầu câu chuyện, tác giả dân gian mở ra không gian vũ trụ hoang sơ "một vùng hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo" và thời gian chưa được xác định rõ ràng "Chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người". Trong khoảnh khắc tối tăm mù mịt ấy, Thần Trụ trời đã xuất hiện với thân hình khổng lồ "Chân thần dài không thể tả xiết". Mỗi bước chân của thần "có thể qua từ vùng này đến vùng nọ, hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác". Nhờ sức mạnh phi thường ấy, thần đã tự mình đào đất, đập đá, tạo nên cái cột đá cao và to để chống trời. Cột càng đắp cao, tấm trời lại càng thêm rộng mở. Chẳng bao lâu sau, thần Trụ trời đã đẩy vòm trời lên phía mây xanh, khoảng cách giữa đất trời được phân chia rõ ràng. Sau khi trụ trời xong, thần lại phá cột đá và dùng đất đá ném ra mọi nơi, tạo thành hòn núi, dải đồi cao,... Mượn các hình ảnh thiên nhiên, tác giả dân gian đã giải thích quá trình tạo lập thế giới một cách sáng tạo. Từ đây, chủ đề của truyện trở nên gần gũi và hấp dẫn với bạn đọc.
Chủ đề và nghệ thuật của tác phẩm văn học luôn song hành và bổ sung cho nhau. Truyện "Thần Trụ trời" cũng vậy, những sáng tạo hình thức nghệ thuật về cốt truyện, nhân vật đã đóng góp vào thành công trong việc làm nổi bật chủ đề truyện. Là truyện thần thoại, cốt truyện "Thần Trụ trời" được xây dựng hết sức đơn giản và gần gũi, xoay quanh việc thần Trụ trời làm công việc phân chia đất, trời và tạo nên những dạng địa hình tự nhiên khác nhau. Dựa vào trí tưởng tượng của con người cùng những yếu tố kì ảo, truyện đã giải thích quá trình tạo lập vũ trụ và thế giới tự nhiên. Qua đó, ta cũng thấy được khát khao tìm hiểu và khám phá của con người trong buổi đầu sơ khai. Đặc sắc nghệ thuật còn được thể hiện trong việc xây dựng nhân vật kết hợp sử dụng thủ pháp cường điệu, phóng đại kết hợp với các chi tiết hư cấu. Hình ảnh Thần Trụ trời có kích thước "khổng lồ" với những bước chân rộng lớn, sở hữu sức mạnh phi thường, đã giúp cho người đọc hình dung rõ ràng, sắc nét về một vị thần trong thần thoại.
"Thần Trụ trời" với những đặc sắc trong chủ đề và hình thức nghệ thuật đã mang đến cho bạn đọc câu chuyện thú vị lý giải về nguồn gốc các sự vật trong tự nhiên. Đồng thời truyện cũng phản ánh mong muốn, khát khao được tìm tòi, khám phá của con người trong buổi đầu sơ khai. Mong rằng tác phẩm sẽ mãi để lại dấu ấn trong lòng bạn đọc yêu thích văn học dân gian của dân tộc.
Câu 10: Viết đoạn văn khoảng 150 chữ nêu cảm nhận về thể loại thần thoại.
Trả lời:
Thần thoại là một thể loại văn học đặc biệt, với những câu chuyện về các vị thần và các hiệp sĩ hào hiệp, khám phá những cuộc phiêu lưu kỳ thú. Điều đặc biệt của thể loại này là khả năng kết hợp giữa hư cấu và truyền thống, tạo nên một thế giới đầy màu sắc và phép thuật. Thần thoại gợi mở cánh cửa của trí tưởng tượng, cho phép chúng ta rời xa thực tại để khám phá những vùng đất kỳ bí và những trận chiến huyền thoại. Nhờ thần thoại, ta được tiếp cận với những giá trị văn hóa cổ đại, những nguyên tắc đạo đức và những hiểu biết về thế giới tự nhiên. Thể loại này còn mang trong nó sức mạnh của câu chuyện, khả năng lan truyền giá trị và thông điệp từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nó giúp con người hiểu về sự sống, sự tồn tại và xây dựng nên tình thân, tình bạn và lòng dũng cảm.
Câu 11: Ngày nay, con người hiện đại có còn tin vào thần thoại hay không? Những cuốn sách thần thoại còn bán được hay không?
Trả lời:
Trong xã hội hiện đại, mọi người có nhiều quan điểm và niềm tin khác nhau về thần thoại. Một số người vẫn tiếp tục tin vào thần thoại và coi nó là một phần của tín ngưỡng, truyền thống và văn hóa của họ. Thần thoại có thể mang một ý nghĩa tượng trưng, là một cách để giải thích những khía cạnh sâu xa và không thể lý giải bằng khoa học.
Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, nhiều người hiện đại có xu hướng tin vào lý thuyết khoa học và luận điểm chứng minh được. Do đó, sự quan tâm và độ phổ biến của sách thần thoại có thể giảm đi một phần. Tuy nhiên, sách thần thoại vẫn có thể được bán và được đọc bởi những người quan tâm đến văn hóa, lịch sử và truyền thống của các vùng đất. Ngoài ra, thần thoại vẫn tồn tại trong nghệ thuật, phim ảnh và truyền thông đại chúng, tạo ra sự hấp dẫn và sự quan tâm từ khán giả hiện đại.
Câu 12: Mạch lạc và liên kết có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Trả lời:
Mạch lạc và liên kết có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Không gắn với mạch lạc, liên kết sẽ chỉ tồn tại như một hình thức vô nghĩa. Ngược lại, không có liên kết, mạch lạc khó được nhận biết một cách đầy đủ, khiến nội dung đoạn văn, văn bản có thể được giải thích một cách rất khác nhau, thậm chí ngược nhau
Câu 13: Em hãy trình bày cách nhận biết và khắc phục lỗi về liên kết trong đoạn văn, văn bản
Trả lời:
- Nhận biết lỗi - Nhận biết lỗi
Giữa các câu trong đoạn văn hoặc giữa các đoạn văn trong văn bản không có phương tiện kết nối cần thiết hoặc có nhưng không phù hợp, khiến đoạn văn hay văn bản trở nên rời rạc.
- Khắc phục lỗi: - Khắc phục lỗi:
+ Xác định phương tiện kết nối cần có giữa các câu hoặc giữa các đoạn văn. + Xác định phương tiện kết nối cần có giữa các câu hoặc giữa các đoạn văn.
+ Thay thế hoặc bỏ cụm từ đảm nhiệm chức năng kết nối đã bị dùng sai. + Thay thế hoặc bỏ cụm từ đảm nhiệm chức năng kết nối đã bị dùng sai.
Nếu chưa có phương tiện kết nối cần thiết thì phải bổ sung. Có thể viết thêm câu, đoạn văn phù hợp nhằm khắc phục sự đứt đoạn của mạch trình bày.
Câu 14: Đọc đoạn văn sau và cho biết đoạn văn mắc lỗi gì?
“ Mọi tác phẩm nghệ thuật đều bắt đầu từ một cảm xúc. Thơ là loại hình nghệ thuật có ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhạc điệu. Thơ có thể có vần hoặc không có vần”
Trả lời:
Đoạn văn mắc lỗi thiếu mạch lạc: câu thứ nhất nói về “mọi tác phẩm nghệ thuật” và nói đến cội nguồn của “mọi tác phẩm nghệ thuật”, trong khi câu thứ hai lại nói về “thơ”- vốn chỉ là một loại hình nghệ thuật, đồng thời lại nói đến ngôn ngữ thơ => Các câu trong đoạn không tập trung vào một chủ đề.
Câu 15: Chỉ ra lỗi thiếu mạch lạc trong đoạn trích dưới đây và nêu cách sửa
“Trong ca dao Việt Nam, những bài hát về tình yêu nam nữ là những bài hát nhiều hơn tất cả. Họ yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau chung sống, yêu nơi chôn rau cắt rốn. Họ yêu người làng, người nước, yêu từ cảnh đồng ruộng, đến công việc trong xóm ngoài làng. Tình yêu đó nồng nhiệt, đằm thắm, sâu sắc.”
Trả lời:
Đoạn văn trên mắc lỗi lạc chủ đề. Chúng ta sẽ sửa bằng cách triển khai nội dung về tình yêu nam nữ trong ca dao Việt Nam ở câu 2 và 3
Câu 16: Em hãy phân tích quá trình khai hoang và cải tạo tự nhiên của người Lô Lô xưa
Trả lời:
+ Thời gian: "Ngày xưa, từ rất xưa" là thời gian cổ xưa nên không thể xác định. + Thời gian: "Ngày xưa, từ rất xưa" là thời gian cổ xưa nên không thể xác định.
+ Không gian: Không gian hoang sơ khi "Bầu trời nhìn chưa phẳng/ Mặt đất còn nhấp nhô". + Không gian: Không gian hoang sơ khi "Bầu trời nhìn chưa phẳng/ Mặt đất còn nhấp nhô".
+ Nội dung: Người Lô Lô phải "đi san mặt đất", kiếm những con trâu "sừng cong", "sừng dài" để cày bừa san phẳng mặt đất. Con người đã tập hợp sức mạnh của cộng đồng để chung tay thực hiện công việc. + Nội dung: Người Lô Lô phải "đi san mặt đất", kiếm những con trâu "sừng cong", "sừng dài" để cày bừa san phẳng mặt đất. Con người đã tập hợp sức mạnh của cộng đồng để chung tay thực hiện công việc.
- Đánh giá: Con người tự ý thức việc cải tạo thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống của chính mình. - Đánh giá: Con người tự ý thức việc cải tạo thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống của chính mình.
Câu 17: Em hãy tóm tắt tác phẩm “Prô mê tê và loài người” bằng một đoạn văn ngắn
Trả lời:
Vị thần Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê là hai anh em được giao nhiệm vụ tạo ra thêm nhiều cái gì đó để thế gian thêm vui. Ê-pi-mê-tê tranh ngay nhiệm vụ đó và tạo ra muôn loài cho thế gian. Mỗi loài đều có những điểm mạnh riêng. Khi Prô-mê-tê đến kiểm tra thì phát hiện có một loài vật chẳng có điểm mạnh gì. Và đó chính là con người. Thần Prô-mê-tê lo lắng làm sao để con người sống sót được giữa thế gian. Vì vậy đã nhào nặn con người có ngoại hình tinh tế như những vị thần và ban cho con người ngọn lửa – thứ giúp con người vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
Câu 18: Thông qua văn bản “Prô tê mê và loài người”, nhân vật Ê-pi-mê-tê hiện lên là nhân vật như nào? Việc mô tả nhân vật thể hiện điều gì?
Trả lời:
+ Khi được U-ra-nô và Gai-a ưng thuận tạo cho thế gian thêm nhiều cái gì đó để cho cuộc sống đông vui: Ê-pi-mê-tê “mừng quá, tranh lấy việc đó và giao cho ông anh lo việc xem xét, sửa chữa lại sau.” + Khi được U-ra-nô và Gai-a ưng thuận tạo cho thế gian thêm nhiều cái gì đó để cho cuộc sống đông vui: Ê-pi-mê-tê “mừng quá, tranh lấy việc đó và giao cho ông anh lo việc xem xét, sửa chữa lại sau.”
+ Sau khi Prô-mê-tê đến xem xét lại, phải công nhận những gì Ê-pi-mê-tê đã làm “đều tốt, rất tốt nữa là đằng khác”. + Sau khi Prô-mê-tê đến xem xét lại, phải công nhận những gì Ê-pi-mê-tê đã làm “đều tốt, rất tốt nữa là đằng khác”.
-> Hí hửng, đam mê, tài giỏi, trách nhiệm nhưng vội vàng, thiếu sự cẩn trọng. -> Hí hửng, đam mê, tài giỏi, trách nhiệm nhưng vội vàng, thiếu sự cẩn trọng.
-> Việc miêu tả Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê cho thấy thần linh có những tài năng, phép thuật mà con người không có nhưng thế giới thần linh cũng như thế giới loài người, có thần giỏi, nhìn xa trông rộng nhưng cũng có vị thần đãng trí, lơ đễnh. -> Việc miêu tả Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê cho thấy thần linh có những tài năng, phép thuật mà con người không có nhưng thế giới thần linh cũng như thế giới loài người, có thần giỏi, nhìn xa trông rộng nhưng cũng có vị thần đãng trí, lơ đễnh.
Câu 19: Vì sao Prô-mê-tê thấy rằng việc không ban cho con người một "vũ khí" gì là rất tai hại?
Trả lời:
Thần Prô-mê-tê giúp con người có hình hài thanh tao hơn, giúp con người đứng thẳng, đi lại bằng hai chân và tay để làm việc, đặc biệt ban cho “vũ khí” lửa để giúp cuộc sống họ trở nên tươi sáng, tốt đẹp hơn.
Câu 20: Em hãy trình bày lý do vì sao các vị thần lại muốn tạo ra thêm nhiều con người, loài vật
Trả lời:
- Thế gian quá buồn chán - Thế gian quá buồn chán
+ Mặt đất mênh mông đã có nhiều vị thần nhưng còn buồn tẻ + Mặt đất mênh mông đã có nhiều vị thần nhưng còn buồn tẻ
+ Hai anh em Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê xin được tạo ra muôn loài cho thế gian + Hai anh em Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê xin được tạo ra muôn loài cho thế gian
- Thế gian đã có nhiều loài vật, mỗi loài đều có sức mạnh riêng - Thế gian đã có nhiều loài vật, mỗi loài đều có sức mạnh riêng
=> Lý giải nguyên nhân các vị thần tạo ra muôn loài là do thấy rằng cuộc sống thế gian quá tẻ nhạt, chỉ có các vị thần sinh sống. Vì thế các vị thần quyết định tạo ra muôn loài để thế gian thú vị và nhiều màu sắc hơn.
=> Sự lý giải phong phú, giàu trí tưởng tượng của thần thoại thể hiện khát vọng của con người Hy Lạp trong việc khai phá thiên nhiên.
=> Giáo án ngữ văn 10 chân trời bài 1: Ôn tập