Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Ôn tập bài 2 (P1)
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 2. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (bản word)
ÔN TẬP BÀI 2
SỐNG CÙNG KÍ ỨC CỘNG ĐỒNG
Câu 1: Trình bày tác giả, tác phẩm Đăm Săn chinh phục nữ thần Mặt trời
Trả lời:
a, Tác giả
Tác phẩm thuộc pho sử thi nổi tiếng của người Ê-đê
b, Tác phẩm
Sử thi Đăm Săn
- Đăm Săn (hay còn gọi là Bài ca chàng Đăm Săn) là pho sử thi nổi tiếng của người Ê-đê. - Đăm Săn (hay còn gọi là Bài ca chàng Đăm Săn) là pho sử thi nổi tiếng của người Ê-đê.
- Sử thi Đăm Săn thường được diễn xướng theo lối kể khan, trong đó già làng vừa kể, hát, vừa sử dụng nét mặt, điệu bộ để diễn tả câu chuyện bên bếp lửa nhiều đêm liền, trong các nhà dài trên chòi rẫy, vào dịp lễ hội hay lúc nông nhàn. - Sử thi Đăm Săn thường được diễn xướng theo lối kể khan, trong đó già làng vừa kể, hát, vừa sử dụng nét mặt, điệu bộ để diễn tả câu chuyện bên bếp lửa nhiều đêm liền, trong các nhà dài trên chòi rẫy, vào dịp lễ hội hay lúc nông nhàn.
- Nghe kể Đăm Săn là một truyền thống văn hóa của người Ê-đê. - Nghe kể Đăm Săn là một truyền thống văn hóa của người Ê-đê.
=> Đoạn trích Đăm Săn chinh phục Nữ Thần Mặt Trời
- Đăm Săn chinh phục Nữ thần Mặt Trời là đoạn trích trong sử thi Đăm Săn (hay còn gọi là Bài ca chàng Đăm Săn) - Đăm Săn chinh phục Nữ thần Mặt Trời là đoạn trích trong sử thi Đăm Săn (hay còn gọi là Bài ca chàng Đăm Săn)
Câu 2: Văn bản “Đăm săn chinh phục nữ thần mặt trời” được kể theo ngôi thứ mấy? Việc kể theo ngôi đó có tác dụng gì?
Trả lời:
- Người kể chuyện: ngôi thứ ba, kể từ điểm nhìn bên ngoài, là người kể chuyện hoà mình vào cộng đồng để kể câu chuyện về chàng Đăm Săn. - Người kể chuyện: ngôi thứ ba, kể từ điểm nhìn bên ngoài, là người kể chuyện hoà mình vào cộng đồng để kể câu chuyện về chàng Đăm Săn.
- Tác dụng: Cách kể này giúp người kể có thể kể chuyện một cách linh hoạt, tư do những gì diễn ra với nhân vật. - Tác dụng: Cách kể này giúp người kể có thể kể chuyện một cách linh hoạt, tư do những gì diễn ra với nhân vật.
Câu 3: Người kể chuyện trong đoạn trích này là ai? Hãy tìm hiểu một số thông tin về hình thức kể chuyện sử thi của người Ê-đê.
Trả lời:
Người kể chuyện trong đoạn trích này là ngôi kể thứ ba.
Hình thức kể chuyện sử thi của người Ê-đê:
- Được kể theo lối hát nói, đây là một hình thức sinh hoạt văn hóa đặc biệt của người Ê-đê, trong đó người hát kể có một vị trí quan trọng trong việc gìn giữ, sáng tạo và diễn xướng, nhất là trong điều kiện chưa có chữ viết, các tác phẩm chỉ lưu truyền bằng phương thức truyền miệng. - Được kể theo lối hát nói, đây là một hình thức sinh hoạt văn hóa đặc biệt của người Ê-đê, trong đó người hát kể có một vị trí quan trọng trong việc gìn giữ, sáng tạo và diễn xướng, nhất là trong điều kiện chưa có chữ viết, các tác phẩm chỉ lưu truyền bằng phương thức truyền miệng.
- Người Ê đê gọi người hát kể sử thi là pô khan. Pô nghĩa là thầy, là chủ, là người thạo việc; khan là chuyện xưa. Người hát kể sử thi phải có bề dày tri thức dân gian để có thể diễn giải một cách tinh tế những nội dung và sắc thái của sử thi đó. Họ là những người có giọng hát vang, khoẻ, biết nhiều làn điệu của thể loại hát nói để vận dụng cho phù hợp với các hoàn cảnh, các nhân vật trong tác phẩm, biết cách “diễn” bằng động tác, bằng nét mặt như diễn viên trên sân khấu. - Người Ê đê gọi người hát kể sử thi là pô khan. Pô nghĩa là thầy, là chủ, là người thạo việc; khan là chuyện xưa. Người hát kể sử thi phải có bề dày tri thức dân gian để có thể diễn giải một cách tinh tế những nội dung và sắc thái của sử thi đó. Họ là những người có giọng hát vang, khoẻ, biết nhiều làn điệu của thể loại hát nói để vận dụng cho phù hợp với các hoàn cảnh, các nhân vật trong tác phẩm, biết cách “diễn” bằng động tác, bằng nét mặt như diễn viên trên sân khấu.
Câu 4: Qua việc phân tích nhân vật Đăm Săn, bạn có thể rút ra kinh nghiệm gì để có thể phân tích các nhân vật sử thi?
Trả lời:
Cách phân tích các nhân vật trong sử thi:
Bước 1. Tìm các chi tiết miêu tả hình dáng, hành động, lời nói của nhân vật trong văn bản.
Bước 2. Chỉ ra các phẩm chất, lí tưởng, khát vọng của nhân vật được thể hiện thông qua các chi tiết đó.
Bước 3. Phân tích và đánh giá về cách miêu tả nhân vật, thái độ của người kể đối với nhân vật
Bước 4. Suy luận về ý nghĩa của nhân vật trong việc biểu đạt quan niệm, lí tưởng, khát vọng của cộng đồng.
Bước 5. Đặt nhân vật trong không gian diễn xướng của sử thi để thấy được vai trò, sức sống, ảnh hưởng của nhân vật trong truyền thống văn hoá của cộng đồng.
Câu 5: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết: Trích dẫn là gì? Cước chú là gì?
Trả lời:
- Trích dẫn là trích dẫn nguyên văn một phần câu, một đoạn văn, hình ảnh, sơ đồ, quy trình… của bản gốc vào bài viết. - Trích dẫn là trích dẫn nguyên văn một phần câu, một đoạn văn, hình ảnh, sơ đồ, quy trình… của bản gốc vào bài viết.
- Cước chú là là một đoạn chú thích đặt ở cuối trang trong một quyển sách hoặc văn bản. Cước chú thường được ghi một con số nằm phía trên sau đoạn văn bản mà nó muốn chú thích. - Cước chú là là một đoạn chú thích đặt ở cuối trang trong một quyển sách hoặc văn bản. Cước chú thường được ghi một con số nằm phía trên sau đoạn văn bản mà nó muốn chú thích.
Câu 6: Theo em, có những lưu ý khi sử dụng trích dẫn?
Trả lời:
- Lưu ý: - Lưu ý:
+ Khi tạo lập văn bản, cần tránh lạm dụng trích dẫn vì điều đó dẫn đến tình trạng ỳ kiến riêng của người viết bị lu mờ hoặc chỉ còn mang tính chất phụ hoạ. + Khi tạo lập văn bản, cần tránh lạm dụng trích dẫn vì điều đó dẫn đến tình trạng ỳ kiến riêng của người viết bị lu mờ hoặc chỉ còn mang tính chất phụ hoạ.
+ Để việc trích dẫn đảm bảo tính chính xác, khoa học, khách quan, các phần trích dẫn cần được ghi rõ nguồn gốc, bao gồm thông tin về tác giả, tên và bản gốc, nơi công bố, thời gian công bố văn bản, vị trí của phần trích dẫn trong văn bản gốc. + Để việc trích dẫn đảm bảo tính chính xác, khoa học, khách quan, các phần trích dẫn cần được ghi rõ nguồn gốc, bao gồm thông tin về tác giả, tên và bản gốc, nơi công bố, thời gian công bố văn bản, vị trí của phần trích dẫn trong văn bản gốc.
Câu 7: Tìm ở các bài đã học những ví dụ về trích dẫn (trực tiếp hoặc gián tiếp), cước chú và tỉnh lược trong văn bản.
Trả lời:
Một số cước chú, tỉnh lược trong các văn bản đã học:
- a. Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới:
- b. Tê-dê:
- c. Hiền tài là nguyên khí của quốc gia:
Câu 8: Khi tạo lập văn bản, người viết có thể sử dụng những cách thức nào để đánh dấu phần bị tỉnh lược?
Trả lời:
- Dùng kí hiệu dấu chấm lửng đặt trong ngoặc đơn (…) hoặc móc vuông […] - Dùng kí hiệu dấu chấm lửng đặt trong ngoặc đơn (…) hoặc móc vuông […]
- Dùng cụm từ chỉ báo về sự tỉnh lược như: lược dẫn, lược một đoạn,… - Dùng cụm từ chỉ báo về sự tỉnh lược như: lược dẫn, lược một đoạn,…
- Dùng một đoạn ngắn tóm tắt nội dung phần bị tỉnh lược - Dùng một đoạn ngắn tóm tắt nội dung phần bị tỉnh lược
Câu 9: Em hãy mô tả lại một số đặc điểm trong thiết kế nhà truyền thống của người Ê-đê mà em cảm thấy ấn tượng. Những thiết kế đó có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
1. Bên ngoài ngôi nhà của người Ê-đê
– Nhà dài của người Ê-đê là nhà sàn, làm bằng tre nứa, gỗ, mặt sàn và vách tường bao quanh nhà làm bằng thân cây bương hay thân tre già đập dập, mái lợp có tranh
– Có hình dáng cái thuyền
– Độ dài ước tính bằng số lượng dầm ngang(đê), tương ứng với một đôi cột.
– Đến thời kỳ của cô con gái trong nhà lấy chồng, ngôi nhà sẽ tự nhiên dài ra.
=> Ngôi nhà có thiết kế đặc biệt với những nguyên liệu dễ tìm. Ngôi nhà có hình dáng dài, và sẽ càng dài khi người con gái trong nhà đi lấy chồng thể hiện văn hóa mẫu hệ của người Ê-đê
2. Bên trong và cầu thang ngôi nhà của người Ê-đê
– Chạm khắc nhiều con vật như voi, cua, cá lên xà nhà. Mỗi hoa văn đều có ý nghĩa riêng
– Cầu thang gắn với hai cửa của nhà dài, cửa phía trước dành cho khách và nam giới, cửa phía sau dành cho phụ nữ. Gọi là cầu thang đực và cầu thang cái
– Cầu thang cái bao giờ cũng có hình ảnh bầu sữa mẹ và vầng trăng khuyết
– Cầu thang đực không chạm khắc nhiều, thường chỉ là một cây gỗ sau đó chạm khắc những bậc để lên xuống
=> Bên trong ngôi nhà và cầu thang nhà có hoa văn và hình thù đặc biệt thể hiện tín ngưỡng, niềm tin của người Ê- đê
3. Ý nghĩa ngôi nhà của người Ê-đê
– Nơi gắn kết của bao thế hệ gia đình hết đời này đến đời khác
– Không gian quây quần cho đại gia đình
– Trong không gian ấy, văn hóa, tập tục của người Ê-đê được thể hiện trọn vẹn
Câu 10: Hãy so sánh những đặc điểm nhà truyền thống của người Ê-đê với các ngôi nhà hiện đại ngày nay. Theo em, ngôi nhà nào có tính tiện nghi cao hơn?
Trả lời:
Nhà dài của người Ê đê là nhà sàn, làm bằng tre nứa và bằng gỗ, mặt sàn và vách tường bao quanh nhà làm bằng thân cây bương hay thân tre già đập dập, mái lợp cỏ tranh. Nhà dài thường được lợp bằng cỏ tranh. Tranh lợp từng cụm, ngọn thả xuôi mái, gốc bẻ gập xuống vào bên trong. Còn nhà hiện đại thì thường có các tính năng tiện nghi như điều hòa nhiệt độ, máy giặt và máy sấy, hệ thống chiếu sáng và khóa thông minh. Tuy nhiên, cũng có những ngôi nhà truyền thống được tái thiết kế để đáp ứng các tiêu chuẩn hiện đại, bao gồm các tiện nghi như trang bị hiện đại như nhà hiện đại. Theo em, ngôi nhà có tính tiện nghi cao nhất là nhà hiện đại vì cuộc sống khá phát triển chúng ta cần phải đi theo những bước đi phát triển của công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Còn nhà sàn sẽ là biểu tượng văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng.
Câu 11: Phân tích tác phẩm Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê
Trả lời:
Vì ngôi nhà là nơi gắn kết bao thế hệ dòng họ của người Ê đê. Từ đời ông bà, bố mẹ đến đời con, đời cháu. Căn nhà kéo dài mãi, che chở cho cuộc sống của bao thế hệ. Không những thế, ngôi nhà còn là nơi thể hiện các lễ nghi, tập tục của người Ê đê, thể hiện trọn vẹn cái hồn cốt đại ngàn của dân tộc này.
Nhà dài chính là không gian sống, sinh hoạt và các hoạt động văn hóa diễn ra. Như trong văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây, không gian ngôi nhà cũng là nơi hoạt động ăn mừng chiến thắng của Đăm Săn cùng bà con diễn ra.
Với sự thay đổi về nhận thức xã hội, nên cấu trúc đại gia đình nhiều thế hệ sinh sống dưới cùng một mái nhà bị phá vỡ, thay vào đó là những gia đình nhỏ chỉ còn từ 2 đến 3 thế hệ sinh sống, bởi thế những ngôi nhà dài của người Êđê không phù hợp với nhu cầu sinh hoạt hiện nay, nên ngôi nhà đơn giản, dễ xây dựng và thuận tiện trong sử dụng được phổ biến hơn.
Trong khi phần lớn giới trẻ của đồng bào dân tộc Êđê bây giờ hướng đến những chiếc ti vi màn hình phẳng, đầu đĩa từ, dàn karaoke, bộ bàn ghế salon, giường, tủ hiện đại… do vậy chiếc ghế Kpan hầu như nằm lặng lẽ và phủ đầy bụi, nhiều đồ vật có giá trị văn hóa nằm lăn lóc trên sàn nhà lát gạch hoa – anh Y Phích Niê cho biết thêm.
Bên cạnh đó, còn có những vấn đề nhiều nhà nghiên cứu tỏ ra lo lắng nữa đó là, nếu nhà sàn dài truyền thống sẽ mất đi thì các phong tục tập quán, nghi lễ của đồng bào Êđê như vòng đời người, nghi lễ nông nghiệp, văn hóa cồng chiêng, uống rượu cần, kể Khan, hát Ayray và nhiều sinh hoạt truyền thống tốt đẹp khác nữa của cộng đồng cũng sẽ dần mất đi.
Từ thực trạng cho thấy, để những giá trị về văn hóa nhà sàn dài truyền thống của đồng bào dân tộc Êđê trong sự phát triển của xã hội hiện đại là việc làm cấp thiết. Do vậy, thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần đề ra những giải pháp đồng bộ thiết thực và khả thi. Trong đó, cần chú trọng đến việc xây dựng các việc làm ngắn, dài hạn về công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Êđê nói riêng và các dân tộc ở Tây Nguyên nói chung.
Cùng với việc đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, các cơ quan hữu quan cần khuyến khích xã hội hóa, thu hút các nhà đầu tư phục dựng nguyên bản nhà sàn dài truyền thống để phục vụ du khách; đưa văn hóa dân tộc Êđê trở lại phục vụ cộng đồng để nâng cao ý thức tự giác của đồng bào trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa bản địa.
Đồng thời, cần quan tâm hơn nữa việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách về công tác bảo tồn, bảo tàng; nâng cao chính sách đãi ngộ đối với những người quản lý, khai thác di sản và đối với các nghệ nhân. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ trẻ người bản địa có ý thức, tự hào, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc mình.
Câu 12: Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm Gặp Ka-ríp và Xi-la
Trả lời:
a, Giá trị nội dung
- Cảm hứng chủ đạo của VB Gặp Ka-ríp và Xi-la: Ca ngợi trí tuệ và bản lĩnh của Ô-đi-xê trong vai trò người lãnh đạo thủy thủ đoàn đối phó với cạm bẫy nguy hiểm của các quái vật biển như Ka-ríp và Xi-la trên hành trình vượt biển cả để trở về quê hương - Cảm hứng chủ đạo của VB Gặp Ka-ríp và Xi-la: Ca ngợi trí tuệ và bản lĩnh của Ô-đi-xê trong vai trò người lãnh đạo thủy thủ đoàn đối phó với cạm bẫy nguy hiểm của các quái vật biển như Ka-ríp và Xi-la trên hành trình vượt biển cả để trở về quê hương
b, Giá trị nghệ thuật
- Thể loại tự sự dân gian kết hợp thơ với văn xuôi. - Thể loại tự sự dân gian kết hợp thơ với văn xuôi.
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất, giúp người kể chuyện – nhân vật chính có cơ hội tự bộc lộ tính cách, tâm trạng, cách giao thiệp của mình; gia tăng độ tin cậy bởi người kể là người trong cuộc, tự kể trải nghiệm của mình,… - Sử dụng ngôi kể thứ nhất, giúp người kể chuyện – nhân vật chính có cơ hội tự bộc lộ tính cách, tâm trạng, cách giao thiệp của mình; gia tăng độ tin cậy bởi người kể là người trong cuộc, tự kể trải nghiệm của mình,…
Câu 13: Em hãy tóm tắt các sự kiện chính được kể trong văn bản “Gặp Karip và Xila”
Trả lời:
+ Ô-đi-xê và các thuỷ thủ lên đường vượt biển về quê và được báo trước là phải chuẩn bị tinh thần đối mặt với mọi nguy hiểm. + Ô-đi-xê và các thuỷ thủ lên đường vượt biển về quê và được báo trước là phải chuẩn bị tinh thần đối mặt với mọi nguy hiểm.
+ Các thuỷ thủ phải nhét sáp ong vào hai tai để tránh nghe tiếng hát ma mị của các nàng Xi-ren; riêng Ô-đi-xê được nghe hát nhưng phải trói mình vào cột buồm để tránh nguy hiểm. + Các thuỷ thủ phải nhét sáp ong vào hai tai để tránh nghe tiếng hát ma mị của các nàng Xi-ren; riêng Ô-đi-xê được nghe hát nhưng phải trói mình vào cột buồm để tránh nguy hiểm.
+ Tiếp đến, các thuỷ thủ tránh được Ka-ríp – quái vật giăng cạm bẫy khủng khiếp chực nhấn chìm thuỷ thủ xuống đáy biển, nhưng lại rơi vào cạm bẫy của quái vật Xi-la: sáu thuỷ thủ – những tay chèo khoẻ nhất của Ô-đi-xê – bị ăn thịt. + Tiếp đến, các thuỷ thủ tránh được Ka-ríp – quái vật giăng cạm bẫy khủng khiếp chực nhấn chìm thuỷ thủ xuống đáy biển, nhưng lại rơi vào cạm bẫy của quái vật Xi-la: sáu thuỷ thủ – những tay chèo khoẻ nhất của Ô-đi-xê – bị ăn thịt.
+ Ô-đi-xê tận mắt chứng kiến đồng đội gặp nạn, nhưng không có cách nào cứu giúp họ, chàng vô cùng thương xót + Ô-đi-xê tận mắt chứng kiến đồng đội gặp nạn, nhưng không có cách nào cứu giúp họ, chàng vô cùng thương xót
Câu 14: Nhân vật Ô-đi-xê hiện lên như thế nào qua đoạn trích trên
Trả lời:
- Trí dũng phi thường, được nhiều vị thần trợ giúp (Chi tiết: Ô-đi-xê được Xi-ếc-xê giúp đỡ vượt qua sự quyến rũ của các Xi-ren,…) - Trí dũng phi thường, được nhiều vị thần trợ giúp (Chi tiết: Ô-đi-xê được Xi-ếc-xê giúp đỡ vượt qua sự quyến rũ của các Xi-ren,…)
- Biết cách động viên mọi đồng đội hợp lực vượt qua thử thách hiểm nguy (Chi tiết: Ô-đi-xê biết cách khích lệ lòng can đảm của các thủy thủ khi sắp sa vào cạm bẫy của Ka-ríp và Xi-la). - Biết cách động viên mọi đồng đội hợp lực vượt qua thử thách hiểm nguy (Chi tiết: Ô-đi-xê biết cách khích lệ lòng can đảm của các thủy thủ khi sắp sa vào cạm bẫy của Ka-ríp và Xi-la).
=> Phẩm chất của người lãnh đạo thể hiện bản lĩnh của người anh hùng trước các tình huống thử thách đòi hỏi tập hợp sức mạnh của tập thể. Hình tượng nhân vật Ô-đi-xê cho thấy tác giả sử thi đặc biệt đề cao trí tuệ và sự khôn khéo của người anh hùng sử thi.
Câu 15: Sức mạnh hai con quái vật biển Ka-rip và Xi-la được thể hiện như thế nào? Xây dựng hình tượng hai con quái vật biển này, tác giả muốn ám chỉ điều gì?
Trả lời:
Hình tượng những quái vật biển như Ka-ríp, Xi-la được xây dựng từ hiện tượng tự nhiên đó là sóng thần hoặc vòi rồng trên biển. Việc xây dựng hình tượng hai con quái vật biển chúng ta có thể hình dung về một thời gian sử thi đã thuộc về quá khứ, đó là thời gian của cộng đồng và một không gian sử thi rộng lớn, thường gắn liền với những cuộc phiêu lưu của các vị anh hùng.
Câu 16: Chi tiết (cảnh tượng) nào trong đoạn trích khiến em cảm thấy ấn tượng nhất? Vì sao?
Trả lời:
Chi tiết: Nhét sáp vào tai các thuyền viên "Tôi lần lượt nút chặt tai cho các bạn đồng hành". Ô-đi-xê đã dặn các bạn đồng hành trói bản thân chặt hơn nữa nếu chàng bị mê hoặc bởi tiếng hát các nàng Xi-ren "Nhưng các bạn phải lấy dây trói chặt ta vào cột buồm, để buộc ta phải đứng yên một nơi. Nếu ta van xin hoặc ra lệnh cho các bạn cởi trói cho ta, thì các bạn cứ việc trói chặt thêm nữa vào". Có thể thấy, Ô-đi-xê là hiện thân của một người lãnh đạo có khả năng giải quyết mọi vấn đề, biết quan tâm và bảo vệ những người bạn của mình trước nguy hiểm. Chàng luôn mang trong mình sự nhiệt huyết và chân thành của người đứng đầu tập thể.
Câu 17: Đọc kĩ phần cước chú cho các chi tiết trong văn bản. Những thông tin này giúp em hiểu thêm điều gì về sử thi Đăm Săn?
Trả lời:
Các thông tin cước chú giúp người đọc hiểu thêm về văn hoá, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, địa lý của người Ê-đê, nhờ đó hiểu sâu hơn về văn bản. Ví dụ, chú thích về Rừng Đen cho thấy vũ trụ quan của người Ê-đê. Chú thích về người anh giữ mặt trời, người em giữ mặt trăng cho thấy dấu ấn của huyền thoại trong sử thi Tây Nguyên. Có thể nói, không thể đọc hiểu các văn bản sử thi mà thiếu đi sự tham khảo kỹ lưỡng phần cước chú trong văn bản. Đây là một trong những kĩ thuật đọc rất quan trọng để có thể hiểu một cách thấu đáo các tác phẩm thuộc thể loại sử thi.
Câu 18: Sử thi là gì? Có mấy loại sử thi? Đó là những loại nào? Sử thi Đăm săn thuộc thể loại gì?
Trả lời:
Sử thi là thuật ngữ văn học dùng để chỉ những tác phẩm theo thể tự sự, có nội dung hàm chứa những bức tranh rộng và hoàn chỉnh về đời sống nhân dân với nhân vật trung tâm là những anh hùng, dũng sĩ đại diện cho một thế giới nào đó.
Sử thi dân gian có 2 loại:
Sử thi thần thoại tập hợp những thần thoại cổ đại lẻ tẻ thành một chỉnh thể mà nhân vật trung tâm là các anh hùng văn hóa (người có công xây dựng và phát triển cộng đồng tộc người), được coi như bộ “bách khoa toàn thư” của một thời kỳ lịch sử dài hình thành tộc người và đất nước, với dung lượng đồ sộ gồm hàng ngàn câu thơ. Những sử thi thần thoại tiêu biểu là vẻ đất để nước của người Mường, Ấm ệt luông của người Thái, Cây nêu thần của người M'nông,...
Sử thi anh hùng có nhân vật trung tâm là người anh hùng giỏi chiến đấu bảo vệ thị tộc, mở mang phạm vi cư trú của tộc người, đồng thời cũng giỏi lao động, chinh phục thiên nhiên, tổ chức đời sống cộng đồng. Cho đến nay, mới chỉ phát hiện được sử thi anh hùng ở khu vực Tây Nguyên với cách gọi tên khác nhau đối với từng tộc người: khan (Ê-đê), hơ-ri (Gia-rai) hơ-mon (Ba-na), ót-nơ-rông (Mơ-nông),... Đó là những tác phẩm tự sự có dung lượng lớn phản ánh xã hội Tây Nguyên đang ở giai đoạn tiền giai cấp, tiền quốc gia. Sử thi anh hùng mang vẻ đẹp kì vĩ, toàn vẹn, vẻ đẹp “không thể bắt chước” (chữ dùng của Các Mác) chính là do nó đã tạo ra kiểu “nhân vật anh hùng sử thi” với vẻ đẹp riêng của một thời kỳ lịch sử. Sử thi anh hùng cớ Đăm Di, Xing Nhã, Khinh Dú (Ê-đê), Đăm Noi (Ba-na),... nhưng tác phẩm được biết đến rộng rãi hơn cả là sử thi Đăm Săn của người Ê-đê.
Sử thi Đăm Săn thuộc thể loại sử thi anh hùng
Câu 19: Em hãy phân tích cử chỉ, hành động, thái độ của Đăm Săn và Mtao Mxây trong trận chiến.
Trả lời:
- Đăm Săn khiêu chiến: - Đăm Săn khiêu chiến:
+ Thách đấu: Ta thách nhà ngươi đọ dao với ta + Thách đấu: Ta thách nhà ngươi đọ dao với ta
+ Đe dọa: Ta sẽ lấy cái sàn hiên nhà ngươi ta bổ đôi, ta sẽ lấy cái cầu thang nhà người ta chẻ ra + Đe dọa: Ta sẽ lấy cái sàn hiên nhà ngươi ta bổ đôi, ta sẽ lấy cái cầu thang nhà người ta chẻ ra
+ Sử dụng cách nói khinh miệt, coi thường: + Sử dụng cách nói khinh miệt, coi thường:
đến con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, ta cũng không thèm đâm nữa là
đến con trâu của nhà ngươi trong chuồng, ta cũng không thèm đâm nữa là
- Mtao Mxây đáp lại: run sợ, sợ Đăm Săn đâm lén, tần ngần, do dự, mỗi bước mỗi đắn đo. - Mtao Mxây đáp lại: run sợ, sợ Đăm Săn đâm lén, tần ngần, do dự, mỗi bước mỗi đắn đo.
Câu 20: Cảnh Đăm Săn ăn mừng chiến thắng như thế nào? Cảnh tiệc tùng và hình ảnh Đăm Săn ở nửa sau của văn bản gợi cho em suy nghĩ gì về phong tục và không khí hội hè của người Ê-đê?
Trả lời:
- Đăm Săn vui, vừa ra lệnh vừa mời mọc: “Hỡi anh em trong nhà! Xin mời tất cả mọi người đến với...” - Đăm Săn vui, vừa ra lệnh vừa mời mọc: “Hỡi anh em trong nhà! Xin mời tất cả mọi người đến với...”
- Quang cảnh: đông nghịt khách, tôi tớ chật ních cả nhà. - Quang cảnh: đông nghịt khách, tôi tớ chật ních cả nhà.
- Gợi cho em suy nghĩ về phong tục và không khí hội hè của người Ê-đê: - Gợi cho em suy nghĩ về phong tục và không khí hội hè của người Ê-đê:
+ Người Ê đê sống vui vẻ, hoà đồng + Người Ê đê sống vui vẻ, hoà đồng
+ Quang cảnh đông nghịt khách và tôi tớ chật ních cả nhà cho thấy hội hè của người Ê-đê có sự tấp nập và sôi động. + Quang cảnh đông nghịt khách và tôi tớ chật ních cả nhà cho thấy hội hè của người Ê-đê có sự tấp nập và sôi động.
+ Lời mời mọc tất cả mọi người đến với hội hè cho thấy tinh thần đoàn kết và tính cộng đồng cao của người Ê-đê. Họ có truyền thống hội họp, tụ tập để cùng nhau vui chơi, gặp gỡ và tạo dựng mối quan hệ xã hội. + Lời mời mọc tất cả mọi người đến với hội hè cho thấy tinh thần đoàn kết và tính cộng đồng cao của người Ê-đê. Họ có truyền thống hội họp, tụ tập để cùng nhau vui chơi, gặp gỡ và tạo dựng mối quan hệ xã hội.
=> Giáo án ngữ văn 10 chân trời bài 2: Ôn tập