Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Ôn tập bài 8 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 8. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo

ÔN TẬP BÀI 8

ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI

Câu 1: Hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả Đoàn Giỏi và tác phẩm Đất rừng phương Nam?

Trả lời:

1.Tác giả

  • a. Cuộc đời – sự nghiệp
  • b. Sự nghiệp sáng tác
  • c. Phong cách sáng tác

Câu 2: Em hãy tóm tắt nội dung chính của văn bản “Đất rừng phương Nam” bằng một đoạn văn ngắn

Trả lời:

Đoạn trích kể lại một ngày đi lấy kèo ong của An, Cò và tía nuôi của An. Trong chuyến đi, An đã được chứng kiến quá trình tía nuôi và thằng Cò đi ‘ăn ong”.  An được biết cách tỉa dẫn ong về những kèo để làm tổ và được chứng kiến cách tía lấy mật ong. Không gian rừng U minh và quá trình lấy mật ong đã khiến An đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, An cũng thầm ngưỡng mộ quá trình nuôi ong của những người dân nơi đây.

Câu 3: Trong đoạn trích Đất rừng phương Nam, thiên nhiên được miêu tả trong không gian và thời gian nào?

Trả lời:

Không gian: rừng tràm U Minh

Thời gian:

+ Buổi sáng: bình yên, trong vắt, mát lành. + Buổi sáng: bình yên, trong vắt, mát lành.

+ Buổi trưa: tràn đầy ánh nắng, ngây ngất hương thơm hoa tràm, tiếng chim hót líu lo và hàng ngàn con chim bat lên; những loài cây và màu sắc của từng phiến lá, những loài côn trùng bé nhỏ, kỳ lạ; thế giới loài ong nhiều bí ẩn… + Buổi trưa: tràn đầy ánh nắng, ngây ngất hương thơm hoa tràm, tiếng chim hót líu lo và hàng ngàn con chim bat lên; những loài cây và màu sắc của từng phiến lá, những loài côn trùng bé nhỏ, kỳ lạ; thế giới loài ong nhiều bí ẩn…

Vẻ đẹp đầy chất thơ, hoang dã của rừng U Minh, sức sống đa dạng của các loài sinh vật mang đến sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc

Câu 4: Tìm hiểu nhân vật Cò, qua đó em có cảm nhận gì về nhân vật này?

Trả lời:

- Cò nhanh nhẹn, tháo vát, dẻo dai: Đùi như đùi nai đi khắp nơi trong rừng, Khi An mệt và muốn nghỉ, Cò lại vẫn có thể đi tiếp. - Cò nhanh nhẹn, tháo vát, dẻo dai: Đùi như đùi nai đi khắp nơi trong rừng, Khi An mệt và muốn nghỉ, Cò lại vẫn có thể đi tiếp.

=> Cò hiện thân là chú bé của núi rừng. Cuộc sống gắn bó với núi rừng từ nhỏ giúp Cò có cơ thể khỏe mạnh.

- Cò hiểu rõ về rừng U Minh - Cò hiểu rõ về rừng U Minh

+ Cò hiểu biết rất rõ về sân chim, sự xuất hiện của ong mật, nơi ong làm tổ… + Cò hiểu biết rất rõ về sân chim, sự xuất hiện của ong mật, nơi ong làm tổ…

+ Cò trợ giúp tía lấy mật ong + Cò trợ giúp tía lấy mật ong

=> là một cậu bé sinh ra và lớn lên ở đất rừng phương Nam nên có sự am hiểu và gắn bó với thiên nhiên.

Câu 5: Nhan đề Giang gợi cho em suy nghĩ gì?

Trả lời:

Nhan đề Giang gợi cho người đọc suy nghĩ về tên một nhân vật cụ thể nào đó tác giả gặp trong lúc ở quân đội. Chỉ một chữ nhưng lại chứa rất nhiều liên tưởng, những nốt trầm cảm xúc

Câu 6: Bố cục truyện ngắn “Giang”gồm có mấy phần? Ý nghĩa của từng phần?

Trả lời:

Bố cục: 3 phần

+ Phần 1: Từ đầu đến còn sớm, mới sáu giờ kém mà anh: Cuộc gặp gỡ giữa nhân vật tôi và Giang ở giếng nước + Phần 1: Từ đầu đến còn sớm, mới sáu giờ kém mà anh: Cuộc gặp gỡ giữa nhân vật tôi và Giang ở giếng nước

+ Phần 2: Tiếp theo đến “Con về khuya bố không yên tâm đâu”: Cuộc gặp gỡ giữa bố Giang và nhân vật ‘tôi’. + Phần 2: Tiếp theo đến “Con về khuya bố không yên tâm đâu”: Cuộc gặp gỡ giữa bố Giang và nhân vật ‘tôi’.

+ Phần 3: Còn lại: Cuộc chia tay giữa Giang và “tôi” + Phần 3: Còn lại: Cuộc chia tay giữa Giang và “tôi”

Câu 7: Theo em, chủ đề tư tưởng của tác phẩm “Giang” là gì?

Trả lời:

Cuộc gặp gỡ tình cờ của nhân vật “tôi” với Giang. Cuộc gặp gỡ tuy vẩn vơ, mơ hồ nhưng nó thể hiện tình người, tình quân dân khăng khít trong chiến tranh. Đồng thời thể hiện những nỗi đau âm ỉ chiến tranh gây nên.

Câu 8: Em có cảm nhận như thế nào về nhân vật bố của Giang? Nhân vật này có vai trò gì trong câu chuyện?

Trả lời:

Từ những chi tiết trong văn bản, em nhận thấy bố Giang là người rất kỷ luật, nghiêm khắc. Ngay khi vừa gặp nhân vật tôi, ông hồ nghi và đặt ra những câu hỏi liên tiếp khiến nhân vật "tôi" bối rối". Thấy anh tân binh nói mình chuẩn bị đến giờ điểm danh, ông luôn nhắc nhở phải về cho kịp giờ: "Nhưng rồi phải rảo chân lên. Vẫn phải về kịp trước điểm danh, rõ chưa!", "Đừng có để bạn phạm kỉ luật", "Hai đứa khẩn trương cơm nước đi",... Thấy con nũng nịu, ông cũng hết sức yêu chiều, quan tâm. Ông sẵn sàng để xe ở nhà cho con gái chở anh tân binh về đơn vị, nhắc nhở con trên đường về phải cẩn thận và giúp Giang gửi lời đến "tôi". Đó là tình cảm chân thành, nồng hậu mà người bố dành cho con gái thân yêu. Trong truyện, ông là chỗ dựa, là người thân của Giang. Ông đã hi sinh trên chiến trường, ông là đại diện cho những người lính chiến đấu và hi sinh vì hòa bình dân tộc. Thông qua nhân vật bố Giang, em càng hiểu thêm được tình cảm gia đình, đồng đội thiêng liêng mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc.

Câu 9: Trong khổ thơ thứ nhất, nhà thơ Nguyễn Bính đã cảm nhận mùa xuân về bằng những tín hiệu nào? Tín hiệu đó có gì đặc biệt?

Trả lời:

Trong khổ thơ thứ nhất, nhà thơ Nguyễn Bính đã cảm nhận mùa xuân về bằng những tín hiệu:

Gió xuân mang hơi ấm và khí xuân làm hồng lên đôi má “gái chưa chồng”.

Cô láng giềng, cô hàng xóm của nhà thơ bâng khuâng nhìn trời với “đôi mắt trong”.

Những tín hiệu này tạo nên bức tranh xuân trẻ trung, tình tứ được chấm phá qua hai hình ảnh “màu má gái chưa chồng” và “đôi mắt trong” của cô hàng xóm đang “ngước mắt” nhìn trời xuân.

Câu 10: Em có đồng tình với quan điểm “biết yêu mến những cảnh đẹp bình dị của quê hương, con người cũng sẽ có nhiều hành động đẹp trong cuộc sống” không? Vì sao?

Trả lời:

Em đồng ý với quan điểm trên bởi mọi tình yêu trong cuộc sống đều bắt nguồn từ những gì nhỏ bé thân thuộc nhất . Yêu quê hương , yêu cảnh đẹp bình dị của quê hương , con người  cảm thấy tự hào về quê hương mình , muốn sống và cống hiến cho quê hương , đất nước. Từ đó hình thành trong họ 1 quan niệm sống tốt đẹp , tích cực , luôn hành động tốt đẹp cho cuộc sống.

Câu 11: Anh/ Chị rút ra được thông điệp tích cực gì sau khi đọc bài thơ “Xuân về” của Nguyễn Bính?

Trả lời:

Qua bài thơ “Xuân về” của Nguyễn Bính, em thấy thêm trân trọng những nét đẹp về văn hóa của Việt Nam. Mong rằng những truyền thống này sẽ được giữ gìn và phát triển lâu dài.

Câu 12: Kể tên một số bài thơ có cùng đề tài, (2-3 bài), chỉ ra một nét khác biệt (tiêu biểu nhất) của ngòi bút Nguyễn Bính khi miêu tả cảnh mùa xuân ở bài thơ này?

Trả lời:

–         Kể tên một số bài thơ có cùng đề tài: Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử), Mùa xuân xanh (Nguyễn Bính), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)…

–         Nét khác biệt (tiêu biểu nhất) của ngòi bút Nguyễn Bính khi miêu tả cảnh mùa xuân ở bài thơ này: Nguyễn Bính mang đến cho người đọc những hình ảnh gần gũi, quen thuộc; những nét văn hóa truyền thống của làng quê cùng lối nói mộc mạc, duyên dáng, mang phong vị dân gian.

Câu 13: “Giăng Van-giăng – từ giờ chúng ta cứ cái tên này mà gọi – đứng dậy”. Trong câu trên, thành phần được đặt giữa hai dấu gạch ngang của câu là thành phần gì? Hãy nêu tác dụng của thành phần đó.

Trả lời:

Trong câu “Giăng Van-giăng – từ giờ chúng ta cứ cái tên này mà gọi – đứng dậy”, thành phần được đặt giữa hai dấu gạch ngang là thành phần chêm xen. Thành phần này xác nhận một thực tế: ông Ma-đơ-len – thị trưởng của thành phố Mông-tơ-rơi – thực chất là Giăng Van-giăng, một người tù khổ sai.

Câu 14: Phân tích tác dụng của biện pháp chêm xen trong câu sau: "Điều không ai nghi ngờ là bà xơ Xem-pơ-lít, người độc nhất chứng kiến cảnh ấy, thường kể lại rằng lúc Giăng Van-giăng ghé vào tai Phăng-tin thì thầm như thế, thì bà trông thấy rõ ràng một nụ cười không sao tả được hiện trên đôi môi nhợt nhạt và trong đôi mắt đờ đẫn, ngạc nhiên của chị.

Trả lời:

Trong câu này, cụm từ “người độc nhất chứng kiến cảnh ấy" là thành phần chêm xen. Thành phần này làm rõ vai trò của bà xã Xem-pơ-lít trong việc nắm giữ những thông tin cuối cùng về Phăng-tin, điều không ai có thể biết được.

Câu 15: Đọc câu văn sau và nhận biết biện pháp liệt kê trong câu.

“Con vẫn đinh ninh ghi khắc công ơn sinh thành dưỡng dục của gia tộc, ông bà, cha mẹ, tổ tiên, con như thấy từ trong tâm linh, huyết mạch sự sinh sôi nảy nở, phúc thọ an khang của cháu con đời đời nối tiếp trong cộng đồng dân tộc yêu thương.”

          ( Mùa lá rụng trong vườn – Ma Văn Kháng)

Trả lời:

“gia tộc, ông bà, cha mẹ, tổ tiên” là thành phần liệt kê.

Câu 16: Viết 3 câu có sử dụng biện pháp liệt kê nội dung liên quan đến các văn bản đã học

Trả lời:

+ Giăng van-giăng, Phăng-tin, Cô-dét đều là nạn nhân của giai cấp tư sản. + Giăng van-giăng, Phăng-tin, Cô-dét đều là nạn nhân của giai cấp tư sản.

+ Bước từ + Bước từ  xe trượt tuyết xuống mặt Na-đi-a trắng như tuyết, tái nhợt, run rẩy.

+ Dục Thúy Sơn, Bảo kính cảnh giới, Bình Ngô Đại cáo đều là những tác phẩm thể hiện đặc sắc tư tưởng trong sáng tác của Nguyễn Trãi. + Dục Thúy Sơn, Bảo kính cảnh giới, Bình Ngô Đại cáo đều là những tác phẩm thể hiện đặc sắc tư tưởng trong sáng tác của Nguyễn Trãi.

Câu 17: Em hãy trình bày tác giả và tác phẩm của văn bản “Buổi học cuối cùng”

Trả lời:

1. Tác giả

- An-phông- xơ Đô- đê (1840-1897), nhà văn Pháp - An-phông- xơ Đô- đê (1840-1897), nhà văn Pháp

- Tác giả của nhiều tập truyện nổi tiếng. - Tác giả của nhiều tập truyện nổi tiếng.

2. Tác phẩm Buổi học cuối cùng

- Kết thúc chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1871), nước Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren của Pháp bị nhập vào nước Phổ. Các trường học thuộc hai vùng này bị bắt bỏ tiếng Pháp, chuyển sang học tiếng Đức. Truyện viết về buổi học tiếng Pháp cuối cùng của các em học sinh vùng An-dát. - Kết thúc chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1871), nước Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren của Pháp bị nhập vào nước Phổ. Các trường học thuộc hai vùng này bị bắt bỏ tiếng Pháp, chuyển sang học tiếng Đức. Truyện viết về buổi học tiếng Pháp cuối cùng của các em học sinh vùng An-dát.

Câu 18: Em hãy trình bày giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản “Buổi học cuối cùng”

Trả lời:

1. Nội dung

- Thầy Ha-men: Thầy giáo yêu nước: nghiêm khắc nhưng mẫu mực, truyền đạt cho hs tình yêu nước và tiếng nói dt - Thầy Ha-men: Thầy giáo yêu nước: nghiêm khắc nhưng mẫu mực, truyền đạt cho hs tình yêu nước và tiếng nói dt

- Phrăng: Ham chơi nhưng cuối cùng đã hiểu được ý nghĩa, giá trị của tiếng nói dân tộc minh. - Phrăng: Ham chơi nhưng cuối cùng đã hiểu được ý nghĩa, giá trị của tiếng nói dân tộc minh.

2. Nghệ thuật:

 - Kể chuyện bằng ngôi thứ nhất - Kể chuyện bằng ngôi thứ nhất

- Xây dựng tình huống truyện độc đáo - Xây dựng tình huống truyện độc đáo

- Miêu tả tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ, hành động, ngoại hình - Miêu tả tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ, hành động, ngoại hình

Câu 19: Cậu bé Phrăng cảm nhận thấy sự khác lạ ở người dân và không khí lớp học như thế nào? Điều đó gợi ra cho em suy nghĩ gì?

Trả lời:

- Có nhiều người đang tập trung trước bảng cáo thị ở trụ sở xã – nơi truyền đi những tin tức chẳng lành - Có nhiều người đang tập trung trước bảng cáo thị ở trụ sở xã – nơi truyền đi những tin tức chẳng lành

=> Dấu hiệu báo một điều không mong muốn sắp xảy đến.

- Không khí lớp học: - Không khí lớp học:

+ Thông thường: ồn ào tiếng đọc bài, tiếng gõ thước của thầy giáo. + Thông thường: ồn ào tiếng đọc bài, tiếng gõ thước của thầy giáo.

+ Hôm đó: lặng im, mọi người ngồi vào chỗ, thầy Ha-men thật dịu dàng. + Hôm đó: lặng im, mọi người ngồi vào chỗ, thầy Ha-men thật dịu dàng.

=> Sự khác thường ở trụ sở xã và  không khí lớp học báo hiệu những biến cố sắp xảy ra.

Câu 20: Em hiểu câu nói của thầy Ha-men  như thế nào? Thầy viết “ Nước Pháp muôn năm” tô đậm trên bảng thể hiện điều gì?

Trả lời:

- Giảng giải về ý nghĩa của tiếng Pháp. - Giảng giải về ý nghĩa của tiếng Pháp.

=> Đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới. Thầy Ha-men nói về ngôn ngữ dân tộc với sự tự hào, ngợi ca.

- Thầy Ha-men là người thầy đáng kính có tình cảm nồng nàn yêu nước, yêu tiếng mẹ đẻ. - Thầy Ha-men là người thầy đáng kính có tình cảm nồng nàn yêu nước, yêu tiếng mẹ đẻ.

Cần phải giữ gìn ngôn ngữ dân tộc vì “khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…”

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay