Câu hỏi tự luận ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Bài 7 văn bản 2: Độc Tiểu Thanh ký

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 7 văn bản 2: Độc Tiểu Thanh ký. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

BÀI 7: NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY (NGUYỄN DU VÀ TÁC PHẨM)

VĂN BẢN 2: ĐỘC “TIỂU THANH KÝ”

(12 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (04 CÂU)

Câu 1: Hoàn cảnh sáng tác bài Độc “Tiểu Thanh kí” là gì?

Trả lời:

- Tương truyền Tiểu Thanh là một cô gái Trung Quốc có tài có sắc, sống khoảng đầu thời Minh. Năm 16 tuổi, cô được gả vào làm vợ lẽ cho một nhà quyền quý. Bà vợ cả là người hay ghen nên bắt cô phải sống một mình cô độc ở Cô Sơn cạnh Tây Hồ. Vì quá đau buồn, cô sinh bệnh và mất ở tuổi 18. Nỗi uất ức của thân phận vợ lẽ được gửi gắm trong những bài thơ do Tiểu Thanh sáng tác, nhưng những trang thơ này đều bị bà vợ cả đốt hết.

- Thương xót cho số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh, Nguyễn Du đã sáng tác ra bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí”.

 

Câu 2: Ý nghĩa nhan đề của bài thơ Độc “Tiểu Thanh kí” là gì?

Trả lời:

+ Kí: những ghi chép

+ Tiểu Thanh kí: những ghi chép của nàng Tiểu Thanh

 “Đọc Tiểu Thanh kí”: đọc những ghi chép của nàng Tiểu Thanh (đọc tập thơ của nàng Tiểu Thanh).

 

Câu 3: Xác định bố cục của bài thơ Độc tiểu thanh kí. Nêu nội dung của phần vừa xác định?

Trả lời:

Gồm 4 phần theo lối: Đề, thực, luận, kết

- Hai câu đề: Nguyễn Du đọc được thành phần dư cảo của Tiểu Thanh để lại.

- Hai câu thực: Số phận tài hoa, bạc mệnh của nàng  Tiểu Thanh.

- Hai câu luận: Niềm cảm thương của tác giả dành cho Tiểu Thanh.

- Hai câu kết: Niềm thương xót cho chính mình của nhà thơ.

 

Câu 4: Em hãy nêu một vài nét về cuộc đời của nàng Tiểu Thanh?

Trả lời:

- Tiểu Thanh là người Quảng Lăng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, nàng là người rất thông minh và nhiều tài nghệ

- Năm 16 tuổi làm vợ lẽ một người Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang. Vợ cả ghen bắt ở riêng trên một ngọn núi thuộc địa phận Hàng Châu. Tiểu Thanh buồn khổ làm nhiều thơ, từ. Nàng lâm bệnh mất lúc 18 tuổi. Tập thơ từ nàng để lại người vợ cả đem đốt. May mắn có một số bài thơ còn sót lại. Người ta khắc in số thơ đó, đặt tên là phần dư.

→ Là người con gái tài sắc, bạc mệnh

 

2. THÔNG HIỂU (03 CÂU)

Câu 1: Em hiểu vì sao Nguyễn Du lại đồng cảm với số phận Tiểu Thanh trong bài Độc “Tiểu Thanh kí”?

Trả lời:

- Nàng Tiểu Thanh vừa có tài, vuwag có sắc nhưng cuộc đời nàng gặp nhiều bi kịch:

+ Nàng làm vợ lẽ, bị dập vùi, trước tác bị đốt dở dang

+ Nguyễn Du cảm thương trước số phận hẩm hiu, đau khổ của nàng

- Từ bi kịch của bản thân, nghĩ tới số phận trôi nổi, nghiệt ngã của những người có tài văn chương.

 

Câu 2: Câu “Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi” trong bài Độc “Tiểu Thanh kí” có nghĩa gì? Nỗi hờn (hận) ở đây có nghĩa là gì? Tại sao tác giả chi là không thể hỏi trời được?

Trả lời: 

Nỗi hờn kim cổ: mối hận của người xưa và người thời nay (cùng thời với Nguyễn Du) những người phụ nữ hồng nhan thường hay bạc mệnh.

+ Đó còn là nỗi hận của những người có tài năng thơ phú như tác giả

– Tác giả nêu ra một thông lệ rằng: những người tài hoa thường hay bạc mệnh (chữ tài gần với chữ tai một vần).

+ Nỗi hận không chỉ riêng phận bạc Tiểu Thanh mà còn là nỗi hận của những Khuất Nguyên, Đỗ Phủ, Nguyễn Du…

+ Nỗi hận kéo dài cả trăm năm, không thay đổi, mãi là câu hỏi không lời đáp, ông trời cũng không có câu trả lời.

– Thể hiện sự bất lực của nhà thơ trước những bất công, ngang trái trong cuộc đời.

 Sự suy tư của tác giả về sự ngang trái trong cuộc đời: những người tài hoa thường bạc mệnh.

 

Câu 3: Ý nghĩa của bài Độc Tiểu Thanh kí là gì?

Trả lời: 

Bài thơ thể hiện tấm lòng nhân đạo cao cả của Nguyễn Du trước cuộc đời bất hạnh của nàng Tiểu Thanh và tâm sự u uất của nhà thơ về cuộc đời và xã hội phong kiến lúc bấy giờ.

 

3. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Qua bài “Độc Tiểu Thanh kí”, Nguyễn Du thương xót và đồng cảm với người phụ nữ có tài văn chương mà bất hạnh. Điều đó nói gì về tấm lòng của nhà thơ?

Trả lời: 

Nguyễn Du thương cảm số phận nàng Tiểu Thanh, người giỏi thơ văn, xinh đẹp nhưng bất hạnh. Nguyễn Du đồng cảm, thương xót cho thân phận người nghệ sĩ.

+ Nàng Tiểu Thanh là người phụ nữ có tài văn chương mà bất hạnh

+ Ông đau đớn hỏi “Văn chương không có số mệnh mà bị đốt bỏ”

– Nguyễn Du trân trọng giá trị tinh thần của người nghệ sĩ, từ đó ông cũng bộc lộ niềm thương cảm khi văn chương bị đốt bỏ, bị vùi dập.

Nguyễn Du là nhà nhân đạo chủ nghĩa thương cảm trước những kiếp người tài hoa bạc mệnh - đây là giá trị nhân bản tiến bộ của Nguyễn Du.

 

Câu 2: Em có nhận xét gì về cảm xúc của nhà thơ khi bài Độc Tiểu Thanh kí khép lại?

Trả lời:

Cảm xúc của Nguyễn Du: sự cô đơn, đơn độc trong hiện tại, giữa cuộc đời này không người tri âm. Ông đau đớn, khắc khoải mong chờ sự trân trọng, cảm thông của hậu thế.

 

4. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Bình luận ý kiến cho rằng: trong các nhân vật Tiểu Thanh (Độc “Tiểu Thanh k”), Thúy Kiều (Truyện Kiều) đều có hình bóng của Nguyễn Du.

Trả lời:

Em hoàn toàn đồng tình với ý kiến: trong các nhân vật Tiểu Thanh (Độc “Tiểu Thanh kí”), Thúy Kiều (Truyện Kiều) đều có hình bóng của Nguyễn Du.

- Trong "Truyện Kiều", Thúy Kiều được miêu tả với nhiều đặc điểm, tư tưởng, phẩm chất tương đồng với Nguyễn Du. Thúy Kiều được xem là một nhân vật thông minh, tài năng, trí tuệ, với tâm hồn nhạy cảm, ước mơ cao cả, đầy tình yêu thương và nỗi đau khổ. Các đặc điểm này cũng có thể thấy trong những tác phẩm thơ của Nguyễn Du.

- Tương tự, nhân vật Tiểu Thanh trong tác phẩm Độc "Tiểu Thanh kí" cũng mang những đặc trưng của Nguyễn Du. Tiểu Thanh là một nhân vật trầm lặng, lặng lẽ, đơn độc, yêu thích văn học, văn chương, với sự tinh tế trong cảm nhận tình yêu và tình bạn. Các đặc điểm này cũng phản ánh tư tưởng, tâm hồn, suy nghĩ của Nguyễn Du trong những tác phẩm thơ của ông.

 

Câu 2: Em hãy xác định cảm hứng chủ đạo và thông điệp mà tác giả muốn gửi đến độc giả qua bài thơ Độc Tiểu Thanh kí. Từ việc đọc hiểu bài thơ Độc Tiểu Thanh kí, em hãy rú ra lưu ý khi đọc bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du?

Trả lời:

- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: Từ sự đồng cảm, thương xót với số phận của Nguyễn Du đối số phận buồn đau của cô gái Tiểu Thanh, tác giả thể hiện được những cảm xúc, suy tư của tác giả về số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ. Đồng thời, người đọc còn cảm nhận sâu sắc và trân trọng tấm lòng nhân đạo, yêu thương con người của tác giả Nguyễn Du. Đó là chủ nghĩa nhân đạo xuyên suốt tác phẩm.

- Những lưu ý khi đọc một bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du: 

+Tìm hiểu về bối cảnh lịch sử - văn hóa thời điểm bài thơ được sáng tác → Từ đó người đọc có thể hiểu được những cảm xúc, tư tưởng mà Nguyễn Du gửi gắm trong nội dung bài thơ.

+ Đọc và hiểu được nghĩa đen và nghĩa bóng của từng câu, từng câu thơ. Đồng thời nắm rõ những ngôn ngữ và biểu tượng được sử dụng trong bài thơ

+ Tìm hiểu và đối chiếu với các bài thơ của những nhà thơ khác cùng thời và cùng nền văn hóa: Việc so sánh và đối chiếu giúp bạn hiểu rõ hơn về phong cách, tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Du và cũng giúp bạn hiểu rõ hơn về nền văn hóa, nền văn minh của thời đại đó.



=> Giáo án Ngữ văn 11 chân trời Bài 7 Văn bản 1: Độc “Tiểu thanh kí”

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay