Câu hỏi tự luận ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Bài 2 văn bản 1: Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 2 văn bản 1: Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

BÀI 2: HÀNH TRANG VÀO TƯƠNG LAI 

VĂN BẢN: MỘT CÂY BÚT VÀ MỘT QUYỂN SÁCH CÓ THỂ THAY ĐỔI THẾ GIỚI
(14 câu)

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Hãy trình bày những hiểu biết của em về văn bản Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới (tác giả, thể loại, nội dung,…) 

Trả lời:

- Tác giả: Malala Yousafzai

- Thể loại: Văn bản nghị luận

- Hoàn cảnh ra đời: Văn bản là bài diễn văn trước Đại hội đồng Giới trẻ Liên hợp quốc, ngày 12/07/2013

- Nội dung: Văn bản đã đề cập đến tình trạng trẻ em ở nhiều nơi trên thế giới không được đảm bảo các quyền lợi vốn có, đặc biệt là giáo dục. Qua đó, tác giả trình bày quan điểm về tầm quan trọng của giáo dục nhằm kêu gọi các nhà lãnh đạo, các tổ chức,… hướng tới giải quyết này.

Câu 2: Hãy trình bày những thông tin cơ bản về tác giả Malala Yousafzai.

Trả lời:

- Malala Yousafzai (sinh ngày 12/7/1997) là một nữ sinh đến từ thị xã Mingora ở huyện Swat, tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, Pakistan. Cô bé được biết đến với hoạt động nữ quyền của mình, đặc biệt tại thung lũng Swat, nơi Taliban đã từng cấm nữ giới đi học. Đầu năm 2009, lúc cô 11-12 tuổi, Yousafzai đã thu hút sự chú ý của mọi người khi cô viết blog cho BBC kể chi tiết cuộc sống của cô dưới chế độ Taliban, nỗ lực của Taliban kiểm soát thung lũng và quan điểm của cô bé về xúc tiến giáo dục cho nữ giới. Mùa hè năm sau, một bộ phim tài liệu của New York Times đã được quay về cuộc sống của cô bé khi quân đội Pakistan can thiệp vào khu vực, dẫn đến Cuộc chiến Swat lần thứ hai. Yousafzai bắt đầu trở nên nổi tiếng, cô được phỏng vấn trên các bài báo in và trên truyền hình. Cô bé đã được đề cử giải thưởng hòa bình trẻ em quốc tế bởi Desmond Tutu, một nhà hoạt động đấu tranh cho nhân quyền gốc Nam Phi.

Câu 3: Hãy trình bày về tính thuyết phục của lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận và các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận.

Trả lời:

  1. a) Tính thuyết phục của lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận

- Để làm nên sức hấp dẫn, thuyết phục của văn bản nghị luận, cần có những lí lẽ, bằng chứng thích hợp, chính xác, đầy đủ. Tính thuyết phục của lí lẽ thể hiện ở chỗ soi chiếu vấn đề trên nhiều khía cạnh, có những cơ sở vững chắc (từ lí thuyết và thực tiễn) để làm điểm tựa cho lập luận. Lí lẽ cần được lập luận một cách chặt chẽ, đảm bảo đủ cơ sở và kết luận. Tính thuyết phục của bằng chứng thể hiện ở việc lựa chọn bằng chứng phù hợp, cụ thể, tiêu biểu, xác thực để làm sáng tỏ lí lẽ. Tính thuyết phục của lí lẽ, bằng chứng còn thể hiện ở những cách biểu đạt độc đáo, ấn tượng, giàu tính hùng biện, nhằm tác động vào tư tưởng, tình cảm của người đọc.

  1. b) Yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận

- Các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự được đưa vào văn bản nghị luận giúp người đọc hình dung về luận đề, bằng chứng trong văn bản. Yếu tố thuyết minh cung cấp tri thức về nguồn gốc, cấu tạo, vai trò, ý nghĩa,... của đối tượng cần bàn luận. Yếu tố miêu tả thể hiện các đặc điểm, tính chất nổi bật của con người, con vật, đồ vật, cảnh sinh hoạt,... Yếu tố tự sự thuật lại các sự việc liên quan đến luận đề, luận điểm, các bằng chứng trong văn bản. Các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận cần đáp ứng mục đích của văn bản là thuyết phục người đọc về ý kiến, quan điểm của người viết.

Câu 4: Luận đề của văn bản là gì? Dựa vào đâu để em xác định điều đó?

Trả lời:

- Luận đề của văn bản: Giáo dục là giải pháp tối quan trọng để giải quyết các vấn đề ở trẻ em ở nhiều vùng trên thế giới.

- Căn cứ: 

+ Sự nhấn mạnh ở phần cuối văn bản. “Một đứa trẻ, một giáo viên, một cây bút và một cuốn sách có thể thay đổi thế giới. / Giáo dục là giải pháp duy nhất. Giáo dục là trên hết.”

+ Tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục, đưa ra nhiều lời kêu gọi cốt để đem giáo dục đến cho mọi trẻ em trên toàn thế giới.

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Hãy xác định luận điểm ở đoạn “Anh chị em thân mến, một khi ta … cũng phá hoại trường học”. Chỉ ra cách tác giả nêu ra lí lẽ / đưa ra bằng chứng. Nhận xét cách lập luận.

Trả lời:

* Luận điểm 1 (đoạn đầu): Bước đầu nêu ra tầm quan trọng của giáo dục.

- Cách đưa ra lí lẽ:

Ta nhìn thấy bóng tối => Ta nhận ra tầm quan trọng của ánh sáng

Ta im lặng => Ta nhận ra tầm quan trọng của tiếng nói

 Ta nhìn thấy súng đạn => Ta nhận ra tầm quan trọng của giáo dục

- Nhận xét: Cách đưa ra quan điểm kiểu này khơi gợi cho người đọc những liên tưởng và khiến họ cảm thấy sự đúng đắn cho vấn đề mình nêu ra ở sau.

* Luận điểm 2 (đoạn sau): Nêu ra vấn đề những kẻ cực đoan muốn ngăn chặn giáo dục.

- Cách đưa ra bằng chứng: 

Sức mạnh của giáo dục khiến những kẻ cực đoan sợ hãi, nhất là tiếng nói của phụ nữ.





=> Đó là lí do tại sao 







- Nhận xét: Việc lặp lại “đó là lí do tại sao” có tác dụng nhấn mạnh cách bằng chứng được nêu ra. Cách lập luận ở đoạn này theo kiểu nêu một câu châm ngôn để khiến người nghe cảm thấy đúng đắn cho các ý sau. Cách bằng chứng rất cụ thể, khách quan.

Câu 2: Chỉ ra luận điểm ở đoạn “Muốn có giáo dục … đều phải đối mặt”. Hãy lập bảng các bằng chứng mà tác giả đưa ra. Nhận xét về cách đưa ra bằng chứng.

Trả lời:

- Luận điểm: Nêu ra tình trạng trẻ em bị lạm dụng, bị bóc lột ở nhiều nơi.

- Cách tác giả đưa ra bằng chứng:

Biết bao nơi trên thế giới, nhất là ở Pa-kít-xtan và Áp-ga-nít-xtan

Trẻ em không được đến trường vì khủng bố, chiến tranh và xung đột

Ở nhiều nơi trên thế giới

Phụ nữ và trẻ em đang phải chịu đựng bao khốn khổ dưới nhiều hình thức khác nhau

Ở Ấn Độ

Nhiều em bé vô tội và nghèo khổ là nạn nhân của tệ lạm dụng lao động trẻ em

Ở Ni-giê-ri-a

Nhiều trường học bị tàn phá

Người dân ở Áp-ga-nít-xtan

Suốt nhiều thập kỉ qua đã phải chịu thiệt thòi vì những rào cản của chủ nghĩa cực đoan

- Nhận xét: Tác giả đã tách ý rõ ràng, giúp cho người đọc dễ theo dõi.

Câu 3: Hãy lập bảng những lời kêu gọi của tác giả ở đoạn “Các anh chị em thân mến, đã đến lúc chúng ta phải lên tiếng … tất cả tiềm năng của mình.” Nhận xét về hướng triển khai và chỉ ra tác dụng.

Trả lời:

 

Đối tượng

Hành động

Chúng tôi kêu gọi

Các nhà lãnh đạo thế giới

- Thay đổi những chính sách chiến lược của mình, để tiến đến hoà bình và thịnh vượng

- Các thoả thuận hoà bình phải hướng đến bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em

Các chính phủ

- Đảm bảo giáo dục bắt buộc miễn phí cho tất cả trẻ em trên toàn thế giới

- Đấu tranh chống lại khủng bố và bạo lực, để bảo vệ trẻ em trước hung tàn và tổn hại

Các quốc gia phát triển

- Hỗ trợ mở rộng cơ hội giáo dục cho trẻ em gái ở các nước đang phát triển

Tất cả cộng đồng trên thế giới

- Hãy khoan dung – hãy khước từ những định kiến dựa trên đẳng cấp, tín ngưỡng, giáo phái, tôn giáo hoặc giới tính

Các chị em gái trên toàn thế giới

- Hãy can đảm lên – làm chủ sức mạnh bên trong con người mình và nhận thức rõ về tất cả tiềm năng của mình

- Nhận xét: Cách triển khai này giúp các ý được tách biệt rõ ràng. Việc lặp lại “Chúng tôi kêu gọi” có tác dụng nhấn mạnh, cổ vũ tinh thần cho người đọc người nghe, thể hiện quyết tâm của tác giả.

Câu 4: Nêu nhận xét về nhan đề của văn bản.

Trả lời:

- Nhan đề: “Một cây bút và một quyền sách có thể thay đổi thế giới”. Nhan đề này không trực tiếp khái quát vấn đề của văn bản mà có tính hàm ý, thể hiện tầm quan trọng của giáo dục. Cách đặt nhan đề khơi gợi liên tưởng, tạo ấn tượng cho người đọc.

Câu 5: Các yếu tố tự sự, miêu tả (nếu có) được nêu trong văn bản nhằm mục đích gì?

Trả lời:

- Một số đoạn có yếu tố tự sự:

+ Hàng trăm nhà hoạt động nhân quyền, hàng trăm nhân viên xã hội đã lên tiếng bảo vệ nhân quyền, và không chỉ có thế, họ còn đang đấu tranh để đạt được những mục tiêu khác về giáo dục, hoà bình và bình đẳng. Hàng nghìn người đã bị những kẻ khủng bố sát hại, hàng triệu người bị thương. Tôi chỉ là một trong số đó mà thôi.

+ Khi chúng tôi ở quận Xơ-goát (Swat), miền Bắc Pa-kít-xtan, chúng tôi đã nhìn thấy súng đạn và khi đó chúng tôi nhận ra bút và sách quan trọng như thế nào.

+ Ở nhiều nơi trên thế giới, dưới nhiều hình thức khác nhau, phụ nữ và trẻ em vẫn đang phải chịu đựng bao khốn khổ. Ở Ấn Độ, nhiều em bé vô tội và nghèo khổ vẫn là nạn nhân của tệ lạm dụng lao động trẻ em. Ở Ni-giê-ri-a (Nigeria), nhiều trường học bị tàn phá. Người dân ở Áp-ga-nít-xtan suốt nhiều thập kỉ qua đã phải chịu thiệt thòi vì những rào cản của chủ nghĩa cực đoan. Các bé gái bị bóc lột sức lao động trẻ em ngay trong gia đình và bị ép phải tảo hôn.

- Các yếu tố tự sự được nêu trong văn bản nhằm mục đích thuật lại các sự việc liên quan đến luận đề, luận điểm, bằng chứng trong văn bản, giúp cho người đọc hình dung rõ vấn đề đồng thời tăng tính thuyết phục cho bài luận. 

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Luận điểm, lí lẽ, bằng chứng nào trong bài viết đã tạo cho bạn ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao? Luận điểm, lí lẽ, bằng chứng ấy đã làm sáng tỏ luận đề như thế nào?

Trả lời:

- Hãy chọn một / một vài luận điểm, lí lẽ, bằng chứng mà em cảm thấy ấn tượng rồi trình bày theo quan điểm của em.

Ví dụ:

- Lí lẽ, bằng chứng ở đoạn “Đúng như câu cách ngôn … phá hoại trường học” khiến tôi thấy ấn tượng. Tác giả đã lí giải nguyên nhân của những hành vi tội ác theo một quan điểm có thể là mới mẻ với nhiều người và đưa ra được những bằng chứng thực tế, gây cảm xúc mạnh cho người đọc, người nghe. Lí lẽ và bằng chứng đã làm sáng tỏ luận đề bằng cách chỉ ra nguyên nhân khiến giáo dục bị kìm hãm.

Câu 2: Văn bản viết ra nhằm mục đích gì? Tác giả đã bày tỏ thái độ, tình cảm như thế nào đối với các vấn đề được nêu trong văn bản?

Trả lời:

- Văn bản viết ra nhằm mục đích kêu gọi các nhà lãnh đạo hàng đầu, các tổ chức và mọi người đấu tranh, tạo điều kiện cho giáo dục trẻ em trên toàn thế giới, ngăn chặn chủ nghĩa cực đoan.

- Ở phần đầu, tác giả bày tỏ sự ủng hộ với những người bảo vệ nhân quyền, sự thương tiếc với những người vì lẽ đó mà bị sát hại, sự quyết tâm nói lên tiếng nói của tác giả và những người cùng chung chí hướng. “Hôm nay là ngày của tất cả mọi phụ nữ, mọi thanh thiếu niên nam nữ đã cất cao tiếng nói để bảo vệ quyền lợi của mình.”, “Tôi cất tiếng – không phải …”, “Tôi cao giọng – không phải …”,…

- Tác giả thể hiện sự bức xúc, thù ghét những kẻ cực đoan. “Và đó là lí do tại sao …”

- Tác giả thể hiện sự tiếc thương khi ở nhiều nơi trẻ em vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề như đói nghèo, thất học, bất công,…

- Tác giả bày tỏ sự cầu khẩn qua những lời kêu gọi thay đổi thế giới.

- Thái độ chân thành: “Các anh chị em thân mến”, “Kính thưa ngài Tổng Thư kí”,…

Câu 3: Hãy chỉ ra những từ ngữ, chi tiết cho thấy đây là một bài diễn văn.

Trả lời:

- Một số từ ngữ, chi tiết:

+ Lời thưa gửi, lời chào: Anh chị em thân mến, Kính thưa ngài Tổng thư kí,…

+ Cách đặt vấn đề đặc trưng: Ngày Ma-la-la không phải là ngày của tôi. Hôm nay là ngày của tất cả mọi phụ nữ, mọi thanh thiếu niên nam nữ đã cất cao tiếng nói để bảo vệ quyền lợi của mình.; Vì vậy, hôm nay tôi đứng đây...; Vậy nên, hôm nay chúng tôi kêu gọi…

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Bạn suy nghĩ gì về đề xuất của Ma-la-la: “Hãy đảm bảo quyền tự do và bình đẳng cho phụ nữ để họ phát triển. Một khi một nửa trong số chúng ta còn bị kìm hãm, thì tất cả chúng ta đều không thể thành công”?

Trả lời:

Hãy trả lời theo quan điểm của em.

- Ví dụ 1: Em thấy đề xuất của Ma-la-la là đúng đắn vì khi một nửa trong số chúng ta còn bị kìm hãm thì những kẻ xấu vẫn có thể tấn công vào bộ phận đó và khiến cho liên kết của chúng ta không vững chắc. Điều đó cũng giống như việc bảo vệ môi trường, có 2 người, nếu một người lúc nào cũng bảo vệ môi trường còn người kia lúc nào cũng làm ô nhiễm thì không bao giờ vấn đề sẽ được giải quyết. Những kẻ xấu có thể dễ dàng lợi dụng một nửa bị kìm hãm để khiến chúng ta khó đạt được mong muốn.

- Ví dụ 2: Em thấy đề xuất của Ma-la-la là hơi thái quá vì để có được con số một nửa đã là một thành tích đáng mong ước. Cái xấu luôn tồn tại, không thể nào xoá bỏ hết được. Vì thế, có thể thấy lí luận của Ma-la-la ở đây chỉ nhằm cố thuyết phục mọi người đứng lên đấu tranh.

Câu 2: Từ nội dung trong văn bản, hãy liên hệ đến một sự việc, hiện tượng trong đời sống mà bạn đã trải qua, chứng kiến hoặc quan tâm. Qua đó, trình bày suy nghĩ về vai trò của giáo dục đối với mọi người, đặc biệt là những người yếu thế trong xã hội.

Trả lời:

Tham khảo:

Trong những năm gần đây, những chiêu trò thổi phồng lợi nhuận hay các hình thức lừa đảo tương tự đang ngày ngày hoành hành khắp mọi nơi. Những chiêu trò điển hình như đầu tư đa cấp, quảng cáo gửi tiền lãi cao nhưng thực tế là cho khách mua bảo hiểm,… Những hình thức lừa đảo này có điểm chung là đánh vào tâm lí mong giàu nhanh của một số người, đánh vào sự nhẹ dạ cả tin, đánh vào nhận thức kém. Để giải thích tại sao thì một trong những nguyên nhân ta có thể đưa ra đó là họ thiếu giáo dục. Những người bị lừa thường là những người già, những người ở các miền quê nghèo, ít học. Tại sao lại có thể chỉ ra nguyên nhân như vậy là vì một số biểu hiện sau. Những trò lừa đảo “bạn có thể giàu lên nhanh chóng mà không cần làm gì” đã được chỉ ra ở rất nhiều cuốn sách, truyện. Các trang tin tức, thời sự thì liên tục cảnh bảo về những loại hình lừa đảo chiếm đoạt tài sản kiều này. Người bị lừa thiếu kiến thức, trải nghiệm, kĩ năng nên dễ tin vào ngôn từ hay cách lập luận mĩ miều của những kẻ lừa đảo. Còn nhiều nguyên nhân khác, những từng đó là đủ thấy vai trò của giáo dục có giá trị quan trọng đối với con người trong xã hội ngày càng tiến bộ như hiện nay.

=> Giáo án Ngữ văn 11 chân trời Bài 2 Đọc 1: Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay