Câu hỏi tự luận ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Bài 4 văn bản 2: Đồ gốm gia dụng của người Việt

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 4 văn bản 2: Đồ gốm gia dụng của người Việt. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

Xem: => Giáo án ngữ văn 11 chân trời sáng tạo

BÀI 4: NÉT ĐẸP VĂN HOÁ VÀ CẢNH QUAN 

VĂN BẢN 2: ĐỒ GỐM GIA DỤNG CỦA NGƯỜI VIỆT
(14 câu)

 

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Hãy trình bày những hiểu biết của em về văn bản Đồ gốm gia dụng của người Việt (tác giả, thể loại, nội dung,…) 

Trả lời:

- Tác giả: Phan Cẩm Thượng

- Thể loại: Văn bản thông tin

- Văn bản được in trong Văn minh vật chất của người Việt, NXB Thế giới, tr.228 – 230.

- Nội dung: Văn bản cung cấp thông tin cho người đọc về đặc điểm của một số đồ gốm gia dụng của người Việt qua các thời kì lịch sử.

 

Câu 2: Trình bày khái niệm và đặc điểm của:

  1. a) Văn bản thông tin
  2. b) Các yếu tố hình thức trong văn bản thông tin

Trả lời:

  1. a) Văn bản thông tin được viết nhằm mục đích chủ yếu là cung cấp thông tin cho người đọc. Để truyền tải thông tin sinh động, hiệu quả, văn bản thông tin có thể sử dụng kết hợp nhiều nguồn thông tin, nhiều cách trình bày (dạng chữ, dạng hình ảnh/ sơ đồ/ bảng biểu,...), nhiều phương thức biểu đạt (thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận,...).
  2. b) Các yếu tố hình thức trong văn bản thông tin: Văn bản thông tin có thể sử dụng một số yếu tố hình thức (bao gồm cả phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ) để biểu thị cách sắp xếp, cấu trúc thông tin trong văn bản hoặc làm cho các ý tưởng và thông tin hấp dẫn, sinh động, dễ hiểu. Chẳng hạn như: nhan đề; kí hiệu đánh dấu các phần, mục; chú thích cho hình ảnh; bảng số liệu; biểu đồ, sơ đồ, lược đồ; mô hình; bản đồ.

 

Câu 3: Trình bày khái niệm và đặc điểm của:

  1. a) Dữ liệu trong văn bản thông tin
  2. b) Thái độ, ý kiến, quan điểm của người viết trong văn bản thông tin

Trả lời:

  1. a) Dữ liệu trong văn bản thông tin là sự thật hiển nhiên hoặc những phát biểu/ tuyên bố được xác minh bằng những bằng chứng cụ thể, được đo lường, quan sát một cách khoa học và mọi người công nhận. Vì thế, dữ liệu mang tính khách quan và là yếu tố làm nên tính chính xác, đáng tin cậy của văn bản thông tin.
  2. b) Thái độ, ý kiến, quan điểm của người viết trong văn bản thông tin thường được trình bày dưới dạng những phát biểu thể hiện niềm tin, cảm nhận hoặc suy nghĩ của người viết về một vấn đề/ đối tượng nào đó. Ý kiến, quan điểm có thể được/ không được xác minh bằng sự thật hoặc chứng cứ cụ thể, vì đó có thể là những suy nghĩ cảm tính hoặc diễn giải của người viết về thông tin, dữ liệu. Vì vậy, thái độ, ý kiến và quan điểm thường mang tính chủ quan. Đó là lí do dẫn đến hiện tượng cùng một dữ liệu, nhưng có thể có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau về dữ liệu ấy.

 

Câu 4: Trình bày khái niệm và đặc điểm của:

  1. a) Thông tin cơ bản của văn bản
  2. b) Cách trình bày ý tưởng và thông tin, dữ liệu

Trả lời:

  1. a) Thông tin cơ bản của văn bản là thông tin quan trọng nhất mà người viết muốn truyền tải qua văn bản. Thông tin cơ bản được hỗ trợ bởi các thông tin chi tiết
  2. b) Cách trình bày ý tưởng và thông tin, dữ liệu: Ý tưởng và thông tin, dữ liệu trong văn bản thông tin thường được trình bày theo một số cách nhất định để hỗ trợ người đọc nhận ra mối liên hệ giữa chúng, chẳng hạn như: ý chính và nội dung chi tiết, trật tự thời gian, cấu trúc nguyên nhân – kết quả, cấu trúc so sánh – đối chiếu, cấu trúc vấn đề – cách giải quyết. 

 

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Chỉ ra bố cục của văn bản. Bạn đánh giá như thế nào về mối quan hệ giữa bố cục và nhan đề của văn bản?

Trả lời:

Văn bản có 3 ý chính:

- Đặc điểm của cái bát ăn cơm qua các thời kỳ

- Các đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần

- Xu hướng mua và sử dụng đồ gốm gia dụng từ sau thế kỷ XV

Nhan đề của văn bản: Đồ gốm gia dụng của người Việt.

=> Bố cục có mối quan hệ trực tiếp với nhan đề. Bố cục đã làm sáng rõ vấn đề nêu ra ở nhan đề.

 

Câu 2: Xác định cách trình bày thông tin của các đoạn văn dưới đây và đánh giá hiệu quả của (các) cách trình bày ấy.

  1. “Đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có cả một lịch sử phát triển ... cái bát chiết yêu duyên dáng thế kỉ XVIII – XIX.” 
  2. “Đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần quá thanh nhã ... bức tranh trừu tượng với bốn hoặc sáu ghế.”

Trả lời:

  1. a) Các cách trình bày thông tin:

- Theo trình tự thời gian: văn bản nói về cái bát qua các thời kỳ: Hán, Lý, Hậu Lê, Trần, thế kỷ XVIII – XIX,…

- Ý chính và nội dung chi tiết: Đoạn văn đưa ra ý chính là cái bát ăn cơm ở … Sau đó trình bày nội dung chi tiết.

  1. b) Các cách trình bày thông tin:

- Theo trình tự thời gian: đoạn văn đi từ thời Lý – Trần đến thế kỉ XV về sau

- Ý chính và nội dung chi tiết: đoạn văn đưa ra hai ý chính là: các đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần; xu hướng mua và sử dụng đồ gốm gia dụng từ sau thế kỷ XV. Sau đó đoạn văn trình bày nội dung chi tiết.

- Cấu trúc so sánh – đối chiếu: đoạn văn có những sự so sánh nhất định giữa hai giai đoạn thời Lý – Trần và thời kỳ sau thế kỷ XV.

* Hiệu quả của các cách trình bày: Giúp người đọc dễ dàng theo dõi văn bản, liên tưởng và đánh giá.

 

Câu 3: Cách sử dụng các yếu tố hình thức của văn bản này có gì đặc biệt? Nêu tác dụng của chúng đối với việc biểu đạt thông tin chính của văn bản.

Trả lời:

- Các yếu tố hình thức trong văn bản là nhan đề, hình ảnh và chú thích hình ảnh. Các hình ảnh được sắp xếp gần nhau giúp mọi người dễ dàng đọc và xem hình ảnh để thấy được sự khác biệt.

- Tác dụng:

+ Nhan đề giúp người đọc nhận ra được thông tin chính sẽ được trình bày trong văn bản.

+ Hình ảnh và chú thích hình ảnh giúp mọi người dễ dàng theo dõi văn bản.

 

Câu 4: Hãy chỉ ra sự khác biệt về các loại dụng cụ để ăn uống từ sau thế kỷ XV với thời kỳ trước đó.

Trả lời:

Ta có thể thấy tác giả nhắc đến sự khác biệt này qua đoạn:

“Loại hình gốm sứ gia dụng Trung Hoa và Nội phủ cũng phong phú hơn. Đĩa to có thể đựng được cả con gà hay cá chép lớn rán giòn, bát và âu múc canh có thể đựng đến nửa nồi canh riêu cua, bát ăn cơm, bát nhỏ đựng nước mắm chấm, đĩa nhỏ đựng chanh ớt, hạt tiêu, nậm hay lục bình đựng rượu, chén tống uống rượu và trà, thìa nhỏ, muôi lớn. Rồi nào ang, liễn, bát quả, tô,... nghĩa là bữa cơm không còn giản dị tương cà mà nhiều món khác nhau đòi hỏi nhiều đồ ăn, đồ đựng khác nhau. Bàn ăn có hình chữ nhật hoặc hình tròn bằng cả tấm đá mài như bức tranh trừu tượng với bốn hoặc sáu ghế.”

 

Câu 5: Hãy liệt kê các loại bát và đặc điểm của chúng.

Trả lời:

- Bát thuyền – thời Hán – có dạng như một lòng bàn tay, có hai cạnh để cầm và nó cũng giống như hình một chiếc thuyền thúng.

- Bát men đen, men ngọc – thời Lý có dạng loe miệng và thót đáy như một cái nón.

- Bát thời Trần – giống bát thời Lý nhưng có chân rất cao.

- Bát thời Hậu Lê giống bát thời Lý.

- Bát chiết yêu – từ thế kỉ XVIII đến XIX – là sự kết hợp giữa bát hình nón và bát chân cao.

- Bát ngày nay – có thể tích cơ bản là hai lòng bàn tay chụm lại, mà con người đã từng làm như thế để uống nước.

 

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Xác định thông tin cơ bản và thông tin chi tiết của đoạn văn: “Đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có cả một lịch sử phát triển ... cái bát chiết yêu duyên dáng thế kỉ XVIII – XIX”. Chỉ ra mối liên hệ giữa các thông tin chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của đoạn văn.

Trả lời:

- Thông tin cơ bản: Cái bát ăn cơm, một thứ đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà, mỗi thời mỗi khác.

- Thông tin chi tiết: Đặc điểm của cái bát qua các thời kỳ lịch sử.

- Mối liên hệ giữa các thông tin chi tiết: Các thông tin chi tiết được trình bày theo trình tự thời gian và có sự so sánh đối chiếu lẫn nhau.

- Vai trò của thông tin chi tiết trong việc thể hiển thông tin chính của đoạn văn: Giúp làm sáng tỏ ý nêu ra ở thông tin chính.

 

Câu 2: Văn bản truyền tải thông tin bằng những phương thức biểu đạt nào?

Trả lời:

- Văn bản truyền tải thông tin bằng cách kết hợp các phương thức thuyết minh và miêu tả, ngoài ra còn có biểu cảm. Yếu tố thuyết minh và miêu tả có thể dễ dàng nhận ra ở các câu nói về đặc điểm của các loại bát, các đồ gốm gia dụng. Yếu tố biểu cảm có thể tìm thấy ở một số câu thể hiện sự đánh giá, cảm nhận của người viết.

 

Câu 3: Hãy chỉ ra các trích dẫn có trong văn bản.

Trả lời:

- Văn bản không có trích dẫn nào.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Tác giả thể hiện thái độ như thế nào qua đoạn văn: “Đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần quá thanh nhã ... bức tranh trừu tượng với bốn hoặc sáu ghế”? Dựa vào đâu bạn cho là như vậy?

Trả lời:

- Thái độ có một chút chủ quan, theo đánh giá cá nhân. Điều đó được thể hiện qua cách diễn đạt như: “… quá thanh nhã khiến chúng ta không thể tưởng tượng rằng có thời con người sống cao sang như thế…”; “chỉ được để rửa ráy chân tay mà thôi”,…

 

Câu 2: Những thông tin cơ bản của văn bản này gợi cho bạn (những) suy nghĩ gì về văn hoá dân tộc?

Trả lời:

Hãy trả lời theo suy nghĩ của em.

Ví dụ: Văn hoá dân tộc được nói đến trong văn bản là: văn hoá đồ gốm, văn hoá sử dụng đồ gia dụng, tập tục ăn uống. => Những thông tin cơ bản của văn bản này giúp em thấy rằng văn hoá dân tộc đa dạng, phong phú, có nhiều biến chuyển, cải tiến qua các thời kỳ. 



=> Giáo án Ngữ văn 11 chân trời Bài 4 Đọc 2: Đồ gốm gia dụng của người Việt

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay