Câu hỏi tự luận ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Bài 9 văn bản 2: Tôi đã học tập như thế nào?

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 9 văn bản 2: Tôi đã học tập như thế nào?. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

BÀI 9: NHỮNG CHÂN TRỜI KÍ ỨC (TRUYỆN – TRUYỆN KÍ)

VĂN BẢN 2: TÔI ĐÃ HỌC TẬP NHƯ THẾ NÀO?

(12 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (03 CÂU)

Câu 1: Em hãy nêu một số nét về tiểu sử và những sáng tác tiêu biểu của M.Go-rơ-ki?

Trả lời:

- M.Go-rơ-ki (1868 – 1963) là nhà văn Nga, hoạt động văn hóa – xã hội lỗi lạc, họ tên thật là A-lếch-xây Mác-xim-mô-vích Pê-xcốp (Aleksey Maximovich Peshkov).

- M.Go-rơ-ki sinh trưởng trong một gia đình lao động nghèo, từng trải qua một thời ấu thơ nhiều cay đắng, tủi nhục. Mười tuổi, Pê-xcốp đã mồ côi cả cha và mẹ, phải sống với ông bà ngoại; khi cảnh nhà sa sút, ông phải bỏ học, tự lực kiếm sống bằng nhiều nghề. Tuy cảnh sống chật vật, gian khổ nhưng ông rất ham đọc sách, đặc biệt là sách văn học.

- Những trải nghiệm sâu sắc trong cuộc sống và qua những trang sách đã góp phần giúp ông vươn lên thành một nhà văn lớn.

- Sáng tác của ông rất đa dạng với nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, văn chính luận, lí luận, phe bình văn học,…Thể loại nào ông cũng có những đóng góp quan trọng. Thời thơ ấu (1913-1914), Kiếm ống (1915-1916), Tôi đã học tập như thế nào? (1917), Những trường đại học của tôi (1923) đều là những tác phẩm nổi tiếng của ông. 

 

Câu 2: Tóm tắt nội dung của văn bản Tôi đã học tập như thế nào?

Trả lời:

 A-lếch-xây từ nhỏ đã ở với ông ngoại và ông chính là người đầu tiên dạy chữ cho cậu. Nhưng ông luôn nóng giận áp đặt lên cậu, còn ở trường thì bị bạn bè chế nhạo và thầy giáo thì luôn không ưa cậu. Dần dần cậu trở nên chán học và làm ra nhiều trò nghịch ngợm đáng trách. Nhưng có một giám mục đã xuất hiện, ông như vị cứu tinh đã cứu vớt cuộc đời cậu và khiến cậu ngày một tốt hơn. Khi thấy ông giám mục xuất hiện, những đứa trẻ trở nên háo hức hơn. Ông gọi cậu bé đến gần và hỏi cậu về thông tin, về một số đoạn sách mà cậu đã đọc. Ông mục hỏi rất nhiều câu và câu nào cậu bé cũng đáp. Cậu bé hiểu biết rất nhiều và thuộc rất nhiều thơ, dường như đây là lúc cậu mới được thể hiện mình. Sau đó ông mục lại hỏi về sự nghịch ngợm của cậu bé trong trường học. Vừa nghe cậu bé nói, ông như người cha hiền từ ôn tồn lắng nghe rồi vuốt ve đầu cậu bé. Ông bắt đầu kể về những lúc nghịch ngợm của mình, hỏi những đứa trẻ về sự nghịch ngợm của chúng. Chính sự xuất hiện của ông đã làm cả lớp thêm vui vẻ hơn và cũng nhận ra được rất nhiều điều. A-lếch-xây đã giải thích với ông mục lý do mình nghịch ngợm là do cậu chán học. Khi nghe xong, ông mục chỉ dịu dàng nói rồi khuyên cậu nghịch ngợm ít thôi. Chính cái sự ôn tồn và chân thành của ông mục đã khiến cậu bé như ngộ ra rất nhiều điều và cậu đã chăm chú nghe giảng hơn. Khi lớn dần hơn, cậu bé bắt đầu say mê đọc sách. Cậu bắt đầu hiểu những vẻ đẹp thiên nhiên, những hoàn cảnh sống qua những trang sách vở. Cậu bắt đầu đọc rất nhiều sách ở nhiều thể loại khác nhau, đọc một cách chăm chú và nghiêm túc hơn. Những câu chuyện trong sách cho cậu thấy rằng còn nhiều người khó khăn cực khổ hơn mình và cậu bắt đầu hướng đến một cuộc sống  về những sự tốt đẹp trong cuộc sống. Những cuốn sách mở ra rất nhiều điều lý thú, mang đến những câu chuyện về sự khổ đau hạnh phúc của con người. Chính những điều đó đã giúp cho A-lếch-xây thoát ra được những điều ích kỷ bon chen của cuộc sống, để hướng đến là một con người hoàn thiện hơn.

 

Câu 3: Trong bài Tôi đã học tập như thế nào? có câu “Tôi sẽ không nói điều đó, chính các bạn cũng biết cuộc sống địa ngục ấy, sự nhạo báng không ngớt ấy của người đối với người, niềm say mê bệnh tật ấy, niềm say mê làm khổ nhau, thứ khoái lạc của những kẻ nô lệ”. Cụm từ “các bạn” cho thấy người kể đang hướng đến ai?

Trả lời:

Cụm từ “các bạn” cho thấy người kể đang hướng tới người đọc, chuyển hướng sang người đọc giúp cho người đọc suy ngẫm, cảm thông với nhân vật Pê-xcốp trong truyện Tôi đã học tập như thế nào?

 

Câu 4: Xác định bố cục của văn bản Tôi đã học tập như thế nào? và nêu nội dung của từng phần vừa xác định?

Trả lời:

- Phần 1: Từ đầu đến “Đúng. Ngồi yên”: Cuộc gặp gỡ giữa Pê-xcốp và Giám mục Cri-xan-phơ đã thay đổi suy nghĩ của cậu

- Phần 2: Còn lại: Những chiêm nghiệm của Pê- xcốp khi đọc sách

 

2. THÔNG HIỂU (04 CÂU) 

Câu 1: Chỉ ra một số điểm khác nhau về nội dung và hình thức nghệ thuật giữa hai phần văn bản Tôi đã học tập như thế nào?  trước và sau câu “Tôi biết đọc một cách có ý thức năm lên bốn tuổi”. Những khác biệt như vậy có làm mất đi sự thống nhất trong tính chỉnh thể của tác phẩm không? Vì sao?

Trả lời:

- Khác biệt nội dung trước và sau câu "tôi biết đọc một cách có ý thức năm lên mười bốn tuổi": Nếu trước đó, tác giả kể lại quá trình việc học đọc của mình, sau khi được Đức Giám mục thuyết phục và cảm hóa thì nội dung trong đoạn văn sẽ có sự thay đổi khi nói về kỹ năng đọc của tác giả được cải thiện hơn, tác giả đã thay đổi về nhận thức, suy nghĩ và hành động sau đó.

- Khác biệt trong hình thức nghệ thuật: Trước câu đó, tác giả có thể dùng phong cách kể chuyện chi tiết, tự thuật về những câu chuyện của mình, trong khi sau câu đó, tác giả lại huóng tới việc bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ và quan điểm nhiều hơn.

- Điều này cho thấy rằng sự thay đổi trong nội dung của đoạn văn có thể phụ thuộc vào mục đích và ý đồ của tác giả, tùy vào sự phát triển của chuyện hoặc tình huống được miêu tả trong đoạn văn. Sự khác biệt trong hình thức nghệ thuật cũng có thể làm thay đổi cách tác giả truyền đạt thông điệp của mình đến độc giả.

- Những khác biệt như vậy không làm mất đi sự thống nhất trong tính chỉnh thể của tác phẩm mà làm cho tác phẩm có nhiều giá trị hơn, ý nghĩa hơn.

 

Câu 2: Trong bài Tôi đã học như thế nào? có đoạn “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ đưa tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy.”  Em hiểu thế nào là phần “thú”, phần “người” và cuộc đấu tranh giữa hai phần này trong quan niệm của Pê-xcốp? 

Trả lời:

- Trong quan niệm của Pê-xcốp, phần "thú" và "người" được coi là hai phần bất đồng và đối nghịch nhau trong con người. Phần "thú" đại diện cho bản năng và những giá trị truyền thống, trong khi phần "người" đại diện cho khả năng tự tưởng tượng, sáng tạo và hướng tới những giá trị tốt đẹp của con người.

 

Câu 3: Trong bài Tôi đã học tập như thế nào? Pê-xcốp đang nói đến phần “con thú”, phần “con người” vốn có của ai và với mục đích gì?

Trả lời:

Trong đoạn này, Pê-xcốp đang nói đến phần "con thú", phần "con người" vốn có của ông, với mục đích đề cao giá trị, tác dụng của sách đối với việc thay đổi nhận thức, suy nghĩ và hành động của con người, hướng con người tới cuộc sống tốt đẹp hơn, sống có khát khao,...

 

Câu 4: Trong bài Tôi đã học tập như thế nào? thái độ của Pê-xcốp đối với việc học tập của mình?

Trả lời: 

- Ban đầu thái độ của Pê-xcốp đối với việc học tập vô cùng chán nản, Pê – xcốp đến lớp thường bị một số thầy giáo khó tính không ưa và phân biệt đối xử, dẫn đến cậu bị tổn thương tâm lí và bày ra nhiều trò nghịch ngợm để trả đũa. Mặc dù cậu học khá nhưng bị đuổi khỏi trường vì hạnh kiểm xấu.

- Về sau Giám mục Cri-xan-phơ xuất hiện như một vị cứu tinh của Pê- xcốp như cảm thấy được sự cảm thông mà trước nay không một thầy giáo nào hiểu và câu nói “bây giờ nói tôi phải lặng hơn nước, thấp hơn cỏ thì tôi vui lòng, chăm chú nghe từ đầu tới cuối”, suy nghĩ của cậu đã thay đổi như tìm ra được một chân lí mới.

 

3. VẬN DỤNG (04 CÂU)

Câu 1: Nếu ở vào tình huống bỗng nhiên được cảm thông, khích lệ như Pê-xcốp trong bài Tôi đã học tập như thế nào?, em sẽ có cảm xúc giống hay khác với cảm xúc của nhân vật này?

Trả lời:

Nếu ở vào tình huống bỗng nhiên được cảm thông, khích lệ như Pê-xcốp, em cũng sẽ có cảm xúc giống nhân vật. Bởi vì trong một khoảng thời gian dài, cậu bé Pê-xcốp chưa từng được ai thấu hiểu, cảm thông cho mình, bỗng nhiên cậu được cảm thông, khích lệ nên cảm xúc và suy nghĩ sẽ bắt đầu thay đổi. Hơn hết chính sự nhẹ nhàng, ân cần của giám mục Cri-xan-phơ đã cảm hóa được cậu bé.

 

Câu 2: Sự xuất hiện của Đức Giám mục và cuộc trò chuyện giữa ngài với Pê-xcốp cùng các học sinh trong lớp đã có tác động như thế nào đến Pê-xcốp trong truyện Tôi đã học tập như thế nào? Em có nhận xét gì về cách tác giả thuật lại cuộc trò chuyện này?

Trả lời:

- Sự tác động của Đức Giám mục và cuộc trò chuyện đó đến Pê-xcốp. Pê-xcốp trước đó đã có những suy nghĩ và quan điểm riêng về giáo dục, nhưng qua cuộc trò chuyện của Đức giám mục với các học sinh trong lớp, Pê-xcốp đã được thuyết phục và chấp nhận những quan điểm mới đó.

- Về cách thuật lại cuộc trò chuyện này, tác giả đã mô tả chi tiết về nội dung cuộc trò chuyện, những câu hỏi tinh tế của Đức giám mục và cảm xúc, suy nghĩ của Pê-xcốp. Điều này giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về quá trình thuyết phục, tác động tới Pê-xcốp và những thay đổi trong suy nghĩ của Pê-xcốp về sau.

 

Câu 3: Em hãy phân tích một số chi tiết trong văn bản Tôi đã học tập như thế nào? cho thấy nhận thức của tác giả tại thời điểm viết tác phẩm và nhận thức của nhân vật chính trong quá khứ có những điểm khác biệt? Giải thích lí do đó.

Trả lời: 

- Một số chi tiết cho thấy nhận thức của tác giả tại thời điểm viết tác phẩm:

+ "Còn có nhiều cái bỉ ổi, tàn bạo... kẻ nô lệ".

+ "Có lẽ tôi sẽ không truyền đạt đủ rõ và đáng tin cậy... hi sinh tính mạng".

 Tác giả nhận thức rõ ràng và sâu sắc về vai trò và giá trị của việc đọc sách đối với sự thay đổi trong nhận thức, suy nghĩ của mình. Chính sách đã giúp tác giả thoát khỏi sự bế tắc, bộn bề, đầy đau khổ, sách mở ra một thế giới mới, phản ánh chi tiết, cụ thể và chân thực về hiện thực thô bạo,....

- Một số chi tiết về nhân vật chính trong quá khứ:

+ "Thời gian đầu, say sưa vì cái mới và giá trị mới....dễ chịu ấy".

+ "Nhiều lần tôi khóc khi đọc sách,... hết lòng phục vụ họ".

 Nhận thức còn khá non nớt, nông cạn, chưa có hiểu biết nhiều.

  Tác giả có thể đã viết tác phẩm sau khi trải qua một số sự kiện hoặc trải nghiệm mới, trong khi nhân vật chính trong quá khứ chỉ có những thông tin và kinh nghiệm có sẵn tại thời điểm đó. 

- Những thay đổi trong nhận thức, suy nghĩ của tác giả là nhờ việc đọc sách.

 

Câu 4: Hãy viết về một cuốn sách hoặc một tác phẩm nghệ thuật góp phần thay đổi suy nghĩ của bạn trong đoạn văn (khoảng 200 chữ). 

Trả lời: 

“Hạt giống tâm hồn” một cuốn sách nổi tiếng về các câu chuyện nghệ thuật sống và giá trị đạo đức được công ty First News Trí Việt góp nhặt, sưu tầm. Bộ sách là nguồn cảm hứng và sự thúc đẩy con người vươn lên trong mọi nghịch cảnh, chiến thắng chính mình và sống xứng đáng với phẩm chất của mình. Cuốn “Hạt giống tâm hồn” có một câu nói của Oprah Winfey rằng: “Cuộc sống luôn chứa đựng những nổi đau mà ta không thể nào đoán trước được. Thế nhưng hãy tin rằng mọi chuyện buồn điều lướt qua chúng ta rất nhanh như một đoạn phim ngắn”. Cuốn sách đem lại nhiều cảm xúc cho người đọc, mỗi người sẽ có những cảm nhận riêng về cuốn sách. Riêng tôi, sự kiên cường ý chí vươn lên chống lại chông gai của từng nhân vật trong cuốn sách là cảm nhận tôi từ họ. “Hạt giống tâm hồn” là cuốn sách viết lên những bài học quý giá dành tặng những người đang phải đối đầu với những thử thách mà cuộc sống đem lại, là người bạn tâm sự sát cánh bên ta khi nỗi buồn ập đến, cũng là cuốn sách lấy đi những giọt nước mắt đầy cảm xúc trong trái tim người đọc. Cuốn sách như một trang mở đầu trong tôi, biến tôi từ con số không và biết đứng lên dần mỗi khi vấp ngã. “Hạt giống tâm hồn” như một phép màu kì diệu mách chúng ta khi gặp phải thử thách, những khó khăn tưởng chừng như không vượt qua nhưng chỉ cần có ý chí và niềm tin bạn sẽ vượt qua những khó khăn đó và chạm đến đích thành công. “Hạt giống tâm hồn” cuốn sách mang lại niềm tin cho mọi người và đem lại phần nào thành công cho ta, giúp ta thấy được giá trị của cuộc sống. Cảm ơn “Hạt giống tâm hồn” cuốn sách giúp tôi nhận thức đúng về giá trị bản thân và làm nguồn động lực khi tôi vấp ngã, thất bại trong cuộc sống.

 

4. VẬN DỤNG (01 CÂU)

Câu 1: Từ việc đọc sách của Pê – xcốp trong văn bản Tôi đã học tập như thế nào? em rút ra được bài học gì cho bản thân?

Trả lời:

- Sách là kho tàng trí thức của nhân loại, là người thầy thông thái về mọi lĩnh vực từ kinh tế văn hóa xã hội, khoa học,…Ngoài tác dụng giải trí thư giãn thì sách dạy ta các bài học trong cuộc sống và truyền lại kinh nghiệm của những người đi trước cho lớp trẻ phía sau. 

- Một số lợi ích của việc đọc sách khiến cho tinh thần lành mạnh và hăng hái, trở nên điềm tĩnh hơn, tin ở mình hơn, làm việc hợp lí hơn, sách giúp con người tới gần với những quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất.



=> Giáo án Ngữ văn 11 chân trời Bài 9 Văn bản 2: Tôi đã học tập như thế nào?

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay