Câu hỏi tự luận ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Ôn tập Bài 3: Khát khao đoàn tụ (Truyện thơ)) (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 3 Khát khao đoàn tụ (Truyện thơ). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

ÔN TẬP BÀI 3. KHAO KHÁT ĐOÀN TỤ (PHẦN 1)

Câu 1: Hãy trình bày những hiểu biết của em về văn bản Tú Uyên gặp Giáng Kiều (tác giả, thể loại, nội dung,…)

Trả lời:

- Tác phẩm nguyên là truyện viết bằng chữ Hán, được cho là của Đoàn Thị Điểm, về sau được dịch ra truyện thơ Nôm và phổ biến rộng rãi. Trước đây, nhiều người cho rằng truyện thơ này là của một tác giả khuyết danh, nhưng theo các nhà nghiên cứu hiện nay thì người sáng tác truyện thơ là Vũ Quốc Trân (? – ?), người làng Đan Loan, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, từng sống ở phường Đại Lợi (một phần phố Hàng Đào thuộc Hà Nội ngày nay) vào khoảng giữa thế kỉ XIX. - Tác phẩm nguyên là truyện viết bằng chữ Hán, được cho là của Đoàn Thị Điểm, về sau được dịch ra truyện thơ Nôm và phổ biến rộng rãi. Trước đây, nhiều người cho rằng truyện thơ này là của một tác giả khuyết danh, nhưng theo các nhà nghiên cứu hiện nay thì người sáng tác truyện thơ là Vũ Quốc Trân (? – ?), người làng Đan Loan, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, từng sống ở phường Đại Lợi (một phần phố Hàng Đào thuộc Hà Nội ngày nay) vào khoảng giữa thế kỉ XIX.

- Văn bản trích từ tác phẩm  - Văn bản trích từ tác phẩm Tú Uyên gặp Giáng Kiều.

- Nội dung: Đoạn trích kể về chàng Tú Uyên lúc nào cũng ôm tranh bên mình, lòng mơ tưởng đến người đẹp. Cho tới một ngày kia, chàng bắt gặp người đẹp bước ra từ trong tranh. Người đẹp đó là Giáng Kiều, người có duyên tiền định từ kiếp trước, nay xuống trần để kết duyên. - Nội dung: Đoạn trích kể về chàng Tú Uyên lúc nào cũng ôm tranh bên mình, lòng mơ tưởng đến người đẹp. Cho tới một ngày kia, chàng bắt gặp người đẹp bước ra từ trong tranh. Người đẹp đó là Giáng Kiều, người có duyên tiền định từ kiếp trước, nay xuống trần để kết duyên.

Câu 2: Hãy trình bày khái niệm và đặc điểm của truyện thơ Nôm.

Trả lời:

- Truyện thơ Nôm (hay truyện Nôm) là một thể loại văn học độc đáo của văn học Việt Nam, sáng tác dưới hình thức văn vần (Đường luật hoặc lục bát, song thất lục bát), có cốt truyện, phát triển mạnh vào cuối thế kỉ XVIII và thế kỉ XIX; dùng thơ tiếng Việt viết bằng chữ Nôm (thường là thơ lục bát) để kể chuyện (trần thuật), có khả năng phản ánh về hiện thực xã hội và con người với một phạm vi tương đối rộng. Truyện thơ Nôm thường chia làm hai loại:  - Truyện thơ Nôm (hay truyện Nôm) là một thể loại văn học độc đáo của văn học Việt Nam, sáng tác dưới hình thức văn vần (Đường luật hoặc lục bát, song thất lục bát), có cốt truyện, phát triển mạnh vào cuối thế kỉ XVIII và thế kỉ XIX; dùng thơ tiếng Việt viết bằng chữ Nôm (thường là thơ lục bát) để kể chuyện (trần thuật), có khả năng phản ánh về hiện thực xã hội và con người với một phạm vi tương đối rộng. Truyện thơ Nôm thường chia làm hai loại:

+ Truyện thơ Nôm bình dân do các tác giả trong giới bình dân (thường là khuyết danh) sáng tác, chủ yếu lưu hành trong dân gian, nội dung phản ánh cuộc sống và khát vọng của người dân tầng lớp dưới, ngôn ngữ giản dị gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân. Ví dụ: Thạch Sanh, Tống Trân Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa,...  + Truyện thơ Nôm bình dân do các tác giả trong giới bình dân (thường là khuyết danh) sáng tác, chủ yếu lưu hành trong dân gian, nội dung phản ánh cuộc sống và khát vọng của người dân tầng lớp dưới, ngôn ngữ giản dị gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân. Ví dụ: Thạch Sanh, Tống Trân Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa,...

+ Truyện thơ Nôm bác học do các tác giả là trí thức Nho học (thường có tên tuổi, lai lịch rõ ràng) sáng tác, lưu hành rộng rãi nhưng chủ yếu vẫn trong giới trí thức tinh hoa, có nội dung phản ánh số phận và nhu cầu của giới trí thức, có chất lượng nghệ thuật cao. Ví dụ: Truyện Kiều (Nguyễn Du), Mai đình mộng kí (Nguyễn Huy Hổ), Sơ kính tân trang (Phạm Thái),..  + Truyện thơ Nôm bác học do các tác giả là trí thức Nho học (thường có tên tuổi, lai lịch rõ ràng) sáng tác, lưu hành rộng rãi nhưng chủ yếu vẫn trong giới trí thức tinh hoa, có nội dung phản ánh số phận và nhu cầu của giới trí thức, có chất lượng nghệ thuật cao. Ví dụ: Truyện Kiều (Nguyễn Du), Mai đình mộng kí (Nguyễn Huy Hổ), Sơ kính tân trang (Phạm Thái),..

- Cốt truyện trong truyện thơ Nôm: Truyện thơ Nôm có thể sử dụng cốt truyện dân gian, cốt truyện trong văn học viết Trung Quốc hoặc cốt truyện lấy từ chính cuộc đời tác giả và thực tiễn đời sống. Cốt truyện trong truyện thơ Nôm thường được chia làm hai nhóm, thể hiện qua các mô hình sau:  - Cốt truyện trong truyện thơ Nôm: Truyện thơ Nôm có thể sử dụng cốt truyện dân gian, cốt truyện trong văn học viết Trung Quốc hoặc cốt truyện lấy từ chính cuộc đời tác giả và thực tiễn đời sống. Cốt truyện trong truyện thơ Nôm thường được chia làm hai nhóm, thể hiện qua các mô hình sau:

+ Mô hình Gặp gỡ (Hội ngộ) – Tai biến (Lưu lạc) – Đoàn tụ (Đoàn viên)  + Mô hình Gặp gỡ (Hội ngộ) – Tai biến (Lưu lạc) – Đoàn tụ (Đoàn viên)

+ Mô hình Nhân – Quả + Mô hình Nhân – Quả

- Nhân vật trong truyện thơ Nôm thường được chia thành hai tuyến rõ ràng: nhân vật chính diện (đại diện cho cái tốt, cái đẹp, cái tiến bộ) và nhân vật phản diện (đại diện cho cái xấu, cái ác, cái bảo thủ). Nhân vật chính diện thường được xây dựng theo khuôn mẫu như: chàng trai tài giỏi (tài tử), chung tình, hiếu học, trải qua nhiều khó khăn về sau thành đạt; cô gái xinh đẹp (giai nhân), nết na, đảm đang, hiếu thảo, luôn sắt son chung thuỷ,...  - Nhân vật trong truyện thơ Nôm thường được chia thành hai tuyến rõ ràng: nhân vật chính diện (đại diện cho cái tốt, cái đẹp, cái tiến bộ) và nhân vật phản diện (đại diện cho cái xấu, cái ác, cái bảo thủ). Nhân vật chính diện thường được xây dựng theo khuôn mẫu như: chàng trai tài giỏi (tài tử), chung tình, hiếu học, trải qua nhiều khó khăn về sau thành đạt; cô gái xinh đẹp (giai nhân), nết na, đảm đang, hiếu thảo, luôn sắt son chung thuỷ,...

- Ngôn ngữ trong truyện thơ Nôm: Truyện thơ Nôm được viết bằng chữ Nôm, có sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình. Truyện thơ Nôm bình dân có ngôn ngữ gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày, còn truyện thơ Nôm bác học sử dụng nhiều biện pháp tu từ và nhiều điển tích, điển cố; có nhiều tác phẩm đạt tới trình độ điêu luyện.  - Ngôn ngữ trong truyện thơ Nôm: Truyện thơ Nôm được viết bằng chữ Nôm, có sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình. Truyện thơ Nôm bình dân có ngôn ngữ gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày, còn truyện thơ Nôm bác học sử dụng nhiều biện pháp tu từ và nhiều điển tích, điển cố; có nhiều tác phẩm đạt tới trình độ điêu luyện.

Câu 3: Em hãy nêu một vài nẻ cơ bản về tác phẩm “Thị Kính nuôi con Thị Mầu”

Trả lời:

- Thể loại: Truyện thơ Việt Nam - Thể loại: Truyện thơ Việt Nam

- Phương thức biểu đạt: Kết hợp yếu tố tự sự và trữ tình - Phương thức biểu đạt: Kết hợp yếu tố tự sự và trữ tình

- Ngôi kể: Kể theo ngôi thứ 3 - Ngôi kể: Kể theo ngôi thứ 3

- Hoàn cảnh xuất xứ của tác phẩm: Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu là tác phẩm trích trong Quan âm Thị Kính - Hoàn cảnh xuất xứ của tác phẩm: Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu là tác phẩm trích trong Quan âm Thị Kính

Câu 4: Em hãy tóm tắt ngắn tác phẩm “Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu”

Trả lời:

Tóm tắt: Thiện Sĩ, con của Sùng Ông. Sùng Bà, kết duyên cùng Thị Kính, con gái của Mãng Ông. Một đêm, Thị Kính ngồi khâu, chồng đọc sách rồi thiu thiu ngủ bên cạnh, Thị Kinh thấy chồng có sợi râu mọc ngược nên cầm dao toan xén đi. Thiện Sĩ giật mình, vội hô hoán lên, cha mẹ chồng chạy vào, đổ cho nàng có ý định giết chồng và đuổi Thị Kính về nhà bố đẻ. Thị Kính giả trai, vào tu ở chùa Vân Tự, được thầy đặt pháp danh là Kính Tâm. Thị Mầu có thai với nô – người ở nhà phú ông. Bị làng bắt vạ, Thị đổ cho Tiểu Kính. Kính Tâm bị đuổi ra tam quan. Thị Mầu đem con bỏ cho Kinh Tâm. Tiểu Kính hằng ngày đi xin sữa để nuôi con của Thị Mầu. Sau ba năm, Tiểu Kính để lại thư kể rõ sự tình rồi mất. Sư cụ cùng mọi người lập đàn giai oan cho Kính Tâm để nàng được siêu thoát. Đoạn trích dưới đây kế việc Thị Mầu lên chùa về vãn tiểu Kinh Tâm.

Câu 5: Hãy nêu khái niệm và đặc điểm của ngôn ngữ nói.

Trả lời:

– Ngôn ngữ nói là lời nói sử dụng trong giao tiếp hằng ngày; thể hiện thái độ, phản ứng tức thời của người nói và người nghe. Vì vậy, ngôn ngữ nói thường có những đặc điểm cơ bản sau:

+ Đa dạng về ngữ điệu (gấp gáp, chậm rãi; to, nhỏ;...), góp phần thể hiện trực tiếp tình cảm, thái độ của người nói. + Đa dạng về ngữ điệu (gấp gáp, chậm rãi; to, nhỏ;...), góp phần thể hiện trực tiếp tình cảm, thái độ của người nói.

+ Thường sử dụng khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng lóng, trợ từ, thán từ, từ ngữ chêm xen, đưa đẩy,... + Thường sử dụng khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng lóng, trợ từ, thán từ, từ ngữ chêm xen, đưa đẩy,...

+ Thường sử dụng cả câu tỉnh lược và câu có yếu tố dư thừa, trùng lặp. Câu tỉnh lược thường được dùng để lời nói ngắn gọn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, câu lại chứa nhiều yếu tố dư thừa, trùng lặp (do người nói vừa nghĩ vừa nói, không có điều kiện gọt giũa hoặc do người nói muốn lặp lại để giúp người nghe có thời gian lĩnh hội thấu đáo nội dung giao tiếp). + Thường sử dụng cả câu tỉnh lược và câu có yếu tố dư thừa, trùng lặp. Câu tỉnh lược thường được dùng để lời nói ngắn gọn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, câu lại chứa nhiều yếu tố dư thừa, trùng lặp (do người nói vừa nghĩ vừa nói, không có điều kiện gọt giũa hoặc do người nói muốn lặp lại để giúp người nghe có thời gian lĩnh hội thấu đáo nội dung giao tiếp).

+ Kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ như: nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,... + Kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ như: nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,...

– Lưu ý:

+ Nói và đọc (thành tiếng) một văn bản là khác nhau. Đọc (thành tiếng) bị lệ thuộc vào văn bản viết. Dù vậy, người đọc vẫn có thể tận dụng những ưu thế của ngôn ngữ nói như ngữ điệu, các phương tiện phi ngôn ngữ để làm cho phần đọc diễn cảm hơn. + Nói và đọc (thành tiếng) một văn bản là khác nhau. Đọc (thành tiếng) bị lệ thuộc vào văn bản viết. Dù vậy, người đọc vẫn có thể tận dụng những ưu thế của ngôn ngữ nói như ngữ điệu, các phương tiện phi ngôn ngữ để làm cho phần đọc diễn cảm hơn.

+ Ngôn ngữ nói có thể được ghi lại bằng chữ viết, chẳng hạn như đoạn đối thoại của các nhân vật trong văn bản truyện, cuộc phỏng vấn trong một bài báo,... + Ngôn ngữ nói có thể được ghi lại bằng chữ viết, chẳng hạn như đoạn đối thoại của các nhân vật trong văn bản truyện, cuộc phỏng vấn trong một bài báo,...

Câu 6: Dưới đây là một trích đoạn trong cuộc trò chuyện giữa phóng viên và nhà văn Nguyễn Ngọc Tư:

– Chị thích điều gì nhất ở con người?

– Chà, câu hỏi này mênh mông ghê. Tôi thích nụ cười nở trên gương mặt của một con người có tấm lòng nhân hậu. Nhiêu đó đủ rồi.

Đặc điểm nổi bật nào của ngôn ngữ nói được thể hiện trong đoạn trích?

Trả lời:

– Trong câu trả lời của Nguyễn Ngọc Tư, có những phương tiện ngôn ngữ đặc trưng của ngôn ngữ nói, đó là các từ cảm thán như “chà”, “ghê” hay từ địa phương như “nhiêu”.

Câu 7: Lời kể trong đoạn trích “Lời tiễn dặn” là lời của ai? So với một số tác phẩm viết bằng văn xuôi đã học, lời kể ở đây có điểm gì đặc biệt?

Trả lời:

- Lời kể trong đoạn trích là lời của chàng trai. - Lời kể trong đoạn trích là lời của chàng trai.

- So với các tác phẩm văn xuôi thì lời kể ở truyện thơ này khác ở chỗ là được viết thành từng câu thơ, vì viết bằng thơ nên chỉ giữ lại được phần nào tính chất kể. Một điểm nữa là lời kể trong đoạn trích có sự kết hợp mạnh mẽ với yếu tố trữ tình (mang phong cách thơ). - So với các tác phẩm văn xuôi thì lời kể ở truyện thơ này khác ở chỗ là được viết thành từng câu thơ, vì viết bằng thơ nên chỉ giữ lại được phần nào tính chất kể. Một điểm nữa là lời kể trong đoạn trích có sự kết hợp mạnh mẽ với yếu tố trữ tình (mang phong cách thơ).

Câu 8: Hãy nhận xét về nghệ thuật của đoạn trích “Lời tiễn dặn”.

Trả lời:

Những điểm cần lưu ý:

- Sự kết hợp giữa nghệ thuật trữ tình (mô tả cảm xúc, tâm trạng) với nghệ thuật tự sự (kể sự việc, hành động) - Sự kết hợp giữa nghệ thuật trữ tình (mô tả cảm xúc, tâm trạng) với nghệ thuật tự sự (kể sự việc, hành động)

- Truyện thơ đã kế thừa truyền thống nghệ thuật của ca dao trữ tình, sử dụng một cách nghệ thuật lời ăn tiếng nói của nhân dân. - Truyện thơ đã kế thừa truyền thống nghệ thuật của ca dao trữ tình, sử dụng một cách nghệ thuật lời ăn tiếng nói của nhân dân.

- Các câu thơ sử dụng dày đặc các phép tu từ đặc sắc (như điệp từ, điệp ngữ) vừa tạo nên nhạc tính rắt réo cho câu thơ, vừa góp phần đắc lực tạo hình ảnh thơ. - Các câu thơ sử dụng dày đặc các phép tu từ đặc sắc (như điệp từ, điệp ngữ) vừa tạo nên nhạc tính rắt réo cho câu thơ, vừa góp phần đắc lực tạo hình ảnh thơ.

Câu 9: Em hãy nêu nội dung chính của văn bản Ngồi đợi trước hiên nhà

Trả lời:

Văn bản kể về câu chuyện của vợ chồng dì Bảy, một câu chuyện buồn về một người vợ mòn mỏi đợi chồng đi kháng chiến rồi nhận hung tin chồng đã chết. Câu chuyện đã phản ánh sự tàn khốc của chiến tranh đã chia lìa biết bao gia đình, cướp đi những người con, người chồng, người cha của bao người phụ nữ.

Câu 10: Em hãy nêu vài nét về tác giả Huỳnh Như Phương.

Trả lời:

- Huỳnh Như Phương sinh năm 1955, quê quán ở Quảng Ngãi - Huỳnh Như Phương sinh năm 1955, quê quán ở Quảng Ngãi

- GS Huỳnh Như Phương là nhà giáo chuyên giảng dạy lý thuyết văn học ở Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM, đồng thời là nhà nghiên cứu, phê bình văn học trước năm 1975. - GS Huỳnh Như Phương là nhà giáo chuyên giảng dạy lý thuyết văn học ở Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM, đồng thời là nhà nghiên cứu, phê bình văn học trước năm 1975.

- Lúc chưa tới tuổi 20, Huỳnh Như Phương đã có bài đăng trên các tạp chí có khuynh hướng thiên tả lúc đó như Trình Bầy, Đối Diện. - Lúc chưa tới tuổi 20, Huỳnh Như Phương đã có bài đăng trên các tạp chí có khuynh hướng thiên tả lúc đó như Trình Bầy, Đối Diện.

 

Câu 11: Nêu vài nét cơ bản về tác phẩm “Ngồi đợi trước hiên nhà”

Trả lời:

- Thể loại: Tản văn - Thể loại: Tản văn

- Phương thức biểu đạt: Tự sự + Biểu cảm - Phương thức biểu đạt: Tự sự + Biểu cảm

- Bố cục: Chia văn bản làm 3 đoạn: - Bố cục: Chia văn bản làm 3 đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến “đôi người đôi ngả”: Tình cảnh ly tán “kẻ Bắc người Nam” của những gia đình có người tập kết ra Bắc. + Đoạn 1: Từ đầu đến “đôi người đôi ngả”: Tình cảnh ly tán “kẻ Bắc người Nam” của những gia đình có người tập kết ra Bắc.

+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “tìm mộ phần của dượng”: Tình cảnh đáng thương của dì Bảy khi dượng Bảy ra chiến trận. + Đoạn 2: Tiếp theo đến “tìm mộ phần của dượng”: Tình cảnh đáng thương của dì Bảy khi dượng Bảy ra chiến trận.

+ Đoạn 3: còn lại: Tấm lòng thủy chung, son sắt của Dì + Đoạn 3: còn lại: Tấm lòng thủy chung, son sắt của Dì

Câu 12: Chỉ ra chi tiết có vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản Tú Uyên gặp Giáng Kiều.

Trả lời:

- Nội dung của văn bản là về chuyện Giáng Kiều xuống trần kết duyên với Tú Uyên theo nhân duyên đã định. - Nội dung của văn bản là về chuyện Giáng Kiều xuống trần kết duyên với Tú Uyên theo nhân duyên đã định.

=> Chi tiết có vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản là duyên kiếp của Giáng Kiều.

Câu 13: Phân tích đặc điểm của nhân vật Tú Uyên thể hiện qua văn bản Tú Uyên gặp Giáng Kiều.

Trả lời:

Các đặc điểm của nhân vật Tú Uyên được thể hiện qua văn bản:

- Sự yêu thích cuồng nhiệt, ngưỡng mộ cái đẹp: Điều này được thể hiện qua chuyện Tú Uyên lúc nào cũng ôm tranh bên mình, lòng mơ tưởng đến người đẹp. Các câu thơ ở phần đầu của văn bản cho thấy nỗi tương tư của anh ta khi chỉ có bức hình mà không có người thực sự nhưng vẫn cố coi đó như là thật. Các câu thơ như “Ấy ai điểm … chào chúa Đông” cho thấy tình cảm tha thiết, mong đợi. Khi thấy người trong tranh bước ra chính là người mà mình hằng ao ước, Tú Uyên đã vui mừng khôn xiết rồi còn trách móc sao nỡ để để người bận lòng.  - Sự yêu thích cuồng nhiệt, ngưỡng mộ cái đẹp: Điều này được thể hiện qua chuyện Tú Uyên lúc nào cũng ôm tranh bên mình, lòng mơ tưởng đến người đẹp. Các câu thơ ở phần đầu của văn bản cho thấy nỗi tương tư của anh ta khi chỉ có bức hình mà không có người thực sự nhưng vẫn cố coi đó như là thật. Các câu thơ như “Ấy ai điểm … chào chúa Đông” cho thấy tình cảm tha thiết, mong đợi. Khi thấy người trong tranh bước ra chính là người mà mình hằng ao ước, Tú Uyên đã vui mừng khôn xiết rồi còn trách móc sao nỡ để để người bận lòng.

- Biết nói lời ngon ngọt, có ham muốn “xác thịt”: Điều này được thể hiện qua những câu như “Giọng tình sánh với quỳnh tương / Giả say sinh mới toan đường lần khân”. Câu “Chiều lòng chi nỡ ép nài mưa mây” cho thấy ham muốn sắc dục của Tú Uyên là thường tình, anh vẫn hiểu chuyện, biết hành xử đúng đắn. - Biết nói lời ngon ngọt, có ham muốn “xác thịt”: Điều này được thể hiện qua những câu như “Giọng tình sánh với quỳnh tương / Giả say sinh mới toan đường lần khân”. Câu “Chiều lòng chi nỡ ép nài mưa mây” cho thấy ham muốn sắc dục của Tú Uyên là thường tình, anh vẫn hiểu chuyện, biết hành xử đúng đắn.

Câu 14: Phân tích đặc điểm của nhân vật Giáng Kiều thể hiện qua văn bản.

Trả lời:

Các đặc điểm của nhân vật Giáng Kiều được thể hiện qua văn bản:

- Giáng Kiều là một tiên nữ sinh đẹp, giỏi giang: Điều này được thể hiên qua nhan sắc khiến cho Tú Uyên say mê, qua việc làm các món ăn, qua việc tổ chức đám cưới, qua việc đối đáp. - Giáng Kiều là một tiên nữ sinh đẹp, giỏi giang: Điều này được thể hiên qua nhan sắc khiến cho Tú Uyên say mê, qua việc làm các món ăn, qua việc tổ chức đám cưới, qua việc đối đáp.

- Giáng Kiều luôn coi trọng phẩm giá, giữ mình theo đúng khuôn phép. Điều này thể hiện qua lời đáp của nàng khi trả lời câu hỏi của Tú Uyên. - Giáng Kiều luôn coi trọng phẩm giá, giữ mình theo đúng khuôn phép. Điều này thể hiện qua lời đáp của nàng khi trả lời câu hỏi của Tú Uyên.

- Giáng Kiều đến với Tú Uyên là một định mệnh đã sắp đặt. - Giáng Kiều đến với Tú Uyên là một định mệnh đã sắp đặt.

Câu 15: Phân tích diễn biến tâm trạng của chàng trai (và của cô gái – qua sự mô tả của chàng trai) trên đường tiễn dặn (phần 1).

Trả lời:

a) Cách chàng trai gọi cô gái là "người đẹp anh yêu" khẳng định tình yêu trong chàng trai vẫn còn thắm thiết. Nhưng tình cảm chủ quan đó lại mâu thuẫn với sự thực khách quan là cô gái đang "cất bước theo chồng" (thậm chí đã có con với chồng).

b) Chàng trai có những cử chỉ, hành động dường như muốn níu kéo cho dài ra giây phút còn được ở bên cô gái trên đường tiễn dặn: phải được nhủ, được dặn cô gái đôi câu chàng trai mới có thể "đành lòng" quay về; muốn ngồi lại bên cô gái, âu yếm cô gái để "ủ lấy hương người" cho mai sau (khi chết) lửa xác (mình) vẫn đượm hơi người thân yêu ngày hôm nay; nựng con của cô gái với người chồng của cô gái mà như nựng chính con của mình.

c) Chàng trai cảm nhận rằng dường như cô gái cũng muốn níu kéo cho dài ra những giây phút cuối cùng còn được ở bên chàng trai: chân bước đi mà đầu còn "ngoảnh lại", mắt còn "ngoái trông" chàng trai; chân bước càng xa thì lòng cô gái càng đau nhớ; bởi vậy cứ mỗi cánh rừng đi qua cô gái đều coi là cái cớ để dừng lại chờ chàng trai, lòng đầy khắc khoải.

Vậy là hai người đang cùng trong một cảnh ngộ "tiễn dặn" và cũng đang sống trong cùng một tâm trạng day dứt, dùng dằng đầy dằn vặt, đau đớn. Chính vì những "điểm chung" đó mà chàng trai đã rất tự nhiên, như không thể khác được, kết thúc phần này bằng cách gọi "đôi ta" với ý chí quyết sẽ đoàn tụ với nhau (ý là ý của riêng chàng trai, nhưng quyết tâm là quyết tâm của cả hai người).

d) Hai câu thơ số 1181 và 1182 vừa kết thúc phần thứ nhất vừa báo hiệu trước sự đoàn tụ về sau của họ ngay vào lúc tưởng như bước sang "mùa đông" của cuộc đời. Đây là hai câu thơ vừa thực hiện chức năng trữ tình (tả nội tâm) vừa thực hiện chức năng tự sự (chuẩn bị cho mọi diễn biến và kết cục về sau).

Câu 16: Lời thoại của nhân vật trong đoạn trích dưới đây có những đặc điểm nào của ngôn ngữ nói?

– Tươm rồi đấy, anh – Cô gái nói trong bóng tối.

- Cám ơn nhé, Nhật Giang! - Cám ơn nhé, Nhật Giang!

Cô gái trở lại với nỗi ngạc nhiên:

- Ô kìa. Ừ nhỉ, sao anh biết tên em? - Ô kìa. Ừ nhỉ, sao anh biết tên em?

Tôi cười, không đáp.

– À, em biết rồi. Anh toạ độ chứ gì mà. Các anh bộ đội chuyên thế. Cứ gọi: Lan, Hằng, Liên, Oanh thế nào cũng trúng, chứ gì?

– Nhưng Giang, lại Nhật Giang nữa, chắc không có hai người tên như thế đâu, đoán mò sao được.

Trả lời:

Một số đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ nói:

- Có sự luân phiên lượt lời giữa hai nhân vật - Có sự luân phiên lượt lời giữa hai nhân vật

- Sử dụng các phụ từ, trợ từ, thán từ: rồi đấy, nhé, ô kìa, ừ nhỉ, à, chứ gì mà,… - Sử dụng các phụ từ, trợ từ, thán từ: rồi đấy, nhé, ô kìa, ừ nhỉ, à, chứ gì mà,…

- Sử dụng lớp từ mang tính khẩu ngữ: tươm, chuyên, đoán mò,… - Sử dụng lớp từ mang tính khẩu ngữ: tươm, chuyên, đoán mò,…

- Câu cú tỉnh lược: Tươm rồi đấy,… - Câu cú tỉnh lược: Tươm rồi đấy,…

- Lời nói tạo cho người nghe cảm giác về giọng điệu, ngữ điệu; lời nói có sức biểu cảm cao. - Lời nói tạo cho người nghe cảm giác về giọng điệu, ngữ điệu; lời nói có sức biểu cảm cao.

Câu 17: Lời thoại của nhân vật trong đoạn trích dưới đây có những đặc điểm nào của ngôn ngữ nói?

          Bỗng thằng Cò kêu “oái” một tiếng, hai tay vò trán lia lịa.

– Có ong sắt, tía ơi! Nó đánh con một vết đây nè!

Tôi nhanh trí ngược hướng gió chạy ra xa để tránh bầy ong, và nhân thể bứt vội vàng một nắm cỏ tranh và sậy khô đưa lại cho tía nuôi tôi:

− Tía ơi, đốt nó đi, tía!

Tía nuôi tôi mỉm cười, khoát khoát tay:

– Đừng! Không nên giết ong, con à! Để tía đuổi nó cách khác...

Trả lời:

Một số đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ nói:

- Sử dụng lớp từ mang tính khẩu ngữ: ơi, đây nè, đi, à,… - Sử dụng lớp từ mang tính khẩu ngữ: ơi, đây nè, đi, à,…

- Sử dụng cách nói mang tính khẩu ngữ: câu tỉnh lược, câu mệnh lệnh - Sử dụng cách nói mang tính khẩu ngữ: câu tỉnh lược, câu mệnh lệnh

Câu 18: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Dậy đi em, dậy đi em ơi!

Dậy giũ áo kẻo bọ,

Dậy phủi áo kẻo lấm!

Đầu bù anh chải cho,

Tóc rối đưa anh búi hộ!”

  • a. Lời của nhân vật trong đoạn trích trên có mang đặc điểm của ngôn ngữ nói không? Vì sao?
  • b. Từ các ngữ liệu ở câu 1, 2, 3, hãy nhận xét về sự khác biệt giữa lời nói của nhân vật trong văn bản truyện và văn bản truyện thơ.

Câu 19: Hãy phân tích đoạn từ câu 305 đến 326 “Tú Uyên gặp Giáng Kiều”.

Trả lời:

Đoạn này nói về nỗi tương tư, sầu muộn của Tú Uyên. Chú ý các điểm sau:

- Địa điểm: Mưa hoa khép cánh song hồ - Địa điểm: Mưa hoa khép cánh song hồ

- Sự gắn bó, coi bức tranh như là người thật: Sớm khuya với bức hoạ đồ làm đôi … phát phu. Thơ, nguyệt, rượu, hoa: những thứ điển hình của một khung cảnh buổi tối đẹp. - Sự gắn bó, coi bức tranh như là người thật: Sớm khuya với bức hoạ đồ làm đôi … phát phu. Thơ, nguyệt, rượu, hoa: những thứ điển hình của một khung cảnh buổi tối đẹp.

- Cách miêu tả không gian hay: “Êm trời … rụng vàng” để từ đó nói về nỗi tâm tư “Chiều thu … mơ hình”. - Cách miêu tả không gian hay: “Êm trời … rụng vàng” để từ đó nói về nỗi tâm tư “Chiều thu … mơ hình”.

- Giãi bày tâm sự: “Kề bên … ngày xưa”. - Giãi bày tâm sự: “Kề bên … ngày xưa”.

- Nỗi sầu muộn, khao khát muốn được gặp nàng: “Từ phep giáp mặt đến giờ … chào chúa Đông”. Chàng nhớ đến mức ban ngày thì tưởng tượng, ban đêm thì mơ đến mức mệt mỏi. Chàng đặt ra các câu hỏi trách móc, suy ngẫm,… - Nỗi sầu muộn, khao khát muốn được gặp nàng: “Từ phep giáp mặt đến giờ … chào chúa Đông”. Chàng nhớ đến mức ban ngày thì tưởng tượng, ban đêm thì mơ đến mức mệt mỏi. Chàng đặt ra các câu hỏi trách móc, suy ngẫm,…

- Ngôn từ mang tính nghệ thuật cao: song hồ, ngàn sương rắc bạc, sông Tương, điểm phấn tô son, ruột héo, gan mòn, buồng đào, miệng đào, mặt hoa, chúa Đông,… - Ngôn từ mang tính nghệ thuật cao: song hồ, ngàn sương rắc bạc, sông Tương, điểm phấn tô son, ruột héo, gan mòn, buồng đào, miệng đào, mặt hoa, chúa Đông,…

Câu 20: Em hãy nêu giá trị nội dung của bài Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu

Trả lời:

Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu trích trong Quan âm Thị Kính. Văn bản ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ, đồng cảm, xót thương cho nỗi oan bi thảm, nghiệt ngã của người phụ nữ, phê phán sự đối lập giai cấp tròn xã hội phong kiến.

Câu 21: Em hãy nêu giá trị nghệ thuật của bài Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu

Trả lời:

Nghệ thuật sáng tác của tác phẩm Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu thành công khi khắc họa nhân vật, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố tự sự, trữ tình, cách kể dễ hiểu dễ đi sâu và tâm lí con người, giúp câu chuyện trở nên dễ nghe, dễ đọc và dễ hiểu hơn khi đến tay của các độc giả.

Câu 22: Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ nói được ghi lại trong đoạn trích sau:

Chủ tâm hắn cũng chẳng có ý chòng ghẹo cô nào, nhưng mấy cô gái lại cứ đẩy vai cô ả này ra với hắn, cười như nắc nẻ:

– Kìa anh ấy gọi! Có muốn ăn cơm trắng mấy giò thì ra đẩy xe bò với anh ấy! Thị cong cớn:

– Có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy?

Tràng ngoái cổ lại vuốt mồ hôi trên mặt cười:

– Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên!

Thị vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng.

– Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ. – Thị liếc mắt, cười tít.

Trả lời:

Để phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói trong đoạn trích, cần chú ý: – Các từ hồ gọi trong lời nhân vật: Kìa; Này, ... ơi; ... nhỉ,..

– Các từ tình thái trong lời nhân vật: Có khối... đấy, đấy, Thật đấy,...

– Các kết cấu câu trong ngôn ngữ nói: Có... thì, Đã... thì...

– Các từ ngữ thường dùng trong ngôn ngữ nói: mấy (giò), có khối, nói khoác, sợ gì, đằng ấy,...

– Sự phối hợp giữa lời nói và cử chỉ: cười như nắc nẻ, cong cớn, liếc mắt, cười tít,...

Câu 23: Đoạn văn viết sau đây tái hiện ngôn ngữ nói của một cuộc hội thoại. Hãy chỉ ra những đặc điểm của ngôn ngữ nói.

Chị Chiến lại nói, giọng còn rành rọt hơn cả hồi nãy:

– Bây giờ chị Hai ở xa. Chị em mình đi thì thằng Út sang ở với chú Năm, chú nuôi. Còn cái nhà này ba má làm ra đó thì cho các anh ở xã mượn mở trường học. Chú Năm nói có con nít học ê a có gì nó quét dọn cho. Thằng Út cũng học ở đây. Mầy chịu không?

Việt chụp một con đom đóm úp trong lòng tay:

– Sao không chịu?

– Giường ván cũng cho xã mượn làm ghế học, nghen?

– Hồi đó má dặn chị làm sao, giờ chị cứ làm y vậy, tôi chịu hết.

Trả lời:

- Muốn phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói trong đoạn hội thoại này, cần dựa vào một số tiêu chí như: sự đổi vai nói – nghe giữa hai nhân vật Chiến và Việt; sự thay thế các lượt lời; sự phối hợp giữa lời nói với giọng điệu, cử chỉ ( - Muốn phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói trong đoạn hội thoại này, cần dựa vào một số tiêu chí như: sự đổi vai nói – nghe giữa hai nhân vật Chiến và Việt; sự thay thế các lượt lời; sự phối hợp giữa lời nói với giọng điệu, cử chỉ (giọng còn rành rọt, chụp một con đom đóm,...); việc dùng nhiều từ khẩu ngữ kể cả từ địa phương (con nít, mầy, nghen) ; dùng hình thức hỏi – đáp, câu hỏi,...

Câu 24: Tại sao có thể nói những lời tiễn dặn tha thiết của chàng trai trong truyện chính là những lời phản kháng tập tục hôn nhân của dân tộc Thái xưa?

Trả lời:

Thái độ phản kháng tập tục hôn nhân và khát vọng tự do yêu đương của chàng trai, cô gái Thái:

- Cùng với tình cảm xót thương, anh muốn phá tung sợi dây trói buộc của tập tục Thái, để cùng người yêu sống chết bên nhau. Trong nguyên bản tiếng Thái có đoạn: - Cùng với tình cảm xót thương, anh muốn phá tung sợi dây trói buộc của tập tục Thái, để cùng người yêu sống chết bên nhau. Trong nguyên bản tiếng Thái có đoạn:

Tai xam pi lón cãng mã hỏi

Tai xáp xỏi pên nặm tạng cóp mã kin

Tai pên đin puk pũ mã kẹo

Tại pên hẻo chí xốn hồm nong

Tai pên chong lính chuỗn huồm thuổi

Tai puối xảu xóp lẹo chắng dú hưỡn điêu.

-  - Tai dịch sang tiếng Việt là "chết", tai pên là "chết thành". Hình ảnh cái chết được lặp lại sáu lần, cũng là sáu lần anh khẳng định sự gắn bó. Không thể sống xa nhau, hãy sống cùng nhau cho đến chết, dù phải chết cũng nguyện được chết cùng nhau. Cái chết là sự thử thách tột cùng đối với con người, tình yêu mãnh liệt của anh vượt qua cả thử thách đó. Nói đến cái chết chính là nói đến khát vọng mãnh liệt được sống cùng nhau.

- Nguyên nhân chia li và những nỗi đau khổ của chàng trai, cô gái trong truyện chính là do tập tục hôn nhân gả bán, cha mẹ có quyền định đoạt duyên phận cho con cái. Vì vậy, những lời tiễn dặn đầy đau khổ của họ chính là những lời tố cáo, phản kháng tập tục hôn nhân Thái ngày xưa, tập tục đã bóp chết tình cảm yêu thương tự nhiên của con người, khiến cho họ phải suốt đời đau khổ. - Nguyên nhân chia li và những nỗi đau khổ của chàng trai, cô gái trong truyện chính là do tập tục hôn nhân gả bán, cha mẹ có quyền định đoạt duyên phận cho con cái. Vì vậy, những lời tiễn dặn đầy đau khổ của họ chính là những lời tố cáo, phản kháng tập tục hôn nhân Thái ngày xưa, tập tục đã bóp chết tình cảm yêu thương tự nhiên của con người, khiến cho họ phải suốt đời đau khổ.

- Trong lời tiễn dặn nổi bật mong muốn được "cùng chết" của chàng trai. Điều đó thể hiện tình yêu nồng nàn, mãnh liệt của anh, cũng chính là thái độ phản kháng lại hoàn cảnh. Xã hội không để cho những người yêu nhau được sống bên nhau là một xã hội bất công, vô lí, cần phải thay đổi. - Trong lời tiễn dặn nổi bật mong muốn được "cùng chết" của chàng trai. Điều đó thể hiện tình yêu nồng nàn, mãnh liệt của anh, cũng chính là thái độ phản kháng lại hoàn cảnh. Xã hội không để cho những người yêu nhau được sống bên nhau là một xã hội bất công, vô lí, cần phải thay đổi.

- Những lời tiễn dặn cũng đồng thời thể hiện khát vọng tự do, khát vọng được giải phóng, được sống trong tình yêu của các chàng trai, cô gái Thái: - Những lời tiễn dặn cũng đồng thời thể hiện khát vọng tự do, khát vọng được giải phóng, được sống trong tình yêu của các chàng trai, cô gái Thái:

Yêu nhau, yêu trọn đời gỗ cứng,

Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già,

Ta yêu nhau tàn đời gió, không rung không chuyển,

Người xiểm xui, không ngoảnh không nghe.

- Câu thơ gọn, chắc, nghệ thuật sử dụng từ láy có tác dụng khẳng định khát vọng tự do yêu đương và quyết tâm trước sau như một, không gì thay đổi được của chàng trai. Khát vọng đó như được khắc vào gỗ, tạc vào đá. - Câu thơ gọn, chắc, nghệ thuật sử dụng từ láy có tác dụng khẳng định khát vọng tự do yêu đương và quyết tâm trước sau như một, không gì thay đổi được của chàng trai. Khát vọng đó như được khắc vào gỗ, tạc vào đá.

- Kết thúc truyện thơ là sự trở về đoàn tụ trong hạnh phúc của hai người sau bao trắc trở, đó là bằng chứng về thắng lợi của tình yêu chân chính, của tự do, đối lập với những luật lệ khắt khe, hà khắc trói buộc con người. - Kết thúc truyện thơ là sự trở về đoàn tụ trong hạnh phúc của hai người sau bao trắc trở, đó là bằng chứng về thắng lợi của tình yêu chân chính, của tự do, đối lập với những luật lệ khắt khe, hà khắc trói buộc con người.

è Những kết thúc có hậu như vậy trong truyện thơ các dân tộc và truyện thơ Thái không nhiều, nhưng nó mang lại niềm tin tưởng, lạc quan, tiếp thêm sức mạnh cho những đôi lứa yêu nhau vượt qua trở ngại để được sống hạnh phúc, nó đã rọi chiếu ánh sáng hi vọng và niềm tin vào cuộc sống vốn ảm đạm của đồng bào dân tộc Thái ngày xưa. Đó là lí do khiến truyện thơ Tiễn dặn người yêu được người Thái các thế hệ yêu quý và tự hào.

Câu 25: Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du có đoạn diễn tả tâm trạng Kim Trọng trở lại vườn Thuý, khi người yêu đã phải bán mình chuộc cha:

Vật mình vẫy gió tuôn mưa,

Dầm để giọt ngọc, thẫn thờ hồn mai.

Đau đòi đoạn, ngất đòi thôi,

Tỉnh ra lại khóc, khóc rồi lại mê...

Em hãy so sánh lối diễn tả tâm trạng Kim Trọng trong Truyện Kiều với lối diễn tả tâm trạng chàng trai trong đoạn trích Lời tiễn dặn (hình ảnh so sánh, hành động của hai nhân vật) để thấy nét đặc sắc khác nhau giữa truyện thơ bác học với truyện thơ dân gian.

Trả lời:

Tâm trạng của chàng Kim Trọng trong Truyện Kiều cũng tương tự tâm trạng của chàng trai trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu (đoạn trích Lời tiễn dặn). Đó là tâm trạng đau khổ, bất lực vì người yêu bị gả bán cho người khác. Nhưng lối diễn tả tâm trạng đó trong Lời tiễn dặn và trong đoạn trích Truyện Kiều khác nhau. Truyện Kiều dùng rất nhiều hình ảnh ước lệ (chẳng hạn hình ảnh vẫy gió, tuôn mưa để chỉ nỗi đau khổ; giọt ngọc dùng để chỉ giọt nước mắt; thẫn thờ hồn mai dùng để chỉ tinh thần đau đớn, bất an, trong khi tâm trạng của chàng trai ở Lời tiễn dặn lại được diễn tả bằng nhiều hình ảnh cụ thể, gần gũi với lối nghĩ chất phác của người dân tộc thiểu số (như đã phân tích ở phần trên).

Câu 26: Hãy diễn xuôi đoạn từ “Trước sân mừng tỉnh … thiết tha”. So sánh sự khác biệt giữa đoạn trích và đoạn diễn xuôi.

Trả lời:

Tham khảo: Hiểu lời Giáng Kiều nói, Tú Uyên tỉnh ra trong không gian có ánh trăng, có hoa, có tiếng cười. Giáng Kiều làm phép một lần nữa, khung cảnh đổi thay: mây bỗng kéo quanh nhà, nhà tranh bỗng biến thành lâu đài, ánh sáng bừng lên một góc trời, quân áo đẹp phô ra trước mặt. Không khí của buổi tiệc trở nên vui vẻ, rộn ràng, đầy sắc màu. Ai nấy đều mang một vẻ đẹp riêng. Mọi người nói cưới, chúc mừng tâng lang, tân nương. Những điệu múa đầy màu sắc, hấp dẫn lòng người được trình diễn. Buổi tiệc thật là linh đình.

=> Sự khác biệt: Đoạn truyện thơ có vần điệu, có tính nhạc còn đoạn diễn xuôi thì không. Đoạn truyện thơ thể hiện tính nghệ thuật cao hơn phần nào. Đoạn truyện thơ còn có thể giúp người đọc dễ nhớ, dễ thuộc, tạo ra sự ấn tượng cho người đọc. Đoạn diễn xuôi có câu từ đầy đủ, rõ ràng, giúp người đọc có thể hiểu ngay trong khi đoạn câu cú trong đoạn truyện thơ đã được tổ chức lại, có thể khiến người đọc hơi khó hiểu khi đọc.

Câu 27: Em hãy nêu giá trị nội dung của bài Tú Uyên gặp Giáng Kiều

Trả lời:

Tú Uyên gặp Giáng Kiều trong đoạn trích “Tú Uyên gặp Giáng Kiều” của tác phẩm “Bích Câu kì ngộ”. Đoạn trích này thể hiện tình yêu chân thành, sắc sảo bằng những câu văn trữ tình, đậm nét dân tộc và phản ánh mong muốn về một cuộc sống tự do, không khó khăn, loạn lạc.

Câu 28: Em hãy nêu giá trị nghệ thuật của bài Tú Uyên gặp Giáng Kiều

Trả lời:

Thơ lục bát được tác giả sử dụng để diễn tả chân thực về câu chuyện trong sự kiện lịch sử của nhân loại dân gian Việt Nam được lưu truyền từ lâu đời. Tác phẩm được trích trong Bích Câu kì ngộ trở thành một tác phẩm nổi tiếng về truyện Nôm, góp phần quảng bá di sản văn hóa dân tộc, truyền thống của đất nước.

Câu 29: Phân tích tác phẩm Tú Uyên gặp Giáng Kiều.

Trả lời:

      “Bích Câu kì ngộ” của Vũ Quốc Trân là truyện Nôm xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Câu chuyện kể về một chàng thư sinh tên là Trần tú Quyên gặp nàng Giáng Kiều ở đất Bích Câu và cùng nhau se sợi tơ duyên hạnh phúc. Đoạn trích “Tú Uyên gặp dáng kiều” nói về hoàn cảnh khiến chàng và nàng gặp nhau rồi kết duyên đôi lứa.

     Câu thơ đầu đã cho người đọc cảm nhận được gia cảnh nghèo khó của chàng thư sinh Trần Tú Uyên. 

Mưa hoa khép cánh song hồ

Cuộc đời thật nghiệt ngã với chàng khi cha mẹ chàng mất sớm, chàng một mình lủi thủi với căn nhà giữa hồ Bích Cầu, ngày đêm miệt mài đèn sách. Trong dịp dạo chơi xuân, tình cờ chàng trông thấy một người con gái xinh đẹp như tiên nữ giáng trần, chàng liền dõi theo sau được một quãng thì nàng biến mất không rõ tung tích. Từ đó, chàng ôm tương tư mà ngày đêm nhung nhớ.

Sớm khuya với bức họa đồ làm đôi

Mâm chung một, đũa thêm hai

Thơ trao dưới nguyệt, rượu mời trước hoa

...

Cho hay tình cũng là chung 

Khách tiên chưa dễ qua vòng ái ân!

Tác giả miêu tả nỗi nhớ của chàng như “sông Tương mơ hình”, sông Tương là nơi hai bà Nga Hoàng và Nữ Anh đã khóc thương chồng, nay đó là nơi trĩu nặng tương tư của nhân vật. Rồi một ngày, Tú Uyên mua được một bức tranh nàng thiếu nữ với nét đẹp tựa như người chàng đang thương nhớ, chàng mua về treo trong nhà để “sớm khuya” ôm mộng. Chàng nghĩ về người thiếu nữ ấy đến nỗi ngỡ người trong tranh “phát phu”, tưởng tượng người thiếu nữ trong tranh là người thật. Chàng ôm nhung nhớ đến “chồn” cả người, chồn ở đây có nghĩa là ốm yếu, không còn cử động được, chàng nhớ nàng đến mất ăn mất ngủ. Đến nỗi chàng còn ao ước “bẻ khóa cung trăng” để thấy được “chị Hằng” mà chàng ngày êm mộng mị. Có thể thấy nối niềm tương tư, tình cảm của chàng thật sâu nặng giống như xuân Diệu đã từng viết bài thơ “Vấn vương”:

Anh chả hiểu vì sao vấn vương

Năm năm, như mấy chục năm trường

Vẫn là mắt mấy, làn môi ấy

Anh hãy còn thương, chẳng hết thương. 

Một quãng thời gian sau, một hôm Tú Uyên bận công việc ở trường trở về nhà trời đã muộn thì thấy cơm nước được dọn sẵn. Không khỏi thắc mắc, chàng quyết định rình xem người bấy lâu nay chăm sóc, phục vụ bữa cơm miếng nước cho chàng là ai:

Một khi ra việc trường văn

Trở về đã thấy bát trân sẵn sàng

So xem phong vị khác thường

Mùi hoa sực nức, mùi hương ngọt ngào

Bếp trời sẵn đó hay sao?

Của đâu thấy lạ, lòng nào chẳng nghi!

Cơm canh tiếp đón không chỉ là cơm canh bình thường mà đầy đủ, sung túc như “bát trân”. Bát trên là mâm cơm với 6 món ăn quý giá, chàng không tin vào mắt mình, chắc hẳn chỉ có “bếp trời” mới làm được như vậy. Chàng quyết định rình một phen thì thấy một nàng thiếu nữ từ trong tranh bước ra:

Sáng mai cứ buổi ra đi

Liệu chừng thoắt trở lại về thử coi

Trong tranh sao có bóng người vào ra?

...

Nàng rằng: “Bồ liễu phận thường

Vì mang má phấn nên vương tơ điều

Vốn xưa thiếp khách thanh tiêu

Tiên Thù là hiệu, Giáng Kiều là tên

Thỏa nỗi nhớ mong khi gặp được người trong mộng, mắt chàng rưng rưng “bên mừng bên lệ” thổ lộ tình cảm bấy lâu nay với thiếu nữ. Người tiên nữ e thẹn, ngại ngùng tự xưng là tiên nữ Giáng Kiều, vốn là người cõi tiên, vì có tiền duyên với chàng nên hạ phàm xuống đất:

Ba sinh đã nặng vì duyên

Đem thân liễu yếu kết nguyền đào thơ

Nhân duyên đã định từ xưa

Tơ trăng xe đến bây giờ mới thân

...

Đã rằng: tác hợp duyên trời

Làm chi cho bận lòng người lắm nao!

“Ba sinh” ở đây chính là mối nhân duyên tiền kiếp của chàng và nàng. Mối nhân duyên vợ chồng đến bây giờ mới được “tơ trăng” nhờ ân đức của “tiên quân”, nên nàng ngỏ ý nguyện một lòng “tấm son” cùng chàng se mối nhân duyên này:

Nàng rằng: “Xin quyết gieo cầu”

Tấm son thề với trên đầu xanh xanh

Từ đó hai vợ chồng chung sống hạnh phúc, thấu hiểu nhau. Chim yến oanh bay theo từng đàn chúc phúc cho đôi trai tài gái sắc, trăng thanh, hoa nở mừng cho mối lương duyên này. Nàng hoa phép ra lâu đài nguy nga, lộng lẫy có đầy đủ kẻ hầu người hạ. Thiên thời địa lợi nhân hòa chung vui với đôi vợ chồng, “Vũ y”, Nghê thường” hay chính là quần áo, xiêm y lả lướt, thiết tha.

...

Đong đưa khoe thắm đua vàng

Vũ y thấp thoáng, Nghê thường thiết tha.

      Đoạn trích “Tú Uyên gặp Giáng Kiều” mang âm hưởng dân tộc rõ nét, bút pháp nghệ thuật tài tình trong xây dựng hình tượng nhân vật khi kết hợp tả cảnh với tả tình. Tác phẩm được viết bằng chữ Hán mang nét mộng tưởng hoang đường về tình yêu. Ẩn chứa trong đó là tâm nguyện của tác giả về một vấn đề len lỏi trong xã hội. Đó là cái nhìn phê phán của tác giả về một xã hội loạn lạc, khó khăn, khiến con người ta muốn thoát ly khỏi thế giới thực tại. Mặt khác, tác phẩm cũng hướng cho con người giải tỏa, cải cách tâm hồn thoát khỏi Nho giáo, tiến đến Phật giáo và Đạo giáo.

Câu 30:  Em hãy nêu nội dung chính của văn bản Lời tiễn dặn

Trả lời:

Niềm xót thương của chàng trai và nỗi tuyệt vọng đau khổ của cô gái. Khát vọng hạnh phúc và tình yêu chung thủy, khát vọng được giải phóng, được sống trong tình yêu. Nghệ thuật: Lựa chọn từ ngữ, hình ảnh đặc trưng, gần gũi với đồng bào người Thái

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay