Câu hỏi tự luận ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Ôn tập Bài 4: Nét đẹp văn hóa và cảnh quan (Văn bản thông tin) (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 4 Nét đẹp văn hóa và cảnh quan (Văn bản thông tin). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

ÔN TẬP BÀI 4. NÉT ĐẸP VĂN HOÁ VÀ CẢNH QUAN (PHẦN 1)

Câu 1: Trong văn bản thông tin, việc trích dẫn có tác dụng gì? Có những kiểu trích dẫn nào?

Trả lời:

Trong tiểu luận hay báo cáo nghiên cứu, việc trích dẫn giúp đảm bảo độ tin cậy, sự minh bạch, tránh tình trạng đạo văn, đồng thời cho phép người đọc theo dõi và tìm được nguồn trích dẫn. Có hai kiểu trích dẫn:

– Trích dẫn trực tiếp:

Ví dụ: “Chắc hẳn nhiều người cũng đồng tình rằng, tàu điện là kí ức đáng nhớ của Thủ đô trên nhiều phương diện” (Vũ Hoài Đức, 2019).

– Trích dẫn gián tiếp:

Ví dụ: Nguyễn Văn Trung (1986) cho rằng...

Câu 2: Hãy trình bày cách lập danh mục tài liệu tham khảo?

Trả lời:

Danh mục tài liệu tham khảo được đặt ở cuối tiểu luận hay báo cáo nghiên cứu. Hiện nay có nhiều cách viết tài liệu tham khảo. Dưới đây là cách trình bày tài liệu tham khảo theo chuẩn APA:

- Henderson, J. C. (2009). Food Tourism Reviewed. British Food Journal, 111(4), 317–326.  - Henderson, J. C. (2009). Food Tourism Reviewed. British Food Journal, 111(4), 317–326.

- Nguyễn Văn Trung. (1986). Câu đố Việt Nam. Hà Nội: Thời đại. - Nguyễn Văn Trung. (1986). Câu đố Việt Nam. Hà Nội: Thời đại.

- Vũ Hoài Đức. (2019). Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai. Tạp chí Kiến trúc, số 10. Truy xuất ngày 29/9/2020 từ https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen- muc/cung-duong-cua-ky-uc-hien-tai-va-tuong-lai.html. - Vũ Hoài Đức. (2019). Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai. Tạp chí Kiến trúc, số 10. Truy xuất ngày 29/9/2020 từ https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen- muc/cung-duong-cua-ky-uc-hien-tai-va-tuong-lai.html.

Câu 3: Hãy trả lời các câu hỏi sau về infographic (đồ hoạ thông tin):

a) Khái niệm và tác dụng

b) Theo em, có thể sử dụng hình thức trình bày này vào những hoạt động nào trong học tập?

Trả lời:

a) - Infographic (đồ hoạ thông tin) là văn bản đa phương thức được thiết kế dưới dạng một bức đồ hoạ có sự kết hợp giữa ngôn ngữ với hình ảnh, biểu đồ, số liệu,... nhằm truyền đạt thông tin một cách ngắn gọn, trực quan, sinh động.

- Ngoài việc truyền đạt thông tin, infographic còn chú ý tạo sự hấp dẫn đối với người tiếp nhận bằng hiệu quả thẩm mĩ của hình thức trình bày như màu sắc, đường nét,... - Ngoài việc truyền đạt thông tin, infographic còn chú ý tạo sự hấp dẫn đối với người tiếp nhận bằng hiệu quả thẩm mĩ của hình thức trình bày như màu sắc, đường nét,...

b) Có thể áp dụng vào:

- Trình bày các nội dung chính của một bài học - Trình bày các nội dung chính của một bài học

- Trình bày các thông tin mà nếu chỉ dùng chữ viết không sẽ khiến người đọc khó hình dung - Trình bày các thông tin mà nếu chỉ dùng chữ viết không sẽ khiến người đọc khó hình dung

- Trình bày các thông tin có tiến trình, có sự phân loại,… - Trình bày các thông tin có tiến trình, có sự phân loại,…

Câu 4: Hãy trình bày những hiểu biết của em về văn bản Đồ gốm gia dụng của người Việt (tác giả, thể loại, nội dung,…)

Trả lời:

- Tác giả: Phan Cẩm Thượng - Tác giả: Phan Cẩm Thượng

- Thể loại: Văn bản thông tin - Thể loại: Văn bản thông tin

- Văn bản được in trong  - Văn bản được in trong Văn minh vật chất của người Việt, NXB Thế giới, tr.228 – 230.

- Nội dung: Văn bản cung cấp thông tin cho người đọc về đặc điểm của một số đồ gốm gia dụng của người Việt qua các thời kì lịch sử. - Nội dung: Văn bản cung cấp thông tin cho người đọc về đặc điểm của một số đồ gốm gia dụng của người Việt qua các thời kì lịch sử.

Câu 5: Trình bày khái niệm và đặc điểm của:

a) Văn bản thông tin

b) Các yếu tố hình thức trong văn bản thông tin

Trả lời:

a) Văn bản thông tin được viết nhằm mục đích chủ yếu là cung cấp thông tin cho người đọc. Để truyền tải thông tin sinh động, hiệu quả, văn bản thông tin có thể sử dụng kết hợp nhiều nguồn thông tin, nhiều cách trình bày (dạng chữ, dạng hình ảnh/ sơ đồ/ bảng biểu,...), nhiều phương thức biểu đạt (thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận,...).

b) Các yếu tố hình thức trong văn bản thông tin: Văn bản thông tin có thể sử dụng một số yếu tố hình thức (bao gồm cả phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ) để biểu thị cách sắp xếp, cấu trúc thông tin trong văn bản hoặc làm cho các ý tưởng và thông tin hấp dẫn, sinh động, dễ hiểu. Chẳng hạn như: nhan đề; kí hiệu đánh dấu các phần, mục; chú thích cho hình ảnh; bảng số liệu; biểu đồ, sơ đồ, lược đồ; mô hình; bản đồ.

Câu 6: Trình bày khái niệm và đặc điểm của:

a) Dữ liệu trong văn bản thông tin

b) Thái độ, ý kiến, quan điểm của người viết trong văn bản thông tin

Trả lời:

a) Dữ liệu trong văn bản thông tin là sự thật hiển nhiên hoặc những phát biểu/ tuyên bố được xác minh bằng những bằng chứng cụ thể, được đo lường, quan sát một cách khoa học và mọi người công nhận. Vì thế, dữ liệu mang tính khách quan và là yếu tố làm nên tính chính xác, đáng tin cậy của văn bản thông tin.

b) Thái độ, ý kiến, quan điểm của người viết trong văn bản thông tin thường được trình bày dưới dạng những phát biểu thể hiện niềm tin, cảm nhận hoặc suy nghĩ của người viết về một vấn đề/ đối tượng nào đó. Ý kiến, quan điểm có thể được/ không được xác minh bằng sự thật hoặc chứng cứ cụ thể, vì đó có thể là những suy nghĩ cảm tính hoặc diễn giải của người viết về thông tin, dữ liệu. Vì vậy, thái độ, ý kiến và quan điểm thường mang tính chủ quan. Đó là lí do dẫn đến hiện tượng cùng một dữ liệu, nhưng có thể có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau về dữ liệu ấy.

Câu 7: Hãy trình bày những hiểu biết của em về văn bản Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một (tác giả, thể loại, nội dung,…)

Trả lời:

- Tác giả: Tuyết Loan - Tác giả: Tuyết Loan

- Thể loại: văn bản thông tin - Thể loại: văn bản thông tin

- Văn bản trích dẫn từ trang web: nhandan.vn/megastory/2019/3/1. - Văn bản trích dẫn từ trang web: nhandan.vn/megastory/2019/3/1.

- Nội dung: cung cấp thông tin cho người đọc về vẻ đẹp của hang Sơn Đoòng và vấn đề khai thác du lịch. - Nội dung: cung cấp thông tin cho người đọc về vẻ đẹp của hang Sơn Đoòng và vấn đề khai thác du lịch.

Câu 8: Hãy trình bày khái niệm, đặc điểm của:

a) Văn bản thông tin

b) Các yếu tố hình thức trong văn bản thông tin

c) Dữ liệu trong văn bản thông tin

Trả lời:

a) Văn bản thông tin được viết nhằm mục đích chủ yếu là cung cấp thông tin cho người đọc. Để truyền tải thông tin sinh động, hiệu quả, văn bản thông tin có thể sử dụng kết hợp nhiều nguồn thông tin, nhiều cách trình bày (dạng chữ, dạng hình ảnh/ sơ đồ/ bảng biểu,...), nhiều phương thức biểu đạt (thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận,...).

b) Các yếu tố hình thức trong văn bản thông tin: Văn bản thông tin có thể sử dụng một số yếu tố hình thức (bao gồm cả phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ) để biểu thị cách sắp xếp, cấu trúc thông tin trong văn bản hoặc làm cho các ý tưởng và thông tin hấp dẫn, sinh động, dễ hiểu. Chẳng hạn như: nhan đề; kí hiệu đánh dấu các phần, mục; chú thích cho hình ảnh; bảng số liệu; biểu đồ, sơ đồ, lược đồ; mô hình; bản đồ.

c) Dữ liệu trong văn bản thông tin là sự thật hiển nhiên hoặc những phát biểu/ tuyên bố được xác minh bằng những bằng chứng cụ thể, được đo lường, quan sát một cách khoa học và mọi người công nhận. Vì thế, dữ liệu mang tính khách quan và là yếu tố làm nên tính chính xác, đáng tin cậy của văn bản thông tin.

Câu 9: Tài liệu tham khảo là gì?

Trả lời:

TLTK ngoài ý nghĩa là nơi ghi lại những trích dẫn còn có một ý nghĩa khác; người đọc có thể từ TLTK mà tìm ra các tài liệu gốc. Do đó TLTK phải bao gồm tất cả các tác giả với công trình có liên quan đã được trích dẫn trong luận văn; các chi tiết phải được ghi đầy đủ, rõ ràng và chính xác để độc giả quan tâm có thể tìm được tài liệu đó.

Cũng có khái niệm cho răng: “Tài liệu tham khảo là đề cập đến danh mục hệ thống các tác phẩm của một tác giả hoặc lĩnh vực kiến thức cụ thể”.

Câu 10: Tài liệu tham khảo có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Trích dẫn tài liệu là một trong những việc rất quan trọng trong các bài viết khoa học, báo cáo nghiên cứu, luận văn Thạc sĩ và luận án Tiến sĩ. Việc làm này thể hiện được sự nghiên cứu, tham khảo sâu rộng các kết quả nghiên cứu của những người khác, thừa nhận sở hữu trí tuệ của những người đó.

Trích dẫn tham khảo còn làm tăng giá trị của bài viết nhờ có đối chiếu, tham khảo, so sánh với các nguồn tài liệu từ bên ngoài, thể hiện rõ nguồn gốc các thông tin thu thập được. Giúp phát triển năng lực nghiên cứu nhờ quá trình tìm kiếm và chọn lọc những thông tin có chất lượng, giúp làm tăng khả năng tự học, tự tìm kiếm thông tin và khai thác thông tin; bồi dưỡng ý thức đạo đức nghề nghiệp. Những trích dẫn trong bài cũng là những bằng chứng, cơ sở cho những tranh luận của học viên trong bài viết của mình; minh chứng cho những kết quả, ý tưởng đạt được của mình là mới hoặc hay hơn,… so với những kết quả, ý tưởng của các tài liệu được công bố trước đây.

Ngoài ra, việc trích dẫn TLTK trong khoa học chứng tỏ người viết am hiểu kiến thức trong chuyên ngành, và dẫn người đọc đến nguồn tài liệu liên quan. Trích dẫn TLTK còn cung cấp cho các nhà nghiên cứu khác nguồn gốc của phương pháp sử dụng trong nghiên cứu. Nếu lĩnh vực nghiên cứu còn trong vòng tranh luận thì phần TLTK cần phản ảnh được điều đó.

Câu 11: Ví dụ về tài liệu tham khảo?

Trả lời:

•         Vũ Kim Dũng (2006). Giáo trình Nguyên lý kinh tế học vi mô. NXB Thống kê, Hà Nội.

•         Trần Kim Dung (2005). Hướng dẫn viết đề cương nghiên cứu khoa học. Trường đại học kinh tế TPHCM, Hồ Chí Minh.

•         Biswas Asit K and John Kolars (1997). Core and Periphery: A Comprehensive Approach to Middle Eastern Water. Oxford University Press, UK.

•         Edgar. K. Browning and Mark A. Zupan (2002). Microeconomics: Theory and Applications. John Wiley & Sons, Inc.

 

Câu 12:  Chỉ ra bố cục của văn bản “Đồ gốm gia dụng của người Việt”. Bạn đánh giá như thế nào về mối quan hệ giữa bố cục và nhan đề của văn bản?

Trả lời:

Văn bản có 3 ý chính:

- Đặc điểm của cái bát ăn cơm qua các thời kỳ - Đặc điểm của cái bát ăn cơm qua các thời kỳ

- Các đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần - Các đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần

- Xu hướng mua và sử dụng đồ gốm gia dụng từ sau thế kỷ XV - Xu hướng mua và sử dụng đồ gốm gia dụng từ sau thế kỷ XV

Nhan đề của văn bản: Đồ gốm gia dụng của người Việt.

=> Bố cục có mối quan hệ trực tiếp với nhan đề. Bố cục đã làm sáng rõ vấn đề nêu ra ở nhan đề.

Câu 13: Xác định cách trình bày thông tin của các đoạn văn dưới đây và đánh giá hiệu quả của (các) cách trình bày ấy.

  • a. “Đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có cả một lịch sử phát triển ... cái bát chiết yêu duyên dáng thế kỉ XVIII – XIX.”
  • b. “Đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần quá thanh nhã ... bức tranh trừu tượng với bốn hoặc sáu ghế.”

Câu 14: Vẽ sơ đồ tóm tắt bố cục của văn bản Sơn Đoòng – Đệ nhất kì quan. Bố cục ấy có mối quan hệ như thế nào với nhan đề của văn bản?

Trả lời:

Bố cục văn bản:

è Bố cục có quan hệ trực tiếp với nhan đề. Bố cục giúp làm sáng tỏ vấn đề được nói tới trong nhan đề.

Câu 15: Phần văn bản “Sơn Đoòng – Đệ nhất kì quan” trình bày dữ liệu và thông tin theo (những) cách nào? Dựa vào đâu bạn có thể xác định được như vậy? Nhận xét về hiệu quả của (các) cách trình bày ấy trong văn bản.

Trả lời:

- Phần văn bản này được trình bày theo một số cách: - Phần văn bản này được trình bày theo một số cách:

+ Trình tự thời gian: Các thời điểm được đưa ra: 1990, 2008, 2009,… + Trình tự thời gian: Các thời điểm được đưa ra: 1990, 2008, 2009,…

+ Ý chính và nội dung chi tiết: Ta có thể nhận thấy điều này qua các ý nêu ở phần trả lời câu 1. Mỗi ý sẽ có các nội dung chi tiết bổ trợ cho ý đó. Ví dụ: ý  + Ý chính và nội dung chi tiết: Ta có thể nhận thấy điều này qua các ý nêu ở phần trả lời câu 1. Mỗi ý sẽ có các nội dung chi tiết bổ trợ cho ý đó. Ví dụ: ý Kích thước hang động, văn bản đã trình bày hàng loạt các số liệu về kích thước của hang.

- Hiệu quả của các cách trình bày này: Giúp người đọc dễ dàng theo dõi văn bản, hình thành được tiến trình lịch sử, tạo điều kiện cho người đọc hình dung, liên tưởng. - Hiệu quả của các cách trình bày này: Giúp người đọc dễ dàng theo dõi văn bản, hình thành được tiến trình lịch sử, tạo điều kiện cho người đọc hình dung, liên tưởng.

Câu 16: Chỉ ra các trích dẫn trong văn bản Sơn Đoòng – Đệ nhất kì quan và nêu tác dụng.

Trả lời:

- Tờ Thời báo New York đánh giá Sơn Đoòng là một trong những điểm đáng đến nhất thế giới. - Tờ Thời báo New York đánh giá Sơn Đoòng là một trong những điểm đáng đến nhất thế giới.

- Chủ tịch Hội Cổ sinh – Địa tầng Việt Nam, Tạ Hoà Phương cho rằng: “Hình thức … có khả năng hồi phục”. - Chủ tịch Hội Cổ sinh – Địa tầng Việt Nam, Tạ Hoà Phương cho rằng: “Hình thức … có khả năng hồi phục”.

- Chuyên gia hang động, Hao-ot Lim-bo cũng cho rằng: [...] “Sơn Đoòng … người dân sở tại.” - Chuyên gia hang động, Hao-ot Lim-bo cũng cho rằng: [...] “Sơn Đoòng … người dân sở tại.”

=> Tác dụng: làm tăng độ tin cậy, minh bạch, cho phép người đọc theo dõi và tìm được nguồn trích dẫn.

Câu 17: Em hãy nêu nội dung chính của văn bản Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai

Trả lời:

Văn bản cung cấp cho bạn đọc những thông tin về Hà Nội xưa. Qua đó, bài viết khơi dậy nỗi nhớ khôn nguôi về một thời đã qua trong lòng mỗi độc giả.

Câu 18: Bố cục bài Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai

Trả lời:

Gồm: 4 phần

+ Phần 1: Từ đầu đến “Tàu điện là kí ức đáng nhớ của Thủ đô trên nhiều phương diện”- Những kỉ niệm của tàu điện với người Hà Nội. + Phần 1: Từ đầu đến “Tàu điện là kí ức đáng nhớ của Thủ đô trên nhiều phương diện”- Những kỉ niệm của tàu điện với người Hà Nội.

+ Phần 2: Tiếp đến “Mang sắc thái riêng của đất Tràng An” – Khẳng định tầm quan trọng và sự hợp lí của hệ thống tàu điện thời Pháp thuộc đối với giao thông vận tải nước ta. + Phần 2: Tiếp đến “Mang sắc thái riêng của đất Tràng An” – Khẳng định tầm quan trọng và sự hợp lí của hệ thống tàu điện thời Pháp thuộc đối với giao thông vận tải nước ta.

+ Phần 3: Tiếp đến “Để tô điểm thêm cho không gian mới” – Sự khác biệt giữa việc giữu gìn một di sản dân tộc giữa nước ta và các nước Châu Âu. + Phần 3: Tiếp đến “Để tô điểm thêm cho không gian mới” – Sự khác biệt giữa việc giữu gìn một di sản dân tộc giữa nước ta và các nước Châu Âu.

+ Phần 4: Còn lại – Những mong ước và đề xuất về việc khôi phục tàu điện lịch sử Hà Nội. + Phần 4: Còn lại – Những mong ước và đề xuất về việc khôi phục tàu điện lịch sử Hà Nội.

Câu 19: Tóm tắt bài Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai

Trả lời:

Với nhiều thế hệ người Hà Nội xưa, những chuyến tàu điện thong dong trên năm tuyến đường hướng về Bờ Hồ – trái tim của thành phố, đã trở thành một biểu tượng văn hoá của Thủ đô. Có lẽ chưa có một nghiên cứu nào tìm cách lí giải thấu đáo và khoa học cho câu hỏi: “Vì sao hệ thống tàu điện tồn tại từ thời Pháp thuộc lại tạo nên dấu ấn sâu đậm như vậy trong lòng người Hà Nội?”. Dưới góc độ nghiên cứu lịch sử đô thị, hệ thống tàu điện Hà Nội xưa vừa là chứng nhân cho quá trình chuyển đổi mô hình phát triển kiểu thành thị phương Đông sang hình thái đô thị hiện đại kiểu phương Tây, vừa là kết quả có giá trị của giai đoạn đô thị hoá mang tính bản lề ấy. Giá trị ấy minh chứng cho một quá trình phát triển thành công, góp phần tạo nên một Thủ đô nhiều tầng văn hoá. Dễ dàng nhận thấy mạng lưới tàu điện từ đây hướng ra vùng ngoại ô Yên Phụ, Bưởi, Cầu Giấy, Hà Đông, Bạch Mai, Đống Mác khi xưa, lại hoàn toàn dựa trên những tuyến đường bản địa. Đó phải chăng chính là sự giao thoa Đông – Tây? Tuy nhiên vì nhiều nguyên do, đến năm 1989 – 1990, thành phố quyết định chấm dứt hoạt động và loại bỏ hệ thống tàu điện sau nhiều nỗ lực đổi thay. Quyết định ấy đã khiến Hà Nội mất đi một thứ rất đáng được xem là di sản đầy tiềm năng để phát huy giá trị. Rất nhiều nước Châu Âu họ đều giữ lại, cải tạo, phát triển phù hợp và có tính kế thừa cao. Như vậy, việc khôi phục tàu điện lịch sử của Hà Nội là hoàn toàn có cơ sở thực chứng, khoa học về tình yêu của người Hà Nội. Mong rằng, một ngày không xa, sẽ có tuyến tàu điện với công nghệ hiện đại, nhưng mang trên mình hình bóng của đoàn tàu lịch sử và tiếng leng keng ngày xưa ấy lại ngân vang trong đời sống đô thị. 

Câu 20: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Giờ Trái Đất năm 2022: 
Kiến tạo tương lai – bây giờ hoặc không bao giờ

Hà Nội (Thông tấn xã Việt Nam, 26/3): Sự kiện tắt đèn trong vòng một giờ hưởng ứng “Chiến dịch Giờ Trái Đất” năm 2022 diễn ra từ 20h30 đến 21h30, thứ Bảy, ngày 26/3/2022 với thông điệp “Kiến tạo tương lai – bây giờ hoặc không bao giờ” nhấn mạnh vào tính cấp bách của hành động.

  
  • a. Loại phương tiện phi ngôn ngữ nào được sử dụng trong văn bản?
  • b. Nhận xét về hiệu quả của việc sử dụng kết hợp phương tiện phi ngôn ngữ với phương tiện ngôn ngữ trong văn bản.

Câu 21: Xác định những phần trích dẫn trong đoạn trích sau và cho biết đó là kiểu trích dẫn nào:

Theo Nguyễn Thị Phương Châm (2013), nhìn vào hầu hết các khía cạnh của văn hoá Việt Nam trong hai thập kỉ qua, có thể dễ dàng nhận ra màu sắc toàn cầu trong đó, nhất là trong đời sống văn hoá thường ngày. “Có lẽ chỉ trong bối cảnh hiện tại, khi toàn cầu hoá đã “phủ sóng” rộng khắp thì ngay tại Việt Nam, dân chúng mới có thể ngắm hoa anh đào, thưởng thức su-si (sushi), đọc truyện tranh Nhật Bản, nghe nhạc, xem phim Hàn Quốc, thưởng thức quốc hoạ Trung Hoa, lễ hội hoá trang Bra-xin (Brazil), rồi hip-hop, truyện Ha-ri Pót-tơ (Harry Potter), phim Hô-li-út (Hollywood), các thần tượng bóng đá, ca nhạc, điện ảnh quốc tế của giới trẻ...” (Nguyễn Thị Phương Châm, 2013). Rõ ràng, toàn cầu hoá có những tác động mạnh mẽ đến văn hoá giới trẻ, mà một trong những khía cạnh tiêu biểu là văn hoá giải trí của họ.

Trả lời:

Những phần trích dẫn:

- Nhìn vào hầu hết các khía cạnh của văn hoá Việt Nam trong hai thập kỉ qua, có thể dễ dàng nhận ra màu sắc toàn cầu trong đó, nhất là trong đời sống văn hoá thường ngày. => Trích dẫn gián tiếp - Nhìn vào hầu hết các khía cạnh của văn hoá Việt Nam trong hai thập kỉ qua, có thể dễ dàng nhận ra màu sắc toàn cầu trong đó, nhất là trong đời sống văn hoá thường ngày. => Trích dẫn gián tiếp

- Có lẽ chỉ trong bối cảnh hiện tại, khi toàn cầu hoá đã “phủ sóng” rộng khắp thì ngay tại Việt Nam, dân chúng mới có thể ngắm hoa anh đào, thưởng thức su-si (sushi), đọc truyện tranh Nhật Bản, nghe nhạc, xem phim Hàn Quốc, thưởng thức quốc hoạ Trung Hoa, lễ hội hoá trang Bra-xin (Brazil), rồi hip-hop, truyện Ha-ri Pót-tơ (Harry Potter), phim Hô-li-út (Hollywood), các thần tượng bóng đá, ca nhạc, điện ảnh quốc tế của giới trẻ... => Trích dẫn trực tiếp - Có lẽ chỉ trong bối cảnh hiện tại, khi toàn cầu hoá đã “phủ sóng” rộng khắp thì ngay tại Việt Nam, dân chúng mới có thể ngắm hoa anh đào, thưởng thức su-si (sushi), đọc truyện tranh Nhật Bản, nghe nhạc, xem phim Hàn Quốc, thưởng thức quốc hoạ Trung Hoa, lễ hội hoá trang Bra-xin (Brazil), rồi hip-hop, truyện Ha-ri Pót-tơ (Harry Potter), phim Hô-li-út (Hollywood), các thần tượng bóng đá, ca nhạc, điện ảnh quốc tế của giới trẻ... => Trích dẫn trực tiếp

Câu 22: Xác định những phần trích dẫn trong đoạn trích sau và cho biết đó là kiểu trích dẫn nào:

Liên minh châu Âu đang dự định kế hoạch áp đặt trừng phạt đối với các doanh nghiệp bên ngoài châu Âu không tham gia vào lệnh cấm vận mà EU ban hành với Nga.

Các chuyên gia gọi đây là "biện pháp trừng phạt thứ cấp" hoặc "biện pháp trừng phạt ngoài lãnh thổ". Gói trừng phạt thứ 11 được thiết kế với mục đích cắt đứt nguồn cung nguyên vật liệu và công nghệ cần thiết cho chiến dịch quân sự đặc biệt của quân đội Nga tại Ukraine.

Trả lời:

- Phần trích dẫn trong đoạn trích: là "biện pháp trừng phạt thứ cấp" hoặc "biện pháp trừng phạt ngoài lãnh thổ". - Phần trích dẫn trong đoạn trích: là "biện pháp trừng phạt thứ cấp" hoặc "biện pháp trừng phạt ngoài lãnh thổ".

=> Trích dẫn gián tiếp

Câu 23: Xác định thông tin cơ bản và thông tin chi tiết của đoạn văn: “Đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có cả một lịch sử phát triển ... cái bát chiết yêu duyên dáng thế kỉ XVIII – XIX”. Chỉ ra mối liên hệ giữa các thông tin chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của đoạn văn.

Trả lời:

- Thông tin cơ bản: Cái bát ăn cơm, một thứ đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà, mỗi thời mỗi khác. - Thông tin cơ bản: Cái bát ăn cơm, một thứ đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà, mỗi thời mỗi khác.

- Thông tin chi tiết: Đặc điểm của cái bát qua các thời kỳ lịch sử. - Thông tin chi tiết: Đặc điểm của cái bát qua các thời kỳ lịch sử.

- Mối liên hệ giữa các thông tin chi tiết: Các thông tin chi tiết được trình bày theo trình tự thời gian và có sự so sánh đối chiếu lẫn nhau. - Mối liên hệ giữa các thông tin chi tiết: Các thông tin chi tiết được trình bày theo trình tự thời gian và có sự so sánh đối chiếu lẫn nhau.

- Vai trò của thông tin chi tiết trong việc thể hiển thông tin chính của đoạn văn: Giúp làm sáng tỏ ý nêu ra ở thông tin chính. - Vai trò của thông tin chi tiết trong việc thể hiển thông tin chính của đoạn văn: Giúp làm sáng tỏ ý nêu ra ở thông tin chính.

Câu 24: Văn bản Đồ gốm gia dụng của người Việt truyền tải thông tin bằng những phương thức biểu đạt nào?

Trả lời:

- Văn bản truyền tải thông tin bằng cách kết hợp các phương thức thuyết minh và miêu tả, ngoài ra còn có biểu cảm. Yếu tố thuyết minh và miêu tả có thể dễ dàng nhận ra ở các câu nói về đặc điểm của các loại bát, các đồ gốm gia dụng. Yếu tố biểu cảm có thể tìm thấy ở một số câu thể hiện sự đánh giá, cảm nhận của người viết. - Văn bản truyền tải thông tin bằng cách kết hợp các phương thức thuyết minh và miêu tả, ngoài ra còn có biểu cảm. Yếu tố thuyết minh và miêu tả có thể dễ dàng nhận ra ở các câu nói về đặc điểm của các loại bát, các đồ gốm gia dụng. Yếu tố biểu cảm có thể tìm thấy ở một số câu thể hiện sự đánh giá, cảm nhận của người viết.

Câu 25: Bạn có đồng tình với ý kiến của người viết về việc " khôi phục tàu điện lịch sử của Hà Nội: hay không? Vì sao?

Trả lời:

     Em đồng tình với ý kiến của người viết về việc " khôi phục tàu điện lịch sử của Hà Nội: hay không. Vì việc khôi phục giúp mọi người có thể biết đến và hình dung được quá trình lịch sử về sự phát triển cũng như giúp những người đã từng sống trong thời kỳ ấy được trở về kí ức đồng thời điều đó cũng giúp du lịch Việt Nam phát triển hơn.

Câu 26: Xác định thái độ của tác giả được thể hiện qua văn bản Sơn Đoòng – Thế giới chỉ có một và chỉ ra căn cứ để xác định (những) thái độ đó.

Trả lời:

Thái độ của tác giả thể hiện qua văn bản:

- Thái độ trung thực, khách quan: Điều này thể hiện qua các dữ kiện được đưa vào văn bản đều chuẩn xác, có nguồn cụ thể. - Thái độ trung thực, khách quan: Điều này thể hiện qua các dữ kiện được đưa vào văn bản đều chuẩn xác, có nguồn cụ thể.

- Thái độ thích thú, ngượng mộ sự kì vĩ của hang Sơn Đoòng: Điều này thể hiện qua ngôn từ, cách diễn đạt: “gìn giữ được “báu vật” này”, “chúng ta sẽ thấy khả năng tạo tác thần kỳ của bà mẹ thiên nhiên quả là không giới hạn”, “điểm đặc biệt cuối cùng mà Sơn Đoòng dành tặng du khách trước khi chia tay là “Bức tường Việt Nam”,… - Thái độ thích thú, ngượng mộ sự kì vĩ của hang Sơn Đoòng: Điều này thể hiện qua ngôn từ, cách diễn đạt: “gìn giữ được “báu vật” này”, “chúng ta sẽ thấy khả năng tạo tác thần kỳ của bà mẹ thiên nhiên quả là không giới hạn”, “điểm đặc biệt cuối cùng mà Sơn Đoòng dành tặng du khách trước khi chia tay là “Bức tường Việt Nam”,…

Câu 27: Đề tài của văn bản Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một có ý nghĩa như thế nào với ngành du lịch Quảng Bình nói riêng và Việt Nam nói chung? Từ đó, bạn có suy nghĩ gì về việc khai thác và bảo tồn các kì quan thiên nhiên?

Trả lời:

- Đề tài của văn bản giúp quảng bá hình ảnh của hang Sơn Đoòng đến với công chúng đồng thời giúp người đọc nhận thức được vấn đề khai thác du lịch đi đôi với phát triển bền vững.  - Đề tài của văn bản giúp quảng bá hình ảnh của hang Sơn Đoòng đến với công chúng đồng thời giúp người đọc nhận thức được vấn đề khai thác du lịch đi đôi với phát triển bền vững.

- Quan điểm về việc khai thác và bảo tồn các kì quan thiên nhiên: Hai công việc này cần phải đi đôi với nhau để đảm bảo phát triển bền vững. - Quan điểm về việc khai thác và bảo tồn các kì quan thiên nhiên: Hai công việc này cần phải đi đôi với nhau để đảm bảo phát triển bền vững.

Câu 28: Em hãy nêu giá trị nội dung của bài Đồ gốm gia dụng của người Việt

Trả lời:

 - Giá trị nội dung:

Bài viết “Đồ gốm gia dụng của người viết” đem lại cho người đọc những tri thức bổ ích về lịch sử, công dụng của những chiếc bát truyền thống. 

Câu 29: Em hãy nêu giá trị nghệ thuật của bài Đồ gốm gia dụng của người Việt

Trả lời:

Giá trị nghệ thuật: 

Các thông tin trong văn bản được liên kết với nhau mạch lạc, cấu trúc logic, hình ảnh minh họa phong phú, có sự kết hợp với thái độ của tác giả. 

Câu 30: Đề tài của văn bản Sơn Đoòng – Thế giới chỉ có một có ý nghĩa như thế nào với ngành du lịch Quảng Bình nói riêng và Việt Nam nói chung? Từ đó, bạn có suy nghĩ gì về việc khai thác và bảo tồn các kì quan thiên nhiên?

Trả lời:

      Đề tài của văn bản Sơn Đoòng – Thế giới chỉ có một có ý nghĩa giúp người đọc biết được hoàn cảnh ra đời và biết được các đặc điểm của Sơn Đoòng và biết được các biện pháp bảo vệ và phát triển Sơn Đoòng điều đó giúp ngành du lịch Quảng Bình nói riêng và Việt Nam nói chung có thể phát triển du lịch cũng như khai thác hợp lý việc du lịch hang  Sơn Đoòng. Việc khai thác và bảo tồn các kì quan thiên nhiên có thể thực hiện thông qua hoạt động du lịch. Qua hoạt động hướng dẫn du lịch, du khách có cơ hội không chỉ được được tận mắt nhìn thấy trong thực tế, mà còn được hiểu về giá trị các di sản văn hóa nơi mình đến du lịch. Nhiều giá trị văn hóa chỉ có thể cảm nhận được trong những khung cảnh thực của tự nhiên, của nếp sống truyền thống cộng đồng mà không thể có phim ảnh, diễn xuất nào có thể chuyển tải được. Và chỉ có du lịch mới có thể đem lại cho du khách những trải nghiệm đặc biệt, sống động. Nhưng hiện nay, thông qua phương thức du lịch để bảo tồn và phát huy giá trị tài nguyên văn hóa dân gian cần phải được chấn chỉnh vì có nhiều nơi đã lợi dụng du lịch để khai thác tài nguyên văn hóa dân gian chỉ với yếu tố thương mại hóa, không có biện pháp bảo vệ, hoàn nguyên dẫn đến nguy cơ triệt phá di sản, mất đi giá trị đích thực của các di sản văn hóa đó.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay