Câu hỏi tự luận ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Ôn tập Bài 6: Sống với biển rừng bao la (Truyện ngắn) (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập 6 Bài Sống với biển rừng bao la (Truyện ngắn). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

ÔN TẬP BÀI 6. SỐNG VỚI BIỂN RỪNG BAO LA (PHẦN 1)

Câu 1:  Hiện tượng đảo trật tự từ ngữ là gì? Cho ví dụ?

Trả lời:

- Đảo trật tự từ ngữ so với trật tự từ ngữ thông thường được dùng với mục đích nhấn mạnh, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt. - Đảo trật tự từ ngữ so với trật tự từ ngữ thông thường được dùng với mục đích nhấn mạnh, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.

- Ví dụ: - Ví dụ:                      Cây bưởi sau nhà ngan ngát hương đưa.

                                                                     (Phan Thị Thanh Nhàn, Hương thầm)

Nếu so sánh hai cách diễn đạt “hương đưa ngan ngát” (trật tự thông thường) và “ngan ngát hương đưa” (trật tự đã thay đổi), chúng ta sẽ thấy cách diễn đạt thứ hai giàu sức biểu cảm hơn đồng thời cũng giàu nhạc tính hơn.

Câu 2: Hiện tượng mở rộng khả năng kết hợp của từ là gì? Cho ví dụ?

Trả lời:

Ở hiện tượng này, từ ngữ được cung cấp thêm những khả năng kết hợp mới tạo ra những kết hợp từ vô cùng độc đáo, nhằm tăng hiệu quả diễn đạt.

Ví dụ:                         

Đàn cò áo trắng

Khiêng nắng

Qua sông

(Trần Đăng Khoa, Em kể chuyện này)

Câu 3: Em hãy nêu nội dung chính của văn bản Kiến và người.

Trả lời:

Truyện ngắn “Kiến và người” là câu chuyện về sự đấu tranh môi trường sống giữa một gia đình và loài kiến, và con người sẽ không thể chiến thắng nếu như xâm chiếm môi trường sống của các loài trong tự nhiên.

Câu 4: Em hãy nêu giá trị nội dung của bài Kiến và người

Trả lời:

 - Giá trị nội dung:

Tác phẩm là câu chuyện về sự đấu tranh môi trường sống giữa một gia đình và loài kiến, và con người sẽ không thể chiến thắng nếu như xâm chiếm môi trường sống của các loài trong tự nhiên. Qua đó, ta thấy được mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, khi con người tác động đến môi trường sống sinh thái tự nhiên sẽ đều trả giá. 

Câu 5: Em hãy nêu giá trị nghệ thuật của bài Kiến và người

Trả lời:

 - Giá trị nghệ thuật:

  • Tác phẩm cho thấy tài năng ngôn từ phong phú của nhà văn.
  • Việc sử dụng ngôi thứ nhất, qua điểm nhìn của người con cả trong gia đình có tác dụng dẫn dắt và làm cho câu chuyện chân thực hơn do chính người kể chuyện là người trong hoàn cảnh đó.

Câu 6:  Nêu một số nét về tác giả Bùi Hiển?

Trả lời:

- Bùi Hiển (1919-2009) sinh tại huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An là nhà văn có sức sáng tạo dồi dào, bền bỉ trong cả hai giai đoạn trước và sau năm 1975.  - Bùi Hiển (1919-2009) sinh tại huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An là nhà văn có sức sáng tạo dồi dào, bền bỉ trong cả hai giai đoạn trước và sau năm 1975.

- Nổi tiếng từ truyện ngắn đầu tay Nằm vạ, ông định hình phong cách là một nhà văn chuyên viết về phong tục Bắc Bộ với lòng yêu thương con người và cảnh vật sâu sắc. Bùi Hiển viết đa dạng nhiều thể loại như: truyện ngắn, bút kí, phê bình, tiểu luận, chân dung văn học, dịch thuật,…với hơn 40 tác phẩm.  - Nổi tiếng từ truyện ngắn đầu tay Nằm vạ, ông định hình phong cách là một nhà văn chuyên viết về phong tục Bắc Bộ với lòng yêu thương con người và cảnh vật sâu sắc. Bùi Hiển viết đa dạng nhiều thể loại như: truyện ngắn, bút kí, phê bình, tiểu luận, chân dung văn học, dịch thuật,…với hơn 40 tác phẩm. Truyện Chiều sương in trong tập truyện ngắn Nằm vạ (1941)

Câu 7: Nhan đề Chiều sương có ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Thời điểm buổi chiều – thời điểm tác giả chọn để khai thác làm chủ đề chính cho toàn đoạn trích.  - Thời điểm buổi chiều – thời điểm tác giả chọn để khai thác làm chủ đề chính cho toàn đoạn trích.

- Nội dung văn bản có thể sẽ nói về cảm nhận, miêu tả khung cảnh, không khí mát mẻ, se lạnh vào buổi chiều có sương phủ gợi một cảnh tượng, một ký ức hoặc cảm xúc của tác giả về chiều sương. - Nội dung văn bản có thể sẽ nói về cảm nhận, miêu tả khung cảnh, không khí mát mẻ, se lạnh vào buổi chiều có sương phủ gợi một cảnh tượng, một ký ức hoặc cảm xúc của tác giả về chiều sương.

Câu 8: Nêu một số hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Huy Thiệp?

Trả lời:

- Nguyễn Huy Thiệp (1950-2021) sinh ở Thái Nguyên, là nhà văn có nhiều đóng góp trong việc đổi mới nội dung và hình thức nghệ thuật của văn xuôi Việt Nam đương đại. - Nguyễn Huy Thiệp (1950-2021) sinh ở Thái Nguyên, là nhà văn có nhiều đóng góp trong việc đổi mới nội dung và hình thức nghệ thuật của văn xuôi Việt Nam đương đại.

- Ông để lại hơn 50 truyện ngắn, 10 kịch bản, 4 tiểu thuyết, nhiều bài phê bình văn học và thành công nhất với thể loại truyện ngắn. - Ông để lại hơn 50 truyện ngắn, 10 kịch bản, 4 tiểu thuyết, nhiều bài phê bình văn học và thành công nhất với thể loại truyện ngắn.

- Truyện ngắn của ông đề cập đến nhiều vấn đề nóng hổi của đời sống đương đại và khá đa dạng trong cách viết (hoặc chú trọng vào xung đột, kịch tính, hoặc kết hợp giữa tự sự với trữ tình, hoặc hòa trộn thực với ảo, hiện đại và dân gian,…) - Truyện ngắn của ông đề cập đến nhiều vấn đề nóng hổi của đời sống đương đại và khá đa dạng trong cách viết (hoặc chú trọng vào xung đột, kịch tính, hoặc kết hợp giữa tự sự với trữ tình, hoặc hòa trộn thực với ảo, hiện đại và dân gian,…)

Câu 9: Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của truyện ngắn Muối của rừng?

Trả lời:

Thời kì đổi mới đất nước. Bước vào thời kì hòa bình, xây dựng đất nước, bên cạnh những thành tựu thì đời sống xã hội và nhân tâm vỡ ra nhiều bất ổn. Mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, cách ứng xử của con người với thế giới tự nhiên cũng đòi hỏi phải được nhìn nhận lại.

Câu 10: Trong truyện ngắn Muối của rừng truyện được kể theo kết cấu nào?

Trả lời:

Truyện được kết cấu theo trình tự thời gian cuộc đi săn của ông Diểu từ lúc bắt đầu đến khi ông trở về. Truyện kết thúc theo lối mở với chi tiết đậm màu sắc huyền thoại đó là sự xuất hiện của loài hoa tử huyền. Cái kết này mang lại chất thơ cho tác phẩm và cũng góp phần khắc sâu chủ đề của tác phẩm.

Câu 11: Tìm hiện tượng đảo trật tự từ ngữ trong các trường hợp sau và phân tích tác dụng của các hiện tượng này?

a)                             Cây bưởi nhà mình đãng trí

Bỏ quên năm ngoái mùa hoa

Bỏ quên năm ngoái mùa hoa

Năm nay bưởi chừng hối tiếc

(Trần Lê Văn, Hơi sức của cây)

b) Nhưng trên mặt biển, ùn ùn từ đâu đến – dân chào bảo từ Thủy phủ đùn lên – một đám sương mù dày đặc, mang vị mặn và hơi lạnh thấm thía.

(Bùi Hiển, Chiều sương)

Trả lời:

a) Hiện tượng đảo trật từ trong câu: từ "mùa hoa" đảo với "năm ngoái". Điều này giúp nhấn mạnh thời gian mà cây bưởi quên nở hoa - năm ngoái. Qua đó cũng giúp câu thơ trở nên sinh động, hấp dẫn và lôi cuốn hơn.

b) Hiện tượng đảo trật tự từ trong câu:  "ùn ùn từ đâu đến - dân chài bảo từ Thủy phủ đùn lên - một đám sương mù dày đặc" có câu gốc là "một đám sương mù dày đặc ùn ùn từ đâu đến, dân chài bào từ Thủy phủ đùn lên". Sự đảo trật tự từ này giúp câu trở nên hấp dẫn hơn, làm tăng tính nghệ thuật của văn bản. Nó cũng có thể giúp tạo ra hiệu ứng nổi bật và độc đáo, thu hút sự chú ý của độc giả. 

Câu 12: Chỉ ra hiện tượng mở rộng khả năng kết hợp của từ trong các đoạn trích sau và phân tích tác dụng biểu đạt của những cách diễn đạt này:

a)                            Nắng đã vàng hanh như phấn bay,

Đã nghe tiếng sếu vọng sông gày.

Trước sân mây trắng về đông lắm,

Em ở xa nhà, em có hay.

(Vũ Quần Phương, Nắng đã hanh)

b) Vào một chiều trung tuần tháng Giêng, chàng trai ấy lang thang trong những ngõ hẻm làng. Chàng đi không mục đích, hồn lặng thấm cái êm ả lắng tự vòm trời trắng hơi biêng biếc như dát bạc, cái êm ả của những cuối ngày thôn dã.

(Bùi Hiển, Chiều sương)

Trả lời:

a) Trong đoạn trích này, ta có thể thấy sự mở rộng khả năng kết hợp của từ để biểu thị ý nghĩa chi tiết. Cụ thể, từ "vàng" và "hanh" được kết hợp để hình thành thành ngữ "vàng hanh" để mô tả màu sắc của ánh nắng. Từ "vọng" và "gày" được kết hợp để hình thành thành ngữ "vọng sông gày" để mô tả một cảnh vật thiên nhiên. Đây là những cách diễn đạt hình ảnh sống động giúp tác giả tạo ra hình ảnh sắc nét trong trí tưởng tượng của người đọc, tăng tính thẩm mỹ và sinh động cho đoạn thơ.

b) Trong đoạn trích này, có hiện tượng mở rộng khả năng kết hợp của từ thông qua việc sử dụng những từ ngữ mô tả hình ảnh cụ thể, ví dụ như “ngõ hẻm”, “hồn lặng thấm”, “êm ái”, “vòm trời trắng hơi biêng biếc như dát bạc”. Những cách diễn đạt này giúp cho độc giả có thể hình dung được cảnh vật và cảm nhận tình trạng tâm trạng của nhân vật chính, từ đó tạo ra một sự chân thực và sâu sắc cho tác phẩm.

Câu 13: Sự xuất hiện chiếc thuyền của ông Xin Kính có ý nghĩa gì trong văn bản Chiều sương?

Trả lời:

- Sự xuất hiện chiếc thuyền của ông Xin Kính trong câu chuyện tạo sự kết nối phần trước với phần sau của nội dung câu chuyện. Nhờ sự xuất hiện ấy, nhà văn đã khéo léo đưa tình huống các ngư dân gặp cảnh người bị đuối nước, từ đó tạo sự gợi mở cho người đọc những tình huống, những sự việc xảy ra sau đó.  - Sự xuất hiện chiếc thuyền của ông Xin Kính trong câu chuyện tạo sự kết nối phần trước với phần sau của nội dung câu chuyện. Nhờ sự xuất hiện ấy, nhà văn đã khéo léo đưa tình huống các ngư dân gặp cảnh người bị đuối nước, từ đó tạo sự gợi mở cho người đọc những tình huống, những sự việc xảy ra sau đó. 

- Sự xuất hiện chiếc thuyền của ông Xin Kính là cầu nối, là căn nguyên tạo nên tình huống truyện trở nên hấp dẫn, li kì hơn. - Sự xuất hiện chiếc thuyền của ông Xin Kính là cầu nối, là căn nguyên tạo nên tình huống truyện trở nên hấp dẫn, li kì hơn.

Câu 14: Tìm một số chi tiết, hình ảnh nói lên quan niệm về cõi âm và mối liên hệ giữa cõi âm và cõi dương của chàng trai và những người dân làng chài trong văn bản Chiều sương. So sánh và làm rõ những điểm tương đồng khác biệt giữa những quan niệm này.

Trả lời:

Một số chi tiết, hình ảnh nói lên quan niệm về cõi âm và mối liên hệ giữa cõi dương và cõi âm của chàng trai và của những người dân làng chài trong văn bản:

- Quan niệm của chàng trai: không tin vào ma quỷ, “đó chỉ là điều huyễn tưởng, nảy sinh từ một khung cảnh, một tâm trạng nào đó”. - Quan niệm của chàng trai: không tin vào ma quỷ, “đó chỉ là điều huyễn tưởng, nảy sinh từ một khung cảnh, một tâm trạng nào đó”.

- Quan niệm của những người dân làng chài: “âm dương không phân ranh giới rõ ràng, cõi sống và cõi chết nương nhau vấn vít”. - Quan niệm của những người dân làng chài: “âm dương không phân ranh giới rõ ràng, cõi sống và cõi chết nương nhau vấn vít”.

- Điểm tương đồng giữa quan niệm về cõi âm và mối liên hệ giữa cõi dương và cõi âm của chàng trai và của những người dân làng chài trong văn bản: họ đều coi đó là những điều bình thường, không hề có chút sợ hãi, lo sợ hay mê tín quá mức khi bày tỏ quan niệm về cõi âm và mối liên hệ giữa cõi dương và cõi âm. - Điểm tương đồng giữa quan niệm về cõi âm và mối liên hệ giữa cõi dương và cõi âm của chàng trai và của những người dân làng chài trong văn bản: họ đều coi đó là những điều bình thường, không hề có chút sợ hãi, lo sợ hay mê tín quá mức khi bày tỏ quan niệm về cõi âm và mối liên hệ giữa cõi dương và cõi âm.

- Điểm khác biệt ở quan niệm về cõi âm và mối liên hệ giữa cõi dương và cõi âm của chàng trai và của những người dân làng chài trong văn bản:  - Điểm khác biệt ở quan niệm về cõi âm và mối liên hệ giữa cõi dương và cõi âm của chàng trai và của những người dân làng chài trong văn bản: 

+ Chàng trai coi đó là điều không có thật, nên coi đó là điều huyền tưởng. + Chàng trai coi đó là điều không có thật, nên coi đó là điều huyền tưởng.

+ Những người dân làng chài lại tin điều đó có thât, luôn hiện hữu, song hành với dương gian. + Những người dân làng chài lại tin điều đó có thât, luôn hiện hữu, song hành với dương gian.

Câu 15: Em hãy nêu giá trị nội dung của bài Muối của rừng

Trả lời:

 - Giá trị nội dung:

Tác phẩm là bức tranh phản chiếu thái độ sống của con người. Khi con người biết bảo vệ, biết dành tình yêu cho thiên nhiên, thì thiên nhiên sẽ mang lại rất nhiều tài nguyên cho con người. Văn bản là bức tranh thiên nhiên, lòng trắc ẩn của con người. Qua đó thấy được tệ nạn săn bắn thú rừng ở Việt Nam và lời kêu gọi con người bảo vệ thiên nhiên.

Câu 16: Em hãy nêu giá trị nghệ thuật của bài Muối của rừng

Trả lời:

 - Giá trị nghệ thuật: 

Tác giả đã mang đến những ngôn từ đặc sắc, những câu văn ấn tượng cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa con người và thiên nhiên. 

Câu 17: Trong bài Muối của rừng, vì sao ông Diểu sợ hãi “kinh hoàng” đến mức phải chạy trốn?

Trả lời:

Ông Diểu sợ hãi “kinh hoàng” đến mức phải chạy trốn vì chứng kiến cảnh khỉ con rơi xuống vực cùng tiếng rú thê thảm, “trong kí ức của ông chưa hề có tiếng rú nào tương tự thế này”.

Câu 18: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Muối của rừng có gì đặc biệt. Hãy chỉ ra điểm đặc biệt đó?

Trả lời:

+ Ngôi kể: Ngôi thứ ba – người kể chuyện đứng ngoài cuộc. + Ngôi kể: Ngôi thứ ba – người kể chuyện đứng ngoài cuộc.

+ Điểm nhìn trần thuật đặt vào chính nhân vật ông Diểu + Điểm nhìn trần thuật đặt vào chính nhân vật ông Diểu

+ Giọng điệu trần thuật: khách quan, trung tính. + Giọng điệu trần thuật: khách quan, trung tính.

Câu 19: Theo em, truyện ngắn "Muối của rừng" hấp dẫn bởi nội dung câu chuyện hay cách kể chuyện? Vì sao?

Trả lời:

Theo em, truyện ngắn "Muối của rừng" của Nguyễn Huy Thiệp rất hấp dẫn cả về nội dung câu chuyện  cách kể chuyện của tác giả. Qua những phương diện khác nhau, người đọc có thể cảm nhận được những giá trị đặc sắc khác nhau. Truyện không chỉ đơn thuần kể về cuộc đi săn của nhân vật ông Diểu, mà còn gửi gắm những vấn đề nhân sinh phổ biến. Trong đó, ta thấy sự đấu tranh không ngừng giữa thiện và ác, giữa con người và thế giới tự nhiên. Nhân vật chính trong truyện tìm thấy sự cứu rỗi bởi cái đẹp, và từ đó ông xóa đi những quan niệm sai lầm, tìm được sự thật về bản thân mình.

Ngoài giá trị về nội dung, giá trị nghệ thuật của cách kể chuyện cũng rất đáng khen ngợi. Nguyễn Huy Thiệp đã khéo léo sử dụng hình ảnh ước lệ mang tính triết lý sâu sắc trong một phong cách viết lạnh lùng, kiêu sa. Cách tạo dựng nhân vật và tình huống trong truyện cũng rất độc đáo, không giống bất kỳ tác phẩm nào khác. Tuy là một ông lão cô độc đi săn trong rừng vào sáng xuân, nhưng nhân vật ông Diểu không chỉ có những phẩm chất xấu xa, cái ti tiện, mà ở ông còn ngời sáng những nhân cách đẹp, những tâm hồn thuần khiết, vẻ đẹp vốn có hằn sâu trong tâm thức con người.

Câu 20: Phân tích hiệu quả của hiện tượng tách biệt trong các trường hợp:

a) Ào một cái, từ trong rừng đâu da bỗng như có tiếng quẫy động của một con vật khổng lồ. Ông Diểu biết là con đầu đàn đã đến. Con khỉ này cũng gớm lắm đây. Nó xuất hiện với một nghi lễ vương chủ. Tự tin đến thô bạo. Ông Diểu mỉm cười và chăm chú nhìn.

(Nguyễn Huy Thiệp, Muối của rừng)

b) Ông Diểu bỗng thấy bị xúc phạm ghê gớm. Tựa như ông bị theo đuổi, bị đòi ăn vạ.

(Nguyễn Huy Thiệp, Muối của rừng)

Trả lời:

  • a. Trong đoạn văn trên trên, hiện tượng tách biệt được áp dụng để tạo ra sự căng thẳng và hồi hộp cho người đọc. Bằng cách miêu tả âm thanh và cảm giác của con vật khổng lồ, tác giả đã tạo ra một cảnh tượng đáng sợ và bí ẩn. Sau đó, khi tác giả giới thiệu con khỉ và mô tả sự tự tin của nó, hiện tượng tách biệt lại được áp dụng để tạo ra sự tương phản giữa hai nhân vật, tạo ra một căn bản của câu chuyện. Việc sử dụng hiện tượng tách biệt trong trường hợp này giúp cho câu chuyện trở nên sinh động và gay cấn hơn, đồng thời giúp người đọc tập trung hơn vào sự kiện quan trọng của câu chuyện.

Câu 21: Nhận xét về sự độc đáo của những kết hợp từ được in đậm trong đoạn thơ sau:

Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên,

Cây me ríu rít cặp chim chuyền.

Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,

Thu đến - nơi nơi động tiếng huyền.

(Xuân Diệu, Thơ duyên)

Trả lời:

Những kết hợp từ được in đậm trong đoạn thơ mang đến sự tươi mới và độc đáo cho đoạn thơ, tạo nên một bức tranh về không gian và thời gian đầy màu sắc và cảm xúc.

+ Từ "nhánh duyên" thể hiện tình cảm ngọt ngào, lãng mạn.  + Từ "nhánh duyên" thể hiện tình cảm ngọt ngào, lãng mạn. 

+ Từ "đổ trời xanh ngọc qua muôn lá" mô tả một khung cảnh đẹp, thanh bình, khi mà lá cây mọc um tùm tạo nên một khung cảnh rực rỡ và sống động.  + Từ "đổ trời xanh ngọc qua muôn lá" mô tả một khung cảnh đẹp, thanh bình, khi mà lá cây mọc um tùm tạo nên một khung cảnh rực rỡ và sống động. 

Những từ được in đậm diễn tả rất chân thật về sự dịu dàng, thanh tịnh của mùa thu, và cho ta thấy tình cảm sâu sắc của tác giả đối với cảnh thiên nhiên, đó là tình yêu thiên nhiên sâu sắc, tâm hồn tinh tế, lãng mạn với thiên nhiên.

Câu 22: Câu chuyện về chiếc thuyền của Xin Kính năm xưa và lão Nhiệm Bình cùng chàng trai trẻ hôm nay gợi cho bạn suy nghĩ gì về thái độ, tình cảm của con người đối với biển cả?

Trả lời:

Câu chuyện về chiếc thuyền của Xin Kính năm xưa và lão Nhiệm Bình cùng chàng trai trẻ hôm nay đã đem lại cho em nhiều suy nghĩ về thái độ và tình cảm của con người đối với biển cả. Biển cả mang lại cho con người những tài nguyên vô giá, đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con người. Con người luôn có sự yêu mến, kính trọng và biết ơn đối với biển cả, đặc biệt là đối với những người dân chài biển là một điều thiêng liêng. Với họ, biển cả giống như một người mẹ, bao bọc, ôm ấp, mang đến tôm, cá để nuôi sống họ lớn. Tuy nhiên, biển cả cũng có thể giống như một người bạn tinh nghịch, đôi khi có chút giận hờn, đánh những cơn sóng vào mạn thuyền đưa đẩy hay trêu đùa người dân đánh cá. Biển là người bạn vô tri, gần gũi, gắn bó với con người, mãi không thể tách rời.

Câu 23: Phân tích tác dụng của việc đan xen các yếu tố thực và ảo trong văn bản truyện Chiều sương?

Trả lời:

 - Việc đan xen một số yếu tố thực và ảo trong văn bản truyện là yếu tố đặc trưng của thể loại truyện ngắn. Thông qua đó giúp cho người đọc có cái nhìn mới mẻ, thú vị về nhân vật lão Nhiệm Bình - đại diện cho những người dân làng chài.

- Bằng lời kể pha chút hài hước, hóm hỉnh cũng như chi tiết ảo được đan xen trong quá trình kể chuyện của ông lão với chàng trai, người đọc có thể cảm nhận được sự vui tính, yêu đời, con mắt lạc quan của những người dân lao động làng chài. Bên cạnh những giờ phút lao động nguy hiểm, mệt mỏi là những khoảng đời thường bình dị. Dẫu vất vả, khó khăn trong công việc mưu sinh là vậy nhưng họ vẫn luôn lạc quan, yêu đời, luôn nhìn đời bằng con mắt tích cực. Đồng thời, thông qua đó, ta cũng thấy được sự tài tính, khéo léo của tác giả khi đưa đan xen những yếu tố thực và ảo vào trong văn bản truyện, tác giả đã biến những mẩu chuyện ma tưởng chừng rất thần bí, khiến người đọc rùng mình thành những mẩu chuyện “như nói chuyện người dương gian”, gần gũi, ấm áp. - Bằng lời kể pha chút hài hước, hóm hỉnh cũng như chi tiết ảo được đan xen trong quá trình kể chuyện của ông lão với chàng trai, người đọc có thể cảm nhận được sự vui tính, yêu đời, con mắt lạc quan của những người dân lao động làng chài. Bên cạnh những giờ phút lao động nguy hiểm, mệt mỏi là những khoảng đời thường bình dị. Dẫu vất vả, khó khăn trong công việc mưu sinh là vậy nhưng họ vẫn luôn lạc quan, yêu đời, luôn nhìn đời bằng con mắt tích cực. Đồng thời, thông qua đó, ta cũng thấy được sự tài tính, khéo léo của tác giả khi đưa đan xen những yếu tố thực và ảo vào trong văn bản truyện, tác giả đã biến những mẩu chuyện ma tưởng chừng rất thần bí, khiến người đọc rùng mình thành những mẩu chuyện “như nói chuyện người dương gian”, gần gũi, ấm áp.

Câu 24: Phân tích không gian và thời gian của cuộc đi săn của ông Diểu trong truyện Muối của rừng?

Trả lời:

- Thời gian: Vào mùa xuân – thời gian đẹp nhất ở rừng - Thời gian: Vào mùa xuân – thời gian đẹp nhất ở rừng

- Không gian: tất cả vẻ đẹp thơ mộng, sự tĩnh lặng bình thản cao cả của rừng hoàn toàn không có ý nghĩa gì, không gây một nỗi xúc động gì với ông Diểu khi ông bước vào khu rừng mùa xuân không phải với tâm thế của kẻ thưởng ngoạn tự nhiên mà chỉ bằng tâm thế của kẻ đi săn, của kẻ đi chinh phục, khai thác tự nhiên. Mưa xuân vẫn lặng lẽ buông, những bông hoa vàng vẫn dịu dàng rủ xuống từng chùm,… Thiên nhiên vẫn bình thản và nhẫn nại dâng hiến cái đẹp cho con người. Mặc, tâm trí ông Diểu vẫn còn đang bận rộn với những toan tính: Bắn chim xanh? Hay bắn đàn gà rừng sặc sỡ? Bắn sơn dương ư? Thật đã đời, nhưng hơi khó! Ông quyết định sẽ săn một chú khỉ. - Không gian: tất cả vẻ đẹp thơ mộng, sự tĩnh lặng bình thản cao cả của rừng hoàn toàn không có ý nghĩa gì, không gây một nỗi xúc động gì với ông Diểu khi ông bước vào khu rừng mùa xuân không phải với tâm thế của kẻ thưởng ngoạn tự nhiên mà chỉ bằng tâm thế của kẻ đi săn, của kẻ đi chinh phục, khai thác tự nhiên. Mưa xuân vẫn lặng lẽ buông, những bông hoa vàng vẫn dịu dàng rủ xuống từng chùm,… Thiên nhiên vẫn bình thản và nhẫn nại dâng hiến cái đẹp cho con người. Mặc, tâm trí ông Diểu vẫn còn đang bận rộn với những toan tính: Bắn chim xanh? Hay bắn đàn gà rừng sặc sỡ? Bắn sơn dương ư? Thật đã đời, nhưng hơi khó! Ông quyết định sẽ săn một chú khỉ.

Câu 25: Có ý kiến cho rằng truyện Chiều sương chủ yếu viết về “ma”, về “truyện ma”, về tai ương nơi biển cả và cuộc sống nhọc nhằn của người dân chài, nhưng không gợi lên sự lạnh lẽo, ghê sợ mà vẫn toát ra một không khí gần gũi, ấm áp, lạc quan. Hãy cho biết ý kiến của bạn về nhận định trên.

Trả lời:

Theo quan điểm cá nhân, em cho rằng nhận định trên là đúng. Mặc dù truyện chủ yếu viết về “ma”, về “thuyền ma”, về tai ương nơi biển cả và cuộc sống nhọc nhằn của dân chài, nhưng không gợi lên sự lạnh lẽo, ghê sợ mà vẫn toát ra một không khí gần gũi, ấm áp, lạc quan. 

     Trong truyện, tác giả đã sử dụng một số yếu tố thực và ảo để tạo nên nội dung hóm hỉnh, thú vị và sinh động. Những câu chuyện trong truyện đưa độc giả vào thế giới của dân gian, tạo ra một cảm giác quen thuộc và ấm áp. Tác giả cũng rất khéo léo khi kết hợp hình ảnh con người với những tai ương của biển cả và cuộc sống khó khăn của dân chài. Những chi tiết này cho phép độc giả được trải nghiệm và chứng kiến cuộc sống của nhân vật, từ đó tạo nên cảm giác gần gũi và thân thiết. Trong điều kiện khó khăn, nhân vật vẫn cố gắng chiến đấu và đoàn kết, và tinh thần này đã giúp họ chiến thắng. Dù truyện viết về "ma" và "thuyền ma", nhưng không gợi lên cảm giác lạnh lẽo hay đáng sợ, mà ngược lại, mang đến một không khí ấm áp, quen thuộc và lạc quan.

Câu 26: Phân tích tác phẩm Tảo Phát Bạch Đế Thành.

Trả lời:

     Lý Bạch được mệnh danh là thiên tài thơ ca, ông đóng góp rất lớn vào công cuộc phát triển thơ Đường. Thơ ông mang mang nét phóng khoáng, tự do nhưng rất giản dị. Thơ của ông phong phú ở rất nhiều chủ đề khác nhau như thiên nhiên non nước hữu tình, tình yêu, quê hương đất nước. Nổi bật trong số đó là tác phẩm “Tảo phát Bạch Đế thành” được sáng tác năm 759 in trong Thơ Đường ở Việt Nam. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên bao la hùng vĩ trên đường từ Bạch Đế đến Giang Lăng.

“Triêu từ Bạch Đế thái vân giang

Thiên lí Giang Lăng nhất nhật hoàn

Lưỡng ngạn viên thanh đề bất trú

Khinh chu dĩ quá vạn trùng san”

      Bài thơ sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, với ngôn từ giản dị, gần gũi khiến câu thơ của Lý Bạch càng gần gũi với người đọc hơn. Hai câu đầu là hình ảnh chia ly, từ biệt Bạch Đế để đến Giang Lăng. Dù chia ly từ biệt nhưng khung cảnh mở ra lại không hề buồn thương mà lại rực rỡ của sắc mây. Từ Bạch Đế đến Giang Lăng sẽ phải đi qua con sông Trường Giang chảy xiết với muôn trùng núi non hùng vĩ. Trong con mắt của Lý Bạch chia ly không có nghĩa là kết thúc mà khởi đầu cho hành trình mới. Chính vì thế thiên nhiên hiện nên cũng thật hùng vĩ tươi mới. Con đường đi rất xa cả ngàn dặm, nhưng chỉ mất một ngày để đến nơi thì thật vô lý. Nhưng khi nhìn những hình ảnh, nghe những âm thanh qua ngòi bút của Lí Bạch thì nó hoàn toàn có thể xảy ra. Hai câu sau như vẽ ra một bức tranh thiên nhiên, mà ở đó con người và cảnh vật như hòa vào nhau, nó sinh động và thật hùng vĩ. Lý Bạch không nhắc gì đến thác nước và núi non xung quanh, nhưng qua nét vẽ tài hoa của tác giả ta vẫn có thể cảm nhận được bức tranh thiên nhiên lúc đó. Muốn vượt ngàn dặm trong một ngày, thì con thuyền phải đi rất nhanh và không dừng lại. 

        Lúc này khung cảnh lại sinh động hơn khi có sự xuất hiện của thiên nhiên con vật. Thuyền vừa đi vừa nghe thấy tiếng “vượn kêu không dứt”. Vì đi nhanh nên không nghe thấy tiếng vượn kêu ở một nơi, mà nó kéo dài bất tận và không dứt. Lý Bạch đi trên con thuyền lướt băng băng trên mặt nước, nó rẽ nước, vượt qua núi non hùng vĩ để về với Giang Lăng. Con thuyền nhẹ nhàng đi trên mặt nước như không có bất kì cái gì cản trở và vướng bận được nó. Đó cũng là nét đặc trưng trong miêu tả thiên nhiên, non nước hữu tình của Lý Bạch. Thiên nhiên khoáng đạt trùng điệp, cảnh vật và con người thì tự tại như chính con người của ông. Ông không vướng bận sự đời, an nhiên tự tại cảm nhận thiên nhiên. Đi một ngày đường dài, nhưng lại không hề u ám, nặng nề mà nó nhẹ nhàng tại. Cùng thời với Lý Bạch, Đỗ Phủ cũng có những bài thơ hay về non nước hữu tình. Họ có những nét sáng tạo độc đáo riêng trong từng bài thơ. Đọc những bài thơ của cả hai tác giả đều vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tráng lệ, nhưng xây dựng hình ảnh lại rất giản dị và phóng khoáng. 

       Một nhà phê bình văn học đã nhận xét “Thơ Lý Bạch mang đến cái hồn của người viết, vừa phóng khoáng giản dị nhưng cũng rất màu sắc”. Qua tác phẩm “Tảo phát Bạch Đế thành” của Lý Bạch ta càng thấy câu nói trên là đúng. Một bức tranh thiên nhiên trùng điệp, phóng khoáng cùng với một tâm hồn người thi sĩ giàu tình cảm. Đọc thơ Lý Bạch ta như được thả hồn vào từng con chữ, từng bức tranh thiên nhiên mà ông vẽ ra thật đẹp và cuốn hút.

Câu 27: Nêu một vài nét về tác giả Lý Bạch.

Trả lời:

 Lý Bạch (701 - 762) quê ông ở Lũng Tây, nay thuộc Cam Túc

- Đến khi lên 5, gia đình ông chuyển về sống ở Tứ Xuyên - Đến khi lên 5, gia đình ông chuyển về sống ở Tứ Xuyên

- Ông xuất thân trong một gia đình thương nhân giàu có - Ông xuất thân trong một gia đình thương nhân giàu có

- Tài năng văn chương của ông phong phú được bộc lộ từ khi còn nhỏ - Tài năng văn chương của ông phong phú được bộc lộ từ khi còn nhỏ

- Lý Bạch nổi bật với phong cách thơ hào phóng, tuy nhiên lại rất tự nhiên và rất đỗi giản dị - Lý Bạch nổi bật với phong cách thơ hào phóng, tuy nhiên lại rất tự nhiên và rất đỗi giản dị

- Cao cả và đẹp đẽ là những nét chính trong tác phẩm của Lý Bạch - Cao cả và đẹp đẽ là những nét chính trong tác phẩm của Lý Bạch

- Có thể thấy, Lý Bạch là nhà thơ vĩ đại của Trung Quốc, ông được mệnh danh là “thi tiên”. - Có thể thấy, Lý Bạch là nhà thơ vĩ đại của Trung Quốc, ông được mệnh danh là “thi tiên”.

- Để lại hơn 1000 bài thơ ở nhiều các thể loại: Trong đó nổi bật là các tác phẩm: Thanh Bình Điệu, Tương Tiến Tửu,… - Để lại hơn 1000 bài thơ ở nhiều các thể loại: Trong đó nổi bật là các tác phẩm: Thanh Bình Điệu, Tương Tiến Tửu,…

Câu 28: Nêu vài nét về tác phẩm Tảo phát Bạch Đế thành

Trả lời:

- Thể loại: Thơ - Thể loại: Thơ

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

- Hoàn cảnh xuất xứ của tác phẩm: Tác phẩm “Tảo phát Bạch Đế thành” được sáng tác năm 759 in trong Thơ Đường ở Việt Nam.  - Hoàn cảnh xuất xứ của tác phẩm: Tác phẩm “Tảo phát Bạch Đế thành” được sáng tác năm 759 in trong Thơ Đường ở Việt Nam. 

 

Câu 29: Theo bạn, cách quan sát và thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong hai truyện ngắn Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp, 1986), Chiều sương (Bùi Hiển, 1941) có những điểm tương đồng, khác biệt nào? Từ thời điểm sáng tác, bối cảnh văn hóa - xã hội của mỗi truyện, hãy lí giải sự tương đồng và khác biệt ấy?

Trả lời:

- Điểm tương đồng: Cả hai tác giả đều khéo léo xây dựng tình huống, đưa con người vào thiên nhiên, từ những cuộc chiến, va chạm, tiếp xúc mà con người rút ra được những suy tưởng cho chính mình và cho cả độc giả. Đồng thời, tác giả không tập trung miêu tả thiên nhiên hay con người mà hai hình ảnh thiên nhiên và con người luôn được diễn tả song hành. - Điểm tương đồng: Cả hai tác giả đều khéo léo xây dựng tình huống, đưa con người vào thiên nhiên, từ những cuộc chiến, va chạm, tiếp xúc mà con người rút ra được những suy tưởng cho chính mình và cho cả độc giả. Đồng thời, tác giả không tập trung miêu tả thiên nhiên hay con người mà hai hình ảnh thiên nhiên và con người luôn được diễn tả song hành.

- Điểm khác biệt : - Điểm khác biệt :

+ Trong truyện ngắn Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp, 1986), tác giả xây dựng tình huống để con người đàn áp thiên nhiên, ông Diểu có thể tự tin cầm súng vào rừng bắn khỉ thể hiện tâm thế đối đầu trực diện với thiên nhiên nhưng tới cuối cuộc săn, chứng kiến tình cảm của gia đình khỉ, ông Diểu nhận ra sự tương đồng giữa người và thú, liên kết giữa tự nhiên và văn hóa, và sự nhận thức về gánh nặng và trách nhiệm chung của muôn loài khi cùng chung sống trong một ngôi nhà sinh thái. Từ nhận thức ấy, ông Diểu quay về bản dạng nguyên thủy và tìm về với thiên nhiên trong đoạn kết truyện. Từ hình ảnh ông Diểu trần truồng, lặng lẽ rời đi, tác giả muốn gửi gắm bức thông điệp về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên: từ bỏ vị thế bá quyền là cách duy nhất để hòa hợp với tự nhiên. + Trong truyện ngắn Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp, 1986), tác giả xây dựng tình huống để con người đàn áp thiên nhiên, ông Diểu có thể tự tin cầm súng vào rừng bắn khỉ thể hiện tâm thế đối đầu trực diện với thiên nhiên nhưng tới cuối cuộc săn, chứng kiến tình cảm của gia đình khỉ, ông Diểu nhận ra sự tương đồng giữa người và thú, liên kết giữa tự nhiên và văn hóa, và sự nhận thức về gánh nặng và trách nhiệm chung của muôn loài khi cùng chung sống trong một ngôi nhà sinh thái. Từ nhận thức ấy, ông Diểu quay về bản dạng nguyên thủy và tìm về với thiên nhiên trong đoạn kết truyện. Từ hình ảnh ông Diểu trần truồng, lặng lẽ rời đi, tác giả muốn gửi gắm bức thông điệp về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên: từ bỏ vị thế bá quyền là cách duy nhất để hòa hợp với tự nhiên.

+ Còn trong truyện ngắn Chiều sương (Bùi Hiển, 1941), tác giả lại xây dựng tình huống thiên nhiên dữ dội, mạnh mẽ quật ngã con người. Những người dân chài gắn bó, sống đời đời kiếp kiếp với biển khơi, dù biển khơi có đôi khi giận giữ, làm cho sóng to biển lớn, tạo ra thử thách cho con người nhưng biển khơi và con người, đặc biệt là những người dân lao động vùng biển, không thể tách rời, gắn bó sâu sắc. Từ đó mà mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên là mối quan hệ thắm thiết, nuôi sống, bảo vệ và đùm bọc lẫn nhau. + Còn trong truyện ngắn Chiều sương (Bùi Hiển, 1941), tác giả lại xây dựng tình huống thiên nhiên dữ dội, mạnh mẽ quật ngã con người. Những người dân chài gắn bó, sống đời đời kiếp kiếp với biển khơi, dù biển khơi có đôi khi giận giữ, làm cho sóng to biển lớn, tạo ra thử thách cho con người nhưng biển khơi và con người, đặc biệt là những người dân lao động vùng biển, không thể tách rời, gắn bó sâu sắc. Từ đó mà mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên là mối quan hệ thắm thiết, nuôi sống, bảo vệ và đùm bọc lẫn nhau.

Câu 30: Phân tích tác phẩm Chiều sương.

Trả lời:

    Bùi Hiển là nhà văn nổi tiếng ở vùng đất nắng gió Nghệ An. Trước và sau giai đoạn năm 1945, ông là nhà văn có sự sáng tạo phong phú, luôn bền bỉ sáng tác và cho ra đời rất nhiều tác phẩm nổi tiếng. Nổi bật là truyện ngắn “Chiều sương” in trong tập truyện ngắn "Nằm vạ" sáng tác năm 1941. Truyện ngắn là hình ảnh những con người làng chài với những đức tính tốt đẹp, cùng với nét vẽ đặc sắc về bức tranh thiên nhiên.

     Mở đầu là hình ảnh chàng trai gặp được lão Nhiệm Bình, nghe ông kể về những câu chuyện li kì mà mình đã từng gặp trong các lần đi biển. Nhưng ly kỳ nhất là chuyện gặp được ma, đó là lần hòn đá giữ lưỡi câu không kéo lên được, rồi lần khác nửa đêm đi qua miếu thì có một bầy lại xin cá. Chuyện lão chài kể như là những câu chuyện thường ngày mà những người chài từng trải qua. Ông không coi đó là điều đáng sợ gì cả, vẫn vừa kể vừa đan lưới. Dù đó là những câu chuyện huyễn tưởng, hay đã từng là sự thật thì thấy rằng cõi chết và cõi sống vẫn sẽ hiện hữu mà không phân biệt rạch ròi. Ngoài ra cảnh vật ở làng chài vào chiều xuân hiện lên qua ngòi bút của tác giả cũng thật đẹp và bình yên. Một buổi chiều yên ả với những tiếng người hòa lẫn trong sương, rồi xa xa hình ảnh bóng thuyền chài chuẩn bị ra khơi. Tất cả tạo nên một khung cảnh bình yên, thật đối lập với khung cảnh khi ra khơi của những người thuyền chài. Sang ngày mới, những người chài lưới tiếp tục ra khơi. Đây là công việc thường xuyên mà mỗi ngày họ đều phải làm. Họ ra khơi với tâm thế thoải mái và chăm chỉ đánh được nhiều cá nhất. Bùi Hiển đã dùng từ câu văn miêu tả rất đặc sắc về hình chiếc thuyền “ nặng nề, lừ đừ tiến, hai mắt tròn trân trân nhìn phía trước”. Nhưng mà thiên nhiên con người được thể hiện rõ nhất khi mà gió nổi lên, bão bùng kéo tới. Thiên nhiên thì khắc nghiệt như muốn nhấn chìm tất cả. Nhưng những người chài vẫn dũng cảm kiên trì giữ thuyền. Thiên nhiên và con người giằng co, nhưng con người đã chiến thắng trước thiên nhiên. Bão qua đi, những ngư dân cũng như kiệt sức. Ta thấy được những khó khăn, những nguy hiểm vẫn luôn rình rập trong cuộc sống lao động của người ngư dân. Nhưng họ vẫn không từ bỏ, vẫn luôn bám biển vừa nuôi sống gia đình vừa giữ gìn biển đảo thiêng liêng của tổ quốc. Sự xuất hiện về chiếc “thuyền ma” cũng yếu tố đặc biệt cho câu chuyện này. Nó chính là sự phản ánh cho những tai ương, những nhọc nhằn mà người dân chài phải trải qua. Tác giả miêu tả thật khéo léo, tinh tế khiến người đọc không cảm thấy lạnh lẽo ghê sợ mà lại là không khí gần gũi ấm áp. Nhắc đến hình ảnh thiên nhiên khắc nghiệt, con người dũng cảm vượt qua thiên tai, làm ta lại nhớ đến hình ảnh người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân. Cả hai tác giả đều ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp của những con người lao động khi đứng trước thiên nhiên khắc nghiệt

      Đọc truyện ngắn ta như được đắm chìm trong khung cảnh thiên nhiên, cái vẻ đẹp của con người qua ngòi bút miêu tả đặc sắc, cùng tài năng nghệ thuật độc đáo của Bùi Hiển. Đọc “Chiều sương” ta càng thêm trân trọng hình ảnh về những người lao động tần tảo chịu khó, mang một nét đẹp truyền thống của người lao động Việt Nam.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay