Câu hỏi tự luận ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Ôn tập Bài 6: Sống với biển rừng bao la (Truyện ngắn) (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 6 Sống với biển rừng bao la (Truyện ngắn). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

ÔN TẬP BÀI 6. SỐNG VỚI BIỂN RỪNG BAO LA (PHẦN 2)

Câu 1: Em xác định tình huống truyện của truyện ngắn Muối của rừng?

Trả lời:

Sự kiện ông Diểu đi săn và bắn được khỉ bố trong gia đình nhà khỉ. Hành trình đuổi theo để bắt lại con mồi cho ông chứng kiến tình nghĩa của thế giới loài vật. Chính điều đó đã làm ông thay đổi.

Câu 2: Tìm những chi tiết cho biết hành động của đàn khỉ từ khi ông Diểu bắn hạ khỉ bố trong bài Muối của rừng?

Trả lời:

- “Con khỉ đực bị đạn vào vai, nó gượng dậy, nhưng lại vật xuống” - “Con khỉ đực bị đạn vào vai, nó gượng dậy, nhưng lại vật xuống”

- “Con khỉ cái tiến đến gần con khỉ đực một cách thận trọng, nó nhìn ngó xung quanh” - “Con khỉ cái tiến đến gần con khỉ đực một cách thận trọng, nó nhìn ngó xung quanh”

- “Con khỉ đực cất tiếng gọi nó, tiếng gọi buồn thảm, đau đớn” - “Con khỉ đực cất tiếng gọi nó, tiếng gọi buồn thảm, đau đớn”

Câu 3: Phân tích hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường gây nên tiếng cười bất ngờ trong câu chuyện sau:

Sư cụ xơi thịt cầy vụng ở trong phòng. Chú tiểu biết, hỏi:

- Bạch cục, cụ xơi gì trong ấy ạ? - Bạch cục, cụ xơi gì trong ấy ạ?

Sư cụ đáp:

- Tao ăn đậu phụ. - Tao ăn đậu phụ.

Lúc ấy, có tiếng chó sủa ầm ĩ ngoài cổng chùa. Sư cụ hỏi:

- Cái gì ngoài cổng thế? - Cái gì ngoài cổng thế?

Chú tiểu đáp:

- Bạch cụ! Đậu phụ làng cắn đậu phụ chùa đấy ạ! - Bạch cụ! Đậu phụ làng cắn đậu phụ chùa đấy ạ!

(Truyện cười dân gian)

Trả lời:

Truyện gây cười do vi phạm quy tắc hội thoại, cụ thể trong lời nói của chú tiểu vi phạm phương châm về chất. “Đậu phụ là món ăn được chế biến từ đậu tương, được ép thành bánh” (Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê). Ta thường thấy có đậu phụ cân, đậu phụ thanh chứ không thấy có đậu phụ làng, đậu phụ chùa và càng không thể có “đậu phụ làng cắn đậu phụ chùa”. Người đọc bật cười vì cách đáp của chú tiểu. Bởi chú tiểu biết chắc sư cụ xơi thịt cầy vụng mà sư cụ lại bảo ăn đậu phụ nên chú tiểu trả lời sư cụ như một sự chấp nhận câu nói của sư cụ. Cả hai nhân vật giao tiếp cùng vi phạm quy tắc hội thoại khi đã trả lời không đúng sự thật – vi phạm phương châm về chất.

Câu 4: Tìm và phân tích hiện tượng phá vỡ trật tự thông thường của từ trong những câu sau:

a)                               Tình như một bức phong còn kín

Gió nơi đâu, gượng mở xem

(Nguyễn Trãi)

b)                                 Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

(Bà Huyện Thanh Quan)

Trả lời:

  • a. “Tình thư một bức phong còn kín” - Thay đổi trật tự từ trong cụm từ. 
  • b. Cả hai câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan đều sử dụng nguyên tắc đảo trật tự từ trong câu. Cả hai câu đều đảo chủ ngữ và vị ngữ cới nhau, chủ ngữ ra sau còn vị ngữ ra trước. 

Câu 5: Cảnh vật ở làng chài vào chiều xuân hiện lên trong bài Chiều sương qua cái nhìn và cảm nhận của ai?

Trả lời:

Thông qua chi tiết: “Vào một chiều trung tuần tháng Giêng, chàng trai ấy lang thang...chàng đi không mục đích...chàng đi và nghĩ..."→ Cảnh vật ở làng chài vào chiều xuân hiện lên qua cái nhìn và cảm nhận của nhân vật “chàng trai”.

Câu 6: Xác định bố cục của văn bản Chiều sương và nêu nội dung của bố cục đó?

Trả lời:

Phần 1: Từ đầu đến “Bữa đó thuyền ra lạch”: chuyện chàng trai đến thăm lão Nhiệm Bình

Phần 2: Còn lại: Chuyện chiếc thuyền trong ngày giông bão

Câu 7: Em hãy nêu nội dung chính của văn bản Tảo Phát Bạch Đế Thành.

Trả lời:

Tảo phát bạch đế thành của nhà thơ Lý Bạch mô tả cuộc hành trình của ông từ Bạch Đế đến Giang Lăng, nơi ông rời bỏ để bắt đầu một hành trình mới. Trên đường đi, ông đã trải qua nhiều khung cảnh kỳ vĩ của thiên nhiên như con sông Trường Giang rộng lớn và hùng vĩ, đàn khỉ kêu lúc gần lúc xa và núi non trùng trùng. Dù quãng đường đi rất xa và cần phải đi nhanh nhưng tâm hồn nhạy cảm và phóng khoáng của Lý Bạch đã cho ông cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên và tràn đầy cảm xúc khi đứng trước cuộc đời còn nhiều hỗn loạn.

Câu 8: Em hãy nêu giá trị nội dung của bài Tảo Phát Bạch Đế Thành

Trả lời:

 - Giá trị nội dung:

Tác phẩm “Tảo phát Bạch Đế thành” của Lý Bạch là một bức tranh thiên nhiên trùng điệp, phóng khoáng. Qua đó, bài thơ cũng cho thấy một tâm hồn người thi sĩ giàu tình cảm. Đọc thơ Lý Bạch ta như được thả hồn vào từng con chữ, từng bức tranh thiên nhiên mà ông vẽ ra thật đẹp và cuốn hút.

Câu 9: Em hãy nêu giá trị nghệ thuật của bài Tảo Phát Bạch Đế Thành

Trả lời:

 - Giá trị nghệ thuật:

Bài thơ sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, với ngôn từ giản dị, gần gũi khiến câu thơ của Lý Bạch càng gần gũi với người đọc hơn.

Câu 10: Nêu một vài nét về tác giả Trần Duy Phiên của “Kiến và người”

Trả lời:

- Trần Duy Phiên sau khi tốt nghiệp năm 1967 thì đi dạy học ở Kontum. Tháng 8 năm 1968, Trần Duy Phiên về Huế cùng với Tần Hoài Dạ Vũ hình thành tạp chí Việt, xuất bản dưới dạng bất hợp pháp (tòa soạn bí mật đặt ở lầu 3 thư viện đại học, in ronéo ở trường Mỹ Thuật).  - Trần Duy Phiên sau khi tốt nghiệp năm 1967 thì đi dạy học ở Kontum. Tháng 8 năm 1968, Trần Duy Phiên về Huế cùng với Tần Hoài Dạ Vũ hình thành tạp chí Việt, xuất bản dưới dạng bất hợp pháp (tòa soạn bí mật đặt ở lầu 3 thư viện đại học, in ronéo ở trường Mỹ Thuật). 

- Tác phẩm: Đốt lửa sau mây (đăng được bốn kỳ trên tạp chí Việt), Trốn, Chim tha lửa… - Tác phẩm: Đốt lửa sau mây (đăng được bốn kỳ trên tạp chí Việt), Trốn, Chim tha lửa…

Câu 11: Hiện tượng tách biệt là gì? Cho ví dụ?

Trả lời:

Tách biệt là hiện tượng tách các thành phần những câu độc lập với dụng ý nhấn mạnh hoặc bộc lộ cảm xúc.

Ví dụ: Đã có năm nhà nhận bán. Tiền họ đã nhận ngay từ bây giờ. Nhưng vừa mới lúc nãy đây, họ đến bảo không bán thóc nữa, mà lại bỏ tiền. Mà trả có hai mươi. Thế có giết người không! Bây giờ tôi đang chết dở đây.

(Nguyễn Khắc Trường, mảnh đất lắm người nhiều ma)

Việc tách thành phần câu thành câu độc lập trong ví dụ trên có tác dụng nhấn mạnh sự việc “trả có hai mươi”, đồng thời bộc lộ cảm xúc bối rối, lo lắng của nhân vật.

Câu 12: Hãy cho biết các câu dưới đây có hiện tượng đảo trật tự từ trong câu?

a)                                     Mọc giữa dòng sông xanh

                                        Một bông hoa tím biếc

(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải

b)                                     Ung dung buồm lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)

c)                                     Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa

Tu hú kêu trên những cánh đồng xa

Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà

(Bếp lửa – Bằng Việt)

d)                                      Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

(Ánh trăng – Nguyễn Du)

e)                                       Ta hát bài ca gọi gió vào

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.

(Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận)

Trả lời:

- Những câu có hiện tượng đảo trật tự từ trong câu: - Những câu có hiện tượng đảo trật tự từ trong câu:

+ Câu a) đảo động từ “mọc” lên đầu câu + Câu a) đảo động từ “mọc” lên đầu câu

+ Câu b) đảo tính từ “ung dung” lên đầu câu + Câu b) đảo tính từ “ung dung” lên đầu câu

Câu 13: Những trường hợp nào dưới đây được xem là hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường về từ?

a) Ăn ngay ở thật, mọi tật mọi lành. (Tục ngữ)

b)                                           Những là đắp nhớ đổi sầu,

                                   Tuyết sương nhuốm nửa mái đầu hoa râm.

(Nguyễn Du)

c) Trăng rất trăng là trăng của tình duyên.

(Xuân Diệu)

d) Càng thấy anh đứng yên, họ càng được ngắm, và càng cho là anh muốn pha trò như thế, nên càng cười già! (Nguyễn Công Hoan)

e)                                Có phải duyên nhau thì thắm lại lại,

                                   Đừng xanh như lá, bạc như như vôi.

(Hồ Xuân Hương)

Trả lời:

a) “Ăn ngay ở thật” - Kết hợp từ bất bình thường.

b) “Những là đắp nhớ đổi sầu” - Kết hợp từ bất bình thường.

c) Chuyển từ loại: Trăng từ danh từ thành tính từ.

d) “Càng thấy anh đứng yên” - Thay đổi trật tự từ trong câu.

e) “Đừng xanh như lá, bạc như vôi.” - Tỉnh lược một bộ phận cấu thành câu.

Câu 14: Tìm câu rút gọn và câu đặc biệt trong những ngữ liệu sau. Việc sử dụng những kiểu câu đó có tác dụng như thế nào?

a) Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chuỳ, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết! (Nam Cao)

b) Hàng xóm phải một bữa điếc tai, nhưng có lẽ trong bụng thì họ hả: xưa nay họ mới chỉ được nghe bà cả, bà hai, bà ba, bà tư nhà cụ bá chửi người ta, bây giờ họ mới được nghe người ta chửi lại cả nhà cụ bá. Mà chửi mới sướng miệng làm sao! Mới ngoa ngoắt làm sao! (Nam Cao)

c) Kéo chăn về phía ấy, sao cứ dồn cả lại cho mẹ thế này. Ừ, không đói thì thôi. Khuya rồi. Ngủ đi, mai còn đi làm sớm, con ạ. (Phong Điệp)

d) Bà vợ hỏi lại: “Ông có đứng máy được không?". Ông chồng trả lời: “Không."- “Ông có sắp chữ được không?” - “Không.”. (Nguyễn Khải)

Trả lời:

a) Câu “Trông gớm chết!” bị lược bỏ thành phần chủ ngữ có tác dụng làm câu gọn hơn, thông tin truyền tải nhanh và tránh lặp từ, đồng thời bộc lộ một cách trực tiếp cảm xúc của chủ thể.

b) Câu “Mà chửi mới sướng miệng làm sao! Mới ngoa ngoắt làm sao!” thiếu thành phần chủ ngữ có tác dụng làm câu ngắn gọn, đồng thời thể hiện được ý đồ nghệ thuật của tác giả.

c) Câu “Ừ, không đói thì thôi.” có tác dụng làm câu ngắn gọn.

d) Câu “Không.” có tác dụng làm câu ngắn gọn, truyền tải thông tin nhanh chóng tới người nghe.

Câu 15: Các chi tiết nào trong bài Chiều sương cho thấy cuộc sống lao động của ngư dân?

Trả lời:

Những chi tiết ở đoạn văn trên miêu tả cuộc sống lao động vất vả, lam lũ, gian truân, chứa đầy thử thách và hiểm nguy. Đằng sau những giây phút nghỉ ngơi yên bình, thong thả là những giờ làm việc với đầy những nguy hiểm đang chờ đợi họ. Đó là mưa dội, sống nhồi, gió táp. Những ngư dân lam lũ, làm lụng vào buổi đêm - thời gian mà chúng ta được nghỉ ngơi, được tận hưởng những giấc ngủ yên lành. 

Tuy vậy, những người dân chài vẫn miệt mài đêm ngày bám biển, kiên cường, dũng cảm, gan dạ vượt qua mọi thử thách, hiên ngang đạp đổ sóng gió, mưa giông. Ở họ ánh lên tinh thần thép, sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách của tạo hóa.

Câu 16: Xác định người kể chuyện và điểm nhìn trong văn bản Chiều sương. Việc lựa chọn người kể chuyện và điểm nhìn như vậy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm?

Trả lời:

- Người kể chuyện: lão Nhiệm Bình, kể theo ngôi thứ ba toàn tri. - Người kể chuyện: lão Nhiệm Bình, kể theo ngôi thứ ba toàn tri.

- Việc lựa chọn người kể chuyện và điểm nhìn như vậy có vai trò quyết định trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Đặc biệt, trong tác phẩm lão Nhiệm Bình là một người từng trải, chứng kiến toàn bộ sự việc diễn ra trong câu chuyện. Điều này giúp độc giả có thể thấy cùng một sự kiện trong các quan điểm khác nhau. Trải nghiệm câu chuyện thông qua các quan điểm khác nhau có thể cho phép người đọc hiểu sâu sắc câu chuyện thông qua cảm nhận chân thực, chi tiết. Từ đó thấy được tư tưởng chủ đạo mà tác giả muốn gửi gắm. - Việc lựa chọn người kể chuyện và điểm nhìn như vậy có vai trò quyết định trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Đặc biệt, trong tác phẩm lão Nhiệm Bình là một người từng trải, chứng kiến toàn bộ sự việc diễn ra trong câu chuyện. Điều này giúp độc giả có thể thấy cùng một sự kiện trong các quan điểm khác nhau. Trải nghiệm câu chuyện thông qua các quan điểm khác nhau có thể cho phép người đọc hiểu sâu sắc câu chuyện thông qua cảm nhận chân thực, chi tiết. Từ đó thấy được tư tưởng chủ đạo mà tác giả muốn gửi gắm.

Câu 17: Nêu đặc điểm nghệ thuật trong truyện Chiều sương?

Trả lời:

- Bùi Hiển là nhà văn chủ yếu viết về tác phẩm truyện ngắn, ông cũng là nhà văn có những sáng tác truyện ngắn nổi bật với bút pháp chân thực và cái nhìn đầy tinh tế về hiện thực cuộc sống con người. Ông nổi tiếng trong làng văn học Việt năm lúc bấy giờ với tác phẩm Nằm vạ (1941). - Bùi Hiển là nhà văn chủ yếu viết về tác phẩm truyện ngắn, ông cũng là nhà văn có những sáng tác truyện ngắn nổi bật với bút pháp chân thực và cái nhìn đầy tinh tế về hiện thực cuộc sống con người. Ông nổi tiếng trong làng văn học Việt năm lúc bấy giờ với tác phẩm Nằm vạ (1941).

Câu 18: Cách phản ứng của bầy khỉ trong truyện Muối của rừng cho thấy điểm gì đặc biệt trong mối quan hệ giữa các thành viên của gia đình khỉ? Sự thay đổi thái độ đối với bầy khỉ thể hiện nét tính cách nào của nhân vật ông Diểu?

Trả lời:

- Cách bầy khỉ phản ứng trong truyện thể hiện mối quan hệ đặc biệt của các thành viên trong gia đình khỉ. Khi khỉ đực bị thương, khỉ cái và khỉ con đã có những hành động và thái độ đẹp, làm cho người đọc cảm thấy ấm lòng về tình cảm huyết thống thiêng liêng trong gia đình khỉ. Tình cảm đó vượt qua mọi rào cản, khỉ cái luôn theo dõi và quan sát mọi hành động của ông diều đối với khỉ đực. Khỉ cái sẵn sàng đối đầu với nòng súng của ông diều để bảo vệ khỉ đực, không sợ chết và quay trở lại để đồng hành cùng khỉ đực. Tình cảm huyết thống đó đã tạo nên sức mạnh to lớn, làm thức tỉnh sự lương thiện trong tâm hồn của ông diều. - Cách bầy khỉ phản ứng trong truyện thể hiện mối quan hệ đặc biệt của các thành viên trong gia đình khỉ. Khi khỉ đực bị thương, khỉ cái và khỉ con đã có những hành động và thái độ đẹp, làm cho người đọc cảm thấy ấm lòng về tình cảm huyết thống thiêng liêng trong gia đình khỉ. Tình cảm đó vượt qua mọi rào cản, khỉ cái luôn theo dõi và quan sát mọi hành động của ông diều đối với khỉ đực. Khỉ cái sẵn sàng đối đầu với nòng súng của ông diều để bảo vệ khỉ đực, không sợ chết và quay trở lại để đồng hành cùng khỉ đực. Tình cảm huyết thống đó đã tạo nên sức mạnh to lớn, làm thức tỉnh sự lương thiện trong tâm hồn của ông diều.

- Sự thay đổi thái độ của ông Diểu với bầy khỉ cho thấy ông là một người có tấm lòng lương thiện và bản chất tốt đẹp. Chính những điều đó đã đánh bại cái ác và hướng tâm hồn ông tới cái thiện. - Sự thay đổi thái độ của ông Diểu với bầy khỉ cho thấy ông là một người có tấm lòng lương thiện và bản chất tốt đẹp. Chính những điều đó đã đánh bại cái ác và hướng tâm hồn ông tới cái thiện.

Câu 19: Ông Diểu luôn khao khát chuyến đi săn này và tự tin về những tri thức về của ông về khu rừng. Vậy tại sao ông quyết định cứu con khỉ đực?

Trả lời:

- Lúc đầu: ông nghĩ bắt con khỉ đực về làm thịt nên bất chấp vách đá trơn leo lên cứu con khỉ - Lúc đầu: ông nghĩ bắt con khỉ đực về làm thịt nên bất chấp vách đá trơn leo lên cứu con khỉ

- Về sau: Ông bắt đầu xuất hiện lòng thương hại khi chứng thấy viên đạn phá vỡ bả vai của nó làm trồi ra hẳn đoạn xưng dài đến bốn phân. Mỗi khi đoạn xương va chạm, con khỉ quằn quại trông rất đau lòng. Ông đã vơ lấy một nắm cỏ vò nát đắp lên vết thương cho con khỉ. - Về sau: Ông bắt đầu xuất hiện lòng thương hại khi chứng thấy viên đạn phá vỡ bả vai của nó làm trồi ra hẳn đoạn xưng dài đến bốn phân. Mỗi khi đoạn xương va chạm, con khỉ quằn quại trông rất đau lòng. Ông đã vơ lấy một nắm cỏ vò nát đắp lên vết thương cho con khỉ.

Câu 20: Trong truyện Muối của rừng, em hãy phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Diểu trong cuộc đi săn?

Trả lời:

– Ông bắt đầu cuộc săn với tâm trạng vui vẻ, hào hứng và tâm thế rất tự tin, kiêu ngạo bởi những thứ trang bị mà mình có. Bước vào khu rừng, trong lúc ngồi yên đợi con khỉ đầu đàn, ông “không nghĩ gì, không buồn không vui, không lo lắng, cũng không tính toán”. Trong lòng ông nhuốm cái tĩnh lặng bình thản của khu rừng.

– Cách ông Diểu nhìn nhận về gia đình nhà khỉ: Nhìn gia đình nhà khỉ 3 “người” cứ quấn lấy nhau, ngay lập tức ông quyết định sẽ chọn khỉ bố làm con mồi, bởi ông căm ghét cái giống đực ấy: “Cái thằng bố ô trọc ấy! Đồ phong tình phóng đãng! Vị gia trưởng cộc cằn! Nhà lập pháp bẩn thỉu! Tên bạo chúa khốn nạn!” Ông nhìn thiên nhiên như cách ông đánh giá về con người trong xã hội mà ông đang sống, một cái nhìn đầy định kiến, một cách tiếp cận con người và cuộc sống từ phía tiêu cực chứ không phải từ phía cái đẹp. Bởi vậy ông đã gắn những suy nghĩ đầy cay đắng cho loài vật. Với giống cái, cái nhìn của ông cũng chẳng thiện cảm hơn. Nhận ra khỉ mẹ làm nhiệm vụ canh gác, ông yên tâm, “Bởi giống cái bao giờ cũng dễ phân tâm. Đấy, thấy chưa? Đang canh gác mà lại đi bắt rận ở người thì còn gì nữa?Với giống cái thì thân thể mình là quan trọng nhất.” Cho nên ông tin là dù mình có đi mạnh chân một chút, “gây nên một sự bất cẩn nhố nhăng nào đó cũng chẳng hề gì”.

Cái nhìn đầy định kiến, hay cũng là kiểu tư tưởng biện minh cho hành động tội ác của con người, còn tiếp tục khi ông Diểu đánh giá hành động của khỉ bố bứt quả trên cây ném xuống cho hai mẹ con “trước khi ném, bao giờ nó cũng chọn quả ngon chén trước. Hành động ấy thật là đê tiện.” Ngay lập tức, ông hạ gục con mồi bằng một tiếng nổ dữ dội.

– Tâm trạng của ông Diểu – kẻ đi săn khi hạ gục con mồi: Là người đi săn, là kẻ đi chinh phục nhưng ông Diểu không có cảm giác hả hê, thỏa mãn hay kiêu hãnh, tự hào ở giây phút hạ gục được con mồi. Trong kẻ đi săn (có lẽ là không chuyên nghiệp) ấy vẫn còn lương tri và nhân tính cho nên khác với tâm thế của ông lúc ban đầu, ngay sau tiếng súng dữ dội hạ gục khỉ bố, “ông Diểu sợ hãi run lên. Ông vừa làm điều ác. Chân tay ông rủn ra”. Lúc khỉ cái tiến lại gần khỉ đực, thay cho nỗi vui mừng vì có cơ hội “lập cú đúp” hại gục hai con mồi, ông Diểu thầm rên lên đầy thảng thốt “Chạy đi!”. Dường như đó là sự lên tiếng của con người thứ hai trong ông Diểu – con người nhân văn, nhân đạo bên cạnh con người – kẻ tội đồ, kẻ thù của tự nhiên. Hai con người ấy đồng hiện, xâm lấn lẫn nhau trong ông Diểu, cho nên đồng thời với sự thảng thốt, lo lắng cho số phận khỉ cái, ông vẫn giương cây súng hướng về phía nó.

– Cách hành xử của loài vật đã buộc ông Diểu phải thay đổi cách nhìn nhận về chúng.

Thoạt tiên, ông Diểu căm ghét và tức giận khi thấy cách hành xử của các thành viên trong gia đình nhà khỉ trong “cơn gia biến”, nó như một sự đối chọi gay gắt với những suy nghĩ áp đặt và sai lạc của ông về chúng, đồng thời như một sự mỉa mai đối với đạo đức con người. Từ lâu, sống trong xã hội đầy giả dối, xảo trá, lọc lừa, ông Diểu đang bị mất niềm tin vào các giá trị, và dần trở nên vô cảm. Bất cứ một hành vi nào khoác áo đạo đức cũng khiến ông hoài nghi. Bởi thế, ông chỉ thấy hành động “liều thí mạng” của khỉ cái khi bất chấp nguy hiểm để tiến lại gần cứu khỉ bố là hành động đạo đức giả, điều ấy khiến ông căm ghét và nguyền rủa.

Nhìn thấy nòng súng đang chĩa về phía mình, khỉ cái sợ hãi kinh hoàng, vứt phịch khỉ đực xuống đất rồi bỏ chạy. Phản ứng của khỉ cái khiến ông Diểu hả hê bật cười bởi nó củng cố trong ông niềm tin rằng đạo đức không có thật trên đời. Ông tự tin nhô người ra khỏi chỗ nấp, tiến về thu lượm “chiến lợi phẩm” nhưng cũng ngay sau đó ông phải hối hận bởi hành động chủ quan vội vàng ấy khi thấy khỉ cái, sau phút hoảng sợ, đã liều mạng quay trở lại. Nó kịp định thần và nhận ra kẻ thù nguy hiểm trước mắt chính là con người. Trong mắt tự nhiên, con người đã lộ mặt là “tên ám sát”, là kẻ thù số một! Khỉ cái ghì khỉ đực vào lòng lăn tròn trên đất, rất nhanh.

“Ông đã lộ mặt là tên ám sát! Bất luận thế nào ông cũng đau đớn, sẽ thao thức, thậm chí ông sẽ chết sớm hai năm.“ Như vậy là, có một thứ quy luật ngoài quy luật. Sát hại con khỉ, ông Diểu bị điểm âm.

Khai thác chi tiết tiêu biểu khỉ nhỏ đoạt súng: Thiên nhiên đã tính sổ một cách sòng phẳng khi con người tôn thờ bạo lực, bất chấp nguyên tắc ứng xử hòa bình, bình đẳng và thân thiện với muôn loài. Hành động đoạt súng không chỉ là hành động của một con khỉ nữa mà là lời lên án của thiên nhiên dành cho con người, là sự phản đối của thiên nhiên trước hành động của con người. Sự hi sinh “không chút chần chừ” cùng với “tiếng rú thê thảm của con khỉ nhỏ” là lời cảnh báo, là phản ứng của thiên nhiên không chỉ với ông Diểu mà còn cho cả loài người.

Mất đi khẩu súng – điểm tựa sức mạnh của con người văn minh – có nghĩa là cơ hội sử dụng bạo lực đã bị triệt tiêu. Trơ trọi một mình đối mặt với tự nhiên, ông Diểu thấy mình thật lố bịch và thảm hại! Mất điểm tựa sức mạnh, trong ông chỉ còn cảm giác hoang mang, sợ hãi.

– Ông Diểu vẫn kiên trì mục tiêu chiếm đoạt con mồi khi phát hiện khỉ đực đang ở một mình. Ôm con khỉ, ông giật mình rút phắt tay lại khi chạm vào vết thương trên cơ thể nó, do ông gây ra. Con khỉ “đưa đôi mắt đờ dại nhìn ông cầu khẩn”. Ông bỗng thấy thương hại, lấy nắm cỏ dịt vào vết thương để cầm máu cho nó. Nhưng cách hành xử của loài vật, hết lần này đến lần khác khiến ông bất ngờ. Mọi ý nghĩ, quan niệm về thế giới loài vật trong ông dần bị đảo lộn. Trước hành động (ngỡ là nhân đạo) của ông, khỉ đực “co rúm người lại và nghiêng đôi mắt ươn ướt nhìn ông”, rồi một lát, nó rúc hẳn vào hai lòng tay ông, miệng lắp bắp như tiếng trẻ con. Lần đầu tiên, ông hiểu nó đang van xin ở ông một sự giúp rập. Ông Diểu tránh nhìn vào đôi mắt nó, “Ông rất khó chịu”! Bởi sự bao dung của khỉ, niềm tin cậy của loài vật vào con người đã ép ông vào thế phải làm người tốt, phải đóng vai thiện trong khi ông đã là kẻ ác và vẫn không hề có ý định từ bỏ mục tiêu tóm lấy con mồi. Hành động tránh nhìn vào đôi mắt van lơn tội nghiệp của khỉ báo hiệu sự chuyển biến nội tâm trong nhân vật ông Diểu. Ông sợ sẽ mủi lòng, và như vậy mục đích của chuyến đi săn có thể sẽ thất bại. Cuộc đấu tranh và xung đột thiện – ác, giữa tình thương và tham vọng, giữa bản năng sinh vật thấp hèn và phẩm chất người cao quý trong ông bắt đầu nảy sinh.

– Sự thay đổi của ông Diểu trong sự nhìn nhận, đánh giá về khỉ đực, khỉ cái ở cuối tác phẩm: Lòng bao dung của khỉ đực, lòng tận tụy, thủy chung và tình yêu của khỉ cái đã khiến ông Diểu nhận ra rằng thế giới loài vật cũng có sinh mệnh thật sự với số phận, tính cách, tâm hồn và đời sống tình cảm như con người. Hơn thế nữa, bản tính tự nhiên của loài vật là bản tính thiện, vô tư, hồn nhiên, trong sáng. Thế giới tình cảm của giới tự nhiên là một đối trọng, một sự phản biện lại thế giới con người vốn đầy xảo trá, lọc lừa. Đối sánh với tự nhiên, con người thấy mình thật xấu xa, hèn hạ và tồi tệ, đầy những khiếm khuyết. Tự nhiên cho con người thức nhận giá trị của tình yêu thương. Sự xuất hiện của cái đẹp, cái thiện đã cứu rỗi và nâng đỡ tâm hồn con người trong thế giới mà cái ác đang bủa vây.

Câu 21: Em hãy phân tích hình ảnh “ông Diểu trần truồng đi về trong cơn mưa xuân” trong truyện ngắn Muối của rừng? Hình ảnh đó có ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Ông trở về với hai bàn tay trắng, trong hình hài nguyên thủy của con người như tự nhiên sinh ra, cũng là trở về với bản tính thiện của muôn loài. Hành trình đi săn của ông Diểu chính là hành trình của con người từ thế giới văn minh vốn đầy bất ổn, từ “thế giới người” đầy xảo trá, lọc lừa về với tự nhiên, về với nguồn cội, về với cái thuần khiết, cái thiện. - Ông trở về với hai bàn tay trắng, trong hình hài nguyên thủy của con người như tự nhiên sinh ra, cũng là trở về với bản tính thiện của muôn loài. Hành trình đi săn của ông Diểu chính là hành trình của con người từ thế giới văn minh vốn đầy bất ổn, từ “thế giới người” đầy xảo trá, lọc lừa về với tự nhiên, về với nguồn cội, về với cái thuần khiết, cái thiện.

- Hành động tha bổng con khỉ như một sự chuộc lỗi với tự nhiên. Trong cuộc đấu tranh âm thầm diễn ra trong ông, cuối cùng phần người, cái thiện và tình thương đã thắng thế. Thiên nhiên vẫn luôn mở lòng bao dung và hành xử cao thượng với con người. Những hạt mưa xuân dịu dàng thanh khiết bao bọc và che chở thân thể ông. Thế giới tự nhiên tuy bí hiểm khôn lường nhưng có một thuộc tính đáng quý là rất công bằng nếu con người ứng xử với nó trên tinh thần bè bạn. - Hành động tha bổng con khỉ như một sự chuộc lỗi với tự nhiên. Trong cuộc đấu tranh âm thầm diễn ra trong ông, cuối cùng phần người, cái thiện và tình thương đã thắng thế. Thiên nhiên vẫn luôn mở lòng bao dung và hành xử cao thượng với con người. Những hạt mưa xuân dịu dàng thanh khiết bao bọc và che chở thân thể ông. Thế giới tự nhiên tuy bí hiểm khôn lường nhưng có một thuộc tính đáng quý là rất công bằng nếu con người ứng xử với nó trên tinh thần bè bạn.

- Trên đường về, ông Diểu chọn đi con đường vắng người, ông sững sờ gặp hoa tử huyền nhiều không kể xiết. Loài hoa ba chục năm mới nở một lần, màu trắng, vị mặn, bé bằng đầu tăm, người ta gọi nó là muối của rừng. “Khi rừng kết muối, đấy là điềm báo đất nước thanh bình, mùa màng phong túc.” Đó như một sự ân thưởng của thiên nhiên khi con người biết phục thiện và nhận thức ra bài học đúng đắn về cách hành xử với thiên nhiên. Từ nhiều thế kỷ qua, con người luôn ảo tưởng vào trí tuệ và sức mạnh của văn minh công nghiệp, đem luật chơi của kẻ mạnh áp đặt vào đời sống cộng sinh, tàn sát - Trên đường về, ông Diểu chọn đi con đường vắng người, ông sững sờ gặp hoa tử huyền nhiều không kể xiết. Loài hoa ba chục năm mới nở một lần, màu trắng, vị mặn, bé bằng đầu tăm, người ta gọi nó là muối của rừng. “Khi rừng kết muối, đấy là điềm báo đất nước thanh bình, mùa màng phong túc.” Đó như một sự ân thưởng của thiên nhiên khi con người biết phục thiện và nhận thức ra bài học đúng đắn về cách hành xử với thiên nhiên. Từ nhiều thế kỷ qua, con người luôn ảo tưởng vào trí tuệ và sức mạnh của văn minh công nghiệp, đem luật chơi của kẻ mạnh áp đặt vào đời sống cộng sinh, tàn sát thiên nhiên làm thiên nhiên nổi giận. Con người cần hiểu rằng: Đối xử với thiên nhiên bằng bạo lực chính là hành động tự sát!

 

Câu 22: Cảm nhận của em về cảnh vật ở làng chài vào chiều xuân hiện lên như thế nào trong văn bản Chiều sương?

Trả lời:

Cảnh làng chài vào chiều xuân được tác giả tái hiện lên bởi những nét bình dị xuất hiện đầu tiên là những ngõ hẻm làng, vòm trời xanh biêng biếc như dát bacjem ả của những cuối ngày thôn dã. Hình ảnh những người dân chài xuất hiện cùng chiếc thuyền lại chuẩn bị ra khơi, chuẩn bị thực hiện công việc đã quá quen thuộc hàng ngày.

Câu 23: Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về truyện Chiều sương.

Trả lời:

 Mở đầu là hình ảnh chàng trai gặp được lão Nhiệm Bình, nghe ông kể về những câu chuyện li kì mà mình đã từng gặp trong các lần đi biển. Nhưng ly kỳ nhất là chuyện gặp được ma, đó là lần hòn đá giữ lưỡi câu không kéo lên được, rồi lần khác nửa đêm đi qua miếu thì có một bầy lại xin cá. Chuyện lão chài kể như là những câu chuyện thường ngày mà những người chài từng trải qua. Ông không coi đó là điều đáng sợ gì cả, vẫn vừa kể vừa đan lưới. Dù đó là những câu chuyện huyễn tưởng, hay đã từng là sự thật thì thấy rằng cõi chết và cõi sống vẫn sẽ hiện hữu mà không phân biệt rạch ròi. Ngoài ra cảnh vật ở làng chài vào chiều xuân hiện lên qua ngòi bút của tác giả cũng thật đẹp và bình yên. Một buổi chiều yên ả với những tiếng người hòa lẫn trong sương, rồi xa xa hình ảnh bóng thuyền chài chuẩn bị ra khơi. Tất cả tạo nên một khung cảnh bình yên, thật đối lập với khung cảnh khi ra khơi của những người thuyền chài. Sang ngày mới, những người chài lưới tiếp tục ra khơi. Đây là công việc thường xuyên mà mỗi ngày họ đều phải làm. Họ ra khơi với tâm thế thoải mái và chăm chỉ đánh được nhiều cá nhất. Bùi Hiển đã dùng từ câu văn miêu tả rất đặc sắc về hình chiếc thuyền “ nặng nề, lừ đừ tiến, hai mắt tròn trân trân nhìn phía trước”. Nhưng mà thiên nhiên con người được thể hiện rõ nhất khi mà gió nổi lên, bão bùng kéo tới. Thiên nhiên thì khắc nghiệt như muốn nhấn chìm tất cả. Nhưng những người chài vẫn dũng cảm kiên trì giữ thuyền. Thiên nhiên và con người giằng co, nhưng con người đã chiến thắng trước thiên nhiên. Bão qua đi, những ngư dân cũng như kiệt sức. Ta thấy được những khó khăn, những nguy hiểm vẫn luôn rình rập trong cuộc sống lao động của người ngư dân. Nhưng họ vẫn không từ bỏ, vẫn luôn bám biển vừa nuôi sống gia đình vừa giữ gìn biển đảo thiêng liêng của tổ quốc. Sự xuất hiện về chiếc “thuyền ma” cũng yếu tố đặc biệt cho câu chuyện này. Nó chính là sự phản ánh cho những tai ương, những nhọc nhằn mà người dân chài phải trải qua. Tác giả miêu tả thật khéo léo, tinh tế khiến người đọc không cảm thấy lạnh lẽo ghê sợ mà lại là không khí gần gũi ấm áp. Nhắc đến hình ảnh thiên nhiên khắc nghiệt, con người dũng cảm vượt qua thiên tai, làm ta lại nhớ đến hình ảnh người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân. Cả hai tác giả đều ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp của những con người lao động khi đứng trước thiên nhiên khắc nghiệt

Câu 24: Phân tích tác phẩm Kiến và người.

Trả lời:

   Trần Duy Phiên là một nhà văn nổi tiếng từ rất sớm. Những trang truyện ngắn của ông mang đậm màu sắc cá nhân và mối quan hệ mật thiết giữa con người và tự nhiên. Nổi bật nhất trong số đó là truyện ngắn “Kiến và người” in trong Tạp chí Đất Quảng. Tác phẩm là câu chuyện về sự đấu tranh môi trường sống giữa một gia đình và loài kiến, và con người sẽ không thể chiến thắng nếu như xâm chiếm môi trường sống của các loài trong tự nhiên.

     Khi đọc tác phẩm có lẽ điều gây ấn tượng đầu tiên trong truyện ngắn này chính là tiêu đề tác phẩm. "Kiến và người" một bên là con vật một bên là con người, một bên nhỏ bé bên kia thì to lớn, tưởng chừng như không liên quan đến nhau. Nhưng qua ngòi bút của Trần Duy Phiên thì những cái xấu đều bị đánh bại nếu như xâm lấn môi trường sinh thái. Câu chuyện được kể qua mắt nhìn của người con, từ đó thấy cách ứng xử khác nhau của "bố cháu","mẹ cháu" và "cháu" khi đàn kiến tấn công. Khi phá rừng và có căn nhà để ở, cả gia đình bị đàn kiến tấn công. Lúc nào cả gia đình cũng trong trạng thái lo lắng vì sự tấn công của đàn kiến. Người bố lúc nào cũng phải đảo quanh nhà tìm đường ra, lúc thì thở dài tìm mọi cách. Đến mức phải thốt ra "Bọn chúng buộc cả nhà ta phải chết". Chỉ vì muốn chiếm đất để ở mà cả gia đình lúc nào cũng phải khổ sở, trốn chạy đàn kiến. Đàn kiến xâm chiếm chỗ nào là cả gia đình lại lấp chỗ đấy. Chúng tấn công từng đàn gà, đàn lợn dần dần bò vào từng ngóc ngách căn nhà. Khi miêu tả sự xâm chiếm của đàn kiến, tác giả đã dùng từ ngữ chân thật, cái mạnh mẽ cái nhiều vô kể đàn kiến. Nó đối lập với trạng thái lo lắng, cái ít ỏi, càng ngày thu hẹp của gia đình. Cả gia đình chạy trốn, nhà cũng bị cháy, người mẹ thì mất. Người bố đã quá tham lam và sai lầm, đi hết từ cái sai này đến cái sai khác. 

Nếu không cố chấp xâm chiếm môi trường sống sinh thái thì hẳn con người và loài vật đã được chung sống hoà bình. Từ xa xưa con người đã luôn quan niệm: "Con người là chúa tể của muôn loài". Chính vì thế có quyền phá hủy, xâm lấn môi trường sống tự nhiên. Họ chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân mà không quan tâm gì đến môi trường xung quanh mình. Câu chuyện như là một bức tranh hài hước khi mà những con người có tri thức, trí tuệ lại bị đánh bại trước con vật nhỏ bé của thiên nhiên. Tác giả đã rất khéo léo sáng tạo, khi vẽ ra một bức tranh tương phản giữa con người và thiên nhiên. Khi con người tác động môi trường sống tự nhiên họ sẽ phải hứng chịu bài học lớn. Trần Duy Phiên cũng có hai truyện ngắn nữa cũng viết về sự đối lập giữa con người và thiên nhiên là "Mối và người", "Nhện và người". Qua đó tác giả như muốn dùng lời văn của mình để lên án những tác động của con người đến môi trường sinh thái và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường sống tự nhiên.

    Một nhà văn Pháp đã từng nói: "Một nhà văn đúng nghĩa là một người biết đem con chữ của mình để phản ánh cuộc sống". Trần Duy Phiên đã làm được điều đó qua tác phẩm "Kiến và người". Tác phẩm cho thấy tài năng ngôn từ phong phú của nhà văn, cùng với đó là những mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên.

Câu 25: Em hãy nêu giá trị nội dung của bài Chiều sương.

Trả lời:

 - Giá trị nội dung:

Qua văn bản, ta như được đắm chìm trong khung cảnh thiên nhiên, cái vẻ đẹp của con người qua ngòi bút miêu tả đặc sắc, cùng tài năng nghệ thuật độc đáo của Bùi Hiển. Đọc “Chiều sương” ta càng thêm trân trọng hình ảnh về những người lao động tần tảo chịu khó, mang một nét đẹp truyền thống của người lao động Việt Nam.

Câu 26: Em hãy nêu giá trị nghệ thuật của bài Chiều sương.

Trả lời:

 - Giá trị nghệ thuật:

  • Cốt truyện giản đơn.
  • Tác giả thành công trong việc xây dựng tâm lí nhân vật.

Câu 27: Thông điệp rút ra sau khi đọc truyện ngắn Muối của rừng là gì?

Trả lời:

- Viết về cái xấu xa, cái tiêu cực nhưng tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp vẫn luôn lấp lánh chất nhân văn bởi niềm tin vào khát khao hướng thiện, niềm tin vào nhân tính con người trong xã hội đầy khủng hoảng sau chiến tranh và những năm đầu đổi mới. Đó là sức hút của văn NHT, như Nguyễn Khải từng phát biểu: “Văn chương có quyền, nhưng không chỉ miêu tả cái xấu xa, cái ghê tởm, cái hèn nhát. Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái tốt đẹp, cái thủy chung”. - Viết về cái xấu xa, cái tiêu cực nhưng tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp vẫn luôn lấp lánh chất nhân văn bởi niềm tin vào khát khao hướng thiện, niềm tin vào nhân tính con người trong xã hội đầy khủng hoảng sau chiến tranh và những năm đầu đổi mới. Đó là sức hút của văn NHT, như Nguyễn Khải từng phát biểu: “Văn chương có quyền, nhưng không chỉ miêu tả cái xấu xa, cái ghê tởm, cái hèn nhát. Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái tốt đẹp, cái thủy chung”.

- Nguyễn Huy Thiệp: “Muối của rừng là cuộc đi săn tìm lẽ sống, lẽ đời. Nó là cuộc đi săn tìm danh vọng và lợi lộc. Tất cả đều trò khỉ. Cuộc sống là những trò khỉ. Cuối cùng mình trần thân trụi cả, tất cả đều về với cát bụi. Cuộc sống là cuộc đi săn tìm thói xấu trong bản thân ta để tự mình trục độc, tự mình thoát thân từ khỉ thành người.” - Nguyễn Huy Thiệp: “Muối của rừng là cuộc đi săn tìm lẽ sống, lẽ đời. Nó là cuộc đi săn tìm danh vọng và lợi lộc. Tất cả đều trò khỉ. Cuộc sống là những trò khỉ. Cuối cùng mình trần thân trụi cả, tất cả đều về với cát bụi. Cuộc sống là cuộc đi săn tìm thói xấu trong bản thân ta để tự mình trục độc, tự mình thoát thân từ khỉ thành người.”

- Cùng với sự phát triển của nền văn minh, nhân loại ngày càng phải đối mặt với những hiểm họa to lớn từ môi trường sinh thái. Nó đe dọa sự sống của con người và tất cả các sinh vật tồn tại trên trái đất này. Đứng trước những hiểm họa ấy, văn chương cũng phải có trách nhiệm lên tiếng. Tác phẩm văn học chủ đề sinh thái cảnh báo hiểm họa môi trường, hướng tới tương lai phát triển bền vững của nhân loại. - Cùng với sự phát triển của nền văn minh, nhân loại ngày càng phải đối mặt với những hiểm họa to lớn từ môi trường sinh thái. Nó đe dọa sự sống của con người và tất cả các sinh vật tồn tại trên trái đất này. Đứng trước những hiểm họa ấy, văn chương cũng phải có trách nhiệm lên tiếng. Tác phẩm văn học chủ đề sinh thái cảnh báo hiểm họa môi trường, hướng tới tương lai phát triển bền vững của nhân loại.

Câu  28: Trong bài Tỳ bà của Bích Khê, hai dòng thơ cuối được tác giả viết nhưu sau:

Ô! Hay buồn vương câu ngô đồng

Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông.

(Bích khê. Tinh huyết, Trọng Miên xuất bản, 1939)

Ở một số bản in về sau, hai dòng thơ trên đã có một biến đổi:

Ô hay buồn vương cây ngô đồng

Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông.

(Thơ Bích Khê, Sở văn hóa và Thông tin Nghĩa Bình, 1988)

Xét theo hướng thực hành tiếng Việt của bài học, theo em, nguyên nhân sự biến đổi trên có thể là gì? Dựa vào bản in bài thơ năm 1939, hãy làm rõ sự sáng tạo trong cách sử dụng từ ngữ của nhà thơ ở thời điểm này.

Trả lời:

- Nguyên nhân của sự biến đổi: Ở bản in thơ năm 1939 có hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường. Còn ở bản in năm 1988, không có hiện tượng này. - Nguyên nhân của sự biến đổi: Ở bản in thơ năm 1939 có hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường. Còn ở bản in năm 1988, không có hiện tượng này.

- Ở bản in năm 1939, tác giả dùng dấu chấm than ở câu thơ thứ nhất “Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng”. Tác giả bổ sung chức năng mới cho dấu câu. Thông thường dấu chấm than dùng để bộc lộ cảm xúc hoặc kết thúc câu cầu khiến. Ở trong câu thơ này, dấu chấm than chia câu thơ làm hai về, vừa để bộc lộ cảm xúc, vừa như có ý để hỏi. - Ở bản in năm 1939, tác giả dùng dấu chấm than ở câu thơ thứ nhất “Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng”. Tác giả bổ sung chức năng mới cho dấu câu. Thông thường dấu chấm than dùng để bộc lộ cảm xúc hoặc kết thúc câu cầu khiến. Ở trong câu thơ này, dấu chấm than chia câu thơ làm hai về, vừa để bộc lộ cảm xúc, vừa như có ý để hỏi.

Câu 29: Trong chương trình ngữ văn THCS cũng có một tác phẩm nói về những người dân làng chài ra khơi, đó là tác phẩm nào? Nêu rõ tên tác giả? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm đó?

Trả lời:

- Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận - Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận

- Hoàn cảnh sáng tác: Giữa năm 1958, Huy Cận có chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Hòn Gai – Quảng Ninh. Chuyến đi thực tế dài ngày này đã làm hồn thơ của Huy Cận nảy nở trở lại, dồi dào cảm hứng về thiên nhiên đất nước. - Hoàn cảnh sáng tác: Giữa năm 1958, Huy Cận có chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Hòn Gai – Quảng Ninh. Chuyến đi thực tế dài ngày này đã làm hồn thơ của Huy Cận nảy nở trở lại, dồi dào cảm hứng về thiên nhiên đất nước.

- Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá được sáng tác trong thời gian ấy, được in trong tập Trời mỗi ngày lại sáng (1958) - Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá được sáng tác trong thời gian ấy, được in trong tập Trời mỗi ngày lại sáng (1958)

Câu 30: Phân tích tác phẩm Muối của rừng.

Trả lời:

    Nguyễn Huy Thiệp là một nhà văn có rất nhiều những đóng góp trong công cuộc đổi mới nền văn xuôi Việt Nam đương đại. Ông có một kho tàng những truyện ngắn hấp dẫn đề cập đến nhiều vấn đề của đời sống và thiên nhiên. Một trong số đó là truyện ngắn “Muối của rừng” sáng tác năm 1986. Tác phẩm là sự đấu tranh của cái thiện và cái ác, để rồi lòng trắc ẩn và lương thiện hiện lên thật đẹp đẽ

    Tác phẩm là quá trình đi săn của ông Diểu theo trình tự thời gian từ lúc ông lên núi săn mồi đến lúc trở về. Ông Diểu đã nhắm trúng và bắn con khỉ đực. Nhưng khi khỉ bố ngã xuống đất, cả đàn khỉ hỗn loạn chạy đi thì ông Diểu lại lo lắng và sợ hãi. Đây là lúc lương tâm của ông trỗi dậy, ông thấy như mình đang làm điều ác. Hình ảnh con khỉ cái quay lại cứu khỉ đực, ông coi đó là một điều giả dối rồi dọa khỉ cái chạy đi. Nhưng khỉ cái bỏ đi rồi lại chạy về cứu khỉ đực. Chính việc nhìn thấy con khỉ nhỏ rơi xuống vực khiến cho lương tâm ông trỗi dậy nhiều hơn. Ông tái mặt rồi kinh hoàng trước sự việc vừa xảy ra. Sau đó ông lại vô tình gặp lại con khỉ đực mà mình đã bắn. Lần này nhìn thấy con khỉ bị thương trong ông lại dâng lên sự thương lại. Từ một người đi săn với lòng ác bắn con mồi, nhưng giờ đây lương tâm và lòng trắc ẩn của một con người khiến ông quyết định cứu con khỉ. Ông kiếm lá đắp lên miệng vết thương cho nó, lại lấy chiếc quần duy nhất trên cơ thể để băng bó vết thương cho nó và mang con khỉ xuống núi. Nguyễn Huy Thiệp đã miêu tả rất chân thật cái đau đớn, cái khổ sở của con vật trước tác động của con người. Nhưng chúng vẫn có tình cảm, mong được con người cứu giúp. Nếu như ở phần đầu của truyện, ta như thấy được hình ảnh của một con người độc ác, chỉ mang trong mình suy nghĩ đi săn mồi, phá hủy thiên nhiên. Thì bây giờ ông Diểu không màng lấy nguy hiểm mang con khỉ xuống núi, ông đau lòng khi nhìn nó bị xây xước khắp người. 

    Hình ảnh đẹp nhất truyện có lẽ là khi ông Diểu may mắn gặp được hoa tử huyền. Đó là loài cứ ba chục năm mới nở một lần, khi rừng kết muối là điềm báo của đất nước thanh bình. Khi con người có lòng trắc ẩn, biết làm việc thiện việc tốt thì sẽ gặp được may mắn. Đây có lẽ là thông điệp mà nhà văn muốn gửi tới người đọc. Nhan đề “Muối và rừng” như tượng trưng một biểu tượng thiêng liêng, một khát khao hướng thiện. Con người sẽ luôn tồn tại những góc khuất cần đào bới, nếu ngay từ đầu ông Diểu là người đang tàn phá thiên nhiên, thì về ông lại là người đang cứu chúng, ông được trở về với bản chất của con người tốt đẹp vốn có của mình. Tác giả đã mang đến những ngôn từ đặc sắc, những câu văn ấn tượng cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa con người và thiên nhiên. Thiên nhiên chính là bức tranh phản chiếu thái độ sống của con người. Khi con người biết bảo vệ, biết dành tình yêu cho thiên nhiên, thì thiên nhiên sẽ mang lại rất nhiều tài nguyên cho con người. 

    Bức tranh thiên nhiên, lòng trắc ẩn của con người đã được Nguyễn Huy Thiệp thể hiện rất sâu sắc và chân thực qua truyện ngắn “Muối của rừng”. Qua đó thấy được tệ nạn săn bắn thú rừng ở Việt Nam và lời kêu gọi con người bảo vệ thiên nhiên.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay