Câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 kết nối tri thức bài 7: Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Bộ câu hỏi tự luận  Ngữ văn 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 7: Ai đã đặt tên cho dòng sông?. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học  Ngữ văn 11 kết nối tri thức

Xem: => Giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức

BÀI 7: GHI CHÉP VÀ TƯỞNG TƯỢNG TRONG KÍ

VĂN BẢN 1: AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?
(11 câu)

  1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Nêu những hiểu biết của em về nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”.

Trả lời:

* Tác giả:

- Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại thành phố Huế, ông từng tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ chủ yếu bằng hoạt động văn nghệ.

- Là nhà văn có sở trường về kí, trong đó, tùy bút là thể loạiin đậm dấu ấn sáng tạo của ông. Kí Hoàng Phủ Ngọc Tường nổi bật ở chất tài hoa, lịch lãm, ở những suy tư sâu sắc về văn hóa, lịch sử, ở ngôn ngữ mềm mại, tinh tế, đầy những liên tưởng bất ngờ, tạo được sự kết nối đa chiều với nhiều văn bản khác.

* Tác phẩm:

- Bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” được trích từ tập sách cùng tên xuất bản lần đầu năm 1984.

 

Câu 2: Chủ đề của văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Trả lời:

Sông Hương vùng thượng lưu:

- Tên gốc: A Pàng → dòng sông tựa như đời người, nó đã chở đầy phận người từ thuở giọt địa chất sinh ra (Sử thi buồn)

- Rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn 

- Dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng″ (màu sắc rực rỡ 

- Như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại (so sánh), rừng già đã hun đúc một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng; cũng chính rừng già đã chế ngự sức mạnh bản năng để khi ra khỏi rừng, nó mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa.

 

Câu 3: Sông Hương vùng thượng lưu được tác giả miêu tả như thế nào trong Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Trả lời:

Chủ đề: Niềm thương cảm sâu xa với người phụ nữ tài hoa nhưng bất hạnh và bộc lộ tâm trạng u uất trước những bất công của cuộc đời.

Câu 4: Sông Hương ở vùng đồng bằng và ngoại vi thành phố được tác giả miêu tả như thế nào trong Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Trả lời:

Sông Hương ở vùng đồng bằng và ngoại vi thành phố:

- Giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại: sông Hương là cô gái đẹp nằm ngủ mơ màng.

- Ra khỏi vùng núi:

+ Xuôi về đồng bằng: Chuyển dòng liên tục, vòng giữa những khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm... vẽ một hình cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ

+ Đến ngoại vi thành phố: sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn...

+ Chân núi Ngọc Trản: sắc nước xanh thẳm... trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách.

+ Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo: dòng sông mềm như tấm lụa... những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, ″sớm xanh, trưa vàng, chiều tím″... giấc ngủ nghìn năm của vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ lan toả khắp một vùng thượng lưu.

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Nét riêng trong văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Trả lời:

Nét đặc sắc trong văn phong của tác giả:

- Tình yêu dạt dào, sâu lắng của tác giả dành cho quê hương, xứ sở vào đối tượng miêu tả, khiến đối tượng trở nên lung linh, huyền ảo, đa dạng như chính con người sống động

- Sự liên tưởng diệu kì, những hiểu biết phong phú về kiến thức địa lý, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật và trải nghiệm bản thân

- Ngôn từ trong sáng, phong phú, gợi tả, gợi cảm, giàu chất thơ

- Sử dụng thuần thục các phép tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ

- Sự kết hợp hài hòa của cảm xúc, trí tuệ, chủ quan và khách quan.

 

Câu 2: Nhà văn đã hình dung vể sông Hương như thế nào khi nó còn ở “giữa cánh đổng Châu Hoá đầy hoa dại” ? Từ đó, hãy phát hiện điều thú vị trong cách cảm nhận của Hoàng Phủ Ngọc Tường về thuỷ trình của con sông khi nó bắt đầu vể xuôi?

Trả lời:

- Sông Hương khi còn ở “giữa cánh đổng Châu Hoá đầy hoa dại đã hiện lên thật vẻ đẹp mềm mại quyến rũ của người con gái:

“Có khi sắc nước trở nên xanh thẳm”, “mềm như tấm lụa”, một vẻ đẹp mềm mại, yên bình đến thế.

Rồi dòng sông khi đi qua những ngọn đồi, mặt nước phản quang thành những mảng màu rực rỡ, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”, thật kỳ thú và dòng Hương Giang như một bức tranh nhiệm màu, đặc sắc vô cùng.

- Khi sông Hương đi qua những lăng tẩm thì lại trở nên trầm mặc, cổ thi, tạo cảm giác như dòng sông Hương đang chiêm nghiệm, thành kính, suy nghĩ về lịch sử của những ông hoàng bà chúa xưa kia đã từng huy hoàng như thế nào, và rồi ông Hương bỗng bừng sáng, trẻ trung hơn hẳn khi nghe thấy âm thanh của thành phố.

- Nghệ thuật:

+ Lối hành văn uyển chuyển, ngôn ngữ đa dạng, giàu hình ảnh tg đã diễn tả một cách sinh động và hấp dẫn từng bước đi của sông Hương

+ Những câu văn giàu chất hoạ, giàu cảm xúc và liên tưởng.

- Điều thú vị trong cách cảm nhận của Hoàng Phủ Ngọc Tường về thuỷ trình của con sông đó là Toàn bộ thủy trình của dòng sông như một cuộc kiếm tìm có ý thức. Khi bắt đầu về xuôi tựa “một cuộc tìm kiếm có ý thức” người tình nhân đích thực của một người con gái đẹp trong câu chuyện tình yêu lãng mạn nhuốm màu cổ tích, gắn với những thành quách, lăng tẩm của vua chúa thuở trước. 

 

Câu 3: Về phương diện nghệ thuật, những yếu tố nào đã làm nên vẻ đẹp và sự hấp dẫn của bài bút kí đặc sắc này?

Trả lời:

Thể loại bút kí

- Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa.

- Sự quan sát tỉ mỉ, tinh thế, sử am hiểu tinh tường về các kiến thức xã hội, văn hóa của xứ Huế tác giả Hoàng phủ Ngọc Tườn

- Sức liên tưởng kì diệu, sự hiểu biết phong phú và những trải nghiệm của bản thân

- Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, giàu chất thơ, sử dụng nhiều phép tu tư như: - So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, ...

- Có sự kết hợp hài hoà cảm xúc, trí tuệ, chủ quan và khách quan. Chủ quan là sự trải nghiệm của bản thân. Khách quan là đối tượng miêu tả - dòng sông Hương.

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1:  Phân tích về sự so sánh giữa sông Hương – Huế với mối tình ghi khắc của Thúy Kiều – Kim Trọng?

Trả lời:

Khi so sánh sông Hương – kinh thành Huế với mối tình giữa nàng Kiều, Kim Trọng chính là sự liên tưởng tấm lòng người dân Châu Hóa xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở

Có 3 so sánh bắc cầu: sông Hương trong khúc ngoặt chia tay kinh thành Huế -Thúy Kiều trong đêm tình tự gửi lời nguyện thề cùng Kim Trọng – người Châu Hóa mãi thủy chung với xóm làng > từ dòng chảy khác lạ của dòng sông liên tưởng tới mối tình kín đáo, e ấp, trước sau như nhất của Kim – Kiều, so sánh với tình yêu quê hương xứ sở của người Huế > mượn tình cảm riêng để khái quát mối tình chung, làm cho tình yêu đất, yêu nước không chung chung, to tát mà mềm mại, ý vị, tinh tế,  mà đằm thắm, thiêng liêng, sâu sắc.

Câu 2: Nêu cảm nhận tình yêu quê hương xứ Huế của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong trang kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Trả lời:

Hoàng Phủ Ngọc Tường đã thể hiện tình yêu của mình với xứ Huế thân thương, với sông Hương trữ tình và hơn cả là tình yêu đất nước, niềm tự hào về cảnh sắc của quê hương, tinh thần dân tộc đều chứa chan trong từng câu chữ. Đây còn như lời cảm tạ của ông tới xứ Huế, nơi đã nuôi dưỡng tâm hồn và cho ông niềm cảm hứng bất tận trong thi ca.

 

Câu 3: Trình bày những hiểu biết của em về thể loại bút ký.

Trả lời:

- Bút ký là thể loại thuộc loại hình ký thường có quy mô tương ứng với truyện ngắn. Bút ký khác truyện ngắn ở chỗ tác giả bút ký không sử dụng hư cấu vào việc phản ánh hiện thực.

- Bút ký ghi lại những con người thực và sự việc mà nhà văn đã tìm hiểu, nghiên cứu cùng với những cảm nghĩ của mình nhằm thể hiện một tư tưởng nào đó. Sức hấp dẫn và thuyết phục của bút ký tùy thuộc vào tài năng, trình độ quan sát, nghiên cứu, khám phá, diễn đạt của tác giả đối với các sự kiện được đề cập đến nhằm khám phá ra những khía cạnh “có vấn đề”, những ý nghĩa mới mẻ, sâu sắc trong va chạm giữa tính cách và hoàn cảnh, cá nhân và môi trường. Nói cách khác giá trị hàng đầu của bút ký là giá trị nhận thức.

- Bút ký có thể thuộc về văn học, cũng có thể thuộc về báo chí tùy theo mức độ biểu hiện cái riêng của tác giả và mức độ sử dụng các biện pháp nghệ thuật cùng tính chất tác động của nó đối với công chúng.

- Bút ký có thể thiên về khái quát các hiện tượng đời sống có vấn đề, hoặc thiên về chính luận. Nếu ở loại trên, tác giả chú ý nhiều đến việc điển hình hóa những tính cách bằng nhiều biện pháp nghệ thuật như xây dựng cốt truyện (tuy không chặt chẽ như trong truyện ngắn, nhất là không có xung đột duy nhất), sử dụng các yếu tố liên tưởng, trữ tình… thì trường bút ký chính luận thường nổi lên những hiện tượng của đời sống xã hội mà tác giả nắm bắt được cái thực chất bên trong của chúng để mô tả nó một cách chính xác, sinh động, có kèm theo những nhận xét riêng của mình hoặc của nhân vật, phân tích, đánh giá cuộc sống được mô tả. Ở đây yếu tố nghị luận, châm biếm, hài hước thường được sử dụng

4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 11: Kể tên những tác phẩm văn học viết về con sông quê hương mà em biết. Nêu cảm nhận của em về hình ảnh những dòng sông quê hương trong văn học.

Trả lời:

Những tác phẩm văn học viết về con sông quê hương mà em biết:

+ Người lái đò sông Đà

+ Tiếng đàn Balalaica trên sông Đà

+ Phú sông Bạch Đằng

+ Sông Hương

+ Nhớ Hồ Tây

+ Sông nước Cà Mau

+ Trên hồ Ba Bể

+ Hồ Ba Bể

+ Nhớ con sông quê hương (Sông Thu Bồn)

+ Qua Sông Thu Bồn

+ Tràng Giang

Từ xưa đến nay thiên nhiên luôn là một nguồn cảm hứng vô tận với các nhà thơ, nhà văn làm đề tài sáng tác. Nếu như những thi nhân, văn nhân trung đại hướng tâm hồn mình với mây, hoa, tuyết, nguyệt, cầm, kì, thi, tửu - những thú vui tao nhã ở đời thì những tác giả hiện đại lại hướng ngòi bút của mình về cảnh sắc thiên nhiên của đất nước, của con người trong thời đại đổi mới. Họ luôn tìm thấy trên quê hương có những vùng núi non tuyệt đẹp, những di sản thiên nhiên đáng để con người trân trọng, luyến lưu. Và sông nước chính là một trong những cảnh thiên nhiên tươi đẹp ấy. Sông nước hiện diện ở khắp mọi nơi trên mảnh đất Việt Nam và ai cũng mang trong mình hình ảnh một con sông quê hương, một dòng sông tuổi thơ, dù có “quá nửa đời phiêu dạt” vẫn khát khao trở về, trở về để “úp mặt vào dòng sông quê” (Nguyễn Trọng Tạo), vào lòng mẹ bao dung vô bờ… Dòng sông với dòng nước chảy, với lịch sử hình thành cũng như những đặc điểm độc đáo về địa lý đã khơi gợi trong lòng các nhà văn những cảm xúc dạt dào nhất khiến họ phải cầm bút và sáng tạo nghệ thuật.

=> Giáo án Ngữ văn 11 kết nối Bài 7 Đọc 1: Ai đã đặt tên cho dòng sông? Hoàng Phủ Ngọc Tường

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay