Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều Bài 1: Thạch Sanh
Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 1: Thạch Sanh. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 6 cánh diều.
Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách cánh diều
TL: THẠCH SANH NHẬN BIẾT
Câu 1: Thể loại văn bản là gì?
Trả lời
Truyện cổ tích - thể loại văn học dân gian tập hợp những câu chuyện hư cấu, mang hơi hướng thời cuộc có đặc điểm được kể dưới dạng truyện ngắn xảy ra trong đời sống thường ngày của con người, kết hợp với màu sắc huyền ảo kết hợp với trí tưởng tượng nhằm thể hiện ước nguyện có được cuộc sống an vui, công bằng của con người. Đặc điểm của truyện cổ tích chính là sự xuất hiện của các yếu tố kì ảo như phép màu, thần linh nhằm phản ánh niềm tin của con người vào luật nhân quả, rằng ở hiền thì sẽ gặp lành, và kẻ ác sẽ bị trừng trị.
Câu 2: Nêu phương thức biểu đạt?
Trả lời
Phương thức biểu đạt: Tự sự
Câu 4: Chuyện được kể theo ngôi thứ mất
Trả lời
Ngôi thứ ba, người kể chuyện giấu mình đi hòa mình vào trong toàn bộ tác phẩm. Đây là một trong những ngôi kể tiêu biểu được sử dụng trong những câu chuyện kể dân gian.
Câu 5: Tóm tắt tác phẩm?
Trả lời
Ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi đã già mà chưa có con.Thạch Sanh vốn là thái tử, được Ngọc hoàng phái xuống làm con của vợ chồng người nông dân nghèo. Cha mẹ mất sớm, chàng sống lủi thủi dưới gốc cây đa. Bị Lí Thông lợi dụng, chàng đã dũng cảm diệt chằn tinh, rồi diệt đại bàng cứu công chúa nhưng rồi đều bị Lí Thông cướp công. Hồn chằn tinh và hồn đại bàng vu oan, Thạch Sanh bị vào ngục. Nhờ cứu con vua Thủy Tề trước đó, chàng có cây đàn đem ra gảy, được giải oan, Lí thông bị trừng trị. Thạch Sanh cưới công chúa và được nối ngôi vua.
Câu 6: Bố cục văn bản Thạch Sanh?
Trả lời
- Phần 1 (từ đầu đến “mọi phép thần thông”): Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh
- Phần 2 (tiếp đó đến “hóa kiếp thành bọ hung”): Những thử thách và chiến công của Thạch Sanh
- Phần 3 (còn lại): Thạch Sanh cưới công chúa, lên ngôi vua và lui yên quân lính chư hầu
Câu 7: Giá trị nội dung của tác phẩm?
Trả lời
Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân, bội nghĩa và chống quân xâm lược. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.
Câu 8: Giá trị nghệ thuật của tác phẩm?
Trả lời
- Truyện sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng thần kì độc đáo và giàu ý nghĩa (sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh, cung tên vàng, cây đàn thần, niêu cơm thần…)
- Xây dựng hai nhân vật đối lập
THÔNG HIỂU
Câu 9: Tìm hiểu nguồn gốc ra đời của Thạch Sanh
Trả lời
Thạch Sanh là con trai Ngọc Hoàng, là thái tử thiên triều
Được mẹ mang thai nhiều năm, mồ côi cha từ nhỏ, sau đó không lâu mẹ cũng mất
Lớn lên bằng nghề kiếm củi
Là người tài giỏi và được thần dạy đủ mọi võ nghệ
Câu 10: Tính cách và phẩm chất của chàng Thạch Sanh ?
Trả lời
→ Vừa bình thường, vừa khác thường. Bình thường ở chỗ Thạch Sanh là con của nông dân, sống nghèo khổ bằng nghề tiều phu. Khác thường ở chỗ Thạch Sanh là thái tử con của Ngọc Hoàng, được mang thai trong thời gian dài, được chỉ dạy võ nghệ tinh thông -Bình thường:
→ Thể hiện ước mơ niềm tin con người bình thường cũng có tài năng hơn người.
VẬN DỤNG
Câu 11: Thử thách đầu tiên của Thạch Sanh là gì ?
Trả lời
Vốn là trẻ mồ côi, khao khát được yêu thương nên khi Lý Thông ngỏ lời kết nghĩa, Thạch Sanh lập tức đồng ý. Tuy nhiên, Lý Thông không có lòng tốt khi liên minh với Thạch Sanh mà chỉ muốn lợi dụng ông. Thử thách đầu tiên mà Thạch Sanh phải trải qua chính là thử thách lòng tin. Lý Thông nói dối để Thạch Sanh canh giữ chùa nhưng thực chất đã đẩy Thạch Sanh vào chỗ chết. Tuy nhiên, Thạch Sanh không chỉ sống sót qua đêm mà còn đánh bại yêu tinh, chứng tỏ sự trung thực và giản dị của mình.Lý Thông tiếp tục làm kẻ xảo quyệt, lại một lần nữa lừa Thạch Sanh khiến Thạch Sanh phải trở về túp lều cũ, trong khi hắn ngoan ngoãn nhận công và nhận thưởng
Câu 12: Thử thách thứ hai của Thạch Sanh là gì ?
Trả lời
Một ngày nọ công chúa đương triều bị một con đại bàng bắt đi. Thạch Sanh, một người cao thượng, khi thấy sự việc đã mang cung tên vàng ra bắn làm bị thương con chim ác. Anh lần theo dấu vết máu và tìm thấy lối vào hang động. Theo yêu cầu của Lý Thông, anh xuống hang sâu để cứu công chúa, nhưng khi đã cứu được rồi, Lý Thông đã chặn cửa hang nhằn hãm hại Thạch Sanh và cướp công thêm một lần nữa Tuy nhiên, Thạch Sanh không hề sợ hãi, tìm đường thoát thân và cứu được con trai vua Thủy Tế trên đường đi.
Câu 13: Thử thách thứ ba của Thạch Sanh là gì ?
Thạch Sanh không chỉ phải chịu đau khổ dưới tay Lý Thông mà còn phải chịu sự trả thù của linh hồn đại bàng và yêu tinh, dẫn đến việc phải vào tù. Khi cái ác ngày càng mạnh mẽ, cái thiện cũng trưởng thành và kiên cường hơn. Tiếng đàn ghi-ta như tiếng nói của công lý, dẫn đến việc Thạch Sanh được minh oan và trừng phạt Lý Thông. Sức mạnh của cây đàn đã hóa giải mọi bất công của Thạch Sanh và cho chàng được cái kết mãn nguyện được ở bên công chúa.
Câu 14: Thử thách thứ tư của Thạch Sanh là gì ?
Câu chuyện của Thạch Sanh không chỉ minh họa cuộc đấu tranh giữa thiện và ác mà còn phản ánh khát vọng hoà bình của nhân dân ta. Khi kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã chứng tỏ được giá trị của mình và vượt qua thử thách cuối cùng là chinh phục các nước chư hầu. Bằng cách sử dụng nồi cơm thiêng và âm thanh của nhạc cụ linh thiêng, các nước chư hầu buộc phải phục tùng chàng. Đồng thời niêu cơm thần tượng trưng cho khát vọng của dân tộc ta về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, còn tiếng đàn thần tượng trưng cho khát vọng hòa bình của nhân dân ta.
Câu 15: Cái kết của câu chuyện này là gì?
Trả lời
Thạch Sanh cưới công chúa. Sau đó bằng tài chí của mình Thạch Sanh đã khiến các nước chư hầu phải nể phục và lên ngôi vua. Minh chứng việc người tốt sẽ luôn có cái kết có hậu và kẻ ác sẽ phải bị trừng trị thích đáng
VẬN DỤNG CAO
Câu 16: Viết một đoạn văn (5 -7 câu) phân tích và nêu cảm nhận của em về hình tượng Thạch Sanh
Trả lời
Truyện cổ tích Thạch Sanh đã khắc họa thành công bức chân dung của người anh hùng, người dũng sĩ diệt chằn tinh bảo vệ cuộc sống yên bình của nhân dân, người anh hùng chống giặc ngoại xâm, có công lao to lớn trong việc đánh đuổi vó ngựa ngoại xâm ra khỏi lãnh thổ, bờ cõi. Đặc biệt là những nhân vật trong truyện cổ tích nói chung, trong truyện cổ tích Thạch Sanh nói riêng là sự hư cấu, tưởng tượng của các tác giả dân gian, và thông qua những hình tượng được xây dựng ấy thì các tác giả muốn truyền tải những thông điệp, những tư tưởng, quan điểm nhân sinh nhất định. Bởi vậy mà những câu chuyện cổ tích không chỉ có giá trị giải trí mà nó còn có giá trị giáo dục rất cao, nó đúc kết lại những bài học để khuyên nhủ, chỉ bảo cho con cháu thế hệ sau.