Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều Bài 1: Thực hành tiếng Việt
Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 1: Thực hành tiếng Việt. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 6 cánh diều.
Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách cánh diều
TL: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
NHẬN BIẾT
Câu 1: Từ đơn là gì ? Cho ví dụ về từ đơn ?
Trả lời:
Từ đơn là từ được cấu tạo bởi 1 tiếng.
Ví dụ về từ đơn: mẹ, cha, mèo, cây, hoa, mây, mưa,…
Câu 2: Từ phức là gì ? Cho ví dụ về từ phức?
Trả lời:
Từ phức là từ gồm ít nhất hai tiếng tạo thành trở lên.
Một số ví dụ về từ phức: cha mẹ, chó mèo, cây cối, mưa gió, lạnh lẽo, sạch sành sanh,…
Trong từ phức bao gồm hai loại: Từ láy và từ ghép
Câu 3: Từ ghép là gì ? Cho ví dụ về từ ghép?
Trả lời:
Từ ghép là những từ phức được tạo nên bằng cách ghép các tiếng có nghĩa, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
Ví dụ: ăn uống, sợ hãi
Câu 4: Từ láy là gì ? Cho ví dụ về từ láy?
Trả lời:
Từ láy là những từ phức mà các tiếng chỉ có quan hệ với nhau về âm (lặp lại âm đầu, vần hoặc lặp lại cả âm đầu và vần).
Ví dụ: sợ sệt, lênh khênh, rung rung
Câu 5: Đặt một câu có chứ từ đơn và một câu câu có từ phức ?
Trả lời:
Từ đơn: Cây có màu xanh
Từ phức: Hàng cây có màu xanh rì, đang lay động trước gió
Câu 6: Đặt một câu chưá từ ghép và một câu chứa từ láy ?
Trả lời:
- Em được ăn uống rất nhiều món ngon tại bữa tiệc cưới của chị gái => Từ ghép: ăn uống, bữa tiệc
- Con mèo hoang tỏ ra sợ sệt khi nhìn thấy em đang định ôm nó=> Từ láy: sợ sệt
THÔNG HIỂU
Câu 7: Ghi lại các từ đơn và từ phức trong đoạn thơ:
“Rất công bằng, rất thông minh.
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.”
Lâm Thị Mỹ Dạ
Trả lời:
Từ đơn: rất, vừa, lại.
Từ phức: công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang.
Câu 8: Hãy tìm trong từ điển và ghi lại 3 từ đơn và 3 từ phức
Trả lời:
- 3 từ đơn: đi, đứng, ngồi.
- 3 từ phức: anh hùng, dũng cảm, thông minh
Câu 9: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành những nhận định sau:
tạo nên câu một tiếng hai hay nhiều tiếng có nghĩa Tiếng
- cấu tạo nên từ. Từ chỉ gồm (2) gọi là từ đơn, từ gồm gọi là từ phức.
Từ nào cũng (3) và dùng để (4)
Trả lời:
Tiếng cấu tạo nên từ. Từ chỉ gồm một tiếng gọi là từ đơn, từ gồm hai hay nhiều tiếng gọi là từ phức.
Từ nào cũng có nghĩa và dùng để tạo nên câu.
VẬN DỤNG
Câu 10: Hãy điền những từ còn thiếu vào chỗ trống:
"Từ chỉ gồm một tiếng là ….. . Từ gồm hai hay nhiều tiếng là ……"
Trả lời:
"Từ chỉ gồm một tiếng gọi là từ đơn, từ gồm hai hay nhiều tiếng gọi là từ phức."
Câu 11: Hãy xếp các từ phức sau thành hai loại: Từ ghép và từ láy: sừng sững, chung quanh, lủng củng, hung dữ, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.
Trả lời:
Từ ghép: chung quanh, hung dữ, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.
Từ láy: sừng sững, lủng củng, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai
Câu 12: Tạo 1 từ ghép, 1 từ láy chỉ màu sắc từ mỗi tiếng sau: xanh, đỏ, trắng, vàng, đen.
Trả lời:
| Từ ghép | Từ láy |
xanh | xanh lá, xanh biển, xanh tươi, xanh tốt... | xanh xanh... |
đỏ | đỏ chót, đỏ tươi, đỏ thẫm... | đo đỏ |
trắng | trắng tinh, trắng bệch, trắng toát... | trăng trắng... |
vàng | vàng chanh, vàng rực, vàng ươm... | vàng vàng... |
đen | đen thui, đen bóng, đen kịt... | đen đen, đen đúa... |
Câu 13: Cho đoạn văn sau:
"Đêm về khuya lặng gió. Sương phủ trắng mặt sông. Những bầy cá nhao lên đớp sương "tom tóp", lúc đầu còn loáng thoáng dần dần tiếng tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền".
- Tìm những từ láy có trong đoạn văn.
- Phân loại các từ láy tìm được theo các kiểu từ láy đã học.
Trả lời:
- Những từ láy có trong đoạn văn: tom tóp, loáng thoáng, tũng toẵng, xôn xao, dần dần
- Từ láy bộ phận: tom tóp, tũng toẵng, xôn xao, loáng thoáng
Từ láy toàn bộ: dần dần
Câu 14: Xác định từ láy trong các dòng thơ sau và cho biết chúng thuộc vào loại từ láy nào:
Gió nâng tiếng hát chói chang
Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời
Tay nhè nhẹ chút, người ơi
Trông đôi hạt rụng hạt rơi xót lòng.
Mảnh sân trăng lúa chất đầy
Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình
Nắng già hạt gạo thơm ngon
Bưng lưng cơm trắng nắng còn thơm tho.
Trả lời:
Các từ láy trong các dòng thơ là: chói chang, long lanh, nhè nhẹ, xập xình, bưng lưng, thơm tho
+ Từ láy bộ phận: chói chang, long lanh, xập xình, bưng lưng, thơm tho
+ Từ láy toàn bộ: nhè nhẹ,
VẬN DỤNG CAO
Câu 15: Viết một đoạn văn (5 -7 câu) về một hình tượng anh hùng chống giặc ngoại xâm mà em biết trong đó hãy liệt kê ra những từ láy và từ ghép xuất hiện trong bài?
Trả lời:
Người anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung là người anh hùng nổi tiếng của nước ta. Xuất thân là một người nông dân nhưng ông có tài trí mưu lược và võ nghệ cao cường không hề thua kém một vị tướng quân đã qua huấn luyện nào cả. Khi cùng hai anh trai Nguyễn Nhạc và Nguyễn Dữ khởi nghĩa, Quang Trung luôn là người đóng vai trò chủ chốt. Chính ông là người dẫn quân đánh đổ vua Lê chúa Trịnh và nhà Mạc để thống nhất đất nước. Đồng thời cũng là người sáng tạo ra kế sách hành quân thần tốc ra Bắc để đánh đuổi quân Thanh sang xâm lược. Sau khi lên ngôi vua, ông cũng được nhân dân nể phục, kính trọng bởi các chính sách tiến bộ, hợp lòng dân. Có thể nói, Quang Trung là một người anh hùng văn võ song toàn, vô cùng đáng kính của nhân dân và dân tộc ta. Là hình tượng người anh hùng muôn đời mà chúng ta phải ngưỡng mộ và noi theo.
- Từ ghép: anh hùng, nông dân, tướng quân,....
- Từ láy: Cao cường, chủ chốt